-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập quản trị học | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Sai, vì lý thuyết quản trị khoa học thường tuân theo kế hoạch, kỉ luật, không có
sự linh hoạt. Tư tưởng cốt lõi của quản trị theo kế hoạch là: Đối với mỗi loại công việc đều phải có 1 kế hoạch để thực hiện nó.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị học 1 (QTH) 13 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Đề cương ôn tập quản trị học | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Sai, vì lý thuyết quản trị khoa học thường tuân theo kế hoạch, kỉ luật, không có
sự linh hoạt. Tư tưởng cốt lõi của quản trị theo kế hoạch là: Đối với mỗi loại công việc đều phải có 1 kế hoạch để thực hiện nó.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị học 1 (QTH) 13 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46797236
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ HỌC
CÁCH LÀM CÁC DẠNG BÀI:
Cách làm trắc nghiệm đúng sai
- Không cần chép lại đúng sai, chỉ cần trả lời đúng/sai và giải thích luôn. Trình bày gọn gang, sạch sẽ.
Ví dụ: Chức năng của quản trị gồm 5 hoạt động Đúng, vì……
Câu hỏi tự luận ?
Ví dụ: Có mấy cấp nhà quản trị ? Lấy ví dụ minh hoạ
- Nên có 1,2 câu đề dẫn. Đầu bài đề cập gì thì trình bày khái niệm ra.
- Xác định đúng, đủ các ý. Trả lời đủ các ý, phân bố thời gian các ý cho hợp lí.
Bài tập tình huống:
- Nên căn cứ vào những dữ liệu trong case study để phân tích, lập luận.
- Căn cứ vào lý thuyết đã học. Có thể lấy them ví dụ trong khi phân tích các ý.
- Đọc lại bài tập nhóm giữa kì để lấy ví dụ về nhà quản trị, cách thức quản trị, công
tác quản trị (Nếu bài yêu cầu). Bài tập khó
- Cố gắng ăn trọn điểm đúng/sai và BT tình huống.
- Cố gắng nhớ lý thuyết, trình bày lý thuyết mà đầu bài nhắc. Có thể trình bày lý
thuyết theo ý hiểu của mình, không cần đúng về mặt câu chữ nhưng phải đúng và đủ ý. - Không ngắn gọn quá.
MỘT SỐ CÂU HỎI ĐÚNG/SAI:
CHƯƠNG I: Tổng quan về quản trị học
1. Các chức năng của quản trị gồm: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, truyền
đạt thông tin và ra quyết định
Sai, vì chức năng của quản trị bao gồm: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm
tra. Còn truyền đạt thông tin và ra quyết định là một trong những kĩ năng quan
trọng của nhà quản trị.
2. Các kĩ năng cơ bản của nhà quản trị gồm: Kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng nhân sự, kĩ năng tư duy Đúng
3. Các vai trò chính của nhà quản trị gồm: Ra quyết định, truyền đạt thông tin, quan hệ con người. lOMoAR cPSD| 46797236 Sai, vì…
4. Các kĩ năng cơ bản của nhà quản trị gồm: Ra quyết định, truyền đạt thông tin, quan hệ con người. Đúng
5. Lý thuyết quản trị theo khoa học cho rằng: Các NQT phải thật sự linh hoạt thay vì
áp dụng các nguyên tắc cứng nhắc
Sai, vì lý thuyết quản trị khoa học thường tuân theo kế hoạch, kỉ luật, không có
sự linh hoạt. Tư tưởng cốt lõi của quản trị theo kế hoạch là: Đối với mỗi loại công
việc đều phải có 1 kế hoạch để thực hiện nó.
6. Lý thuyết quản trị theo mối quan hệ con người nhấn mạnh tính kỉ luật, phân công trong tổ chức.
Sai, nhấn mạnh tính kỉ luật, phân công thuộc lý thuyết QT theo khoa học. Con lý
thuyết quản trị theo mối quan hệ con người chú trọng đến yếu tố tình cảm cũng
như yếu tố tâm lý xã hội trong công việc.
