Đề cương ôn tập Pháp luật Việt Nam đại cương (Phần lý thuyết) có đáp án - Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã
Quyền lực về kinh tế: Có vai trò rất quan trọng nó cho phép người nắm giữ kinh tế thuộc về mình phải chịu sự chi phối của họ về mọi mặt. Các chính sách Thuế, Phí và các khoản đóng góp bắt buộc khác, các nguồn viện trợ và chính sách về đầu tư, chính sách tăng giảm lãi suất ngân hàng, chính sách giới hạn hàng hóa xuất nhập khẩu. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Đề cương ôn tập Pháp luật Việt Nam đại cương (Phần lý thuyết)
Câu 1. Trình bày khái niệm, bản chất nhà nước. Nêu ý nghĩa phương pháp luận.
Khái Niệm: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị:
- Có bộ máy cưỡng chế nhằm quản lý và tổ chức xã hội.
- Bảo vệ giai cấp thống trị về lợi ích.
- Phục vụ một số lợi ích của cộng đồng.
• Bản chất Nhà nước
- Bản chất Nhà nước là thuộc tính bên trong gắn liền với nhà nước. Nhà nước xuất hiện
cùng những nhu cầu chính là điều hòa mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng và quản lý
xã hội trong vòng tật tự, ổn định. Làm rõ bản chất của Nhà nước cũng là cơ sở để phân
biệt kiểu nhà nước này với kiểu nhà nước khác.
- Tính giai cấp: Nhà nước là công cụ để giai cấp thống trị trong xã hội thực hiện sự thống trị giai cấp.
+ Quyền lực về kinh tế: Có vai trò rất quan trọng nó cho phép người nắm giữ kinh tế
thuộc về mình phải chịu sự chi phối của họ về mọi mặt.
VD: các chính sách Thuế, Phí và các khoản đóng góp bắt buộc khác, các nguồn viện trợ
và chính sách về đầu tư, chính sách tăng giảm lãi suất ngân hàng, chính sách giới hạn
hàng hóa xuất nhập khẩu….
+ Quyền lực về chính trị: Là bạo lực của các tổ chức này đối với giai cấp khác.
VD: nhà nước phong kiến sử dụng quân đội để đàn áp các lực lượng nổi dậy của nông
dân để giữ vững quyền lực chính trị.
+ Quyền lực về tư tưởng: Giai cấp thống trị trong xã hội đã lấy tư tưởng của mình thành
hệ tư tưởng trong xã hội .
VD: Nhà nước sử dụng các công cụ thể hiện quyền lực tư tưởng như: giáo dục, văn hóa,
tôn giáo… để thực hiện quyền lực tư tưởng. - Tính xã hội:
+ Nhà nước còn bảo vệ lợi ích của người dân trong xã hội.
+ Nhà nước là một tổ chức duy nhất có quyền lực chính trị một bộ máy chuyên
làm cưỡng chế và chức năng quản lý đặc biệt để duy trì trật tự xã hội.
+ Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.
⇨ Thực tế cho thấy, khi nhà nước làm tốt tính xã hội thì càng củng cố quyền lực thống
trị của giai cấp cầm quyền. Điều này, chúng ta có thể thấy ở các nước tư bản chủ
nghĩa, khi giai cấp tư sản nắm chính quyền, nhà nước vẫn phải thực hiện chính sách
phúc lợi xã hội, trợ cấp thất nghiệp, bảo vệ môi trường, nghiệp đoàn… để thực hiện tính xã hội.
• Ý nghĩa phương pháp luận:
- Nhà nước là một hiện tượng xã hội đa dạng và phức tạp.
- Sự ra đời của nhà nước là một hiện tượng khách quan, ra đời trong xã hội có mâu thuẫn giai cấp.
- Ở bất kỳ nhà nước nào cũng luôn tồn tại tính giai cấp và tính xã hội. Tuy nhiên, mức độ
đạm nhạt của của hai thuộc tính này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chính trị, kinh tế, đạo
đức. của các nước khác nhau.
