Đề cương ôn tập thi học kỳ KTCT Mác – Lênin | Học viện Phụ nữ Việt Nam
Đề cương ôn tập thi học kỳ KTCT Mác – Lênin | Học viện Phụ nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ KTCT MÁC – LÊNIN Câu 1:
Mục đích nghiên cứu của KTCT Mác – Lênin:
- Mục đích nghiên cứu ở cấp độ cao nhất của kinh tế chính trị Mác - Lênin là nhằm
phát hiện ra các quy luật chi phối các quan hệ giữa người với người trong sản xuất
và trao đổi. Từ đó, giúp cho các chủ thể trong xã hội vận dụng các quy luật ấy, tạo
động lực để không ngừng sáng tạo, góp phần thúc đẩy văn minh và sự phát triển
toàn diện của xã hội thông qua việc giải quyết các quan hệ lợi ích.
- Mục đích xuyên suốt của Kinh tế chính trị Mác - Lênin không chỉ hướng đến việc
thúc đẩy sự giàu có mà hơn thế, kinh tế chính trị Mác - Lênin còn hướng tới cung
cấp cơ sở khoa học góp phần thúc đấy trình độ văn minh và phát triền toàn diện
của xã hội. Kinh tế chính trị Mác - Lênin không phải là khoa học về kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
Chức năng của KTCT Mác – Lênin:
Kinh tế chính trị Mác – Lênin có những chức năng sau đây: o
Thứ nhất: Chức năng nhận thức:
Kinh tế chính trị Mác Lênin cũng giống các ngành khoa học khác, đưa đến những vấn
đề về nhận thức, khám phá. Chức năng này của kinh tế chính trị được thể hiện ở chỗ nó
cần phát hiện bản chất của các hiện tượng, quá trình kinh tế của đời sống xã hội, tìm ra
quy luật chi phối sự vận động của chúng, giúp con người vận dụng các quy luật kinh tế
một cách có ý thức vào hoạt động kinh tế nhằm đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội cao. o
Thứ hai: Chức năng thực tiễn:
Giống như các môn khoa học khác, chức năng nhận thức của kinh tế chính trị không
có mục đích tự thân. Nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức còn để phục vụ cho
hoạt động thực tiễn có hiệu quả. Đó là chức năng thực tiễn của kinh tế chính trị.
Hai chức năng trên của kinh tế chính trị Mác Lênin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đường lối, chính sách và biện pháp kinh tế dựa trên những luận cứ khoa học đúng đắn
của các chính sách, biện pháp kinh tế và kiểm nghiệm những kết luận mà kinh tế chính trị
đã cung cấp trước đó. Thực tiễn vừa là nơi xuất phát vừa là nơi kiểm nghiệm tính đúng
đắn của lý luận kinh tế. Căn cứ để đánh giá tính đúng đắn của lý luận kinh tế là sự phát
triển của nền sản xuất xã hội, tính đúng đắn của lý luận kinh tế là ở sự phát triển của nền
sản xuất xã hội, tính hiệu quả của hoạt động kinh tế. o
Thứ ba: Chức năng tư tưởng:
Trong các xã hội có giai cấp, chức năng tư tưởng của kinh tế chính trị thể hiện ở chỗ
các quan điểm lý luận của nó xuất phát từ lợi ích và bảo vệ lợi ích của các giai cấp hoặc
các tầng lớp xã hội nhất định. Lý luận kinh tế Chính trị của giai cấp tư sản đều phục vụ
cho việc củng cố sự thống trị của giai cấp tư sản, biện hộ cho sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản. o
Thứ tư: Chức năng phương pháp luận:
Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho tổ hợp các khoa học kinh tế. Những kết luận
của kinh tế chính trị biểu hiện ở các phạm trù và quy luật kinh tế có tính chất chung là cơ
sở lý luận của các môn kinh tế chuyên ngành và các môn kinh tế chức năng. Đồng thời,
kinh tế chính trị cũng là cơ sở lý luận cho một số các môn học khác như: địa lý kinh tế,
dân số học, lịch sử kinh tế quốc dân, lý thuyết quản lý,… Câu 2:
Thế nào là hàng hóa:
Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hoá,
đồng thời sản phẩm lao động mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng mua bán trên
thị trường. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn mong muốn, nhu cầu nào đó
của con người thông qua trao đổi hay mua bán.
Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác
nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hóa thì đều có hai
thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.
Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa ⮚
Giá trị sử dụng:
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người. Ví dụ: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết
bị, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất… Và ngay mỗi một vật cũng có thể có nhiều
thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó nó có nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác
nhau: gạo có thể dùng nấu cơm, nhưng gạo cũng có thể dùng làm nguyên liệu trong
ngành rượu, bia hay chế biến cồn y tế..
Đối với giá trị sử dụng, hàng hóa có các đặc điểm như sau: o
Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định o
Hàng hóa không nhất thiết chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất. Khi khoa học kỹ
thuật càng phát triển người ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính mới của hàng hóa
và sử dụng chúng cho nhiều mục đích khác nhau. o
Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hoặc
mọi kiểu tổ chức sản xuất. o
Giá trị sử dụng không dành cho bản thân người sản xuất hàng hóa mà cho người
tiêu dùng hàng hóa (xã hội). Người mua có quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa
theo mục đích của họ. Hay nói cách khác, sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội.
=> Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải
bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa. Chẳng hạn, không khí rất cần cho
cuộc sống con người. nhưng không phải là hàng hóa. Nước suối, quả dại cũng có giá trị
sử dụng, nhưng cũng không phải là hàng hóa. Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa
thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là
vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi. ⮚
Giá trị hàng hóa:
Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. Các Mác viết: “Giá trị
trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những
giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác”.
Trước tiên, để bạn đọc có thể hình dung rõ hơn về khái niệm này, chúng ta sẽ cùng
xét một ví dụ đơn giản như sau:
Giả sử một con gà có thể được đổi lấy 10kg táo. Có nghĩa là gà và táo là vật mang
giá trị trao đổi. Trong trường hợp này, có hai câu hỏi đặt ra:
Thứ nhất: Tại sao gà và táo là hai loại hàng hóa khác nhau, có giá trị sử dụng khác nhau
lại có thể trao đổi với nhau?
