Đề cương ôn tập Triết học | Đại học Thái Nguyên
Khái niệm Triết học và những vấn đề cơ bản của Triết học. Đưa ra quan điểm đánh giá của mình về sự bảo vệ và phát triển Triết học Mác của V.I.Lênin. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45349271 Chương 1:
Triết học và vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội
* Khái niệm triết học và vấn đề cơ bản của triết học. *Khái niệm Triết học -
Triết học ra đời vào khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước
côngnguyên với những thành tựu rực rỡ trong các nền triết học cố đại ở Trung Quốc, Ấn Độ và Hy lạp -
Thuật ngữ triết triết (philosophia) theo nguồn gốc tiếng Hy Lạp, có nghĩa
làyêu thích (philos) sự thông thái (sophia); theo người Trung Quốc có nghĩa là trí, người
Ấn Độ là chiêm ngưỡng (Dirshana). -
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin: Triết học là hệ thống tri thức
lýluận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí và vai trò của con người trong thế giới đó. -
Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin là: Mối quan hệ vật chất
và ýthức, những quy luật chung nhất về sự vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy
* Vấn đề cơ bản của triết học
- Mặt thứ nhất - Bản thể luận: Trả lời cho câu hỏi giữa ý thức và vật chất, cái nào
có trước, cái nào có sau? Và cái nào quyết định cái nào?
+ Có thể giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học dựa trên 3 cách sau:
Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức Ý
thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất
Ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, không quyết định lẫn nhau
+ Hai cách giải quyết đầu tiên tuy có đối lập nhau về nội dung, tuy nhiên điểm
chung của hai cách giải quyết này đều thừa nhận một trong hai nguyên thể (ý thức hoặc
vật chất) là nguồn gốc của thế giới. Cách giải quyết một và hai thuộc về triết học nhất nguyên.
+ Cách thứ ba thừa nhận ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, cả hai nguyên
thể (ý thức và vật chất) đều là nguồn gốc của thế giới. Cách giải thích này thuộc về triết học nhị nguyên.
- Mặt thứ hai - Nhận thức luận: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
+ Đại đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cũng như duy vật đều cho
rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới.
Tuy nhiên: Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận thức
thế giới. Song do vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức nên sự
nhận thức đó là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người. *
Trình bày phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong triết học. *
Phương pháp biện chứng: là phương pháp xem xét sư vật trong mối
liên hệgiàng buộc lẫn nhau, trong trạng thái vận động và biến đổi không ngừng
với một tư duy linh hoạt và mềm dẻo. 1 lOMoAR cPSD| 45349271 *
Đặc điểm của phương pháp biện chứng:
+ Xem xét sư vật trong mối liên hệ ảnh hưởng, giàng buộc nhau; ở trạng thái vận
động, biến đổi không ngừng với. Nguyên nhân của sự biến đổi nằm trong bản thân sự vật.
+ Thừa nhận trong trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là …hoặc là” còn
có cái “vừa là …vừa là”, phản ánh sự vật đúng như nó tồn tại.
*Tác dụng: Phương pháp biện chứng là công cụ hữu hiệu giúp con người nhận
thức và cải tạo thế giới. *
Phương pháp siêu hình: là phương pháp xem xét sư vật trong trạng
thái biệtlập, ngưng đọng, với một tư duy cứng ngắc. *
Đặc điểm của phương pháp siêu hình:
+ Chỉ nhìn thấy các sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối quan hệ qua lại giữa các sự vật ấy.
+ Chỉ nhìn thấy sự tồn tại của sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và tiêu
vong của những sự vật ấy.
+ Chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của sự vật ấy mà quyên mất sự vận động của sự vật ấy. *
Tác dụng: Phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm
vi nhấtđịnh bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm. *
Nêu vai trò thế giới quan và vai trò phương pháp luận trong triết học.
Vai trò về thế giới quan -
Thế giới quan là hệ thống những quan niệm của con người về thế giới và
về vịtrí, vai trò của con người trong thế giới đó. -
Thế giới quan đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Trên cơ
sởTGQ, người ta sẽ xác lập cho mình một nhân sinh quan tích cực hay tiêu cực; trong
đó triết học là hạt nhân lý luận của TGQ vì:
+ Triết học là trình độ tự giác trong sự phát triển của TGQ;
+ Nó diễn tả TGQ bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật trên cơ sở tư duy lý luận. -
Triết học cung cấp hệ thống lý luận về sự vận động và phát triển của thế
giới cảtrong tự nhiên, xã hội và trong tư duy. Nó chi phối các quan niệm về kinh tế, văn
hóa, chính trị, đạo đức…của con người. Trên cơ sở đó con người sẽ có thái độ đối với
tự nhiên và xã hội, với bản thân và đồng loại.
Vai trò phương pháp luận -
Triết học cung cấp cho con người một số nguyên tắc xuất phát chỉ đạo
việc xácđịnh phương pháp, khả năng áp dụng phương pháp hợp lý, hiệu quả nhất trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn. -
Triết học Mác – Lê nin có sự thống nhất chặt chẽ giữa lý luận và phương
pháp,giúp cho chủ thể nhận thức được về thế giới và vị trí của mình trong thế giới đó -
Triết học Mác – Lên nin cũng có chức năng TGQ và PPL đối với hoạt
độngnhận thức và hoạt động thực tiễn của chủ thể
* Đưa ra quan điểm đánh giá của mình về sự bảo vệ và phát triển triết học
Mác của V.I.Lênin. 2 lOMoAR cPSD| 45349271 -
V.I. Lênin (22/4/1870 - 22/4/2020) - một vĩ nhân, nhà bác học thiên tài,
ngườichiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân. -
Giống như C. Mác và Ph. Ăngghen ở thế kỷ XIX, V.I. Lênin đã xuất hiện
trongthế kỷ XX với tư cách là một nhà bác học vĩ đại nhất trong cách mạng và nhà cách
mạng vĩ đại nhất trong khoa học. -
Ông không chỉ là người kế tục trung thành học thuyết khoa học, cách mạng
củaC. Mác và Ph. Ăngghen mà còn bổ sung, phát triển toàn diện học thuyết Mác, nâng
nó lên tầm cao mới, chuyển lý luận thành thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa; làm
cho chủ nghĩa Mác thật sự trở thành hệ tư tưởng thống trị trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; -
Giúp giai cấp vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại
trongmột mặt trận thống nhất để chống kẻ thù chung - chủ nghĩa tư bản phản động, bảo
vệ quyền sống làm người chính đáng của mình. -
Trong quá trình vận dụng sáng tạo học thuyết của C.Mác để giải quyết
nhữngnhiệm vụ của cách mạng vô sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và bước đầu xay
dựng chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin đã có những đóng góp to lớn vào việc bảo vệ và phát
triển lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng. Căn cứ vào những
thành tựu mới của khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã bảo vệ và phát triển
chủ nghĩa duy vật biện chứng như:
+ Về phát triển phép biện chứng, lý luận nhận thức;
+ Đấu tranh không khoan nhượng với các khuynh hướng triết học tư sản hiện đại,
nhất là với chủ nghĩa duy tâm chủ quan của bọn Makhơ. -
Sống trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, căn cứ vào thực tiễn đấu tranh
cáchmạng của giai cấp vô sản thế giới, đặc biệt là cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên
ở Liên Xô, V.I.Lênin đã phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử như:
+ Vấn đề nhà nước và cách mạng; vấn đề chuyên chính vô sản;
+ Vấn đề xây dựng Đảng kiểu mới;
+ Kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với các trào lưu duy tâm trong xã
hội học, với chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại trong phong trào cộng sản quốc tế
* Đưa ra quan điểm đánh giá của mình về tính tất yếu khách quan của sự ra
đời của triết học Mác. -
Triết học cũng như bộ phận cấu thành khác của chủ nghĩa Mác như Kinh
tếchính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ XIX.