Câu 2. Trình bày bản chất, đặc trưng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2, Hiến Pháp Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức”. • Bản chất
- Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước.
- Nhà nước là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam.
- Nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn.
- Nhà nước thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các nước trên thế giới.
• Đặc trưng
- Đặc trưng bao quát nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa do nhân dân ta xây dựng được
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,phát
triển năm 2011) khẳng định, là: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh”.
- Xã hội “do nhân dân làm chủ.
- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
- Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do
Đảng Cộng sản lãnh đạo.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Câu 3. Nêu khái niệm Luật hình sự. Phân tích những nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự.
Khái niệm Luật hình sự: là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do nhà nước
ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy
định những hình phạt cho những tội phạm ấy.
• Những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự:
- Nguyên tắc pháp chế: chỉ có luật hình sự mới quy định hành vi nào là tội phạm và
những hậu quả pháp lý nào mà người phạm tội có thể phải gánh, là nguyên tắc
quan trọng và đặt hàng đầu.
- Nguyên tắc dân chủ: là nguyên tắc chung của pháp luật: “ Mọi người phạm tội
đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng , tôn
giáo,thành phần, địa vị xã hội”.
- Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân : người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm về hành vi
nguy hiểm cho xã hội do chính ngưởi đó gây ra.
- Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi: không ai phải chịu trách nhiệm về hành vi
nguy hiểm cho xã hội của mình mà không có lỗi
- Nguyên tắc nhân đạo: xuất phát từ quan điểm đạo lý xã hội và tình thương trong
truyền thống của dân tộc việt nam. Đối với người phạm tội xã hội không có mục
đích trả thù, mà ngược lại tạo điều kiện có thể cho người đó cải tạo tốt trở lại làm
ăn lương thiện, sống có ích cho xã hội.
- Nguyên tắc công minh: áp dụng các biện pháp chế tài hình sự phải vô tư, khách
quan, đúng pháp luật, không làm oan cho người vô tội và không để lọt tội phạm.
- Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế.
Câu 4. Trình bày khái niệm, đặc điểm của hình thức pháp luật. Nêu các loại hình thức pháp luật.
Khái niệm: Hình thức pháp luật (hay còn gọi là nguồn gốc pháp luật) là cách thức biểu
hiện ý chí của giai cấp thống trị mà thông qua đó, ý chí trở thành pháp luật.
• Đặc điểm của hình thức pháp luật:
- Là sản phẩm của tư duy trên cơ sở những điều kiện kinh tế khách quan, chế độ chính trị,
nền tảng đạo đức xã hội và một phần dựa trên sự nghiên cứu thực tế.
- Được biểu hiện dưới những dạng nhất định.
- Công cụ để dư luận và xã hội, nhà làm luật can thiệp có hiệu quả vào những tình huống
cần thiết và hướng xã hội đến mục đích cụ thể mà giai cấp thống trị, giai cấp cầm quyền đã đặt ra.
• Các loại hình pháp luật:
- Tập quán pháp: ra đời sớm nhất, là hình thức pháp luật chủ yếu của nhà nước chiếm hữu
nô lệ và nhà nước phong kiến thời kỳ đầu.
VD: tập quán ăn Tết cổ truyền, phong tục Giỗ Tổ Hùng Vương, tập quán xác định họ,
dân tộc cho con… ở nước ta đã trở thành tập quán pháp.
- Tiền lệ pháp: là việc nhà nước thừa nhận các bản án của tòa án hoặc quyết định của cơ
quan hành chính trong quá trình xét xử một vụ án hoặc giải quyết một sự viêc trước đó,
lấy các bản án hoặc quyết định đó làm căn cứ để xảy ra những sự việc xảy ra tương tự sau này.
VD: các án lệ được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao của Việt Nam công bố.
- Văn bản quy phạm pháp luật: là hình thức pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành dưới
hình thức văn bản. Với các hình thức cụ thể như hiến pháp, luật, sắc lệnh
VD: Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014… của nước ta là những văn
bản quy phạm pháp luật.