7. Lý thuyết QT hiện đại cho rằng: Mở cửa phạm vi của doanh nghiệp ra với thị
trường, bám chắc vào thị trường và khách hang. Đúng Tự luận:
1. Có mấy cấp nhà quản trị ? Gồm những cấp nào ? Nêu ví dụ minh hoạ của
mỗi cấp. Trả lời:
Trong một hệ thống quản trị, các nhà quản trị thường tồn tại theo 3 cấp:
• Nhà quản trị cấp cao: là nhà quản trị nằm ở tầng trên cùng của hệ thống, là các nhà
quản trị cấp cao. Nhà quản trị cấp cao trong tổ chức chịu trách nhiệm về thành quả
cuối cùng của tổ chức.
Ví dụ: Hiệu trưởng nhà trường, chủ tịch doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp,…
• Nhà quản trị cấp trung gian: là nhà quản trị nằm ở tầng giữa của hệ thống. Nhà
quản trị cấp trung gian thường có chức năng thực hiện các kế hoạch và chính sách
của tổ chức bằng cách phối hợp các công việc nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu.
Ví dụ: Các quản đốc phân xưởng trong một doanh nghiệp, các trưởng khoa trong nhà trường,…
• Nhà quản trị cấp cơ sở: là nhà quản trị ở tầng thấp nhât của hệ thống. Nhiệm vụ
của nhà quản trị cấp cơ sở là hướng dẫn, đôn đốc, điều khiển công việc hàng ngày
của công nhân, nhân viên thừa hành để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Ví
dụ: Tổ trưởng, nhóm trưởng,… lOMoAR cPSD| 46797236
2. Các kĩ năng chủ yếu của nhà QT bao gồm gì ? Hãy giải thích và nêu ví dụ đối
với mỗi kĩ năng. Vì sao kĩ năng kỹ thuật sẽ giảm dần mức độ quan trọng khi
lên cao dần trong hệ thống cấp bậc nhà QT. Ngược lại kĩ năng tư duy thì càng
tăng dần mức độ quan trọng khi lên cao dần trong hệ thống cấp bậc nhà QT. Trả lời:
Các kĩ năng của yếu của nhà quản trị bao gồm: Kỹ năng kĩ thuật, kỹ năng nhân sự và kỹ năng tư duy.
• Kĩ năng kĩ thuật: là khả năng cần thiết của nhà quản trị để thực hiện một việc cụ
thể, hay nói cách khác, đó là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà quản trị. Ví
dụ: Kĩ năng định khoản trong công tác kế toán, kĩ năng truyền tải thông tin trong
công tác giảng dạy, kĩ năng chuyền bóng,…
• Kĩ năng nhân sự: Kĩ năng này liên quan đến khả năng của nhà quản trị trong ứng
xử, trong xử lý mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là nghệ thuật ứng
xử, nghệ thuật đối nhân xử thế.
Ví dụ: Khả năng làm việc tập thể, khả năng hoà nhập, khả năng khích lệ, khả năng
thuyết phục người khác,…
• Kĩ năng tư duy: Kỹ năng này liên quan đến khả năng của nhà quản trị trong việc
nhận rõ mức độ phức tạp của hoàn cảnh và biết cách giảm thiểu sự phức tạp đó
xuống mức độ có thể đối phó được.