Thời kỳ này CNTB đã phát triển mạnh và trở thành lực lượng kinh tế thống trị ở các nước Tây Âu. -
Sự phát triển của PTSX TBCN đã làm bộc lộ những mâu thuẫn bên trong
vốncó của nó. Đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của sản xuất và hình thức chiếm
hữu tư nhân về TLSX mà biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa GCCN và nhà tư bản. -
Những năm 30 – 40 của TK XIX đã có những biến đổi sâu sắc trong phong tràocông nhân:
+ Với sự phát triển của CBTB công nghiệp đã xuất hiện nhiều thành phố và trung
tâm công nghiệp lớn. Dân các thành thị tăng rất nhanh. Trong các xí nghiệp lớn tập trung
một đội quân công nhân đông đảo.
+ Mâu thuẫn giữa GCVS và TS trở nên gay gắt làm xuất hiện những cuộc đấu
tranh đầu tiên mang tính tự giác của GCCN. 3 lOMoAR cPSD| 45349271 -
Các cuộc đấu tranh của GCCN trong các nước TB phát triển đã đặt ra nhu
cầukhách quan phải có vũ khí lý luận sắc bén để phả ánh một cách khoa học quá trình
vận động cách mạng của GCCN và sứ mệnh lịch sử sáng tạo lý luận CM này đã đặt lên
vai C.Mác và Ph.Ăngghen. - Như vậy:
+ Sự phát triển của CNTB với nền đại công nghiệp cơ khí là cơ sở thực hiện cho
sự ra đời triết học Mác; còn đấu tranh GCCN là động lực trực tiếp quyết định sự hình thành triết học Mác.
+ Chính những điều kiện KTXH trên quy định tính khách quan của sự ra đời triết học Mác.
* Đưa ra quan điểm đánh giá của mình về nhân tố chủ quan trong sự hình
thành triết học Mác. -
Triết học Mác xuất hiện không chỉ là kết quả của sự vận động và phát
triển cótính quy luật của các nhân tố khách quan mà còn được hình thành thông qua vai
trò của nhân tố chủ quan. -
Hoạt động thực tiễn không biết mệt mỏi của C.Mác và Ph.Ăngghen, lập
trườngGiai cấp côgn nhân và tình cảm đặ biệt của 2 ông đối với nhân dân lao động, hoà
quyện với tình bạn vĩ đại của hai nhà cách mạng đã kết tinh thành nhân tố chủ quan cho
sự ra đời triết học Mác. -
Cả C.Mác và Ph.Ăngghen đều xuất thân từ tầng lớp trên của xã hội đương
thời,nhưng cả hai ông đều sớm tự nguyện hiến dâng cuôc đời mình cho cuộc đấu tranh
vì hạnh phúc của nhân loại. -
Bản thân C.Mác và Ph.Ăngghen đều tích cực tham gia hoạt động thực
tiễn, từhoạt động đấu tranh trên báo chí đến tham gia phong trào đấu tranh của côgn
nhân, tham gia thành lập và hoạt động trong các tổ chức của công nhân. -
Sống trong phong trào công nhân tận mắt chứng kiến những sự bất công,
cả haiông đã đứng về phía những người cùng khổ, đấu tranh không mệt mỏi vì lợi ích
của họ, trang bị cho họ một công cụ sắc bén để nhận thức và cải tạo thế giới. -
Thông khoa lao động khoa học nghiêm túc, côgn phu và hoạt động thực
tiễntích cực không mệt mỏi hai ppng đã thực hiện một bước chuyển lập trường từ dân
chủ cách mạng và nhân đạo chủ nghĩa sang lập trường GCCN và nhân đạo cộng sản.
Là thanh niên, sinh viên anh (chị) cần làm gì để phát huy tính năng động, sáng
tạo của ý thức trong giai đoạn hiện nay? -
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tạo điều kiện cung cấp các
dinhdưỡng cần thiết cho bộ não hoạt động. -
Sinh viên cần độc lập cao trong quá trình học tập, tự học và rèn. Bên cạnh
quátrình học tập tập đó cần có sự hỗ trợ và hướng dẫn đúng đắn của giảng viên. -
Sinh viên cần liên hệ thực tiễn trong học tập: chủ động tham gia các hoạt
độngnghiên cứu, tham gia các hoạt động của hội, đoàn, trường liên quan đến học tập và
những hoạt động ý nghĩa khác. -
Sinh viên cần rèn luyện tính tự giác. Tính tự giác là một yếu tố quan trọng
trongrèn luyện sự năng động sáng tạo.
+ Khi sinh viên tự giác nghĩa là mỗi sinh viên đều hình thành trong suy nghĩ sự
chủ động làm một công việc gì đó mà không cần sự nhắc nhở của người khác.
+ Biết lập kế hoạch học tập, rèn luyện của bản thân phù hợp với điều kiện khách
quan. Sinh viên xác định được hướng đi của mình và từ đó thì bản thân họ cũng không
bị thụ động, ỷ lại, không ngồi chờ những người khác cho ý kiến. 4 lOMoAR cPSD| 45349271 -
Sinh viên cần rèn luyện tính chuyên nghiệp, cụ thể:
+ Qua quá trình học tập tại giảng đường thì sinh viên sẽ được rèn luyện tính
chuyên môn lĩnh vực cao và cũng thể hiện được sự chuyên môn đó trong quá trình học
tập từ đó sẽ hoàn thiện được nhân cách của một chuyên gia lĩnh vực để làm việc trong tương lai.
+ Sự chuyên nghiệp còn được thể hiện ở sự bao quát và hoàn thành công việc
một cách chỉn chu từ khi còn đi học. -
Sinh viên cũng cần tránh xa những ảnh hưởng tiêu cực như việc lười nhác,
đắmchìm vào thế giới ảo trên các trang mạng xã hội. Dành quá nhiều thời gian cho
những điều không có thực đó sẽ khiến bản thân bị thụ động và mất khi khả năng sáng tạo của bản thân. -
Không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ thông qua tích lũy kinh nghiệm
tronghọc tập, rèn luyện và trong cuộc sống. Luôn tìm tòi, học hỏi tri thức từ thầy cô, bạn
bè và mọi người xung quanh.
