Đề cương ôn tập thi nguồn Phương 22304356 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Đề cương ôn tập thi nguồn Phương 22304356 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
---------------------------
BÀI TIỂU LUẬN MÔN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN:
NGUYỄN ĐIỀN THANH PHƯƠNG
số SV: 22304356
Ngành : Quản trị kinh doanh
Lớp MH: 1007 Pháp luật đại cương
Giảng viên phụ trách lớp:
Trần Ngọc N Trân
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 05m 2024
2
MỤC LỤC
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết bài tiểu luận của tôi bảo đảm được bảo mật, tuyệt đối không chia sẻ bài
cho sinh viên khác. Kết quả bài tiểu luận của tôi do tôi tự thực hiện dựa trên bài giảng,
powerpoint, các thông tin từ giảng viên và tham khảo từ các nguồn trích dẫn trong bài....
Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong bài tiểu luận đã được chỉ
nguồn gốc.
Sinh viên thực hiện bài tiểu luận
(Ký và ghi rõ họ tên)
4
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin cám ơn Trường Đại học Hoa Sen đã tạo cơ hội cho em và tất cả
các bạn sinh viên ở khắp nơi có thể tiếp cận đến nền giáo dục hiện đại và đầy nhân văn n
m nay. Cám ơn các thầy cô bộ phận hỗ trợ học tập và đặc biệt hơn hết là cám ơn Giảng
viên bộ môn Pháp Luật Đại Cương, cô Trần Ngọc Nhã Trân đã tận tình truyền đạt kiến thức
và hỗ trợ em trong quá tnh học tập xuyên suốt học kỳ vừa qua. Nhờ có sự tận tâm trong quá
trình giảng dạy của cố mà em mới có thể hoàn thành được i tiểu luận này. Tuy đã rất cố
gắng để hoàn thành bài tiểu luận này nhưng em nghĩ khó có thể trách các sai sót không đáng
có, em mong được sự nhận xét và góp ý từ cô để có thể ngày càng hoàn thiện kiến thức của
bản thân.
Một lần nữa, em xin cảm ơn thầy!
5
LỜI MỞ ĐẦU
Để xã hội có được sự ổn định và phát triển một cách chuẩn mực như ngày hôm nay
nhờ vào lợi ích lớn của hệ thống pháp luật. Pháp luật không chỉ giúp các tổ chức,
nhân trong hội một đường lối phát triển vững vàng, minh bạch còn giúp hoàn
thiện các chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống trong các hoạt động kinh doanh. Pháp
luật đã hình thành từ rất lâu, và chúng luôn được cập nhật, đổi mới, hoàn thiện liên tục để
phù hợp với sự phát triển của hội nhằm mang lại một hội văn minh, tân tiến, an
toàn hiệu quả. Do đó sự am hiểu pháp luật cùng cần thiết, không chỉ với những
người làm việc trong lĩnh vực pháp luật, nhà nước phải toàn bộ người dân cùng
chung sống trong một phạm vi khu vực đó. Tìm hiểu về pháp luật giúp chúng ta hiểu
hơn về tính hệ thống ý nghĩa của nó, hiểu được do sao được tạo ra lợi
ích tích cực mà pháp luật mang lại có liên quan như thế nào đến cuộc sống của chúng ta.
Đó là lý do mà em chọn chủ đề “Bản chất và vai trò của pháp luật”.
6
I. Tổng quan về Pháp luật
1. Định nghĩa của Pháp luật
Theo quan điểm phổ biến của khoa học pháp Việt Nam thì Pháp luật hệ thống
các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) để điều chỉnh các mối
quan hệ hội phù hợp với ý chỉ của giai cấp thống trị được nhà nước đảm bảo thực
hiện. pháp luật được nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) nên thể hiện được ý c
của giai cấp thống trị. Từ xa xưa, hệ thống pháp luật đã được giai cấp thống trị sinh ra
nhằm điều hành quản một cách chặt chẽ hiệu quả hơn. Các chủ thể được điều
chỉnh là hành vi của con người trong một xã hội chịu sự quản lý của giai cấp thống trị đó.