Câu 5. Trình bày khái niệm Luật Dân sự. Phân tích đối tượng điều chỉnh và phương pháp
điều chỉnh của Luật Dân sự.
Khái niệm Luật dân sự: là một ngành luật trong hệ thống pháp luật gồm các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các
o quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa, tiền tệ,
o quan hệ nhân dân trên cở bình đẳng, tự nguyện và tự chịu trách nhiệm của các
chủ thể khi tham gia vào quan hệ đó.
• Đối tượng điều chỉnh: quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
- Quan hệ tài sản: quan hệ giữa người với người thông qua tài sản. .
VD: quan hệ quyền sử dụng đất đai, quyền thừa kế
- Quan hệ nhân thân: là những quan hệ xã hội phát sinh từ một giá trị tinh thần (giá trị
thân nhân) của một cá nhân hay một tổ chức và luôn luôn gắn liền với một chủ thể xác định:
+ Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản: là những quan hệ nhân thân có thể làm
phát sinh những quyền tài sản như quyền lao động, tự do kinh doanh, tự do nghiên
cứu sáng tạo. VD: Quyền tác giả của 1 cuốn sách.
+ Quan hệ nhân thân không liện quan đến tài sản: là những quan hệ xã hội về lợi ích
tinh thần, tồn tại một cách độc lập không liên quan đến tài sản. VD: Bố mẹ với con
cái được xác định có quan hệ nhân thân.
• Phương pháp hiệu chỉnh: bình đẳng, ngang quyền.
- Các chủ thể bình đẳng với nhau trên phương diện pháp lý.
- Các chủ thể có quyền tự định đoạt.
- Các chủ thể phải chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm cam kết có hiệu lực hoặc vi
phạm quy định của PL dân sự.
- Các tranh chấp dân sự được giải quyết theo nguyên tắc thỏa thuận và hóa giải giữa các chủ thẻ.
Câu 6. Nêu khái niệm, đặc điểm, cấu trúc quy phạm pháp luật.
Khái niệm: Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do
nhà nước ban hành, thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
và nhu cầu tồn tại của xã hội để điều chỉnh các quan hệ xã hội , tạo điều kiện cho xã hội
ổn định và phát triển.
• Đặc điểm:
- Do nhà nước đặt ra, đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước.
- QPPL là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc.
- Được sử dụng lặp đi lặp lại trong không gian và thời gian.
- ND QPPL thể hiện ở các mặt; cho phép, bắt buộc, cấm và hướng dẫn.
- QPPL XHCN là quy phạm thành văn.
- QPPL vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội sâu sắc. • Cấu trúc:
- Gỉa định: Là bộ phận nên lên những điều kiện hoản cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống
của các chủ thể ( cá nhân, tổ chức) ở vào điều kiện, hoàn cảnh đó cần phải xử sự theo quy định của Nhà nước.
- Quy định: Là bộ phận nêu quy tắc xự sự bắt buộc mọi người tuân theo khi ở hoàn cảnh,
điều kiện đã nêu trong phần giả định của QPPL.
- Chế tài: Là bộ phận nêu lên biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ
thể không thực hiện những quy định mà nhà nước đã nêu trong phần quy định của QPPL,
các biện pháp mà nhà nước tác động tới chủ thể QPPL.
VD: Quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của chủ tịch UBND các cấp hay quy định về
nghĩa vụ quân sự của công dân.
Câu 7. Trình bày khái niệm vi phạm pháp luật. Nêu các dấu hiệu của vi phạm pháp luật.
Nêu các loại vi phạm pháp luật.
Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hình vi trái pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ dó các chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
gây hậu quả thiệt hại cho xã hội.
• Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật:
- Là hành vi xác định của con người, được thể hiện ra bên ngoài thực thể khách quan.
Hành vi gồm hành động hay không hành động.
VD: Đi xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông (hành động) hoặc trốn nộp thuế (không hành động)
- Là hành vi trái PL, xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo về.