Ví dụ: Khả năng quan sát, phân tích, xử lí, dự đoán thị trường để đưa ra kế hoạch
phù hợp; khả năng xử lí khủng hoảng doanh nghiệp,…
Kĩ năng kỹ thuật sẽ giảm dần mức độ quan trọng khi lên cao dần trong hệ thống cấp
bậc nhà quản trị vì càng ở cấp quản trị thấp dần, họ phụ thuộc vào trình độ chuyên môn
của nhà quản trị. Những nhà quản trị trung gian và nhà quản trị cấp cơ sở phải là những
người am hiểu sâu sắc và trình bày thuyết phục về những chi tiết kỹ thuật của các cá
nhân và đơn vị họ phụ trách. Năng lực của các nhà quản trị thuộc 2 cấp này trong lĩnh
vực chuyên môn nghiệp vụ có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với hiệu quả công tác của
họ với cương vị là nhà quản trị. Ngoài ra, càng về cấp quản trị thấp hơn thì họ chính là
người trực tiếp làm việc với nhân viên, với các thành viên, vậy nên việc có một kĩ năng
kĩ thuật tốt sẽ giúp nhà quản trị dễ dàng phân chia công việc, kiểm tra, giám sát và đưa ra
giải pháp kịp thời khi công việc xảy ra vấn đề.
Ngược lại, tầm quan trọng của kỹ năng tư duy sẽ tăng lên theo cấp quản trị. Một nhà
quản trị ở cấp càng cao thì họ càng liên quan nhiều hơn đến những quyết định dài hạn
hơn, có ảnh hưởng đến nhiều bộ phận hay toàn bộ tổ chức. Đối với các nhà quản trị cấp
cao, nhiệm vụ của họ là phải bao quát, phán đoán, xử lí và đưa ra những hướng đi, những
kế hoạch về lâu dài cho doanh nghiệp, những quyết định đến sự sống, còn của công ty,
doanh nghiệp hay tổ chức. Do vậy, kĩ năng tư duy có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các nhà quản trị cấp cao.
3. Hãy so sánh lý thuyết quản trị theo khoa học và lý thuyết quản trị theo mối
quan hệ con người. Hãy bình luận về khả năng ứng dụng của 2 lý thuyết này
trong thực tiễn và nêu ví dụ minh hoạ. Trả lời: lOMoAR cPSD| 46797236 *
So sánh lý thuyết quản trị theo khoa học và lý thuyết quản trị theo mối quan hệ con người:
LT quản trị theo khoa học
LT quản trị theo mối quan hệ con người Giống nhau -
Tập trung vào việc tối ưu hoá hiệu quả và hiệu suất của doanh nghiệp. -
Coi con người là một yếu tố quan trọng trong quản trị. -
Tập trung vào việc tạo ra một môi trường làm việc tích cức và
khuyến khích sự phát triển cá nhân của nhân viên. -
Coi việc quản lý tài nguyên là một yếu tố quan trọng trong quản trị. -
Sử dụng các phương pháp và công cụ để đo lường và đánh giá hiệu quả của quản trị.
Khác nhau - Chú trọng đến yếu tố tổ chức –
- Chú trọng đến mối quan hệ tâm lý
hành chính. (Tư tưởng cốt lõi của
– xã hội giữa con người với con
Frederick Taylor là, đối với mỗi loại người trong tổ chức.
công việc đều phải có một khoa học để thực hiện nó.)
- Cách tiếp cận: Tập trung vào việc
- Cách tiếp cận: Tập trung vào việc
áp dụng các phương pháp khoa học
xây dựng mối quan hệ giữa nhân
để tối ưu hoá quản trị viên và quản lý.
- Định hướng:
- Định hướng:
+ Coi con người như một phần của + Coi con người là trung tâm của
hệ thống và quy trình làm việc để
quản trị và tập trung vào việc tạo ra
đạt hiệu quả và hiệu suất tối đa. +
môi trường làm việc tích cực và
Sử dụng các phương pháp định
động lực để tăng cường sự hài lòng
lượng và các công cụ quản lý để đo
và cam kết của nhân viên.
lường và đánh giá hiệu quả hiệu quả + Sử dụng các phương pháp định
của các quy trình làm việc.
