-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương ôn tập triết học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm khách quan. Vận dụng quan điểm khách quan vào nhận định một vấn đề thực tiễn, có thể là những vấn đề sau: vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở VN hiện nay vđề bảo vệ môi trường sinh thái, vđ phát triển nguồn nhân lực CLC ở VN hiện nay, vđ xd đsvh tinh thần ở VN hiện nay? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Triết học Mác-Lênin (philosophy) 99 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Đề cương ôn tập triết học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm khách quan. Vận dụng quan điểm khách quan vào nhận định một vấn đề thực tiễn, có thể là những vấn đề sau: vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở VN hiện nay vđề bảo vệ môi trường sinh thái, vđ phát triển nguồn nhân lực CLC ở VN hiện nay, vđ xd đsvh tinh thần ở VN hiện nay? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (philosophy) 99 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Câu 1: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm khách quan. Vận
dụng quan điểm khách quan vào nhận định một vấn đề thực tiễn, có thể là
những vấn đề sau: vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở VN hiện nay, vđề bảo
vệ môi trường sinh thái, vđ phát triển nguồn nhân lực CLC ở VN hiện nay, vđ xd
đsvh tinh thần ở VN hiện nay? *Cơ sở lý luận -Khái niệm:
+Vật chất: là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
+Ý thức: sự phản ánh hiện thực khách quan một cách năng động sáng tạo bởi bộ óc con người.
-Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
+Vật chất quyết định ý thức (nhấn mạnh hơn)
Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất trong mqh với ý thức có vai
trò quyết định =>nguyên tắc đặc biệt quan trọng (nguyên tắc xuất phát điểm của chủ nghĩa DVBC).
Vai trò quyết định của vật chất với ý thức được hiểu trên những nội dung sau:
Thứ nhất, vật chất là nguồn gốc sinh ra ý thức. Vì:
=>Ý thức là sản phẩm của bộ óc (một dạng vật chất có tổ chức cao nhất).
=>Mặt khác, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ óc cho nên
nếu không có sự tác động của thế giới khách quan vào bộ óc thì cũng ko thể ra đời ý thức.
=>Hơn nữa ý thức chỉ có thể hình thành trong quá trình LAO ĐỘNG, thông
qua cơ chế PHẢN ÁNH CỦA VC, thể hiện qua phương tiện NGÔN NGỮ.
Thứ hai, vật chất quy định nội dung, bản chất của ý thức. Vì:
=>Ý thức là sự phản ánh của vật chất cho nên điều kiện vật chất, hoàn cảnh
sinh sống, các mối quan hệ xã hội…của con người đều được phản ánh, đều được
chép lại, chụp lại trong ý thức =>nghĩa là điều kiện vật chất quy định NỘI DUNG
và BẢN CHẤT của ý thức
=>”Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” hay triết gia cổ điển ng Đức
L.Phoiơbắc từng nói người sống ở túp lều tranh có suy nghĩ khác với người sống ở cung điện.
Thứ ba, vật chất còn quy định cả hình thức biểu hiện cũng như sự thay đổi, biến
đổi, phát triển của ý thức. (lúc xưa là ăn no mặc ấm, thời nay là ăn ngon, mặc đẹp)
+Ý thức tác động trở lại vật chất
Sau khi ra đời, ý thức có tính ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI, có tác động trở lại vật chất
thông qua HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN của con người.
Vai trò tác động trở lại của ý thức được thể hiện:
Thứ nhất, ý thức có thể làm biến đổi hiện thực khách quan để phục vụ nhu cầu của
con người. (VD: những hoạt động cải tạo đất, nhân giống,…=>nâng cao năng suất)
Thứ hai, khi nói tới vai trò của ý thức cần phải hiểu rằng về thực chất, đó là vai trò
của con người. Bản thân ý thức ko trực tiếp thay đổi được hiện thực => Ý thức phải
trở thành những mục đích, chủ trương, kế hoạch, biện pháp…cho hoạt động con
người + thông qua các lực lượng thực tiễn, ý thức mới cải biên được hiện thực.
Thứ ba, ý thức có thể tác động to lớn đến vật chất theo 2 hướng: Ý THỨC TIÊN
TIẾN (phản ánh đúng quy luật kquan, thúc đẩy sự phát triển của hiện thực vật chất)
hoặc Ý THỨC LẠC HẬU (ko phản ánh đúng ql kquan, kìm hãm…)
+Trong mqh biện chứng giữa VC và YT, HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN là cầu
nối, là khâu trung gian giữa VC và YT.