VD: đi xe máy vào đường ngược chiều.
- Chủ thể thực hiện hành vi phải có lỗi. Lỗi cố ý ( trực tiếp, gián tiếp) hoặc lỗi vô ý (quá tự tin, quá cẩu thả).
- Chủ thể thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm pháp lý (độ tuổi, điều kiện về trí óc).
• Các loại vi phạm pháp luật:
- Vi phạm hình sự (tội phạm): là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ Luật hình sự.
VD: A 20 tuổi, A vì có xích mích với B nên muốn dạy cho B một bài học, một hôm A hẹn
B ra chỗ vắng người và dùng gậy đánh B một trận khiến B bị thương khá nặng, tỷ lệ tổn
thương cơ thể là 20%. Như vậy, hành vi của A là hành vi vi phạm pháp luật hình sự theo
khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
- Vi phạm hành chính : là những hành vi trái pháp luật có lỗi, xâm phạm tới các quy định
về quản lý nhà nước, có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm.
VD: A 30 tuổi, A dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên
đường. Như vậy, A sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
- Vi phạm dân sự: là những hành vi trái pháp luật, có lỗi, xâm phạm tới quan hệ tài sản,
quan hệ nhân thân phi tài sản.
VD: A cho B thuê nhà, khi thuê nhà B có đặt cọc cho A số tiền 2 triệu đồng, trong hợp
đồng quy định nếu B đã thuê đủ 3 tháng và không tiếp tục thuê nữa thì A sẽ trả lại B số
tiền đặt cọc là 2 triệu đồng. Tuy nhiên, khi B đã thuê đủ thời gian 3 tháng và chuyển đi
không thuê nữa thì A lại không chịu trả số tiền đặt cọc theo như đã quy định trong hợp
đồng. Như vậy, A đã vi phạm dân sự.
- Vi phạm kỷ luật: là những hành vi có lỗi, trái với các quy tắc kỷ luật lao động, học tập, công vụ nhà nước,…
VD: Sinh viên sử dụng điện thoại trong phòng khi trong khi việc sử dụng điện thoại trong
phòng thi là bị cấm.
Câu 8. Trình bày khái niệm Luật Lao động. Phân tích đối tượng và phương pháp điều
chỉnh của luật lao động.
Khái niệm: Luật lao động là tổng thể những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động.
• Đối tượng điều chỉnh luật lao động:
- Người lao động và người sử dụng lao động:
+ Quan hệ giữa người lao động là cán bộ, công chức, viên chức với người sử dụng là cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
VD: giáo viên dạy học và làm việc tại các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.
+ Quan hệ lao động là xã viên hoặc là của một tổ chức kinh tế tập thể với người sử dụng
lao động là hợp tác xã hoặc tổ chức kinh tế tập thể đó.
VD: Hợp tác xã nông nghiệp trồng rau sạch thuê người nông dân về làm việc.
+ Quan hệ lao động giữa người làm công ăn lương với người sử dụng lao động là doanh
nghiệp và các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động khác.
VD: Các kỹ sư CNTT làm việc trông tập đoàn FPT.
- Các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động:
+ Quan hệ tạo việc làm và đào tạo nghề cho người lao động.
VD: Trước khi vào làm chính thức, các lao động sẽ được đào tạo 1-3 tháng.
+ Quan hệ về bồi thường thiệt hại vật chất.
VD: Người lao động bị tai nạn lao động => doanh nghiệp phải đền bù.
+ Quan hệ về Bảo hiểm xã hội.
VD: Người sử dụng có trách nhiệm đóng BHYT cho người lao động 21.5% và người lao động đóng 10.5%.
+ Quan hệ giữa tập thể lao động mà người đại diện là tổ chức công đoàn với người sử
dụng lao động về vấn đề liên quan đến việc làm, tiền lương và các quyền lợi khác.
VD: Công đoàn đại diện lao động đề xuất tăng lương và thay đổi thời gian làm việc.