Nhờ có pháp luật mà những con người trong xã hội đó biết mình phải làm gì, biết làm gì,
thể làm không thể làm gì. pháp luật được xây dựng dựa trên những chuẩn
mực chung của hội nên việc tuân theo pháp luật điều không quá khó với hầu hết
người dân.
2. Các thuộc tính của pháp luật
II. Bản chất của pháp luật
1. Tính xã hội của pháp luật
Nhà nước có tính xã hội với hình ảnh là tổ chức công quyền đại diện cho xã hội, khi
áp dụng pháp luật để phục vụ cho mục đích của mình thì nhà nước cũng mang đến những
lợi ích cho xã hội. Vì nhà nước là cơ quan cầm quyền tối cao nhất, nên một hệ thống pháp
luật chặt chẽ sẽ tiền đề để nhà nước điều hành quản hội một cách công bằng,
dân chủ văn minh. Tính hội của pháp luật còn được thể hiện qua việc chọn lọc tự
nhiên trong hội. Chỉ những quy phạm pháp luật phù hợp với hội hiện đại
được xã hội công nhận thì mới được giữ lại để áp dụng. Ngoài ra, giá trịhội của pháp
luật còn được tìm thấy việc thể dùng để đo hành vi của con người, công cụ để
nhận thức xã hội và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
2. Tính giai cấp của pháp luật
Pháp luật mang tính chất của giai cấp, được nhà nước tạo ra nhằm quản điều
7
chỉnh hành vi của con người để đạt những chuẩn mực chung. Từ thời xa xưa giai cấp chủ
cầm quyền đã biết sử dụng pháp luật để thể hiện quyền lực của mình đối với giai cấp
lệ. Pháp luật được đặt ra để một bên điều hành một bên tuân theo. Trong
hội hiện đại ngày nay, pháp luật công cụ của nhà nước dùng để thể hiện một quy tắc,
một ý chí chung được xã hội cùng công nhận và thống nhất áp dụng theo.
III. Vai trò của pháp luật
Pháp luật rất nhiều vai trò khác nhau trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị,
tưởng, văn hóa…Cụ thể hơn vai trò của pháp luật được đề cập theo từng loại chủ thể
như cá nhân, tổ chức, nhà nước…Vì vậy có thể thấy vai trò của pháp của pháp luật có thể
được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau từ khái quát đến chi tiết cụ thể và ở nhiều mức
độ và khía cạnh. Do đó, để hiểu được vai trò của pháp luật một cách khái quát và sâu sắc
hơn cần phải xem xét phát luật trong từng mối quan hệ cụ thể giữa với sự vật, hiện
tượng khác.
1. Vai trò của pháp luật đối với xã hội
Ngày ngay, pháp luật được xem tài sản chung cùng quý giá của hội là loại
quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng cùng cần thiết trong đời sống hàng ngày. Mặc
khác, pháp luật tài sản riêng của nhà nước, công cụ để nhà nước quản hội.
Đối với đời sống xã hội pháp luật có những vai trò cụ thể sau đây:
a. Pháp luật là công cụ điều phối và hình thành sự phát triển của các mối quan hệ xã
hội.
Pháp luật không sinh ra các mối quan hệ hội pháp luật công cụ để định
hướng các mối quan hệ pháp triển đúng cách. Pháp luật khuôn mẫu được định ra sẵn
để giúp con người định hướng làm theo những điều đúng đắn. Nhờ pháp luật
con người nhận thức được hành vi nào là đúng và hành vi nào là trái pháp luật từ đó tăng
cường các xu hướng phát triển tốt của các mối quan hệ hội loại bỏ, ngăn chặn các
mối quan hệ xấu ra khỏi xã hội. Nhờ đó những yếu tố mới, những mối quan hệ mới ngày
càng phát triển tích cực và tiến bộ.