*Yêu cầu của quan điểm khách quan (nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong nhận
thức và hoạt động của con người)
-Thứ nhất, khi xem xét, nhận thức sự vật phải xuất phát từ chính sự vật,
phải phản ánh sự vật trung thành như nó vốn có, phải tôn trọng sự thật, không
được lấy ý chí chủ quan áp đặt cho sự vật. Những yêu cầu này không khó thực
hiện, không phức tạp nhưng trong thực tế nó lại hay bị con người vi phạm ở nhiều
mức độ khác nhau => do con người ko có nhận thức đúng đắn về sự vật hoặc ko có
những chủ trương hđ thực tiễn phù hợp.
-Thứ hai, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế,
tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
=>Mọi mục đích hành động, kế hoạch, chủ trương, biện pháp hành động của
con người phải dựa trên việc phân tích cặn kẽ, thấu đáo hoàn cảnh thực tế khách
quan. Các chủ trương, chính sách của con người phải phản ánh được những nhu cầu
chín muồi của điều kiện thực tế => mới thành công.
=>Mặt khác, các quy luật tự nhiên, xã hội, tư duy tồn tại khách quan, không
phụ thuộc vào ý thức, thực tế chứng tỏ rằng nếu làm trái quy luật => con ng sẽ hứng
chịu hậu quả. =>Do đó phải nhận thức các quy luật, hành động phù hợp với các quy luật.
*Vận dụng quan điểm khách quan vào việc nhận định vấn đề: “bảo vệ môi trường sinh thái”
-Tại COP 26, Việt Nam cùng 146 quốc gia khác đã kí cam kết đưa mức phát thải
ròng bằng 0 vào năm 2050. Phát thải ròng bằng 0 có nghĩa là lượng C02 do con
người gây ra được cân bằng trên toàn cầu bằng cách loại bỏ C02 trong một khoảng
thời gian nhất định. Sau đó, con người vẫn có thể phát thải khí nhà kính song song
với hoạt động trồng rừng hoặc công nghệ thu hồi các-bon.
-Để đưa ra cam kết đó, Việt Nam và các quốc gia khác đã tôn trọng các điều kiện tất yếu như sau:
+Tình hình biến đổi khí hậu (nguyên nhân là do con người không tuân theo
quy luật khách quan, sống không hòa thuận với tự nhiên, mang tinh thần làm chủ tự
nhiên, phá hoại môi trường vì nhiều mục đích) diễn ra ngày càng phức tạp, đe dọa
đến sự sống của nhân loại. =>Thông qua các dữ liệu khoa học để đánh giá mức
độ ô nhiễm và biến đổi khí hậu.
+ “net zero” đang trở thành xu thế phát triển tất yếu của thế giới kèm theo đó
là những tuyên bố về chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát thải thấp, giữ cho mức
tăng nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ ở mức 1,5 độ C.
+Việt Nam có nhiều cơ sở thực tiễn để thực hiện “net zero”, theo bộ TN và
MT, VN có thể giảm 22% khí metan bằng nội lực, các dự án trồng rừng cũng phát huy hiệu quả.
Câu 2: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm toàn diện. Vận dụng
quan điểm toàn diện vào việc nhận định một số vấn đề thực tiễn như trên. Lời giải: *Cở sở lý luận
-Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
+Khái niệm: mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy
định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay
giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới. +Tính chất:
Thứ nhất, tính khách quan. => sự vật hiện tượng trong tg tồn tại khách quan nên
mlh giữa chúng cũng tồn tại khách quan => mlh là cái vốn có của sv ht.
Thứ hai, tính phổ biến => thế giới đa dạng, phong phú với vô vàn sự vật hiện
tượng khác nhau nhưng không sv ht nào nằm ngoài mlh. Bất cứ sv ht nào cũng có
mlh với sv ht khác. Mlh này thể hiện trong cả tự nhiên, xã hội, tư duy, trong mọi
không gian, thời gian và diễn ra trong các mặt, quá trình của sv ht.