tính và các công cụ quản lý để đo
lường và đánh giá mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý. lOMoAR cPSD| 46797236 Ưu điểm - Dễ xây dựng và làm cho
- Tập trung vào con người
người đọc dễ nhận biết công việc,
thời gian thực hiện của các công tác. -
Thấy rõ tổng thời gian thực hiện công việc. -
Chuyên môn hoá quá trình lao
độngđể từ đó hình thành quy trình sản xuất dây chuyền. -
Nêu lên tầm quan trọng của
việc tuyển chọn và huấn luyện nhân
viên, dùng đãi ngộ tương ứng với
sức lực bỏ ra để tăng năng suất lao
động của mỗi cá nhân. Nhược -
Chỉ áp dụng tốt trong trường -
Quá chú ý đến yếu tố xã hội. điểm
hợp môi trường làm việc ổn định,
Có thểnói, khái niệm “Con người xã
khó áp dụng trong môi trường doanh hội” chỉ có thể bổ sung cho khái
nghiệp phức tạp, nhiều biến động,
niệm “Con người kinh tế” chứ
thay đổi. - Quá đề cao bản chất kinh không thể thay thế.
tế và duy lý của con người mà đánh - Không phù hợp với môi
giá thấp nhu cầu xã hội và tự thể
trường công ty lớn, quy mô rộng. -
hiện của con người, do vậy vấn đề
Không phù hợp với một số loại công
nhân bản trong công việc ít được
việc đòi hỏi tính cạnh tranh cao hoặc quan tâm
các công việc đòi hỏi tính chuyên -
Cố áp dụng những nguyên tắc môn cao.
quảntrị phổ quát cho mọi hoàn cảnh -
Khó đo lường hiệu quả công
mà không nhận thấy tính đặc thù của việc.- Không phù hợp với tính cách
từng môi trường doanh nghiệp. -
của một số nhân viên có xu hướng
Quá chú tâm đến vấn đề kỹ thuật làm việc độc lập.
mà quên đi các vấn đề tư duy, vấn đề -
Phụ thuộc rất nhiều vào văn nhân sự,… hoá của từng công ty. *
Bình luận về khả năng ứng dụng của 2 lý thuyết này trong thực tiễn và nêu ví dụ minh hoạ
• Lý thuyết quản trị khoa học
Lý thuyết quản trị khoa học là một phương pháp tiếp cận quản lý dựa trên việc áp dụng
các nguyên lý khoa học để tới ưu hoá hoạt động của tổ chức. Đứng trước sự biến động
liên tục của kinh tế thị trường như hiện nay nhưng lý thuyết quản trị theo khoa học vẫn
có tính ứng dụng cao trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Bởi thế mạnh của nó trong
việc tạo ra sự phân chia giữa chức năng quản lý và chức năng công việc đã được sử dụng
rộng rãi ở tất cả các cấp và trong tất cả các ngành công nghiệp.
Tuy nhiên, trên một thực tế là tất cả các tổ chức hiện đại làm việc trên cơ sở thực tế và
tất cả đều có sự cạnh tranh về cấu trúc quản lý và nhân viên được kiểm soát bởi các yếu
tố khác bên cạnh các yếu tố theo thuyết quản trị theo khoa học. Vậy nên thay vì việc áp lOMoAR cPSD| 46797236
dụng lý thuyết quản trị khoa học ở dạng thuần tuý, các nhà quản lý đã căn cứ vào tình
hình thực tế để tích hợp lý thuyết quản trị khoa học với các lý thuyết khác (Lý thuyết
quản trị hành chính, lý thuyết quản trị hiện đại, lý thuyết quản trị theo mối quan hệ con người,…)
Một ví dụ tiêu biểu cho doanh nghiệp vận dụng lý thuyết quản trị khoa học là
McDonalds. McDonalds sử dụng các chính sách thưởng phạt để đảm bảo hiệu suất làm
việc, chú trọng đào tạo chuyên nghành cho nhân viên. Năm 1961, McDonalds’s thậm chí
đã xây dựng một Trường Đại Học Hamburger nhằm đào tạo nhân viên thực hành làm
quen với thiết bị và kĩ năng giao tiếp. Cuối cùng, McDonald’s đã phát triển một phương
pháp thống nhất cho mỗi nhân viên để thực hiện công việc của họ. McDonald’s đã phát
triển một chuỗi các quy trình làm việc kỹ lượng và chính xác để đảm bảo thực phẩm họ
gửi cho khách hàng có cùng chất lượng trong mọi lần phục vụ. Quy trình này vẫn được
tiếp tục duy trì và sử dụng cho đến nay.