8
b. Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn xã hội
Một xã hội được xem là an toàn khi con người sống trong xã hội đó được yên bình,
ấm no, hạnh phúc.An toàn là một trong những yếu tố quan trong, nó được xem là tiền đề,
mục tiêu cho việc xây dựng, phát triển hội. Tuy nhiên, vấn đề an toàn của một
hội sẽ bị đe dọa bởi nhiều yếu yếu tố khác nhau. những yếu tố không kiểm soát được
như thiên tai, thảm họa,… Và những yếu tố kiểm soát được thông thường là những yếu tố
xuất phát từ con người như: đạo đức, lòng tham, sự kém hiểu biết, thái độ ứng xử không
phù hợp trong các môi quan hệ,…Do đó, pháp luật như một công cụ để kiểm soát
những yếu tố xuất phát từ con người. Pháp luật sẽ ngăn cấm những hành vi gây mất trật
tự an toàn xã hội, những hành vi trái đạo đức, loại trừ nhũng mối quan hệ độc hại ra
ngoài hội bằng những hình thức trừng phạt được pháp luật quy định sẵn. Nhằm đảm
bảo cơ chế trật tự, an ninh và an toàn xã hội.
c. Pháp luật là cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong xã hội
Trong hội, cũng như cuộc sống hàng ngày đặc biệt hội ngày càng phát
triển thì việc tranh chấp, xung đột sẽ ngày càng nhiều hơn. Pháp luật đóng vai trò
thước đo cũng sở căn cứ để nhận định đúng sai giúp giải quyết các tranh chấp
trong xã hội. Pháp luật quy định các thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các xung
đột, tranh chấp trong xã hội. Pháp luật là chuẩn mực chung của xã hội căn cứ vào để giải
quyết các vấn đề tranh chấp.
d. Pháp luật được sinh ra để bảo vệ quyền con người
Quyền con người điều mà được cả thế giới công nhận trong hội hiện đại ngày
nay. Do đó sự hình thành của pháp luật cũng để bảo vệ sự an toàn phát triển toàn
diện của con người. Trong hệ thống pháp luật đều những nội dung chỉ ra những
điều không được xâm phạm đến người khác, kể cả dùng ngôn từ, cử chỉ hay hành động
sai trái. Pháp luật còn nêu những hình phạt cụ thể nhằm răn đe những hành vi sai trái
và từ đó có thể bảo vệ quyền con người hiệu quả hơn.
9
e. Pháp luật mang lại sự công bằng, bình đẳng
pháp luật mang phạm vi áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ, đất nước khu vực đó,
áp dụng cho mọi người dân, tầng lớp nên điều đó tạo nên một môi trường bình đẳng.
Bình đẳng ở đây vừa mang ý nghĩa tích cực vừa mang ý nghĩa tiêu cực. Nếu ai đó bị xâm
phạm, họ đều sẽ được đền bù những quyền lợi như nhau; mặt khác nếu ai đó vi phạm thì
họ sẽ đều bị áp dụng hình phạt như nhau, không phân biệt màu da, giới tính, tôn giáo, vị
trí địa lý hay dân tộc. Pháp luật còn là công cụ để ghi nhận những công lao, giá trị mà con
người tạo ra, từ đó trở thành nguồn động lực để những nhân năng lực mong muốn
đóng góp công sức nhiều hơn cho xã hội, cho đất nước.