Thứ hai: Tại sao chúng ta lại trao đổi theo tỷ lệ nhất định 1:10
Cụ thể trong ví dụ này, hao phí lao động của người nuôi gà sẽ bằng với hao phí lao động
của người trồng táo. Hay nói cách khác thời gian lao động xã hội cần thiết để nuôi một
con gà sẽ bằng với thời gian lao động xã hội cần thiết để trồng được 10kg táo => 1 con gà
có giá trị bằng 10kg táo.
Ví dụ: 1 mét vải = 10 kg thóc.
Vấn đề đặt ra là, tại sao vải và thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại
có thể trao đổi được với nhau, hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định?
Khi hai hàng hóa khác nhau là vải và thóc có thể trao đổi được với nhau, thì phải
có một cơ sở chung nào đó: Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng, tuy sự khác nhau
về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi. Song, cái chung đó
phải nằm ở cả hai hàng hóa. Nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa
chúng chỉ có một cái chung: chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra vải và
thóc, nguời thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí lao động để sản xuất ra
chúng. Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh vải với thóc, để trao đổi giữa chúng với nhau.
Sở dĩ phải trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, (1m vải = 10kg thóc), vì người ta cho
rằng lao động hao phí sản xuất ra lm vải bằng lao động hao phí để sản xuất ra 10kg thóc.
Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu trong hàng hóa chính là giá trị của hàng
hóa. Từ sự phân tích trên, rút ra kết luận: giá trị là lao động xã hội của người sản xuất
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
=> Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh bên trong
hàng hóa. Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được biểu hiện ra bên ngoài
bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Giá trị hàng hóa có những đặc trưng cơ bản như sau:
Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa
Là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại ở kinh tế hàng hóa
Hai thuộc tính của hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất,
vừa mâu thuẫn với nhau. - Thống nhất:
Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá. Nếu một vật có giá trị
sử dụng (tức có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội), nhưng không có giá
trị (tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì
sẽ không phải là hàng hoá. Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao động kết tinh), nhưng
không có giá trị sử dụng (tức không thể thoả mãn nhu cầu nào của con người, xã hội)
cũng không trở thành hàng hoá. - Đối lập:
Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất (vải mặc,
sắt thép, lúa gạo…). Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hoá lại đồng nhất
về chất, đều là “những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết
tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá ( vải mặc, sắt thép, lúa gạo… đều do
lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó).
Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt không gian và thời gian.
Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước.
Giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng.
Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ
cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị sử
dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.
Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu
không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá
trị hàng hoá cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa. Câu 3:
Tiền tệ là gì?
Tiền tệ là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa,
sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị, đồng thời cũng là sản phẩm của sự
phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa.
Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Theo Mác, tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng
hoá, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác. Nó trực
tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.
Theo các nhà kinh tế hiện đại: Tiền được định nghĩa là bất cứ cái gì được chấp
nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hoá, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ.
Chức năng của tiền tệ
Tiền là thước đo giá trị, là phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ,
phương tiện thanh toán và tiền tệ thế giới:
o Tiền là thước đo giá trị, tức là nó dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của
các hàng hóa khác. Khi đó, giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một
lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa. Giá cả hàng hóa là hình thức
biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả hàng hóa có thể lên xuống
xung quanh giá trị nhưng tổng số giá cả luôn bằng giá trị.
Ví dụ về thước do giá trị tiền tệ: Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và
được so sánh bằng giá trị của tiền tệ. Một đôi giày bảo hộ có giá trị bằng 5
xu ( tiền xu ngày xưa được làm từ nhôm). Một cuốn sách có giá trị bằng 1
đồng (tiền đồng được đúc từ đồng). Mà 1 đồng cũng có giá trị bằng 10
xu.Vì thế có thể nói Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh
hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó.
o Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa, tức là tiền đóng vai trò là một
phương tiện lưu thông. Khi ấy, trao đổi hàng hóa vận động theo công thức
H – T – H’. Đây là công thức lưu thông hàng hóa giản đơn. Với chức năng
này, tiền xuất hiện dưới các hình thức vàng thỏi, bạc nén, tiền đúc và cuối
cùng là tiền giấy. Tiền giấy là ký hiệu giá trị do nhà nước phát hành buộc
XH công nhận. Tiền giấy không có giá trị thực (không kể đến giá trị của vật
liệu giấy dùng làm tiền). Khi thực hiện chức năng này, tiền giúp quá trình
mua bán diễn ra dễ dàng hơn nhưng nó cũng làm việc mua bán tách rời
nhau cả về không gian lẫn thời gian nên nó bao hàm khả năng khủng hoảng.
VD: Ngày xưa Nước Ta lưu hành những đồng xu tiền làm bằng nhôm. Để
thuận tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng xu tiền để tiện tàng trữ và đếm.
Những đồng xu tiền bị đục lỗ đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày
đó .Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ có
thực trạng này vì tiền làm phương tiện đi lại lưu thông chỉ đóng vai trò trong chốc lát.
o Tiền đôi khi được rút khỏi lưu thông và cất giữ lại. Chỉ có tiền vàng, tiền
bạc, các của cải bằng vàng có giá trị thực mới thực hiện được chức năng
lưu trữ. Ngoài ra, tiền làm phương tiện cất trữ còn có tác dụng đặc biệt là
dự trữ tiền cho lưu thông.
VD: Người giàu thời xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong hũ, trong
rương. Bạn thuận tiện nhìn thấy trong những phim truyền hình xưa, cổ tích.
Ngày nay cũng có nhiều người có thói quen cất trữ tiền trong ngân hàng
nhà nước. Việc làm này không đúng vì tiền cất giữ phải là tiền có giá trị như tiền vàng, bạc .
o Tiền làm phương tiện thanh toán có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của
người sản xuất hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền hoặc không đủ
tiền. Nhưng nó cũng làm cho khả năng khủng hoảng tăng lên. Trong quá
trình thực hiện chức năng thanh toán, loại tiền mới – tiền tín dụng – xuất
hiện, có nghĩa là hình thức tiền đã phát triển hơn.
VD: Hiện nay ngân hàng nhà nước điều cho vay tín dụng thanh toán. Bạn
thuận tiện trở thành con nợ của ngân hàng nhà nước nếu tiêu xài không đúng cách .
o Chức năng cuối cùng của tiền là tiền tệ thế giới. Chức năng này xuất hiện
khi buôn bán vượt ra ngoài biên giới quốc gia, hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước.