Thứ ba, tính đa dạng phong phú => tính đa dạng của mlh do tính đa dạng của
tg quy định. Tg vc có vô vàn các dạng vc khác nhau cho nên chúng nằm trong
chằng chịt các mối lh và mỗi sv ht qua mỗi giai đoạn, mỗi lĩnh vực cụ thể, mlh của
chúng có biểu hiện không giống nhau. +Phân loại mlh:
Dựa vào tính phong phú đa dạng, nguyên lý mlh phổ biến có thể chia thành nhiều
cặp: mlh chủ yếu và thứ yếu, tất nhiên và ngẫu nhiên, trực tiếp và gián tiếp,
bản chất và ko bản chất…
Nhưng phổ biến nhất là: mlh bên trong và bên ngoài
+MLH bên trong: sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa
các yếu tố, thuộc tính, các mặt của sv quy định sự tồn tại và pt của sv
+MLH bên ngoài: mlh giữa các sv ht, không tđ đến sự tồn tại và pt của sv.
=> VD: Sức mạnh của VN dựa vào mlh bên trong giữa các thành tố kinh tế, xã hội,
văn hóa, quốc phòng an ninh…và mlh bên ngoài với các nước khác. *Yêu cầu:
-Thứ nhất, khi xem xét sv ht phải xem xét các mặt, các mlh của nó và phải biết
được đâu là mlh cơ bản chủ yếu => nắm được bản chất của sv.
-Thứ hai, phải tránh quan điểm chiết trung: có nghĩa là ko biết rút ra cái bản
chất, mlh cơ bản mà coi các mlh là như nhau, cào bằng các mặt, các mlh, kết hợp
một cách vô nguyên tắc các mlh với nhau. =>Nếu như vậy, sẽ khó khăn và lúng
túng khi đưa ra quyết định (VD: lựa chọn đi học và làm thêm…)
-Thứ ba, tránh quan điểm ngụy biện, tức là cũng để ý đến các mặt, các mlh khác
nhau của sv nhưng để bảo vệ quan điểm của mình lại đưa cái ko cơ bản thành cơ
bản, cái ko bản chất thành bản chất.
-Thứ tư, phải đưa ra giải pháp đồng bộ, sử dụng nhiều bp khác nhưng có trọng tâm, trọng điểm.
-Thứ năm, chú ý điều kiện hoàn cảnh ls cụ thể, môi trường cụ thể mà ở đó sv
sinh ra, tồn tại và phát triển.
*Vận dụng quan điểm toàn diện vào nhận định vđ thực tiễn: bảo vệ môi trường sinh thái
-Đảng và Nhà nước ta đề ra chủ trương, phương hướng về bảo vệ môi trường sinh
thái hiện nay dựa trên quan điểm toàn diện:
+Chú ý vào điều kiện hoàn cảnh ls cụ thể: thời đại công nghệ phát triển, vấn
đề kinh tế cần được quan tâm và quan trọng hơn hết là biến đổi khí hậu đang diễn ra
ngày một phức tạp, đe dọa đến sự sống của con người. =>Đề ra phương hướng giải
quyết hài hòa giữa bve môi trường và pt kinh tế.
+Phương hướng bve môi trường sinh thái được đề ra dựa trên nhiều mặt,
khắc phục nhiều nguyên nhân: 1.ý thức của người dân => hình thành văn minh sinh
thái => tuyên truyền, vận động người dân; 2. khí thải => giảm khí thải => bắt buộc
các nhà máy, xí nghiệp,…phải có cơ chế lọc khí thải trước khi đưa ra môi trường,
hạn chế tối đa phát khí thải; 3. “đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế” => giải
quyết hài hòa; 4. Về phía Nhà nước => có chính sách, chủ trương hợp lý…; 5. Đối
mặt với những thách thức đặc biệt…
Câu 3: Tại sao trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phải tránh căn
bệnh phiến diện? Phân tích cơ sở lý luận và liên hệ với vấn đề thực tiễn (như trên) *Cơ sở lý luận
-Nguyên lý về mlh phổ biến:
+Khái niệm: mlh phổ biến là phạm trù triết học chỉ sự quy định, tác động qua
lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa sv ht này với sv ht khác hoặc giữa các mặt, quá trình trong một sv ht. +Tính chất:
-Thứ nhất, tính khách quan => sv ht tồn tại khách quan nên mlh của sv ht cũng tồn
tại khách quan. => mlh là cái vốn có của sv ht.