f. Vai trò giáo dục của pháp luật
Pháp luật được truyền đạt giảng dạy cho mọi tầng lớp người dân ngay từ những
độ tuổi rất nhỏ. dụ như việc khi một em được ba mẹ đưa đến trường, nếu gặp tín
hiệu đèn giao thông sẽ được ba mẹ hướng dẫn lý do sao chúng màu sắc như thế
hành động tương ứng với từng màu sắc. Bởi trẻ nhỏ là những nhân rất tò mò nên việc
mong muốn được tiếp thu của chúng rất cao. Khi lớn lên bước vào ghế nhà trường,
các chương trình giảng dạy sẽ lồng ghép kiến thức pháp luật vào sách vở để các em quen
dần tự hình thành ý thức. Pháp luật hình thành nên ý thức tự giác của mỗi con người
khi hiểu được điều được làm và không được làm. Không chỉ giáo dục về các khía cạnh cá
nhân, pháp luật còn hướng con người đến với những giá trị mang tính hội hơn, biết
quan tâm đến mọi người hơn chứ không phải chỉ cần quan tâm đến mình là được. dụ:
theo Điều 132 Bộ luật hình sự 2015 quy định người nào thấy người khác đang trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy điều kiện không cứu dẫn đến hậu quả người
đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạttừ 03
tháng đến 02 năm.
IV. PHẦN KẾT LUẬN
Nói đến pháp luật, lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến những từ khóa như ”khô khan,
máy móc, khó hiểu” trong khi họ đang sống trong một xã hội bình đẳng, an toàn, tân tiến
nhờ có pháp luật. Nhờ pháp luật, con người ngày càng tiến bộ hoàn thiện bản thân
hơn. Một nhân trở nên tốt hơn chưa hẳn sẽ tạo nên một điều tích cực đáng kể, nhưng
10
nếu số lượng người hiểu tuân theo pháp luật ngày càng nhiều thì điều đó sẽ tạo nên
một cơn sóng lan truyền những giá trị tích cực. Hệ thống pháp luật được sinh ta không
phải để gây khó dễ hay mang tính ép buộc, mà nó mang một ý nghĩa thông suốt từ trung
ương đến địa phương, từ nhà nước đến người dân, tất cả đều hiểu giá trị pháp luật
mang lại.
| 1/14

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN --------------------------- BÀI TIỂU LUẬN MÔN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN:
NGUYỄN ĐIỀN THANH PHƯƠNG Mã số SV: 22304356
Ngành : Quản trị kinh doanh
Lớp MH: 1007 Pháp luật đại cương
Giảng viên phụ trách lớp: Trần Ngọc Nhã Trân
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 05 năm 2024 2 MỤC LỤC 3 LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết bài tiểu luận của tôi bảo đảm được bảo mật, tuyệt đối không chia sẻ bài
cho sinh viên khác. Kết quả bài tiểu luận của tôi do tôi tự thực hiện dựa trên bài giảng,
powerpoint, các thông tin từ giảng viên và tham khảo từ các nguồn trích dẫn trong bài....
Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong bài tiểu luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Sinh viên thực hiện bài tiểu luận
(Ký và ghi rõ họ tên) 4 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin cám ơn Trường Đại học Hoa Sen đã tạo cơ hội cho em và tất cả
các bạn sinh viên ở khắp nơi có thể tiếp cận đến nền giáo dục hiện đại và đầy nhân văn như
hôm nay. Cám ơn các thầy cô bộ phận hỗ trợ học tập và đặc biệt hơn hết là cám ơn Giảng
viên bộ môn Pháp Luật Đại Cương, cô Trần Ngọc Nhã Trân đã tận tình truyền đạt kiến thức
và hỗ trợ em trong quá trình học tập xuyên suốt học kỳ vừa qua. Nhờ có sự tận tâm trong quá
trình giảng dạy của cố mà em mới có thể hoàn thành được bài tiểu luận này. Tuy đã rất cố
gắng để hoàn thành bài tiểu luận này nhưng em nghĩ khó có thể trách các sai sót không đáng
có, em mong được sự nhận xét và góp ý từ cô để có thể ngày càng hoàn thiện kiến thức của bản thân.