* Phân tích vai trò của Triết học trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi
mới ở nước ta hiện nay.
- Triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách
mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn
+ Vì các nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật là sự phản ánh những
mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ phổ biến nhất của cả tự nhiên, xã hội và tư
duy. cho nên chúng có tác dụng định hướng không phải chỉ trong một phạm vi nhất định
nào đấy như đối với các nguyên lý và quy luật do các khoa học chuyên ngành nêu lên,
mà trong tất cả mọi trường hợp.
+ Triết học với vai trò là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, nhưng
không phải là một cái gì quá xa xôi, viển vông, ngược lại, nó gắn bó hết sức mật thiết
với cuộc sống, với thực tiễn, là cái định hướng, cái chỉ đạo cho chúng ta trong hành động.
+ Thực tế cho thấy hiệu quả của nghiên cứu triết học chính là ở giá trị định hướng
cho hoạt động thực tiễn vô cùng phong phú và đa dạng của những kết luận chung, có
tính khái quát cao mà nó đạt tới chứ không phải và không thể là những lời giải đáp cụ
thể cho từng trường hợp cụ thể.
+ Để có thể giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề cụ thể hết sức phức
tạp và vô cùng đa dạng của cuộc sống, chúng ta cần tránh cả hai thái cực sai lầm: Hoặc
là xem thường triết học, hoặc là tuyệt đối hóa vai trò của triết học. -
Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa
học vàcách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ. -
Kết quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại mà loài
ngườibước vào thế kỷ XXI với những vấn đề nhận thức mới rất cơ bản và sâu sắc lúc
này triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận - phương pháp luận cho các phát minh khoa
học, cho sự tích hợp và truyền bá tri thức khoa học hiện đại.
+ Trong bối cảnh toàn cầu hoá, triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và
phương pháp luận khoa học, cách mạng để phân tích xu hướng vận động, phát triển của xã hội hiện đại. 5 lOMoAR cPSD| 45349271 -
Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng là lý
luậnkhoa học và cách mạng soi đường cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động
trong cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc -
Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng
chủnghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, bởi lẽ:
+ Tình trạng hiện nay, cần phải có một cơ sở thế giới quan, phương pháp luận
khoa học, cách mạng để lý giải, phân tích sự khủng hoảng, xu thế phát triển của chủ
nghĩa xã hội thế giới và phương hướng khắc phục để phát triển.
+ Nhiều vấn đề lý luận, do những hạn chế của điều kiện lịch sử mà các nhà sáng
lập chủ nghĩa Mác - Lênin chưa luận giải một cách đầy đủ hoặc chưa thể dự báo hết. Do
đó, việc tiếp tục bổ sung, đổi mới là nhu cầu tự thân và bức thiết của triết học Mác -
Lênin trong giai đoạn hiện nay.
+ Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin thể hiện đặc
biệt rõ đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam đó là đổi mới tư duy.
+ Thế giới quan triết học Mác - Lênin đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam nhìn
nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới, bối cảnh mới,
+ Nếu như thế giới quan triết học Mác - Lênin giúp chúng ta xác định con đường,
bước đi, thì phương pháp luận của triết học Mác - Lênin giúp chúng ta giải quyết những
vấn đề đặt ra trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực tiễn đổi mới hơn 30 năm qua.
Như vậy, bước vào thế kỷ XXI, những điều kiện lịch sử mới đã quy định vai trò
của triết học Mác - Lênin ngày càng tăng. Điều đó đòi hỏi phải bảo vệ, phát triển triết
học Mác - Lênin để phát huy tác dụng và sức sống của nó đối với thời đại và đất nước.
Chương 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng *
Định nghĩa và ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin.
- Định nghĩa vật chất của Lênin
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
* Ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin. -
Bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn
tạikhách quan, đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật
chất với tư cách là phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành -
Khắc phục được hạn chế trong các quan niệm của các nhà triết học trước
đó,cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc và không thuộc về vật chất. -
Khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người
trongcảm giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh, Lê-nin đã giải
quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có
sau, vật chất quyết định ý thức -
Đó là con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự
chéplại, chụp lại, phản ánh của con người đối với thực tại khách quan. -
Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây
dựngquan niệm duy vật về xã hội,về lịch sử.
* Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lê nin. 6 lOMoAR cPSD| 45349271
*./ Định nghĩa vật chất, ý thức. -
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại
chocon người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. -
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người một các
năngđộng và sáng tạo (là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan).
*./ Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. -
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức:
+ Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất sinh ra ý thức, ý thức là chức năng của óc
con người – dạng vật chất có tổ chức cao nhất của thế giới vật chất.
+ Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào não người, là hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan. Thế giới khách quan là nguồn gốc của ý thức và còn quy định nội
dung của ý thức. Vd: Việt Nam ta thường có câu ca dao tục ngữ "có thực mới vực được đạo" ý là vật chất
quyết định nhận thức của con người. Khi con người không đủ no, không có sức khoẻ thì bộ não của con người sẽ
khó hoạt động. Bộ não con người sẽ phản ánh những hiện thực của cuộc sống một cách cụ thể nhất. - Vai trò
của ý thức đối với vật chất:
+ Ý thức có tính đôc lập tương đối so với vật chất. Vì, ý thức có tính năng động, sáng
tạo; cho nên ý thức có thể tác động trở lại vật chất, góp phần cải biến thế giới khách
quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người. + Ý thức có tác động trở lại vật chất theo hai chiều hướng:
./ Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan, có tác động thúc đẩy hoạt động thực tiễn
của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất.
./ Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan ở mức độ nhất định, có thể kìm
hãm hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất. + Sự tác
động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người. Con người
dựa vào những tri thức của mình về thế giới khách quan, hiểu biết những quy luật khách
quan để từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp thực hiện và ý chí… thực hiện mục tiêu ấy.
+ Vai trò của ý thức con người trong cải tạo thế giới hiện thực cho dù phát triển đến đâu
vẫn phải dựa trên sự phản ánh thế giới khách quan và các điều kiện vật chất khách quan.
* Thực tiễn là gì? Nêu các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn.
Thực tiễn là gì? Nêu các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn. -
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-
xã hộicủa con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. -
Hoạt động sản xuất vật chất: Là cơ bản, đầu tiên của thực tiễn; là hoạt động mà
trongđó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để của
cải vật chất, các điều kiện cần thiết duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. VD: Người
nông dân đi làm, tạo ra nông sản, đó cũng là sản xuất của cải vật chất. -
Hoạt động chính trị xã hội: Là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức
khácnhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị - xa hội để thúc đẩy xã
hội phát triểnVD:. Chăm sóc giúp đỡ người tàn tật, cô đơn, những người bị rủi ro trong chiến tranh, thiên tai. -
Hoạt động thực nghiệm khoa học: Là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực
tiễn. ./ Đó là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần
giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những
quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. 7 lOMoAR cPSD| 45349271
./ Dạng hoạt động này có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt trong
thời kỳ cách mạng KH và công nghệ hiện đại. VD: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các
nhà khoa học để tìm ra các vật liệu mới, nguồn năng lượng.mới, vác-xin phòng ngừa dịch bệnh mới.….. -
Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan trọng
khácnhau, không thể thay thế cho nhau, song lại có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau.