-Thứ hai, tính phổ biến => Thế giới phong phú, đa dạng với vô vàn những sv ht
khác nhau nhưng ko sv ht nào nằm ngoài mlh. Bất cứ sv ht nào cũng có mlh với sv
ht khác. Mlh thể hiện trong tự nhiên, tư duy, xã hội, trong mọi không gian, thời gian
và diễn trong các mặt, quá trình của sv ht nhất định.
-Thứ ba, tính đa dạng phong phú => Tính đa dạng của thế giới quy định tính đa
dạng của mlh. Thế giới vc có vô vàn các dạng vc khác nhau nên chúng nằm chằng
chịt trong các mlh và mỗi sv ht qua mỗi giai đoạn cụ thể, mỗi lĩnh vực cụ thể, mlh
của chúng sẽ có biểu hiện không giống nhau. +Phân loại:
Dựa vào tính đa dạng phong phú, nl về mlh phổ biến có thể chia thành nhiều cặp
như sau: mlh chủ yếu và thứ yếu, mlh tất nhiên và ngẫu nhiên, mlh bản chất và ko
bản chất, mlh trực tiếp và gián tiếp,…
Nhưng phổ biến nhất vẫn là: mlh bên trong và bên ngoài
MLH bên trong: sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố,
thuộc tính, các mặt bên trong sv, quy định đến sự tồn tại và phát triển của sv đó.
MLH bên ngoài: mlh giữa các sv ht, ko tác động đến sự tồn tại và phát triển của sv.
-Yêu cầu của quan điểm toàn diện:
+Thứ nhất, khi xem xét sv ht thì cần phải xem xét các mặt, các mlh của nó để
biết được đâu là mlh chủ yếu cơ bản => nắm được bản chất của sv.
+Thứ hai, tránh quan điểm chiết trung: ko biết rút ra bản chất, mlb cơ bản của
sv mà lại coi các mlh như nhau, cào bằng các mặt, các mlh, kết hợp một cách vô
nguyên tắc các mlh với nhau.
+Thứ ba, tránh quan điểm ngụy biện: cũng xem xét các mặt, các mlh của sv
ht tuy nhiên để bảo vệ quan điểm của mình, đưa cái ko bản chất trở thành bản chất,
đưa cái ko cơ bản trở thành cơ bản.
+Thứ tư, đưa ra giải pháp đồng bộ, các biện pháp khác nhau nhưng phải trọng tâm, trọng điểm
+Thứ năm, chú ý đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể, nơi sv sinh
ra, tồn tại và phát triển.
-Căn bệnh phiến diện là sự đối lập với quan điểm khách quan. Nó xuất phát từ việc
ko nhận thức và vận đúng nl về mlh phổ biến trong thực tiễn:
+Chỉ xem xét sv ht ở trạng thái tách biệt mà ko xem xét đến các mlh của chúng.
+Chỉ nhìn thấy sự tồn tại của sv mà ko nhìn thấy sự phát sinh và tiêu vong
của sv ấy, chỉ nhìn sv ở trạng thái tĩnh mà ko chú ý sự vận động của chúng.
+Xem xét các mặt, các mlh của sv nhưng ko biết được đâu là mlh chủ yếu cơ
bản, ko nắm được bc của sv => xem các mặt, các mlh như nhau, cào bằng các mặt,
các mlh và kết hợp vô nguyên tắc các mlh với nhau.
*Liên hệ với vấn đề thực tiễn: bảo vệ môi trường sinh thái
-Căn bệnh phiến diện: chỉ tập trung khắc phục hậu quả nhưng ko có biện pháp để
phòng ngừa, cải thiện môi trường sinh thái; chỉ tập trung vào giảm phát khí thải
nhưng ko tập trung vào nâng cao ý thức người dân; chỉ tập trung giải quyết nguyên
nhân từ người dân nhưng ko giải quyết nguyên nhân đến từ các doanh nghiệp;…
=>Cần có giải pháp toàn diện, đồng bộ, đúng trọng tâm, trọng điểm (như câu 2)
Câu 4: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm phát triển. Vận dụng
quan điểm phát triển vào nhận định một vấn đề thực tiễn (như trên)? *Cơ sở lý luận
-Nguyên lý về sự phát triển:
+Khái niệm: là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động,
biến đổi, phát triển từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp, kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn của tự nhiên, xã hội và tư duy. +Tính chất:
Thứ nhất, tính khách quan => nghĩa là nguồn gốc của sự phát triển nằm trong
bản thân sự vật, đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật =>
chứ ko phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người hay một thế lực siêu nhiên, thần bí nào cả.