Một lần nữa, em xin cảm ơn thầy cô ! 5 LỜI MỞ ĐẦU
Để xã hội có được sự ổn định và phát triển một cách chuẩn mực như ngày hôm nay
là nhờ vào lợi ích lớn của hệ thống pháp luật. Pháp luật không chỉ giúp các tổ chức, cá
nhân trong xã hội có một đường lối phát triển vững vàng, minh bạch mà còn giúp hoàn
thiện các chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống và trong các hoạt động kinh doanh. Pháp
luật đã hình thành từ rất lâu, và chúng luôn được cập nhật, đổi mới, hoàn thiện liên tục để
phù hợp với sự phát triển của xã hội nhằm mang lại một xã hội văn minh, tân tiến, an
toàn và hiệu quả. Do đó sự am hiểu pháp luật là vô cùng cần thiết, không chỉ với những
người làm việc trong lĩnh vực pháp luật, nhà nước mà phải là toàn bộ người dân cùng
chung sống trong một phạm vi khu vực đó. Tìm hiểu về pháp luật giúp chúng ta hiểu rõ
hơn về tính hệ thống và ý nghĩa của nó, hiểu rõ được lý do vì sao nó được tạo ra và lợi
ích tích cực mà pháp luật mang lại có liên quan như thế nào đến cuộc sống của chúng ta.
Đó là lý do mà em chọn chủ đề “Bản chất và vai trò của pháp luật”. 6
I. Tổng quan về Pháp luật
1. Định nghĩa của Pháp luật
Theo quan điểm phổ biến của khoa học pháp lý Việt Nam thì Pháp luật là hệ thống
các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) để điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội phù hợp với ý chỉ của giai cấp thống trị và được nhà nước đảm bảo thực
hiện. Vì pháp luật được nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) nên nó thể hiện được ý chí
của giai cấp thống trị. Từ xa xưa, hệ thống pháp luật đã được giai cấp thống trị sinh ra
nhằm điều hành và quản lý một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn. Các chủ thể được điều
chỉnh là hành vi của con người trong một xã hội chịu sự quản lý của giai cấp thống trị đó.
Nhờ có pháp luật mà những con người trong xã hội đó biết mình phải làm gì, biết làm gì,
có thể làm gì và không thể làm gì. Vì pháp luật được xây dựng dựa trên những chuẩn
mực chung của xã hội nên việc tuân theo pháp luật là điều không quá khó với hầu hết người dân.
2. Các thuộc tính của pháp luật
II. Bản chất của pháp luật
1. Tính xã hội của pháp luật
Nhà nước có tính xã hội với hình ảnh là tổ chức công quyền đại diện cho xã hội, khi
áp dụng pháp luật để phục vụ cho mục đích của mình thì nhà nước cũng mang đến những
lợi ích cho xã hội. Vì nhà nước là cơ quan cầm quyền tối cao nhất, nên một hệ thống pháp
luật chặt chẽ sẽ là tiền đề để nhà nước điều hành và quản lý xã hội một cách công bằng,
dân chủ và văn minh. Tính xã hội của pháp luật còn được thể hiện qua việc chọn lọc tự
nhiên trong xã hội. Chỉ có những quy phạm pháp luật phù hợp với xã hội hiện đại và
được xã hội công nhận thì mới được giữ lại để áp dụng. Ngoài ra, giá trị xã hội của pháp
luật còn được tìm thấy ở việc có thể dùng để đo hành vi của con người, là công cụ để
nhận thức xã hội và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
2. Tính giai cấp của pháp luật
Pháp luật mang tính chất của giai cấp, được nhà nước tạo ra nhằm quản lý và điều 7
chỉnh hành vi của con người để đạt những chuẩn mực chung. Từ thời xa xưa giai cấp chủ
nô cầm quyền đã biết sử dụng pháp luật để thể hiện quyền lực của mình đối với giai cấp
nô lệ. Pháp luật được đặt ra để một bên là điều hành và một bên là tuân theo. Trong xã
hội hiện đại ngày nay, pháp luật là công cụ của nhà nước dùng để thể hiện một quy tắc,
một ý chí chung được xã hội cùng công nhận và thống nhất áp dụng theo.