+ Trong đó hoạt động SXVC là loại hoạt động có vai trò quan trọng nhất, đóng vai trò
quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác.
+ Bởi vì, hoạt động SXVC là hoạt động nguyên thủy nhất và tồn tại một cách khách
quan, thường xuyên nhất trong đời sống của con người
+ Hoạt động SXVC còn tạo ra những điều kiện của cải thiết yếu nhất, có tính quyết định
đối với sự sinh tồn và phát triển của con người. Không có hoạt động SXVC thì không
có các hình thức thực tiễn khác.
+ Các hình thức thực tiễn khác, suy cho cùng cũng xuất phát từ thực tiễn SXVC và nhằm
phục vụ thực tiễn SXVC.
* Thực tiễn là gì? Nêu các đặc trưng của hoạt động thực tiễn. - Thực tiễn là gì? -
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: “thực tiễn là toàn bộ những hoạt động
vậtchất có mục đích, mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và
xã hội”. VD: về hoạt động sản xuất vật chất ta có thể thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, như trồng lúa,
trồng khoai, dệt vải, sản xuất giày dép, ô tô,… Đây là dạng hoạt động thực tiễn nguyên thủy nhất và cơ bản nhất
* Theo CNDV biện chứng thực tiễn gồm những đặc trưng sau:
- Thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con người, mà chỉ là những hoạt độngvật chất – cảm tính. + Như lời C.Mác:
./ Đó là những hoạt động vật chất của con ngườicamr giác được; nghĩa là con người có
thể quan sất trực quan được các hoạt động vật chất này.
./ Hoạt động vật chất – cảm tính là những hoạt đôgnj mà con người phải sử dụng lực
cượng vật chất, côgn cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi
chúng. Trên cơ sở đó, con người mới làm biến đổi được thế giới khách quan phục vụ cho mình.
- Hoạt động thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử xã hôi của con người.
./ Nghĩa là thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia của động đảo người trong xã hội.
./ Trong hoạt động thực tiễn con người truyền lại cho nhau những kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ conngười.
+ Con người bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, chủ động tác động cải tạo thế giới
để thoả mãn nhu cầu của mình , thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới. +
nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác cao của con người, khác với hoạt
động bản năng thích nghi của động vật.
+ Để đạy được mục đích, trong hoạt động thực tiễn con người phải lựa chọn phương
tiện để thực hiện. Kết quả của hoạt động thực tiễn phụ thuộc vào nhiều nhân tố, nhưng
trước hết là phụ thuộc vào mục đích đặt ra và phương tiện mà con người sử dụng để thực hiện mục đích. 8 lOMoAR cPSD| 45349271
* * Trình bày mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù cái riêng
và cái chung trong triết học.
- Phép biện chứng duy vật khẳng định cái chung, cái riêng, cái đơnnhất đều
tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau:
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sựtồn
tại của mình, cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng.
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêngtồn
tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung.Vì vậy để giải quyết vấn đề riêng
không thể bấtchấp cái chung, đặc biệt là cái chung thuộc bản chất, quy luật phổ biến,
- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú đa dạng hơn cái chung; cái chung làcái
bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng.
./ Bởi vì cái riêng là tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất còn cái chung
biểu thị tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng
- Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điềukiện xác định.
+ Sở dĩ như vậy là vì trong hiện thực cái mới bao giờ cung xuật hiện dưới dạng cái đơn nhất.
+ Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành
cái chung, cái phổ biến, nhưng về sau nữa, khi không còn phù hợp với điều
kiện mới mà bị mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.
+ Như vậy sự chuyển hóa từ cáiđơn nhất thành cái chung là biểu hiện của
quá trình cái mới hình thành và thay thế cái cũ.
+ Ngược lại, sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của
quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.
* Trình bày mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù nội dung và hình
thức trong triết học
- Một là, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.
+ Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau
+ Không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung nhất định,
cũng như không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác
định, nội dung nào đòi hỏi hình thức đó.
./ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nội dung là toàn bộ
những mặt, những yếu tố, những quá trình hợp thành cơ sở tồn tại và phát triển của sự vật.
./ Còn hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là cách thức
tổ chức kết cấu của nội dung.
- Hai là, nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trìnhvận
động phát triển của sự vật. 9 lOMoAR cPSD| 45349271
+ Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất của sự vật, khuynh hướng chủ
đạo của nội dung là biến đổi.
+ Hình thức là mặt tương đối bền vững của sự vật, khuynh hướng chủ đạo
của hình thức là ổn định, chậm biến đổi hơn nội dung. Sự biến đổi, phát triển
của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung sẽ kéo theo sự biến đổi của hình
thức cho phù hợp với nó
- Ba là, sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung.
+ Tuy nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức không thụ động, phụ
thuộc hoàn toàn vào nội dung, hình thức có tính độc lập tương đối và tác
động mạnh mẽ trở lại nội dung.
+ Nếu hình thức phù hợp với yêu cầu phát triển của nội dung thì nó thúc đẩy
nội dung phát triển; và nếu ngược lại, thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.
- Bốn là, nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau. Cái trong
điềukiện này hay quan hệ này là nội dung thì trong điều kiện khác hay quan
hệ khác là hình thức, và ngược lại.
* Trình bày mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù bản chất và hiện
tượng trong triết học.
- Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì bản chất và
hiệntượng đều tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người.
Giữa bản chất và hiện tượng có quan hệ biện chứng, chúng vừa thống nhất
gắn bó chặt chẽ với nhau, nhưng lại mẫu thuẫn đối lập nhau.
- Một là, sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
+ Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
+ Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan; giữa chúng có mối quan hệ hữu
cơ, ràng buộc chặt chẽ không tách rời nhau. Không có bản chất nào tồn tại
thuần tuý ngoài hiện tượng, ngược lại không có hiện tượng nào lại không là
sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Thể hiện:
./ Thứ nhất, bản chất luôn được bộc lộ ra thông qua hiện tượng, còn hiện
tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất.
./ Thứ hai, bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bất kỳ
bản chất nào cũng được bộc lộ ra thông qua hiện tượng tương ứng, bất kỳ
hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở một mức độ nào đóhoặc nhiều hoặc ít.
- Hai là, tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
+ Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự thống nhất
của hai mặt đối lập, nghĩa là chúng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn. Thể hiện:
./ Thứ nhất, bản chất là cái ẩn dấu sâu kín ở bên trong, còn hiện tượng là cái
bộc lộ ra bên ngoài, nhưng chúng thống nhất với nhau ở chỗ bản chất chỉ có 10 lOMoAR cPSD| 45349271
thể bộc lộ ra thông qua hiện tượng và hiện tượng là hiện tượng của một bản chất nhất định.
./ Thứ hai, cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác
nhau tùy theo sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh, và mỗi hiện tượng chỉ
phản ánh một khía cạnh của bản chất trong một trường hợp nhất định.