+ Quan hệ về giải quyết các tranh chấp lao động.
VD: Ông A thuê chị B về làm việc có thỏa thuận hợp đồng, Ông A không trả lương đúng
hạn thì chị B có quyền tố cáo ông A với công an.
+ Quan hệ về quản lý nhà nước, thanh tra về lao động.
VD: Thanh tra về an toàn lao động.
• Phương pháp điều chỉnh của luật lao động:
- Phương pháp thỏa thuận: tự nguyện, bình đẳng, tôn trọng hợp tác với nhau.
- Phương pháp mệnh lệnh: dùng để xác định nghĩa vụ của người lao động đối với người sử dụng lao động.
- Phương pháp tác động của các tổ chức công đoàn tham gia vào điều chỉnh quan hệ lao động.
Câu 9. Trình bày khái niệm Luật Hành chính. Phân tích đối tượng và phương pháp điều
chỉnh của Luật Hành chính.
Khái niệm: Luật hành chính là tổng hợp những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành phát sinh trong quá
trình hoạt động và điều hành của cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
• Đối tượng điều chỉnh:
- Các quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt
động của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động
tổ chức xây dựng và công tác nội bộ của các cơ quan kiểm sát, xét xử, quyền lực.
- Một số quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành khi các cơ quan nhà nước
không phải là cơ quan quản lý và một số tổ chức chính trị xã hội được trao quyền thực
hiện một số chức năng quản lý nhà nước cụ thể.
• Phương pháp điều chỉnh: phương pháp mệnh lệnh phục tùng là phương pháp điều chỉnh
chủ yếu còn được gọi là phương pháp hành chính. Trong một số trường hợp đặc biệt, luật
hành chính cũng sử dụng phương pháp thỏa thuận, như trong các trường hợp ban hành
các quyết định liên tịch, ký kết và thực hiện các hợp đồng hành chính, không ai ra lệnh, ép buộc ai.
*Câu 10. Nêu khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật.
Khái niệm: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều
chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định,
có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật, là quan hệ mà các
bên tham gia quan hệ đó có quyền và nghĩa vụ pháp lý do nhà nước quy định và được
nhà nước đảm bảo thực hiện.
• Đặc điểm
- Mang tính ý chí của Nhà nước.
- Là một loại quan hệ tư tưởng thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội.
- Xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật.
- Chứa quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.
- Bảo đảm thực hiện bởi sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước - Mang tính cụ thể.
• Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật
- Chủ thể quan hệ pháp luật: là cá nhân, tổ chức có đủ năng lực, điều kiện theo quy định
của pháp luật tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
- Khách thể quan hệ pháp luật: là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được thông
qua việc thực hiện hành vi của chính mình. (Lợi ích về vật chất hoặc lợi ích về tinh thần).
- Nội dung quan hệ pháp luật: bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể trong quan
hệ pháp luật. Chúng là hai mặt của một quan hệ thống nhất, phản ánh mối liên hệ của
những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.
*Câu 11. Trình bày khái niệm, đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật. Nêu các
nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Khái niệm: Văn bản quy phạm pháp luật là:
- Là một loại văn bản pháp luật.
- Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự và dưới hình thức nhất định.
- Có chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định.
- Được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống xã hội.
VD về văn bản quy phạm: Vào ngày 30/12/2019, Nghị định 100/2019/NĐ-CP được
Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Nghị định 100/2019/NĐ-CP là văn bản
mới nhất quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp
khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, …
• Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật
- Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Là văn bản có chứa những quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc.
- Được áp dụng nhiều lần trong đời sống thực tiễn xã hội.
- Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành được quy định cụ thể trong luật.
• Các nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật
trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ thẩm quyền, trình tự, hình thức, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bản đảm tính công khai, tính minh bạch trong các quy định của văn bản của quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật.
- Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Câu 12. Trình bày khái niệm sở hữu và quyền sở hữu. Phân tích căn cứ xác lập, chấm dứt
quyền sở hữu và nội dung quyền sở hữu theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015. Khái niệm:
- Sở hữu: là mối quan hệ xã hội về việc chiếm hữu những của cải vật chất trong xã hội.
Đây là quan hệ người với người mang nội dung tài sản chứ không phải quan hệ người với tài sản.
- Quyền sở hữu: là tổng thể một hệ thống quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các
tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
VD: Chủ sở hữu hợp pháp của dãy trọ là ông A kí hợp đồng hợp pháp cho thuê trọ với
anh B. Việc ông A cho B thuê trọ là một trong những hình thức chuyển giao quyền sở hữu
cho B, cũng thể hiện rằng A kiểm soát và chi phối tài sản theo ý muốn.
• Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu:
- Điều 170. Căn cứ xác lập quyền sở hữu:Quyền sở hữu được xác lập đối với
tài sản trong các trường hợp sau đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Thu hoa lợi, lợi tức;
4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;
5. Được thừa kế tài sản;
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ,
vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật
nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;
7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục,
công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này;
8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
- Điều 171. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu:
1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;
2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;
3. Tài sản bị tiêu huỷ;
4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;
5. Tài sản bị trưng mua;
6. Tài sản bị tịch thu;
7. Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới
nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu
trong các điều kiện do pháp luật quy định; tài sản mà người khác đã được
xác lập quyền sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này;
8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
• Nội dung quyền sở hữu: Chiếm hữu hợp pháp và chiếm hữu không hợp pháp
- Chiếm hữu hợp pháp có cơ sở pháp luật:
+ Làm chủ sở hữu: tài sản mang tên người đó, có hợp đồng mua bán trao tặng.
+ Thừa kế là quyền dịch chuyển quyền sở hữu tài sản của người đã chết cho người còn sống.
+ Thông qua một quyết định, mệnh lệnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Dựa vào các căn cứ, cơ sở khác của pháp luật:
+ Chiếm hữu bất hợp pháp không có những điều kiện trên.
+ Chiếm hữu không hợp pháp là chiếm hữu không có cơ sở pháp luật chiếm hữu hợp pháp.
- Bao gồm quyền chiếm hữu, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
+ Quyền chiếm hữu: Là quyền kiểm soát hoặc làm chủ một vật nào đó của chủ sở hữu,
biểu hiện ở chỗ : trong thực tế vật đang nằm trong sự chiếm giữ của ai đó hoặc họ đăng
kiểm soát làm chủ và chi phối vật theo ý mình.
+ Quyền sử dụng: Là quyền chủ sở hữu khai thái công dụng, hoa lợi tức từ tài sản. Người
không phải là chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản trong các trường hợp được chủ
sở hữu chuyền quyền hoặc cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
+ Quyền định đoạt: là quyền của chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho
người khác hoặc cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Chủ sở hữu có quyền tự
mình bán, trao đổi, tặng, cho, cho, cho vay, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác.
Câu 13. Trình bày khái niệm thừa kế. Phân tích nội dung thừa kế theo di chúc.
Khái niệm: Thừa kế là quan hệ xã hội về việc chuyển giao di sản của người chết cho những người còn sống.
• Nội dung thừa kế theo di chúc:
- Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người
còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống.
- Di chúc: là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác.
- Hiệu lực của di chúc:
+ Người lập di chúc còn minh mẫn, có năng lực hành vi, sáng suốt trong khi lập di chúc
không bị lừa dối, đe dọa và cưỡng ép.
+ Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội. - Hình thức của di chúc:
+ Hình thức của di chúc không trái với quy định của pháp luật.
+ Di chúc phải được lập thành văn bản.
+ Nếu không lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng: chỉ được áp
dụng trong trường hợp tính mạng của người để lại di chúc bị cái chết đe dọa mà không
thể lập di chúc bằng văn bản được.
- Người lập di chúc có những quyền sau:
+ Chỉ định người thừa kế (điều 651- của bộ luật dân sự ) và có quyền truất quyền hưởng
di sản của người được thừa kế.