III. Vai trò của pháp luật
Pháp luật có rất nhiều vai trò khác nhau trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị,
tư tưởng, văn hóa…Cụ thể hơn vai trò của pháp luật được đề cập theo từng loại chủ thể
như cá nhân, tổ chức, nhà nước…Vì vậy có thể thấy vai trò của pháp của pháp luật có thể
được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau từ khái quát đến chi tiết cụ thể và ở nhiều mức
độ và khía cạnh. Do đó, để hiểu được vai trò của pháp luật một cách khái quát và sâu sắc
hơn cần phải xem xét phát luật trong từng mối quan hệ cụ thể giữa nó với sự vật, hiện tượng khác.
1. Vai trò của pháp luật đối với xã hội
Ngày ngay, pháp luật được xem là tài sản chung vô cùng quý giá của xã hội là loại
quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng và vô cùng cần thiết trong đời sống hàng ngày. Mặc
khác, pháp luật là tài sản riêng của nhà nước, nó là công cụ để nhà nước quản lý xã hội.
Đối với đời sống xã hội pháp luật có những vai trò cụ thể sau đây:
a. Pháp luật là công cụ điều phối và hình thành sự phát triển của các mối quan hệ xã hội.
Pháp luật không sinh ra các mối quan hệ xã hội mà pháp luật là công cụ để định
hướng các mối quan hệ pháp triển đúng cách. Pháp luật là khuôn mẫu được định ra sẵn
để giúp con người định hướng và làm theo những điều đúng đắn. Nhờ có pháp luật mà
con người nhận thức được hành vi nào là đúng và hành vi nào là trái pháp luật từ đó tăng
cường các xu hướng phát triển tốt của các mối quan hệ xã hội và loại bỏ, ngăn chặn các
mối quan hệ xấu ra khỏi xã hội. Nhờ đó những yếu tố mới, những mối quan hệ mới ngày
càng phát triển tích cực và tiến bộ. 8
b. Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn xã hội
Một xã hội được xem là an toàn khi con người sống trong xã hội đó được yên bình,
ấm no, hạnh phúc.An toàn là một trong những yếu tố quan trong, nó được xem là tiền đề,
là mục tiêu cho việc xây dựng, phát triển xã hội. Tuy nhiên, vấn đề an toàn của một xã
hội sẽ bị đe dọa bởi nhiều yếu yếu tố khác nhau. Có những yếu tố không kiểm soát được
như thiên tai, thảm họa,… Và những yếu tố kiểm soát được thông thường là những yếu tố
xuất phát từ con người như: đạo đức, lòng tham, sự kém hiểu biết, thái độ ứng xử không
phù hợp trong các môi quan hệ,…Do đó, pháp luật như là một công cụ để kiểm soát
những yếu tố xuất phát từ con người. Pháp luật sẽ ngăn cấm những hành vi gây mất trật
tự an toàn xã hội, những hành vi trái đạo đức, loại trừ nhũng mối quan hệ độc hại ra
ngoài xã hội bằng những hình thức trừng phạt được pháp luật quy định sẵn. Nhằm đảm
bảo cơ chế trật tự, an ninh và an toàn xã hội.
c. Pháp luật là cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong xã hội
Trong xã hội, cũng như là cuộc sống hàng ngày đặc biệt là xã hội ngày càng phát
triển thì việc tranh chấp, xung đột sẽ ngày càng nhiều hơn. Pháp luật đóng vai trò là
thước đo và cũng là cơ sở căn cứ để nhận định đúng sai giúp giải quyết các tranh chấp
trong xã hội. Pháp luật quy định các thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các xung
đột, tranh chấp trong xã hội. Pháp luật là chuẩn mực chung của xã hội căn cứ vào để giải
quyết các vấn đề tranh chấp.