Vì vậy hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn bản chất sâu sắc hơn hiện
tượng. Thứ ba, bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng
là cái thường xuyên biến đổi.
- Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ hiện tượng là sự
phản ánh của bản chất nhưng nhiều khi nó không biểu hiện hoàn toàn phù
hợp với bản chất, biểu hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi
còn xuyên tạc bản chất. *
Là thanh niên, sinh viên cần làm gì để phát huy tính năng động, sáng tạo của
ýthức trong giai đoạn hiện nay? -
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tạo điều kiện cung cấp
các dinhdưỡng cần thiết cho bộ não hoạt động. -
Sinh viên cần độc lập cao trong quá trình học tập, tự học và rèn.
Bên cạnh quátrình học tập tập đó cần có sự hỗ trợ và hướng dẫn đúng đắn của giảng viên. -
Sinh viên cần liên hệ thực tiễn trong học tập: chủ động tham gia
các hoạt độngnghiên cứu, tham gia các hoạt động của hội, đoàn, trường liên quan
đến học tập và những hoạt động ý nghĩa khác. -
Sinh viên cần rèn luyện tính tự giác. Tính tự giác là một yếu tố quan
trọngtrong rèn luyện sự năng động sáng tạo.
+ Khi sinh viên tự giác nghĩa là mỗi sinh viên đều hình thành trong suy nghĩ sự
chủ động làm một công việc gì đó mà không cần sự nhắc nhở của người khác.
+ Biết lập kế hoạch học tập, rèn luyện của bản thân phù hợp với điều kiện khách
quan. Sinh viên xác định được hướng đi của mình và từ đó thì bản thân họ cũng không
bị thụ động, ỷ lại, không ngồi chờ những người khác cho ý kiến. -
Sinh viên cần rèn luyện tính chuyên nghiệp, cụ thể:
+ Qua quá trình học tập tại giảng đường thì sinh viên sẽ được rèn luyện tính
chuyên môn lĩnh vực cao và cũng thể hiện được sự chuyên môn đó trong quá trình học
tập từ đó sẽ hoàn thiện được nhân cách của một chuyên gia lĩnh vực để làm việc trong tương lai.
+ Sự chuyên nghiệp còn được thể hiện ở sự bao quát và hoàn thành công việc
một cách chỉn chu từ khi còn đi học. -
Sinh viên cũng cần tránh xa những ảnh hưởng tiêu cực như việc
lười nhác,đắm chìm vào thế giới ảo trên các trang mạng xã hội. Dành quá nhiều
thời gian cho những điều không có thực đó sẽ khiến bản thân bị thụ động và mất
khi khả năng sáng tạo của bản thân. -
Không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ thông qua tích lũy kinh
nghiệmtrong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống. Luôn tìm tòi, học hỏi tri thức
từ thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. *
Đưa ra đánh giá của mình về mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng. 11 lOMoAR cPSD| 45349271 -
Khái niệm “chất”: Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính
quy địnhvốn có của các sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ giữa những
thuộc tính, yếu tố…cấu thành sự vật, nói lên nó là cái gì, phân biệt nó với cái khác.
+ Chất là do những thuộc tính vốn có của sự vật kết hợp một cách hữu cơ tạo
thành. Chất gắn liền với sự vật, chất là của sự vật là do những thuộc tính của sự vật quyết định. -
Khái niệm “lượng”: Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ
tính quyđinh vốn có của sự vật, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của
sự vận động và phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó.
+ Lượng là tính quy định vốn có của sự vật, là cái khách quan tồn tại vốn có trong
sự vật. Được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ kích thước dài hay ngắn, quy
mô to hay nhỏ, tổng số nhiều hay ít, độ nhanh hay chậm.
*./ Mối quan hệ biện chứng của quy luật -
Lượng thay đổi dần dần dẫn đến sự thay đổi về chất
+ Bất kỳ một sự vật nào cũng là một thể thống nhất giữa mặt Chất và mặt Lượng.
Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động với nhau một cách biện chứng.
+ Sự thay đổi về Lượng tất yêu dẫn đến sự thay đổi về chất của SV. Tuy nhiên ,
không phải sự thay đổi về Lượng bất kỳ nào cũng dẫn tới sự thay đổi về chất. Ở một
giới hạn nhất định, sự thay đổi về Lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất( Chưa làm
chất thay đổi) gọi là độ.
+ Độ: là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó
là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. VD...
+ Sự vận động biến đổi của SV, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về
Lượng. Khi Lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay
đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút.
+ Điểm nút: Là một phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự
vật đã tích lũy đủ về lượng để chuẩn bị chuyển về chất. VD:... -
Bước nhảy: Là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi về chất của
sựvật khi đã tích lũy đủ về Lượng. Đồng thời là sự kết thúc một giai đoạn vận động,
phát triển và cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá
trình vận động, phát triển liên tục của SV.
Các hình thức của bước nhảy:Bước nhảy đột biến. bước nhảy dần dần, bước nhảy
toàn bộ, bước nhảy cục bộ. VD... -
Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng: Sự thay
đổivề chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút. Sau khi ra đời chất
mới tác động trở lại sự thay đổi của lượng. Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại
của sự vật, lam thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật đó.
Vd :h2o từ 0 đến 100độC ,thì từ 0 đến 100 là ĐỘ, còn ngay điểm mốc 100độC là điểm nút ,từ 100độC trở đi
nước biến thành hơi nước gọi là BƯỚC NHẢY.
* Bày tỏ quan điểm của mình về quá trình vận động của mâu thuẫn trong triết học. -
Sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập: Trong mỗi
mâuthuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vưaaf đấu tranh với nhau: 12 lOMoAR cPSD| 45349271 -
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự liên kết với nhau, ràng buộc lẫn
nhaulàm cơ sở, điều kiện tiền đề tồn tại của nhau, không có mặt này thì không có mặt kia và ngược lại.
+ Sự thống nhất là sự đồng nhất, sự phù hợp, sự tác động ngang nhau.
+ Thống nhất trong trường hợp này được hiểu là một trạng thái mà các mặt đối
lập giữ vai trò ngang nhau, đây là trạng thái cân bằng chưa có xung đột, mâu thuẫn được triển khai. -
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: là sự triển khai mâu thuẫn; các mặt đối
lậpbài trừ nhau, phủ định nhau, và sự đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra trong thế
giới cũng vô cùng đa dạng, phong phú:
+ Hình thức đấu tranh giữa các mặt đối lập là đa dạng và phong phú nhưng đều
đi đến kết quả là thông qua cuộc đấu tranh này thì cái cũ, cái lỗi thời, cái không phù hợp
bị xóa bỏ và thay vào đó là cái mới tiến bộ hơn. Lênin nói “phát triển là một cuộc đấu
tranh giữa các mặt đối lập”. -
Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập: Chuyển hóa của các mặt đối lập là
quátrình xâm nhập, thẩm thấu vào nhau của các mặt đối lập.