+ Có quyền phân định khối tài sản cho từng người.
+ Có quyền dành một khối tài sản để thờ cúng.
+ Giao nghĩa vụ thừa kế trong phạm vi tài sản.
+ Có quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản và người phân chia tài sản.
+ Có quyền sủa chữa, thay đổi, bổ sung, thay đổi di chúc.
+ Người được hưởng thừa kế theo di chúc: Nếu là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm
thừa kế, chết trước và chết cùng không được hưởng. Nếu là tổ chức thì cũng phải tồn tại
trong thời điểm mở thừa kế và phân chia tài sản.
+ Những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc gồm: mẹ, vợ,
chồng, con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khái niệm hành vi và lao
động, những người ấy được hưởng 2/3 một suất được chia theo pháp luật.
VD: Thừa kế theo di chúc: A có tổng tài sản là 300 triệu. Khi còn sống, A đã lập di chúc để lại
cho 2 đứa con trai ruột, mỗi người được 50%. Theo đó, khi A mất việc phân chia tài sản và
những người được hưởng thừa kế phải theo bản di chúc đó.
Câu 14. Phân tích nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Với bố cục 11 chương, 120 Điều, giảm 1 chương và 27 Điều so với Hiến pháp 1992, Bản hiến
pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến.
1. Về lời nói đầu:
Lời nói đầu của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở chất lọc, lựa chọn ý tứ thể hiện rõ
mục tiêu dân chủ và khẳng định chủ quyền của Nhân dân Việt Nam trong việc xây dựng,
thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Về chế độ chính trị (Chương I)
- Khẳng định Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ
- bổ sung :Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ
- “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện.
- bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng phải gắn bó mật thiết, phục vụ Nhân dân,
chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
- Tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
- Sửa đổi, bổ sung chính sách đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới; đa phương hóa
quan hê,̣ chủ động tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng và không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
3. Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II)
- bổ sung nguyên tắc hạn chế quyền phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con
người mà Việt Nam là thành viên.
- Khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân trong Hiến pháp
- Hiến pháp sắp xếp lại các điều khoản theo các nhóm quyền để bảo đảm tính thống nhất
giữa quyền con người và quyền công dân, bảo đảm tính khả thi hơn.
- Tiếp tục kế thừa các nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992, riêng
nghĩa vụ nộp thuế được sửa đổi về chủ thể là mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 47) .
4. Về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Chương III) 4.1. Về kinh tế
- Hiến pháp quy địnhnền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
- Hiến pháp ghi nhận, tôn trọng đa dạng hình thức sở hữu, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân
cả về tư liệu sản xuất, các quyền tài sản và sở hữu trí tuệ
- ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính
công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, minh bạch.
4.2. Về xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường
- Hiến pháp quy định Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc
làm cho người lao động; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động
-đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe củaNhân dân, có chính sách ưu
tiên chăm sóc sức khoẻ cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- tiếp tục quy định Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại,có chính sách bảo vệ môi trường
- quy định phát triển giáo dục, là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực.
-quy định phát triển CNKH là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
5. Về bảo vệ Tổ quốc (Chương IV)
- bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân .
- khẳng định và làm sâu sắc hơn vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
6. Về bộ máy nhà nước (Chương V, VI, VII, VIII, IX, X)
- sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập
pháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Hiến pháp bổ sung và làm rõ hơn thẩm quyềncủa Chủ tịch nước trong việcquyết định
đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước
- sắp xếp, cơ cấu lại nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm tương thích
với nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- làm rõ hơn mối quan hệ giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ
- Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
- nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm
- Hiến pháp đãsửa đổi quy định về hệ thống tổ chức Viện Kiểm sát cho phù hợp với chủ
trương cải cách tư pháp.
- bổ sung thiết chế Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm
vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
-hiến định địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước trong Hiến pháp để tăng cường vị thế
và trách nhiệm của cơ quan Kiểm toán nhà nước.
