Đề cương ôn tập môn lý luận pháp luật
Đề cương ôn tập môn lý luận pháp luật
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (PL211)
Trường: Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN PHÁP LUẬT
Câu 1: Nêu và phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về nguồn gốc pháp luật.
Câu 2: Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật? Các quy phạm xã hội khác có
tính quy phạm phổ biến không? Vì sao? ( Các câu hỏi tương tự với các thuộc tính còn lại của pháp luật )
Câu 3: Pháp luật có mấy loại nguồn (hình thức pháp luật)? Các nguồn này có đặc trưng
gì? ( phổ biến ở đâu? Nội dung? Việt Nam có thừa nhận không? Ưu và nhược điềm của các loại nguồn?
Câu 4: Pháp luật có luôn tác động tích cực đến kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển hay
không? Vì sao? ( Câu hỏi tương tự với các mối liên hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác)
Câu 5: Quy phạm pháp luật có phải luôn thể hiện cơ cấu 3 bộ phận? Mỗi bộ phận của
quy phạm pháp luật đóng vai trò gì trong quy phạm pháp luật? Câu 6: Ngành luật là gì?
Lấy ví dụ về một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Cùng một quan hệ xã
hội có thể là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau không ? Cho ví dụ.
Câu 7 : So sánh hình thức tập hợp hóa và pháp điển hóa pháp luật Câu 8 : So sánh văn
bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.
Câu 9 : Văn bản quy phạm pháp luật không thể dùng để điều chỉnh cho những quan hệ
xã hội xuất hiện trước thời điểm mà văn bản quy phạm phát sinh hiệu lực. Đúng hay sai ? giải thích ?
Câu 10 : Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật ? Liên hệ đánh
giá về mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam Câu 11 : Phân biệt giữa năng
lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân ( câu hỏi
tương tự với pháp nhân) Câu 12 : Người thành niên có phải là chủ thể của mọi quan hệ
pháp luật không ? tại sao ?
Nhận định này là sai. Vì chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức đáp ứng
được những điều kiện do nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia
vào quan hệ pháp luật đó. Còn người thành niên chỉ đủ điều kiện do nhà nước quy định
là người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp quy định ở
Bộ luật dân năm 2015 mà thôi. Người thành niên đó phải tham gia vào quan hệ pháp
luật thì đủ điều kiện trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật. Cùng tuỳ thuộc vào đặc
điểm của quan hệ pháp luật mà người thành niên tham gia có đáp ứng đủ điều kiện hay
không chứ không nhất thiết là mọi quan hệ pháp luật người thành niên đều là chủ thể.
Câu 13 : Phân biệt sự kiện pháp lý với giả định của quy phạm pháp luật ? Cho ví dụ
Sự kiện pháp lý là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự xuất
hiện hay mất đi của chúng được quy phạm pháp luật gắn với sự phát sinh, thay đổi hay
chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ: Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam quy định nam, nữ
đủ tuổi kết hôn phải làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Đây là sự
kiện pháp lý vì nó làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa các chủ thể.
Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh
(cụ thể là thời gian, địa điểm,...) có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống và cá nhân hay tổ
chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp
luật. Ví dụ về giả định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận giả
định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.
Câu 14 : Trình bày các hình thức thực hiện pháp luật. Nêu ví dụ. Có 4 hình thức thực hiện pháp luật:
- Tuân theo pháp luật: Mọi chủ thể thực hiện với nội dung hình thức là kiềm chế
mình không được thực hiện điều pháp luật cấm. Loại quy phạm tương ứng cho hình
thức tuân theo pháp luật là loại quy phạm pháp luật cấm đoán. Hành vi tuân theo pháp
luật được thực hiện dưới dạng không hành động. Ví dụ: cấm vượt đèn đỏ, cấm bất khả
xâm phạm thân thể người khác,... . Đây là các hành vi tiêu cực mà nhà nước cấm.
- Thi hành pháp luật: Mọi chủ thể thực hiện với nội dung hình thức là bằng hành vi
tích cực của mình thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Loại quy phạm tương ứng cho hình
thức thi hành pháp luật là loại quy phạm pháp luật bắt buộc. Hành vi thi hành pháp luật
được thực hiện dưới dạng hành động. Ví dụ: công dân đóng thuế, đội mũ bảo hiểm đúng
cách khi điều khiển phương tiện giao thông,... . Đây là các hành vi tích cực mà nhà nước bắt buộc thi hành.
- Sử dụng pháp luật: Mọi chủ thể thực hiện với nội dung hình thức là thực hiện cách
thức xử sự mà pháp luật cho phép. Loại quy phạm tương ứng cho hình thức sử dụng
pháp luật là loại quy phạm pháp luật cho phép. Hành vi sử dụng pháp luật được thực
hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Ví dụ: nữ đủ 18 tuổi, nam đủ 20 tuổi
sẽ được đăng ký kết hôn hoặc có thể không nếu đã qua độ tuổi đó. Đây là các hành vi
mà nhà nước mở rộng khả năng hành động, trao quyền để thực hiện hoặc không.