+ Sự chuyển hóa cũng rất đa dạng: thể hiện chuyển hóa từng mặt, từng khía cạnh
của mặt đối lập này sang mặt đối lập khác.
+ Có thể mặt đối lập này chuyển thành mặt đối lập khác.
+ Cả hai mặt đối lập cũ đều bị mất đi và chuyển thành hai mặt đối lập mới trong SV mới.
* Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin. -
Phạm trù vật chất xuất hiện ngay từ khi triết học mới ra đời trong thời kỳ
cổđại, dưới chế độ chiếm hữu nô lệ. Với khuynh hướng của các nhà triết học duy vật
thời cổ đại là đi tìm một thực thể ban đầu nào đó và coi nó là yếu tố tạo ra tất cả các sự
vật, hiện tượng khác nhau của thế giới, tất cả đều bắt nguồn từ đó và cuối cùng đều tan biến trong đó. -
Tức là họ muốn tìm một thực thể chung, là cơ sở bất biến của toàn bộ tồn
tại,là cái được bảo toàn trong sự vật dù trạng thái và thuộc tính của sự vật có bất biển
của toàn bộ tồn tại, là cái được bảo toàn trong sự vật có biến đổi và được gọi là vật chất. -
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Lênin đã chỉ ra bản chất của vật chất nhưsau:
Định nghĩa vật chất của Lênin:
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
1. Vật chất là một phạm trù triết học:
“Vật chất” ở đây không thể hiểu theo nghĩa hẹp như là vật chất trong lĩnh vực vật
lý, hóa học, sinh học (nhôm, đồng, nhiệt lượng, từ trường…) hay ngành khoa học thông
thường khác… Cũng không thể hiểu như vật chất trong cuộc sống hàng ngày (tiền bạc, cơm ăn áo mặc...)
“Vật chất” trong định nghĩa của Lênin là một phạm trù triết học, tức là phạm trù
rộng nhất, khái quát nhất, rộng đến cùng cực, không thể có gì khác rộng hơn.
2. Vật chất là thực tại khách quan:
Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụ
thuộc vào ý thức của con người. 13 lOMoAR cPSD| 45349271
3. Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác:
+ Vật chất, tức là thực tại khách quan, là cái có trước cảm giác (nói rộng ra là ý thức).
+ Như vậy, vật chất “sinh ra trước”, là tính thứ nhất. Cảm giác (ý thức) “sinh ra sau”, là tính thứ hai.
4. Vật chất được giác quan của con người chép lại, chụp lại, phản ánh:
+ Giác quan của con người, với những năng lực vốn có, có thể chép lại, chụp lại,
phản ánh sự tồn tại của vật chất, tức là nhận thức được vật chất.
+ Sự chép lại, chụp lại, phản ánh của giác quan đối với vật chất càng rõ ràng, sắc
nét thì nhận thức của con người về vật chất càng sâu sắc, toàn diện
* Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lê nin. -
Vật chất và ý thức liên hệ mật thiết với nhau, có vật chất không có
ý thức,nhưng không có ý thức tách rời vật chất. Nhưng xét đến cùng thì vật chất
quyết định ý thức được thể hiện trên mấy khía cạnh sau: -
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức:
+ Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất sinh ra ý thức, ý thức là chức năng
của óc con người – dạng vật chất có tổ chức cao nhất của thế giới vật chất.
+ Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào não người, là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan. Thế giới khách quan là nguồn gốc của ý thức và còn quy định nội dung của ý thức. -
Vai trò của ý thức đối với vật chất:
+ Ý thức có tính đôc lập tương đối so với vật chất. Vì, ý thức có tính năng động,
sáng tạo; cho nên ý thức có thể tác động trở lại vật chất, góp phần cải biến thế giới khách
quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
+ Ý thức có tác động trở lại vật chất theo hai chiều hướng:
./ Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan, có tác động thúc đẩy hoạt động
thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất.
./ Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan ở mức độ nhất định, có thể
kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất.
+ Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người.
Con người dựa vào những tri thức của mình về thế giới khách quan, hiểu biết những quy
luật khách quan để từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp thực hiện và ý chí…
thực hiện mục tiêu ấy.
+ Vai trò của ý thức con người trong cải tạo thế giới hiện thực cho dù phát triển
đến đâu vẫn phải dựa trên sự phản ánh thế giới khách quan và các điều kiện vật chất khách quan.
+ Xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời
đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, khoa học đã trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng
chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng.
* Ý nghĩa phương pháp luân.̣ -
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương, đường lối, kế
hoạch,mục tiêu, chúng ta đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện,
tiền đề vật chất hiện có. 14 lOMoAR cPSD| 45349271 -
Phải tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan, nếu không làm
nhưvậy, chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả tai hại khôn lường. - Nhận thức sự
vật hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, trách tô
hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó không có. -
Nhận thức, cải tạo sự vật hiện tượng nhìn chung phải xuất từ chínhbản
thân sự vật hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn
có của nó, tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí.
* Phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong triết học. -
Mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật là nguyên lý cốt lõi
tronghệ thống tư tưởng của phép biện chứng duy vật. -
Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, “mối liên hệ phổ biến” là khái niệm
chỉsự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc
giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Mối
liên hệ phổ biến có những tính chất cụ thể sau đây: -
Thứ nhất, về tính chất khách quan: Tính khách quan của phép biện chứng
duyvật được thể hiện ở chỗ nó luôn thể hiện một cách rõ ràng, chắc chắn tính khách
quan của các mối liên hệ, tác động trong thế giới. Mọi sự vật, sự việc trong thế giới vật
chất đều có sự liên hệ chặt chẽ với nhau.
+ Sự liên hệ đó có thể là hữu hình, cũng có thể là vô hình. Song, chúng luôn tác
động qua lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau. Hay nói cách khác, chúng có sự ràng
buộc chặt chẽ với nhau.
+ Có thể thấy, sự liên hệ, ràng buộc này là bản chất vốn có, tồn tại trong mỗi sự
vật, sự vật. Mặt khách quan của mối liên hệ này thể hiện ở chỗ, bản chất của các sự vật,
sự việc trong đời sống xã hội đều hiện diện sự ràng buộc này, chứ không phụ thuộc vào
ý muốn chủ quan hay nhận thức của con người. -
Thứ hai, Tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến: Tính phổ biến của các
mốiliên hệ thể hiện ở chỗ bất kỳ sự vật, sự việc hay hiện tượng của đời sống xã hội nào
đều có sự liên hệ, ràng buộc với nhau. Chúng không tồn tại riêng lẻ.
+ Trong tự nhiên, đời sống thực tiễn xã hội, đều có rất nhiều mối liên hệ phổ biến.
Chúng tồn tại đa dạng, giữa những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển
hóa của các sự vật, hiện tượng.
+ Thực tế, mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau, ràng buộc nhau
diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, các mặt, các yếu tố, các quá
trình của mỗi sự vật, hiện tượng. -
Thứ ba, tính đa dạng, phong phú: Thế giới vật chất khách quan luôn đa
dạngvà phong phú. Do đó, đối với mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì mối liên hệ khác nhau.