Khi thực hiện chức năng này, tiền thực hiện các chức năng: thước đo giá trị,
phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, tín dụng, di chuyển của cải
từ nước này sang nước khác. Thực hiện chức năng này phải là tiền vàng
hoặc tiền tín dụng được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế. Việc
trao đổi tiền của nước này sang tiền của nước khác tuân theo tỷ giá hối
đoái, tức là giá cả của một đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác.
VD: Hiện nay ngành du lịch tăng trưởng, mọi người thuận tiện du lịch quốc
tế. Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước bạn. Tý giá
hối đoái dự vào nền kinh tế tài chính của những nước nên có giá trị khác
nhau. Hiện tại 1 USD = 23.000 VNĐ Câu 4: 1. Người sản xuất:
- Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ
ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm
các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ...
- Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn
tạora và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối
đa trong điều kiện nguồn lực có hạn.
- Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối
với con người, trách nhiệm cung cấp những hàng hóa dịch vụ không làm tổn hại
tớisức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội. 2. Người tiêu dùng
- Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đề thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự phát
triển bền vững của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người
tiêudùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.
3. Các chủ thể trung gian trong thị trường
Chủ thể trung gian là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các
chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường..-Hoạt động của các
trung gian trong thị trường làm tăng cơ hội thực hiện giá trị củahàng hóa cũng như
thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. -Trong điều kiện nền kinh tế thị trường
hiện đại ngày nay, các chủ thể trung gian thị trường không phải chỉ có các trung
gian thương nhân mà còn rất nhiều các chủ thể trung gian phong phú trên tất cả
các quan hệ kinh tế như: trung gian môi giới chứng khoán, trung gian môi giới nhà
đất, trung gian môi giới khoa học công nghệ... Bên cạnh đó cũng có nhiều loại
hình trung gian khồng phù hợp với các chuẩn mực đạo đức (lừa đảo, môi giới bất
hợp pháp...). Những trung gian này cần được loại trừ. 4. Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, nhà nước thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về kinh té đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục
những khuyết tật của thị trường. Câu 5:
Giá trị hàng hoá sức lao động
Giống như các hàng hoá khác, giá trị hàng hoá sức co động củng do thời gian lao
động xã hội cần thiết để xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định.
Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sông của con người. Muốn tái sản xuất ra năng
lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định để mặc, ở,
học nghề. V.V.. Ngoài ra người lao động còn phải thoả mãn những nhu cầu của gia đình
và con cái anh nữa. Chỉ có như vậy, thì sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất ra một cách liên tục.
Như vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được
quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt nuôi
sống bản thân người công nhân và gia đình anh ta; hay nói cách khác, giá trị hàng hoá sức
lao động được đo gián tiếp rằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động.
Là hàng hoá đặc biệt, giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở
chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.
Yếu tố tinh thần: ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có những
nhu cầu về tinh thần, văn hoá...
Yếu tố lịch sử: nhu cầu của con người phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước
ở từng thời kỳ, đồng thời nó còn phụ thuộc cả vào điểu kiện địa lý, khí hậu của nước đó.
Mặc dù bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử nhưng đối với mỗi một nước nhất định
và trong một thời kỳ nhất định, thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao
động là một đại lượng nhất định, do đó có thể xác định được lượng giá trị hàng hoá sức
lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:
1. Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản
xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân;
2. Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân;
3. Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái và
gia đình người công nhân.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức
lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân.
Quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hoá sức động khác với quá trình tiêu dùng hàng
hoá thông thường ở chỗ:
Đối với các hàng hóa thông thường, sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá
trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian.
Đối với hàng hoá sức lao động, quá trình tiêu dùng chính là quá trình sản xuất ra
một loại hàng hoá nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá
của bản thân hàng hoá sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà
nhà tư bản sẽ chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có
chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn
hơn giá trị của bản thân nó. Đây chính là chìa khoá để giải thích mâu thuẫn của
công thức chung của tư bản. Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng
hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản. Câu 6:
1. Tư bản bất biến
Để sản xuất ra giá trị thặng dư, nhà tư bản phải ứng trước tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động.
Trong quá trình sản xuất , giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của người công
nhân chuyển vào sản phẩm mới, lượng giá trị của chúng không đổi. Bộ phận tư bản ấy
được gọi là tư bản bất biến .
2. Tư bản khả biến
Nhưng đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì trong quá trình sản xuất,
bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một giá trị mới không chỉ bù
đắp đủ giá trị sức lao động của công nhân mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Như vậy, bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng và được gọi là tư bản khả biến
3. Tư bản cố định
Tư bản cố định là bộ phận chủ yếu của tư bản sản xuất (máy móc, nhà xưởng) tham gia
toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản
phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong thời gian sản xuất.
Có hai loại hao mòn là hao mòn hữu hình (hao mòn về vật chất, hao mòn về giá trị sử
dụng do tác động của tự nhiên) và hao mòn vô hình (hao mòn tuần tuý về mặt giá trị do
xuất hiện những máy móc hiện đại hơn, rẻ hơn hoặc có công suất lớn hơn).
4. Tư bản lưu động
Còn tư bản lưu động là một bộ phận của tư bản sản xuất (nguyên nhiên liệu, sức lao
động) được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển
toàn bộ vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư
bản cố định và việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động cóý nghĩaquan trọng. Nó
giúp cho việc tiết kiệm được tư bản ứng trước cũng như làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư trong năm.
Việc phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến là dựa vào vai trò của từng bộ
phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư còn việc phân chia tư bản cố định
và tư bản lưu động là dựa vào phương thức chuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm
trong quá trình sản xuất hay dựa vào tính chất chu chuyển của tư bản.
Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến phản ánh được
nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư. Trong quá trình sản xuất, tư bản bất biến chỉ là điều
kiện để sinh ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động tuy không phản ánh nguồn gốc
sinh ra giá trị thặng dư nhưng lại có ý nghĩa quan trong trong việc quản lý kinh tế. Nó là
cơ sở để quản lý, sử dụng vốn cố định và vốn lưu động một cách có hiệu quả cao. Ví dụ:
C1 là giá trị máy móc, thiết bị, nhà xưởng
C2 là giá trị nguyên, nhiên, vật liệu
V là tư bản khả biến
Vậy, tư bản bất biến = C1 + C2; tư bản khả biến = V;
tư bản cố định = C1; tư bản lưu động = C2 + V. Câu 7:
Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa. Vì vậy, các nhà tư bản
dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.