- Áp dụng pháp luật: Cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức
xã hội được nhà nước trao quyền thực hiện với nội dung hình thức là tổ chức cho các
chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật. Loại quy phạm tương ứng cho hình
thức áp dụng pháp luật là tất cả các loại quy phạm. Hành vi áp dụng pháp luật được thực
hiện dưới dạng hành động. Ví dụ, một người sinh ra hay mất đi đều được cấp giấy khai
sinh hoặc giấy báo tử để được tham gia các quan hệ pháp luật. Đây là các hành vi mà
nhà nước muốn chủ thể dựa vào các quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát
sinh, thay đổi đình chỉ hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
Câu 15 : Phân tích các đặc điểm của áp dụng pháp luật
Câu 16 : Trình bày các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật. Phân tích, làm sáng
tỏ những tình tiết của vụ việc cần áp dụng PL và các đặc trưng pháp lý của chúng.
Lựa chọn quy phạm PL cần áp dụng và làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phạm PL đó.
Ban hành văn bản áp dụng PL.
Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật.
Câu 17 : Nêu khái niệm và điều kiện áp dụng pháp luật tương tự Trang 196 – 197
Câu 18 : Trình bày mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và tồn tại xã hội Trang 202 - 206
Câu 19 : Trình bày mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật Trang 217 - 223
Câu 20 : Phân tích các yêu cầu cơ bản của pháp chế
Câu 21 : Muốn tăng cường pháp chế thì cần có những biện pháp gì ? Câu 22 : Phân tích
các yếu tố trong cấu thành của vi phạm pháp luật.
Câu 23 : Phân biệt các hình thức lỗi ( Lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, lỗi vô ý do quá
tự tin, lỗi vô ý vì cẩu thả) Tiêu chí Lỗi cố ý Lỗi cố ý Lỗi vô ý do Lỗi vô ý vì trực tiếp gián tiếp quá tự tin cẩu thả Khái niệm Chủ thể vi Chủ thể vi Chủ thể Chủ thể vi phạm pháp phạm pháp của vi phạm do luật nhận luật nhận phạm nhận khinh suất, thức được thức được thấy trước cẩu thả nên hậu quả thiệt 70 hành vi của hành vi của hại cho không mình là mình là XH do nhận thấy nguy hiểm nguy hiểm hành vi trước cho xã hội, cho xã hội, của mình thiệt hại thấy thấy gây ra, cho XH trước thiệt trước thiệt nhưng hy do hành hại cho xã hại cho vọng, tin vi của hội do XH do tưởng hậu mình gây hành vi hành vi qủa đó ra, mặc của mình của mình không xảy dù có thể gây ra gây ra, tuy ra hoặc có hoặc cần nhưng không thể ngăn phải thấy mong mong chặn được. trước muốn hậu muốn hậu quả đó. quả xảy ra nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Ví dụ C và D B giăng Người lái Với trách xảy ra mâu lưới điện xe tin rằng nhiệm là y thuẩn, C để mình vượt tá phát dùng dao chống qua thuốc đâm D với trộm đột đường sắt cho bệnh ý muốn nhập trước khi nhân, giết D. Rõ nhưng tàu đến. người ràng C ý không có Sự việc phạm tội thức được cảnh báo tưởng phải thấy việc mình an toàn dẫn tượng của được làm là đến chết người việc phát nguy người. Dù phạm tội thuốc hiểm và B không tuy có căn không cẩn mong mong cứ thận có muốn hậu muốn hậu nhưng căn thể dẫn đến quả chết quả chết cứ đó đều phát nhầm người người xảy không chắc và do vậy người xảy ra nhưng chắn. có thể gây ra. có ý Người ra hậu thức bỏ phạm tội quả thiệt mặc hậu không hại cho quả xảy ra đánh giá sức khỏe nên đây là đúng tình hoặc tính lỗi cố ý hình thực mạng của gián tiếp tế và quá bệnh nhân tự sử dụng tincho thuốc. Ở ví rằng mọi dụ trên, y chuyện tá hoàn ổn. toàn có điều kiện để cẩn thận khi phát thuốc, không có gì cản trở việc phát thuốc đúng của họ hoặc tác động làm họ phát nhầm thuốc. Người phạm tội với lỗi vô ý vì cẩu thả không những “phải thấy” mà còn “có thể thấy” trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình.
Câu 24 : Phân tích khái niệm trách nhiệm pháp lý. Mối liên hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý ?
Câu 25 : Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật luôn có lỗi và phải chịu trách nhiệm
pháp lý. Đúng hay sai ? Tại sao ?
Đúng. Vi phạm PL là hành vi trái PL, luôn có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm
pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ XH được pháp luật bảo vệ. Vì trong đó, Nhà
nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định
trong chế tài của quy phạm Pl đối với chủ thể đó có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bắt
lợi do hành vi của mình gây ra. Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật.
“Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật” nghĩa là hành vi của chủ thể (bằng hành
động hoặc không hành động) đã xâm phạm đến những quy định của pháp luật được quy
định trong từng ngành cụ thể. Thực hiện hành vi trái pháp luật luôn có lỗi cho dù hành
vi đó thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện thì khi thực hiện hành vi trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lý.