+ Mối liên hệ phổ biến không chỉ là sự liên hệ đơn phương ở một mặt, một khía
cạnh, mà nó là sự liên kết chung về mọi mặt của đời sống xã hội. Ở từng sự vật hiện
tượng sẽ có sự đa dạng về mối liên hệ khác nhau.
+ Từng mối liên hệ sẽ nắm giữ những vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Điều này tạo
nên sự đa dạng, phong phú trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ý nghĩa phương pháp luận: 1. Quan điểm toàn diện 15 lOMoAR cPSD| 45349271
Quan điểm toàn diện đòi hỏi, để cải tạo được sự vật, chúng ta phải dùng hoạt
động thực tiễn để biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật và những mối liên hệ
qua lại giữa sự vật đó với những sự vật khác
2. Quan điểm lịch sử – cụ thể:
Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không – thời gian nhất định và mang dấu
ấn của không – thời gian.
* Phân tích nội dung nguyên lý về sự phát triển trong triết học. -
Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về sự phát triển là một trong
hainguyên lý quan trọng, là cơ sở hình thành quan điểm toàn diện. Phát triển là đặc trưng
phổ biến, phát triển là một tất yếu khách quan. -
Phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo
khuynhhướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. -
Theo quan điểm duy vật biện chứng, phát triển có 4 tính chất cơ bản:
tínhkhách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. -
Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận
độngvà phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình
giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu,
khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người. -
Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển
diễn ratrong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng
và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó.
+ Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của
cái mới, phù họp với quy luật khách quan. -
Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ:
+ Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật. hiện tượng, song rnỗi sự vật,
mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau.
+ Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật, hiện tượng phát triển sẽ khác nhau. -
Tính kế thừa của sự phát triển: Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ
sởchọn lọc, kế thừa, giữ lại, cải tạo ít nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính… còn
hợp lý của cái cũ; đồng thời cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu, không tích hợp của cái cũ.
Ý nghĩa phương pháp luận: -
Nguyên lý về sự phát triển chính là cơ sở lý luận khoa học để có thể
địnhhướng được việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. -
Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận động và pháttriển. -
Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thựctiễn. -
Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiệntượng.
* Phân tích mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả.
*./ Định nghĩa nguyên nhân và kết quả; tính chất của mối quan hệ 16 lOMoAR cPSD| 45349271 -
Nguyên nhân là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau
giữacác mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định nào đó. -
Kết quả là một phạm trù triết học dùng để chi những biến đổi xuất hiện do
tácđộng lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
*./ Cần phân biệt nguyên nhân với điều kiện, nguyên cớ: -
Khi xem xét mối quan hệ nhân – quả, chúng ta thấy rằng kết quả do
nguyênnhân gây ra phụ thuộc vào những điều kiện nhất định.
*./ Tính chất của mối quan hệ nhân – quả: -
Tính khách quan: Nguyên nhân và kết quả là cái vốn có của bản thân các
sựvật, hiện thực khách quan. Nó tồn tại không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. -
Tính phổ biến: Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội và tư duy đều
cónguyên nhân, chỉ có điều là chúng ta nhận thức được nguyên nhân đó chưa. -
Tính tất yếu: Cùng một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện,
hoàncảnh càng ít khác nhau thì thu được kết quả càng giống nhau.
*./ Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả: -
Nguyên nhân sinh ra kết quả vì vậy bao giờ nguyên nhân cũng là cái có
trước,kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và tác động. -
Trong thực tiễn mối quan hệ nhân ra quả diễn ra hết sức phức tạp. cụ thể:
+ Một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau. Căn cứ của vị trí, vai
trò của nguyên nhân có thể chia nguyên nhân thành các nguyên nhân.
+ Một kết quả có thể được gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Kết quả
do nguyên nhân sinh ra, nhưng kết quả không tồn tại thụ động và có sự tác động trở lại
nguyên nhân theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.
+ Mối quan hệ nhân quả là vô cùng, vô tận, giữa chúng không có ranh giới tuyệt
đối. Trong quá trình vận động, phát triển, nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ, chuyển
hoá cho nhau. Cần xác định được đâu là nguyên nhân, kết quả khi đặt nó trong một
quan hệ cụ thể, xác định. -
Ý nghĩa phương pháp luận.
+ Nhận thức sự vật, hiện tượng nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện của
nó; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó không cần thiết, thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó.
+ Khi tìm nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm nguyên nhân giữa các
mặt, sự kiện, mối liên hệ đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện.
+ Khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng không vội kết luận về nguyên nhân nào đã
sinh sư vật, hiện tượng đó.
+ Khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích trong thực tiễn cần phải lựa
chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể chứ không nên rập
khuôn theo phương pháp cũ.
* Phân tích mối quan hệ biện chứng của quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập. -
Vị trí của quy luât: Vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận của sựvật. 17 lOMoAR cPSD| 45349271 -
Khái niệm mâu thuẫn: Mâu thuẫn dùng để chỉ những mặt, những yếu tố
cấuthành sự vật hay giữa các sự vật có khuynh hướng vận động trái ngược nhau. -
Mâu thuẫn biện chứng: Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó có 2 mặt đối
lậpvừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. -
Khái niệm mặt đối lập: Là những mặt, những yếu tố, những bộ phận,
nhữngkhuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, chúng không chỉ thống nhất với nhau,
đấu tranh với nhau mà còn chuyển hóa lẫn nhau. -
Các tính chất chung của mâu thuẫn: tính khách quan, tính phổ biến và tính đadạng phong phú
*./ Mối quan hệ biện chứng của quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập.
*./ Sự thống nhất của các mặt đối lập được hiểu theo 2 nghĩa: -
Thứ nhất: Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự liên kết với nhau,
ràngbuộc lẫn nhau làm cơ sở, điều kiện tiền đề tồn tại của nhau, không có mặt này thì
không có mặt kia và ngược lại. -
Thứ hai: Sự thống nhất là sự đồng nhất, sự phù hợp, sự tác động ngang nhau.
+ Thống nhất trong trường hợp này được hiểu là một trạng thái mà các mặt đối
lập giữ vai trò ngang nhau, đây là trạng thái cân bằng chưa có xung đột, mâu thuẫn được triển khai.
*./ Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: là sự triển khai mâu thuẫn; các mặt đối lập
bài trừ nhau, phủ định nhau, và sự đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra trong thế giới
cũng vô cùng đa dạng, phong phú:
+ Hình thức đấu tranh giữa các mặt đối lập là đa dạng và phong phú nhưng đều
đi đến kết quả là thông qua cuộc đấu tranh này thì cái cũ, cái lỗi thời, cái không phù hợp
bị xóa bỏ và thay vào đó là cái mới tiến bộ hơn. Lênin nói “phát triển là một cuộc đấu
tranh giữa các mặt đối lập”.
*./ Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập: Chuyển hóa của các mặt đối lập là quá
trình xâm nhập, thẩm thấu vào nhau của các mặt đối lập.