• Lý thuyết quản trị theo mối quan hệ con người
Lý thuyết quản trị theo mối quan hệ con người là một phương pháp quản lý tập trung
vào việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực giữa nhân viên và quản lý. Trong
một nền kinh tế có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, mọi doanh nghiệp đều cố gắng
để đạt được tới cái đích là tối đa hoá được lợi nhuận, đa số các doanh nghiệp đều áp dụng
biện pháp tăng năng suất lao động. Để đạt được mục tiêu lớn của các doanh nghiệp thì
yếu tố con người trong quá trình sản xuất đóng góp một phần rất quan trọng, bởi vậy lý
thuyết quản trị theo mối quan hệ con người vẫn có tính ứng dụng cao trong các tổ chức,
doanh nghiệp hiện nay. Bởi thế mạnh của trường phái quản trị trên là xây dựng một môi
trường làm việc tích cực, tăng cường sự đa dạng và bình đẳng giữa các nhân viên và giữa
nhân viên với quản lý, tăng cường sự phát triển cá nhân và chuyên môn,…
Bất kì lý thuyết quản trị nào cũng đều có ưu và nhược riêng và trong một xu thế nền
kinh tế như hiện nay thì bất kì nhà lãnh đạo nào cũng cần phải có sự chắt lọc, phối hợp để
tận dụng được điểm mạnh của các lý thuyết quản trị sao cho tổ chức, doanh nghiệp đạt
được mục tiêu đã đề ra.
Một ví dụ điển hình cho tính ứng dụng của lý thuyết quản trị theo mối quan hệ con
người là Google. Google được biết đến là một trong những công ty hàng dầu trong việc
tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự phát triển cá nhân của nhân
viên. Công ty này cung cấp nhiều tiện ích cho nhân viên, bao gồm các khu vườn, phòng
tập thể dục, phòng chơi game và các hoạt động khác.
CHƯƠNG II: HOẠCH ĐỊNH Câu đúng/sai:
1. Các bước quản trị theo mục tiêu MBO gồm: dự thảo mục tiêu, tiến hành, thực
hiệnvà điều chỉnh, tổng kết và đánh giá. lOMoAR cPSD| 46797236
2. Hoạch định chiến lược là quá trình xác định sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức và
công bố cho các bên liên quan.
3. Hoạch định chiến lược có vai trò thúc đẩy các nhà quản trị tập trung cho những kế
hoạch và mục tiêu ngắn hạn.
4. Hoạch định là quá trình thiết lập mục tiêu, định ra kế hoạch để đạt được mục tiêu
bất kì của tất cả cá nhân và tổ chứ Sai, vì đạt mục tiêu bất kì mà phải là mục tiêu xác định.
5. Mỗi tổ chức nên đưa ra nhiều mục tiêu và phân bổ đều nguồn lực để thực hiện tất
cả các mục tiêu đó Sai Tự luận
1. Những lợi ích và hạn chế của quản trị theo mục tiêu ? Giải pháp để khắc phục hạn
chế của quản trị theo mục tiêu là gì ? Nêu ví dụ minh hoạ.
2. Vai trò của hoạch định chiến lược là gì ? Tại sao môi trường kinh doanh càng biến
động thì hoạch định chiến lược càng quan trọng ? Lý giải và nêu ví dụ minh hoạ.
3. Em hãy bình luận quan điểm: “Các hoạt động quản trị như lập kế hoạch, tổ chức
và ra quyết định chỉ là những cái kén nằm im cho đến khi người lãnh đạo khơi dậy
nguồn động lực trong con người và dẫn dắt họ hướng đến các mục tiêu.” (Vai trò
của nhà lãnh đạo trong quá trình quản trị).