Khái quát có hai phương pháp để đạt được mục đích đó là sản xuất giá trị thặng dưtuyệt
đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
a) Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn
thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo
dài ngày lao động của công nhân.
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được trên cơ sở kéo dài tuyệt đối
ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi.
Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4
giờlà thời gian lao động thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = 4h / 4h x 100% = 100%
Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong khi thời gian tất yếu
không thay đổi, vẫn là 4 gịờ. Khi đó, tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = 6h / 4h x 100% = 150%
Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động
tấtyếu không thay đổi, thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trị
thặng dư tăng lên. Trước đây, tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì bây giờ là 150%.
Về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, nhưng
không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động. Vì công
nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Việc kéo
dài ngày lao động còn vấp phải sự phản kháng của giai cấp công nhân. Còn giới
hạn dưới của ngày lao động không thể bằng thời gian lao động tất yếu, tức là thời
gian lao động thặng dư bằng không.
Trong phạm vi giới hạn nói trên, độ dài của ngày lao động là một đại lượng không
cố định và có nhiều mức khác nhau. Độ dài cụ thể của ngày lao động do cuộc đấu
tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trên cơ sở tương quan lực lượng
quyết định. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi ngày lao động tiêu chuẩn,
ngày làm 8 giờ đã kéo dài hàng thế kỷ.
b) Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ
khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các
nhà tư bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao
động xã hội, tức là bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn
thời gian lao động tất yếu lại để kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động
thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.
Giả sử ngày lao động là 8 giờ và nó được chia thành 4 giờ là thời gian lao
động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = 4h / 4h x 100% = 100%
Giả định rằng ngày lao động không thay đổi, nhưng bây giờ công nhân chỉ
cần 3 giờ lao động đã tạo ra được một lựơng giá trị mới bằng với giá trị sức lao
động của mình. Do đó, tỷ lệ phân chia ngày lao động sẽ thay đổi: 3 giờ là thời gian
lao động tất yếu và 5 giờ là thời gian lao động thặng dư. Bây giờ, tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là: m’ = 5h / 3h x 100% = 166%
Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư đã tăng từ 100% lên 166%.Thời gian lao
động tất yếu có quan hệ với giá trị sức lao động. Muốn rút ngắn thời gian lao động
tất yếu phải giảm giá trị sức lao động. Để hạ thấp được giá trị sức lao động thì phải
giảm được giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao
động, do đó phải tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt.
Lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất và của năng suất lao động xã hội
dưới chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn: hợp tác giản đơn, công trường thủ
công và đại công nghiệp cơ khí, đó cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc lột giá
trị thặng dư tương đối.
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử
dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá
trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Dưới chủ nghĩa tư bản, việc áp dụng máy
móc không phải là để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, mà trái lại tạo
điều kiện để tăng cường độ lao động. Ngày nay, việc tự động hóa sản xuất làm cho
cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng của thần
kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp. Câu 8:
1. Vai trò của chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và
chủ nghĩa tư bản độc quyền mà nấc thang tột cùng của nó là chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước. Trong suốt quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản cũng có những mặt tích cực
đối với phát triển sản xuất. Đó là:
a) Chuyền nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại.
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đó giải phóng loài người khỏi nền kinh tế tự nhiên,
tự túc, tự cấp; chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa, chuyển sản xuất
nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại. Dưới tác động của quy luật giá trị thăng dư và các quy
luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, chủ nghĩa tư bản đó làm tăng năng suất lao động, tạo
ra khối lượng của cải khổng lồ hơn nhiều xã hội trước cộng lại
b) Phát triển lực lượng sản xuất.
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho lực lượng sản xuất phát triển
mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao; từ kỹ thuật thủ công lên lên
kỹ thuật cơ khí, sang tự động hoá, tin học hoá và công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát
triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả
khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.
c) Thực hiện xã hội hoá sản xuất.
Chủ nghĩa tư bản đó thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh và đạt tới
mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả về chiều
rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung
với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ
kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ v.v làm cho các quá
trình sản xuất được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành
một quá trình sản xuất xã hội.
Tuy nhiên, những thành tựu chủ nghĩa tư bản đạt được trong sự vận động đầy mâu
thuẫn. Điều đó thể hiện ở hai xu hướng trái ngược nhau là xu thế phát triển nhanh và xu
thế trì trệ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
V.I.Lênin nhận xét, sự phát triển nhanh chóng và sự trì trệ thối nát là hai xu thế
cựng song song tồn tại trong nền kinh tế của chủ nghĩa đế quốc. Đó chính là một biểu
hiện quan trọng thuộc bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Ngày nay, bản
chất này biểu hiện rất nổi bật.
Xu thế phát triển nhanh của nền kinh tế biểu hiện ở chỗ, sau chiến tranh thế giới
thứ II, đặc biệt là vào những năm 50, 60 thế kỷ XX, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
thế giới đó xuất hiện thời kỳ tăng trưởng với tốc độ cao hiếm thấy. Trong thời gian từ
1948-1970, Mỹ, Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Canađa, Nhật bản v.v tỷ suất tăng trưởng
bình quân trong tổng giá trị thu nhập quốc dân đạt 5,1%. Đồng thời, việc nâng cao hiệu
quả lao động sản xuất cũng rất rõ rệt.
Xu thế trì trệ của nền kinh tế mà VI.Lênin đó chỉ ra, có nguyên nhân cơ bản là do
sự thống trị của độc quyền. Độc quyền tạo ra những yếu tố ngăn cản sự tiến bộ kỹ thuật
và phát triển sản xuất như quy định giá cả độc quyền, hạn chế sản lượng và mua phát
minh kỹ thuật. Ngày nay, các yếu tố gây trì trệ vẫn còn và tiếp tục tác động.
Sự tồn tại song song của hai xu thế trên trong chủ nghĩa tư bản một mặt nói lên
rằng chủ nghĩa tư bản vẫn còn sức sống, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn có thể tự
điều chỉnh và trong giới hạn nhất định còn có thể thích ứng với nhu cầu phát triển của lực
lượng sản xuất và thúc đẩy xã hội tư bản chủ nghĩa; đồng thời chủ nghĩa tư bản cũng
đang vấp phải những giới hạn nhất định, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản vẫn chưa giải quyết được.
2. Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản
Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư
bản; đó là mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với
chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mặc dù chủ nghĩa tư bản đó
có điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối nhưng không thể
khắc phục được mâu thuẫn này.
Mâu thuẫn cơ bản nói trên biểu hiện thành những mâu thuẫn cụ thể sau đây:
Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động thể hiện sự phân hóa giàu-nghèo và tình trạng
bất công trong xã hội tăng. Sự bần cùng hoá tuyệt đối lẫn tương đối của giai cấp
công nhân vẫn đang tồn tại. Tuy đại bộ phần tầng lớp trí thức và lao động có kỹ
năng được cải thiện mức sống và gia nhập vào tầng lớp trung lưu, nhưng vẫn
không xoá được sự phân hoá giàu-nghèo sâu sắc. Thu nhập của 358 người giàu
nhất thế giới lớn hơn thu nhập hàng năm của hơn 45% dân số thế giới. Tình trạng
công nhân, người lao động thất nghiệp ngày càng tăng. Trong xã hội tư bản, sự bất
bình đẳng và các tệ nạn xã hội vẫn tồn tại phổ biến, sự suy đồi về xã hội, văn hoá
và đạo đức ngày càng trầm trọng.
Mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển, bị lệ thuộc với các nước đế quốc trở
thành mâu thuẫn giữa các nước và tầng lớp thượng lưu giàu có ở phương Bắc với
các nước và tầng lớn nghèo khổ ở phương Nam.
Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau, chủ yếu là giữa ba trung tâm
kinh tế, chính trị hàng đầu của thế giới tư bản, giữa các tập đoàn tư bản xuyên
quốc gia. Mâu thuẫn này có phần dịu đi trong thời kỳ cũn tồn tại sự đối đầu giữa
hai hệ thống thế giới tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, nay có chiều hướng
phức tạp sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Một mặt, sự phát triển của xu thế toàn
cầu hoá và của cách mạng khoa học và công nghệ khiến các nước đó phải liên kết
với nhau. Mặt khác, do tác động của quy luật phát triển không đều và lợi ích cục
bộ của giai cấp thống trị ở mỗi nước, các nước đó đó trở thành đối thủ cạnh tranh
với nhau, tranh giành quyền lực và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới, nhất là giữa
ba trung tâm Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Biểu hiện của mẫu thuẫn giữa các nước ấy
trước hết là cuộc chiến tranh thương mại, chiến tranh về đầu tư kỹ thuật, tài chính
cũng như sự cạnh tranh giữa TNCs dưới nhiều hình thức.
Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội là mâu thuẫn xuyên suốt
thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trờn phạm vi toàn thế giới.
Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liờnxô và Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm
thời lõm vào thoỏi trào, nhưng bản chất thời đại không hề thay đổi. Loài người vẫn
ở trong giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội mở đầu bằng
tới một nền kinh tế thị trường hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát
triển tất sẽ còn bộc lộ nhiều yếu kém cần phải khắc phục và hoàn thiện. Câu 10:
Thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
Khái niệm: Thể chế là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận
hành nhằm điều chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ xã hội.
- Thể chế kinh tế là hệ thống các quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận
hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh
doanh và các quan hệ kinh tế.
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường lối, chủ
trương chiến lược, hệ thống luật pháp, chính sách quy định xác lập cơ chế vận
hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các
quan hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng
bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
1. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế
- Một là, thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản củanhà nước, tổ chức và các cá nhân.
Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành
chính nhà nước và dịch vụ công để quyền tài sản được gia dịch thông suốt
- Hai là, tiếp tục hòa thiện pháp luật về đất đai để huy động và sử dụng hiệu quả
đất đai, khắc phục tình trạng sử dụng đất lãng phí
- Ba là, hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Bốn là, hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước, sử dụng có hiệu quả tài sản
công, phân biệt rõ tài sản đưa vào kinh doanh và tài sản thực hiện mục tiêu chính sách xã hội.
- Năm là, hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến sở hữu trí tuệ theo hướng
khuyến khích, đổi mới, sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy, bảo vệ sở hữu trí tuệ
- Sáu là, hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự
theo hướng thống nhất, đồng bộ
- Bảy là, hoàn thiện thể hế cho sự phát triển các thành phần KT, các loại hình doanh nghiệp
2. Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường
- Một là, hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường.
- Hai là, hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các loại thị trường
3. Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ và
công bằng xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế
- Một là, tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật và các thể chế liên
quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam
- Hai là, thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác
kinh tế quốc tế, không để bị lệ thuộc vào một số ít thị trường. Nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia, tiềm lực các doanh nghiệp trong nước, xây dựng và thực hiện
các cơ chế phù hợp với thông lệ quốc tế...
4. Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực hệ thống chính trị.
- Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai
trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của nhà nước, phát huy vai trò làm chủ
của nhân dân trong hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN
- Phát huy sức mạnh về trí tuệ, nguồn lực và sự đồng thuận của toàn dân tộc -> nâng
cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò của nhà nước và nhân dân. Câu 11:
Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường
1. Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
- Người lao động: là người có đủ thể lực, có khả năng lao động, khi họ bán sức lao
động sẽ nhận được tiền lương tiền công và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
- Người sử dụng lao động: là chủ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, là những người trả
tiền cho những người lao động.
Sự thống nhất về lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động thể
hiện: néu người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động kinh tế trong điều kiện bình
thường họ sẽ thu được lợi nhuận, thực hiện được lợi íchkinh tế của mình; đồng thời,
họ sẽ tiếp tục sử dụng lao động nên người lao động cũng thực hiện được lợi ích kinh
tế của mình vì có việc làm, nhận được tiền lương.
-> Để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, người lao động và người sử dụng lao động đã
thành lập các tổ chức riêng. Công đoàn là tổ chức quan trọng nhất bảo vệ quyền lợi
người lao động. Trong xã hội hiện đại, đấu tranh giữa các bên cân phải tuân thủ các
quy định của pháp luật.
2. Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.
- Những người sử dụng lao động có quan hệ lợi ích kinh tế chặt chẽ với nhau.Trong
cơ ché thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ của
nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ.
- Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liênkết
chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Quan hệ chặt chẽ về lợi ích kinh tế giữa những
người sử dụng lao động làm cho họ trở thành đội ngũ doanh nhân. Trong cơ chế
thị trường, đội ngũ này đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội nên
cần được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
==> Quan hệ đó được biểu hiện ra thành lợi nhuận bình quân mà họ nhận được, họ tham
gia vào đội ngũ danh nhân để đảm bảo lợi ích của họ.