7. Về hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp(Chương XI)
- Tiếp tục khẳng định Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, có
hiệu lực pháp lý cao nhất;
8. Về kỹ thuật lập hiến
- Để Hiến pháp thực sự là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có tính ổn định lâu dài, Hiến
pháp chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc cần thể hiên khái quát, cô đọng, súc tích.
9. Về hiệu lực của Hiến pháp và việc thi hành Hiến pháp
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 64/2013/QH13 quy định một số điểm thi hành Hiến
pháp, đồng thời quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tổ
chức thi hành Hiến pháp, tuyên truyền, phổ biến nhằmbảo đảm Hiến phápđược tuân thủ
và chấp hành nghiêm trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Câu 15. Trình bày khái niệm tranh chấp lao động. Các cơ quan tổ chức nào có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp lao động. Nêu các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động.
Khái niệm: Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong
quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động.
• Các cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động:
- Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hội đông trọng tài lao động, hòa giải viên lao động, chủ
tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện và tòa án nhân dân cấp tỉnh. - Tòa án nhân dân
• Các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động:
- Thủ tục giải quyết tranh chấp cá nhân: hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải
viên tiến hành giải quyết tranh chấp theo thủ tục quy định tại điều 165 Bộ Luật lao động
nếu hòa giải không thành hoặc hết thời gian hòa giải theo quy định của pháp luật mỗi bên
có quyền yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết.
- Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể : tập thê lao động và người sử dụng lao
động có quyền quyết định việc lựa chọn Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải
viên nếu không hòa giải được có quyền yêu cầu Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện giải
quyết hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết sau khi hòa giải mà
vẫn còn tranh chấp chưa giải quyết được thì mỗi bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân
cấp tỉnh giải quyết hoặc tập thể lao động tiến hành đình công.
• Theo 4 nguyên tắc:
- Thương lượng trực tiếp
- Thông qua hòa giải hoặc trọng tài
- Giải quyết công khai khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật
- Có sự tham gia của đại diện (của người lao động và người sử dụng lao động)
Câu 16. Trình bày khái niệm tội phạm. Phân tích đặc điểm của tội phạm, phân loại tội phạm.
Khái niệm tội phạm: Điều 8 Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1999 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2000 đã định nghĩa tội phạm như sau: “Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự do người có
trách nhiệm, năng lực hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến chế độ
chính trị chế độ kinh tế nền văn hóa quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội quyền lợi
ích hợp pháp của Tổ quốc xâm hại tính mạng, sức khỏi danh dự, nhân phẩm, tự do, tài
sản, các quyền lợi ích hợp pháp của công dân, xâm hại những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
• Đặc điểm của tội phạm:
- Tính nguy hiểm cho xã hội: gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ.
- Tính có lỗi: thái độ, tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình
và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra.
- Tính trái pháp luật hình sự: được coi là tội phạm khi hành vi đó được quy định trong bộ luật hình sự.
VD: Hành động tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (điều 191 bộ LHS 2015). Không hành
động : không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng ( theo điều 132 bộ LHS 2015).
- Tính phải chịu hình phạt: tội phạm là hành vi do người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện.
• Phân loại tội phạm: chia thành 4 loại tội phạm:
- Tội phạm ít nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội, mức cao nhất
của khung hình phạt là 3 năm tù giam.
VD: Tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 điều 173 bộ LHS.
- Tội phạm nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội, mức khung hình phạt
cao nhất là 7 năm tù giam.
VD: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 điều 169 BLHS.
- Tội phạm rất nghiêm trọng: là tội phạm ngây nguy hại rất lơn cho xã hội, mức khung
hình phạt cao nhất là 15 năm tù giam.
VD: Tội giết người quy định tại khoản 2 điều 123 BLHS.
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội,mức
khung hình phạt cao nhất trên 15 năm tù giam hoặc trung thân, tử hình.
VD: Tội giết người tại khoản 1 điều 123 BLHS.