d. Pháp luật được sinh ra để bảo vệ quyền con người
Quyền con người là điều mà được cả thế giới công nhận trong xã hội hiện đại ngày
nay. Do đó sự hình thành của pháp luật cũng là để bảo vệ sự an toàn và phát triển toàn
diện của con người. Trong hệ thống pháp luật đều có những nội dung chỉ ra rõ những
điều không được xâm phạm đến người khác, kể cả dùng ngôn từ, cử chỉ hay hành động
sai trái. Pháp luật còn nêu rõ những hình phạt cụ thể nhằm răn đe những hành vi sai trái
và từ đó có thể bảo vệ quyền con người hiệu quả hơn. 9
e. Pháp luật mang lại sự công bằng, bình đẳng
Vì pháp luật mang phạm vi áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ, đất nước ở khu vực đó,
áp dụng cho mọi người dân, tầng lớp nên điều đó tạo nên một môi trường bình đẳng.
Bình đẳng ở đây vừa mang ý nghĩa tích cực vừa mang ý nghĩa tiêu cực. Nếu ai đó bị xâm
phạm, họ đều sẽ được đền bù những quyền lợi như nhau; mặt khác nếu ai đó vi phạm thì
họ sẽ đều bị áp dụng hình phạt như nhau, không phân biệt màu da, giới tính, tôn giáo, vị
trí địa lý hay dân tộc. Pháp luật còn là công cụ để ghi nhận những công lao, giá trị mà con
người tạo ra, từ đó trở thành nguồn động lực để những cá nhân có năng lực mong muốn
đóng góp công sức nhiều hơn cho xã hội, cho đất nước.
f. Vai trò giáo dục của pháp luật
Pháp luật được truyền đạt và giảng dạy cho mọi tầng lớp người dân ngay từ những
độ tuổi rất nhỏ. Ví dụ như việc khi một em bé được ba mẹ đưa đến trường, nếu gặp tín
hiệu đèn giao thông sẽ được ba mẹ hướng dẫn lý do vì sao chúng có màu sắc như thế và
hành động tương ứng với từng màu sắc. Bởi trẻ nhỏ là những cá nhân rất tò mò nên việc
mong muốn được tiếp thu của chúng là rất cao. Khi lớn lên và bước vào ghế nhà trường,
các chương trình giảng dạy sẽ lồng ghép kiến thức pháp luật vào sách vở để các em quen
dần và tự hình thành ý thức. Pháp luật hình thành nên ý thức tự giác của mỗi con người
khi hiểu được điều được làm và không được làm. Không chỉ giáo dục về các khía cạnh cá
nhân, pháp luật còn hướng con người đến với những giá trị mang tính xã hội hơn, biết
quan tâm đến mọi người hơn chứ không phải chỉ cần quan tâm đến mình là được. Ví dụ:
theo Điều 132 Bộ luật hình sự 2015 quy định người nào thấy người khác đang trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu dẫn đến hậu quả người
đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. IV. PHẦN KẾT LUẬN
Nói đến pháp luật, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến những từ khóa như ”khô khan,
máy móc, khó hiểu” trong khi họ đang sống trong một xã hội bình đẳng, an toàn, tân tiến
nhờ có pháp luật. Nhờ có pháp luật, con người ngày càng tiến bộ và hoàn thiện bản thân
hơn. Một cá nhân trở nên tốt hơn chưa hẳn sẽ tạo nên một điều tích cực đáng kể, nhưng 10
nếu số lượng người hiểu và tuân theo pháp luật ngày càng nhiều thì điều đó sẽ tạo nên
một cơn sóng lan truyền những giá trị tích cực. Hệ thống pháp luật được sinh ta không
phải để gây khó dễ hay mang tính ép buộc, mà nó mang một ý nghĩa thông suốt từ trung
ương đến địa phương, từ nhà nước đến người dân, tất cả đều hiểu giá trị mà pháp luật mang lại.