3. Quan hệ lợi ích giữa những người lao động.
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao dộng. Để thực hiện lợi ích
kinh tế của mình, người lao động không chỉ phải quan hệ với người sử dụng lao dộng, mà
còn phải quan hệ với nhau. Nêu có nhiều người bán sức lao động, người lao động phải
cạnh tranh với nhau. Hậu quả là tiền lương của người lao động bị giảm xuồng, một bộ
phận người lao động bị sa thải.
->> Để hạn chế mâu thuẫn lợi ích kinh tế trong nội bộ, đặc trưng với những người sử
dụng lao động, những người lao động đã thành lập tổ chức riêng. Sự đoàn kết, giúp đỡ
lẫn nhau giữa những người lao động trong giải quyết các mối quan hệ là rất cần thiết
nhưng phải dựa trên các quy định của pháp luật.
4. Quan hệ giữa lợi ích các nhân, lợi ích nhóm, lợi ích xã hội.
Trong cơ chế thị trường, cá nhân tồn tại dưới nhiều hình thức. Người lao động, người sử
dụng lao động là thành viên của xã hội nên mỗi người đều cólợi ích cá nhân và có quan
hệ chặt chẽ với lợi ích xã hội. Nếu người lao độngvà người sử dụng lao động làm việc
theo đúng các quy định của pháp luật vàthực hiện được các lợi ích kinh tế của mình, họ
đã góp phàn phát triển nền kinh tế, thực hiện lợi ích kinh tế của xã hội. Khi lợi ích kinh tế
của xã hội dược thực hiện, xã hội phát triển sẽ tạo lập môi trường thuận lợi để người lao
động và người sử dụng lao động thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế của mình.
+ Lợi ích cá nhân là lợi ích của 1 thành viên trong xã hội khi tham gia vào hoạt động kinh tế
+ Lợi ích nhóm: Là lợi ích của các cá nhân của tổ chức hoạt động trong cùngngành cùng
lĩnh vực có sự liên kết với nhau để thể hiện tốt lợi ích riêng
+ Lợi ích xã hội: Là tổng các lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân được thực hiệnsẽ làm phát
triển nền kinh tế thực hiện được lợi ích kinh tế của xã hội. Câu 12:
Các cuộc cách mạng công nghiệp đã mang lại những bước đột phá, những thay đổi
lớn lao cho nhân loại. Ảnh hưởng trực tiếp, mang lại những lợi ích cho kinh tế, văn hóa,
xã hội. Giúp cho xã hội ngày càng đi lên
1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được bắt đầu vào khoảng những năm 1784
đến năm 1840. Đây là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, được xuất phát điểm
từ Anh sau đó lan ra Châu Âu, Hoa kỳ và toàn thế giới.
Ở thời kỳ này nên kinh tế các nước thô sơ, quy mô nhỏ tất cả đều phải phụ thuộc vào sức
lao động. Chính vì thế cuộc cách mạng thứ nhất ra đời chế tạo ra các loại cơ khí máy móc
chạy bằng hơi nước và sức nước, quy mô lớn. Thay thế nguồn lao động và tăng sản lượng
sản xuất. Cuộc cách mạng chia thành 3 sự kiện:
Ngành dệt may: Vào năm 1784 Janes Watt- phụ tá thí nghiệm của một trường đại
học phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này mà máy dệt có thể đặt khắp
mọi nơi. Đến năm 1785 linh mục Edmund Cartwright phát minh ra một loại máy
dệt vải, đóng vai trò quan trọng trong ngành dệt, công suất tăng lên tới 40 lần.
Ngành luyện kim : Henry Cort vào năm 1784 đã tạo ra cách luyện sắt đời đầu đáp
ứng được chất lượng của sắt nhưng không đáp ứng được độ bền. Thế nên Henry
Bessemer đã phát minh ra lò cao dùng để luyện gang thành thép. Khắc phục được
nhược điểm của các đời máy trước.
Ngành giao thông vận tải: Dựa bằng hơi nước năm 1804 William Murdoch đã
chế tạo ra chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu
thủy chạy bằng hơi nước và thay thế cho những mái chèo, cánh buồm
Sự thay đổi này đã mang lại cho nền kinh tế các nước sự đột phá không ngưng, hạn chế
được lao động, tăng năng suất sản xuất, tạo thuận lợi cho các ngành chế tạo máy móc
phục vụ cho các ngành sản xuất.
2. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai được diễn ra từ năm 1871- 1914. Đặc trưng của
cuộc cách mạng này là sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của dây chuyền sản xuất
hàng loạt quy mô lớn. Phát triển các ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép,…
Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện-
cơ khí sang tự động hóa cục bố trong sản xuất:
Nhiều sáng chế đã được phát minh và cái thiện, bao gồm in ấn và động cơ hơi nước.
Truyền thông: Một trong những phát minh cốt cán nhất trong việc truyền bá ý
tưởng là in ấn tang quay dẫn động bằng hơi nước. Là bước đầu tiên dẫn đến phát
minh ra máy sản xuất giấy cuộn từ đầu thế ký 19.
Động cơ: Ở cuộc công nghiệp này, động cơ đốt thịnh hàng ở các nước công
nghiệp phát triển, cùng trao đổi và bàn luận. Như: động cơ đốt trong chạy trên khí
than đá đầu tiên bởi Entienne Lenoir; Sau đó Henry Ford đã chế tạo ra ô tô với
động cơ đốt trong; Joseph Day tạo ra động cơ xăng hai kỳ, trở thành nguồn năng
lượng tin cậy “ nguồn năng lượng của người nghèo”
3. Cuộc cách mạng công nghệ thứ ba
Cuộc cách mạng công nghệ thứ ba hay còn gọi là cuộc cách mạng kỹ thuật số
( Digital Revolution). Đây là cuộc cách mạng quan trọng trong các cuộc cách mạng công
nghiệp vì đã mở ra kỷ nguyên công nghệ thông tin. Sử dụng phổ biến máy tính kỹ thuật
số và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật số.
Trọng tâm của cuộc cách mạng này là sản xuất hàng loạt và sử dụng logic kỹ thuật số,
MOSFET và chip mạch tích hợp, các công nghệ dẫn xuất bao gồm: máy tính, bộ vi xử lý,
điện thoại di động kỹ thuật số và internet.
Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã chuyển đổi công nghệ analogue sang định dạng kỹ
thuật số. Truyền thông kỹ thuật số được áp dụng rộng rãi sau khi phát minh ra máy tính
cá nhân. Sự thay đổi được cải cách dần qua các thập niên Thập niên 70:
- Vào những năm 1970, máy tính gia đình, máy tính chia sẻ thời gian, máy chơi trò
chơi điện tử và thời kỳ hoàng kim của trò chơi điện tử arcade được ra đời.
- Một phát triển quan trọng trong công nghệ là kỹ thuật nén. Ban đầu dự định dùng
để nén hình ảnh, sau này trở thành nền tảng cho cuộc cách mạng kỹ thuật số. Thập niên 80:
- Ở thập niên 80, máy tính được sử dụng rộng rãi trong trường học, doanh nghiệp,
nhà máy,.. Máy rút tiền tự động, robot công nghiệp, CGI, nhạc điện tử,… đã trở
thành chủ nghĩa tư tưởng của thập niên này.
- Vào năm 1983, Motorola đã tạo ra chiếc điện thoại di động đầu tiên. Tuy nhiên
đến năm 1991 khi mạng 2G bắt đầu được sử dụng tại Phần Lan thì mô hình này mới được bán chạy.
- Từ đó các loại máy ảnh kỹ thuật số, mực kỹ thuật số,… cũng được phát minh Thập niên 90:
- Vào năm 1990, world cup công chiếu với truyền hình kỹ thuật số với độ phân giải cao ( còn gọi là HDTV).
- World Wide Web được công khai truy cập vào năm 1991, trước đó chỉ dành cho
chính phủ và các trường đại học. Đến năm 1993 thì Mosaic ra đời, trình duyệt web
đầu tiên có khả năng hiển thị hình ảnh.
- Đến năm 1996 internet mở rộng trở thành một phần của văn hóa đại chúng. Thập niên 20:
- Điện thoại di động trở nên phổ biến, được sử dụng rộng rãi. Với thêm nhiều tính
năng mới như: các trò chơi điện tử, nghe gọi, và nhắn tin,… Cuộc cách mạng kỹ
thuật số đã lan rộng ra toàn cầu
- Năm 2002, Việt Nam đã kết nối internet dial-up và được nhiều người yêu thích. Thập niên 21:
Vào năm 2012, hơn 2 tỷ người đã sử dụng mạng internet, điện toán đám mây trở
thành xu hướng dẫn đầu.
4. Cuộc cách mạng công nghệ thứ tư
Đây là cuộc cách mạng cuối cùng trong các cuộc cách mạng công nghiệp đã trải
qua trong các thập kỷ. Cuộc cách mạng công nghệ thứ 4 còn được gọi là cuộc công nghệ
4.0 hoàn toàn tập trung vào công nghệ kỹ thuật số, kết nối vạn vật thông qua internet.
Làm nên các sản phẩm, các chuỗi cung ứng, các nhà máy trở nên thông minh hơn. Đáp
ứng các hệ thống sản xuất và nhu cầu khách hàng. Kỷ nguyên này được đánh dấu bằng
hàng loạt phát minh được ra đời: robotics, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, máy tính
lượng tử, công nghệ sinh học, internet vạn vật,…
Một số phát minh, giúp các doanh nghiệp thay đổi mô hình kinh doanh thành kinh doanh 4.0:
Big Data( dữ liệu lớn): Cho phép thu thâp, lưu giữ lượng dữ liệu khổng lồ. Giúp
doanh nghiệp nắm giữ được toàn bộ thông tin khách hàng, sử dụng đưa ra chiến
lược cho từng giai đoạn.
Internet of thing ( vạn vật kết nối ): Là sự kết hợp của internet, công nghệ vi cơ
điện tử và công nghệ không dây.
Cloud ( điện toán đám mây): Cho phép người dùng sử dụng dịch vụ lưu trữ
thông tin nhờ các nhà cung cấp như Facebook, youtube,…
Trí tuệ nhân tạo ( AI): Ai tạo ra những cỗ máy thông minh, hoạt động và phản
ứng như con người. Có thể nhận dạng được giọng nói, học tập, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề
In 3D: là sản xuất phụ gia, cho phép tạo ra các mô hình 3D vật lý của các đối tượng.
Augmented Reality (AR): là sự kết hợp giữa âm thanh,văn bản và màn hình tạo
ra hiệu ứng với trải nghiệm thế giới thực của người dùng.
Tự động quy trình robotic (RPA): là quy trình tự động hóa các hoạt động kinh
doanh thông thường với các robot phần mềm được đào tạo bởi AI. Robot thay thế
con người xử lý giao dịch, quản lý các công nghệ thông tin. Câu 13: Khái niệm:
- Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các hoạt
động sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một
cách phổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí.
- Hiện đại hóa được hiểu là quá trình ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học
và công nghệ tiên tiến, hiện đại đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và
quản lý kinh tế xã hội.
Do đó, công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện
các hoạt động kinh tế và kinh tế – xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang
sử dụng lao động phổ thông cũng như công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến,
hiện đại để tạo ra năng suất lao động xã hội lớn.
Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa hiện đại hóa:
- Công nghiệp hóa, hiện đại trong sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất:
o Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội nhờ chuyển nền kinh tế từ chỗ
dựa trên kỹ thuật thủ công sang nền kinh tế dựa vào kỹ thuật cơ khí thủ công.
o Đồng thời chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công
nghiệp. Nếu áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào những
ngành trong nền kinh tế quốc dân thì những thành tựu này được kết nối, gắn
liền với quá trình hiện đại hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Củng cố và làm tăng cường các địa vị lãnh đạo trong quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa. Đồng thời, hướng tới việc xác lập địa vị thống trị trong các mối quan hệ sản
xuất xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại và đạt hiệu quả cao:
o Cơ cấu kinh tế chính là tổng thể hữu cơ giữa các thành phần kinh tế. Có hai
loại cơ cấu kinh tế là cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế.