- Sự chuyển hóa cũng rất đa dạng:
+ Sự chuyển hóa từng mặt, từng khía cạnh của mặt đối lập này sang mặt đối lập khác.
+ Có thể mặt đối lập này chuyển thành mặt đối lập khác.
+ Cả hai mặt đối lập cũ đều bị mất đi và chuyển thành hai mặt đối lập mới trong SV mới.
* ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn,
pháthiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, khuynh
hướng,...của sự phát triển
- Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét và giải quyết mâu thuẫn
* Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
*./ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: -
Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức:
+ Bằng hoạt động thực tiễn, con người trực tiếp tác động vào các SV, HT của TG khách quan. 18 lOMoAR cPSD| 45349271
+ Làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan
hệ khác nhau giữa chúng,.
+ Đem lại những tài liệu cho nhận thức giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các
quy luật vận động và phát triển của SV, HT. VD: qua những lần quan sát khi nung nóng thanh sắt thì
thanh sắt chuyển màu vàng rực, từ đó đưa ra kết luận thanh sắt sẽ bị chuyển màu khi bị nung nóng. Hoặc, sau nhiều lần đun
nước sôi kiểm tra bằng nhiệt kế thì con người phát hiện ra rằng nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C .*./ Thực tiễn là động lực của nhận thức: -
Thực tiễn không ngừng biến đổi và phát triển, luôn đặt ra những vấn đề mới,
nhữngnhiệm vụ và PP phát triển cho nhạn thức. Lad động lực thúc đẩy nhận thức phát triển. -
Nhờ có hoạt động thực tiễn: Các giác quan của con người ngày càng được
hoànthiện; năng lực tư duy logic không ngừng được củng cố và phát triển. Các phương
tiện nhận thức ngày càng hiện đại, có tác dung “nối dài” các giác quan của con người
trong việc nhận thức thế giới. VD: Trong nền sản xuất hiện đại đòi hỏi phải có sự tính toán của
các con số lớn , dẫn đến máy tính ra đời.
*./ Thực tiễn mục đích của nhận thức:
+ Tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa thiết thực khi được vận dụng vào TT.
+ Mục đích cuối cùng của nhận thức nhằm cải tạo hiện thực khách quan phục vụ đời sống VC và TT của XH.
+ Thực tiễn nêu ra những vấn đề cho nhận thức hướng tới giải quyết, là nơi thể hiện sức
mạnh của tri thức, biến tri thức KH thành phương tiện hùng mạnh giúp cho hoạt động
nhận thức có hiệu quả. VD:. nhu cầu đi lại hàng ngày của con người và để đáp ứng được nhu cầu
sử dung, địa hình, các chủ thể lànhững nhà sản xuất đã sản xuất ra nhiều phương tiện giao thông để
nhằm mục đích từ đó giúp con người có thể di chuyển dễ dàng và nhanh chóng như xe máy, ô tô, tàu cao tốc, máy bay.
*./ Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý: -
Thực tiễn là thước đo giá trị, đánh giá, kiểm nghiệm được tính đúng đắn hay sai
lầmcủa những tri thức đã đạt được trog nhận thức. Đồng thời bổ sung, điều chỉnh, sửa
chữa, phát triển, hoàn thiện nhận thức. -
Thực tiễn có thể “vật chất hóa” được tri thức, biến tri thức thành các khách thể
vậtchất có tính xác thực cảm tính. -
Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối, vừa mang tính tương đối. VD:...
* Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lý
theoquan điểm của Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận
thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”.
*./ Con đường biện chứng của quá trình nhận thức: Nhận thức là một quá trình biện
chứng, diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ, vòng khâu, hình thức
khác nhau và luôn gắn liền với hoạt động thực tiễn.
*./ Giai đoạn 1 – từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
* Nhận thức cảm tính (TQSĐ): Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận
thức. Là giaiđoạn nhận thức trực tiếp, được thực hiện trong mối liên hệ thống
nhất hữu cơ với hoạt động thực tiễn. -
Thể hiện dưới 3 hình thức: Cảm giác,Tri giác, Biểu tượng.
* Nhận thức lý tính (TDTT): là giai đoạn phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát
những thuộc tính, đắc điểm bản chất của sự vật, đây là giai đoạn nhận thực hiện chức 19 lOMoAR cPSD| 45349271
năng quan trọng nhất là tách ra và nắm lấy cái bản chất có tính quy luật của sự vật. Thể
hiện dưới 3 hình thức : Khái niệm, Phán đoán, Suy luận *./ Mối quan hệ giữa Nhận thức
cảm tính và nhận thức lý tính. -
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính không tách rời nhau mà gắn bó mật thiết vớinhau. -
Nhận thức cảm tính khác nhận thức lý tính ở chỗ: Nhận thức cảm tính là
giai đoạnthấp, phản ánh sự vật một cách trực tiếp, đem lại những tri thức cảm tính.
Ngược lại nhận thức lý tính là giai đoạn cao, phản ánh sự vật một cách gián tiếp, khái
quát và giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau. *./ Giai đoạn 2 – Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn -
Nhận thức phải trở về thực tiễn để kiểm tra, khẳng định chân lý hay sai
lầm. Ngoài ramục đích của nhận thức là để phục vụ, định hướng cho hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới. -
Quay về thực tiễn nhận thực hoàn toàn một chu trình biện chứng của nó
trên cơ sởhoạt động thực tiễn mới một chu trình nhận thức tiếp theo lại bắt đầu.
Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử *
Trình bày vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan
hệ sản xuất. -
Sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi
củalực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản
xuất có tính năng động, cách mạng, thường xuyên vận động và phát triển; quan
hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính độc lập tương đối. -
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuấtlà đòi hỏi khách quan của nền sản xuất.
+ Lực lượng sản xuất vận động, phát triển không ngừng (cả tính chất và trình độ)
sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của quan hệ sản xuất.
+ Quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”, “ tạo địa bàn” phát triển của
lực lượng sản xuất trở thành “xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. -
Con người bằng năng lực nhận thức và thực tiễn, phát hiện và giải quyết
mâuthuẫn, thiết lập sự phù hợp mới làm cho quá trình sản xuất phát triển đạt tới một nấc thang cao hơn. -
Trong quá trình SX, để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao hơn,
conngười luôn tìm cách cải tiến hoàn thiện và chế tạo ra những công cụ lao động mới, tinh xảo .
./ Cùng với sự biến đổi và phát triển của công cụ lao động thì kinh nghiệm SX,
thói quen lao động, kỹ năng SX, kiến thức KH của người lao động tiến bộ lên. -
Cùng với sự phát triển của LLSX, QHSX cũng hình thành và biến đổi cho
phùhợp với trình độ phát triển của LLSX. Sự phù hợp đó là động lực cho LLSX phát triển mạnh mẽ. -
Trong sự vận động không ngừng của nền sản xuất vật chất, so với lực
lượngsản xuất, thì quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định, có khuynh hướng lạc
hậu hơn sự phát triển của lực lượng sản xuất.
./ Khi LLSX đã phát triển lên một trình độ mới sẽ làm cho QHSX từ chỗ phù
hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của LLSX. 20