Trong khi đó cơ cấu của ngành kinh tế sẽ đóng vai trò trung tâm quan trọng và cốt lõi nhất.
o Cơ cấu lao động cũng sẽ được chuyển dịch theo hướng gắn với phát triển
kinh tế tri thức. Đây là một trong những tiền đề làm chi phối theo xu hướng
chuyển dịch cơ cấu lao động từng thời kỳ ở nước ta.
o Tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nghĩa là chuyển dịch
cơ cấu, cấu trúc của nền kinh tế kém hiệu quả, bị tụt hậu theo hướng nền
kinh tế hiện đạo và hiệu quả hơn.
o Xu hướng của sự chuyển dịch, thay đổi này là hướng từ một nền cơ cấu
kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và sau
đó phát triển thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ.
Những mặt hạn chế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm chưa tạo được chuyển biến căn bản về mô hình tăng
trưởng, năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao.
- Đổi mới giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động
lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Năng lực trình độ công nghệ của
nền kinh tế còn thấp. Lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường chưa có nhiều
đột phá, hiệu quả chưa cao.
- Văn hóa chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị. Chưa thực sự
trở thành nguồn lực, động lực nội dung của sự phát triển bền vững. Môi trường
văn hóa xã hội tiếp tục bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực.
- Năm 2020, nước ta chưa cơ bản trở thành nước công nghiệp. Do vậy, cần phải
tổng kết sâu sắc 25 năm thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa –
nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của nước ta. Trên cơ
sở nhận thức đầy đủ sâu sắc quan niệm hiện đại, vị trí, tầm quan trọng của nhiệm
vụ trung tâm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thời kỳ phát triển mới
của nước ta từ 2020 đến 2045 để đưa nội dung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa vào chủ đề của Báo cáo chính trị và trong phần tầm nhìn và định hướng phát triển.
- Mục quan điểm chỉ đạo cần trình bày quan niệm hiện đại của Đảng ta về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong mục định hướng phát triển đất nước giai đoạn
2021 – 2031 cần xác định mục tiêu, nội dung công nghiệp hóa hiện đại hóa trong
chiến lược kinh tế xã hội 10 năm. Câu 14:
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển
của quá trình tự do hóa thương mại và xu hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc gia.
Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu như: Đàm phán cắt giảm
các hàng rào thuế quan; Đàm phán cắt giảm các hàng rào phi thuế quan; Giảm thiểu các
hạn chế đối với hoạt động dịch vụ; Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động đầu tư quốc
tế; Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động dĩ chuyển sức lao động quốc tế; Điều chỉnh
các công cụ, quy định của chính sách thương mại quốc tế khác.
1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
Thực chất của hội nhập kinh tế quốc tế là việc thực hiện quá trình quốc tế hóa kinh tế
trên cơ sở các nước tự nguyện tham gia và chấp nhận thực hiện những điều khoản,
nguyên tắc đã được thoả thuận thống nhất trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
Việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc te đem lại nhiều tác động tích cực
cho các quốc gia tham gia, tuy nhiên nó cũng đưa lại không ít tác động tiêu cực.
1.1 Tác động tích cực
- Trên cơ sở các hiệp định đã kí kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học kĩ
thuật, văn hóa, xã hội... được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên; từng quốc gia
thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác toi ưu lợi thế quốc gia trong phân
công lao động quốc tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu
theo hướng hiệu quả hơn; tạo điều kiện và tăng cường phát triển các quan hệ thương mại
và thu hútđầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.
- Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong việc
phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy việc tạo
dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương.
- Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn lực phát
triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội.
- Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới
cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến.
- Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế giới
mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn định và phát
triển ở phạm vi khu vực và thế giới.
- Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với luật
pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2 Tác động tiêu cực
- Tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các thành viên khi tham gia hội nhập, khiến nhiều
doanh nghiệp, ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản.
- Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường khu vực và thế giới.
Điều này khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay khu vực.
- Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nguy cơ trở thành “bãi rác” công
nghiệp của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước theo quan niệm truyền thống.
- Làm tăng nguy cơ bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn át bởi văn hóa nước ngoài.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng tình trạng khủng
bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân, nhập cư bất hợp pháp.
- Hội nhập không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và nhóm nước
khác nhau trong xã hội. Do đó, dễ làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tụt hậu giữa các
quốc gia hay tầng lớp dân cư trong xã hội. Câu 15:
Giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế
1. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế
- Các bộ, ngành và cơ quan liên quan tập trung nghiên cứu các vấn đề mang tính chiến
lược về hội nhập kinh tế quốc tế để làm cơ sở tham mưu,tư vấn cho Chính phủ trong quá
trình hoạch định chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và tham mưu chính sách về hội nhập quốc tế và
hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có tác
động đến Việt Nam, các xu thế phát triển, các sáng kiến mới, chính sách và kinh nghiệm
của các nước thực thi hiệu quả cam kết hội nhập.
- Tăng cường nghiên cứu, cảnh báo, phổ biến về các biện pháp kỹ thuật của các nước cho
các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có liên quan để chủ động đối phó với các rào
cản kỹ thuật; chủ trì, phối hợp với các cơquan liên quan nghiên cứu, xem xét xây dựng
các biện pháp kỹ thuật của Việt Nam phù hợp với các cam kết về hàng rào kỹ thuật trong
thương mạicủa Việt Nam trong các FTA thế hệ mới.
2. Tổ chức thực thi hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế
- Phát huy vai trò của Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế trong việc phối hợp các ngành
- Tăng cường hơn nữa việc kết nối, điều hành tập trung, thống nhất giữa hoạch định chiến
lược hội nhập kinh tế quốc tế với triển khai đàm phán và thực thi các cam kết hội nhập
- Đôn đốc và giám sát các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực thi hiệu quả các cam kết
hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện và khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực
3. Mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam
- Tăng cường phối hợp các bộ, ngành, cơ quan liên quan xử lý những vấn đề còn tồn tại
để sớm tiến tới ký và phê chuẩn FTA Việt Nam - EU; Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
- Xây dựng phương án hợp lý để hoàn thiện việc đàm phán và ký kết các FTA đang triển
khai, chủ động nghiên cứu, đánh giá khả năng tham gia các FTA với các đối tác mới
nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.
4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, hỗ trợ doanh nghiệp
- Trong hội nhập, doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt, trong đó khu vực doanh nghiệp tư
nhân có vai trò quan trọng, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
- Các bộ, ngành, địa phương cần triển khai các biện pháp đồng hành, hỗ trợ và kịp thời
lắng nghe ý kiến và phản hồi của các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách, vướng mắc
trong hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình đàm phán, thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA)
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan để góp phần cải
thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.