Thứ hai, tính phổ biến => nghĩa là mọi sv ht trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và
tư duy con người đều nằm trong khuynh hướng phát triển, ko có sv ht nào tồn
tại trong trạng thái tuyệt đối tĩnh tại.
=>Trong tự nhiên, sự phát triển thể hiện ở sự vận động, biến đổi của các yếu
tố, các kết cấu vật chất…làm xuất hiện các nguyên tử, phân tử; thể hiện ở sự thích
nghi của sinh vật đối với sự biến đổi của môi trường.
=>Trong xã hội, sự phát triển thể hiện ở sự thay thế lẫn nhau từ thấp đến cao
giữa các hình thái kinh tế-xã hội: công xã nguyên thủy -> chiếm hữu nô lệ -> phong
kiến -> tư bản chủ nghĩa => xã hội chủ nghĩa.
=>Trong tư duy, sự phát triển thể hiện ở năng lực trí tuệ, trình độ nhận thức
và trình độ chinh phục, cải tạo tự nhiên ngày càng cao của con người.
Thứ ba, tính đa dạng => nghĩa là mỗi sv ht trong từng lĩnh vực cụ thể, giai đoạn
cụ thể thì sự phát triển diễn ra không giống nhau về HÌNH THỨC, SẮC THÁI VÀ
NHỊP ĐIỆU. (vd so sánh sự phát triển của cây lúa với sự phát triển về mặt sinh học của con người)
*Yêu cầu của quan điểm phát triển
-Thứ nhất, xem xét bất kỳ sv ht nào cũng đặt chúng trong sự vận động, phát
triển , vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng.
-Thứ hai, đòi hỏi ko chỉ thấy những cái hiện đang tồn tại ở sv mà còn phải thấy rõ
khuynh hướng pt trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi
lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi => để có những giải pháp thúc
đẩy sv phát triển theo hướng tích cực hoặc kìm hãm sự vđ, biến đổi của sv theo hướng tiêu cực. -Thứ ba
phân chia quá trình pt của sv
, sự phát triển của sv là 1 quá trình =>
thành những giai đoạn để tìm ra cách tđ phù hợp => nhằm thúc đẩy hoặc kìm hãm sự pt của sv.
-Thứ tư, chống chủ nghĩa duy ý chí, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định
kiến trong nt và hđ tt của con người
*Vận dụng vào việc nhận định vđ: phát triển llsx ở VN hiện nay
-LLSX là khái niệm chỉ mqh giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất,
thể hiện năng lực thực tiễn của con người, được tạo thành từ sự kết hợp giữa con
người với tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội.
-LLSX ở VN từ trước cho đến nay phát triển thông qua một số giai đoạn chính và ở
mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước ta đã đề ra những giải pháp thích hợp nhằm phát triển LLSX:
+Giai đoạn tiền chiến (trước năm 1945): tập trung vào phát triển nông
nghiệp, khuyến khích công nghiệp thủ công.
+Giai đoạn hậu chiến tranh (1975-1986): tập trung khắc phục hậu quả của
chiến tranh, đầu tư giáo dục để phát triển nguồn nhân lực nhằm khôi phục và xây
dựng nền kinh tế quốc gia.
+Giai đoạn đổi mới (1986-nay): thực hiện chính sách mở cửa, đưa ra mô hình
kinh tế thị trường định hình chủ nghĩa xã hội, phát triển công nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân.
+Giai đoạn hội nhập quốc tế (từ thập niên 90 đến nay):tham gia vào các hiệp
định thương mại quốc tế như WTO…, đa dạng sản xuất để phát triển xuất khẩu…
+Giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (hiện tại): phát triển các ngành
công nghiệp có giá trị tăng cao như công nghệ thông tin, chuyển đổi năng lượng và
nghiên cứu khoa học, đầu tư vào giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực clc.
=> Qúa trình phát triển của LLSX ở VN có mlh mật thiết với quá trình biến đổi,
phát triển của nền kinh tế, chính trị, xã hội ở VN. Thông qua việc vận dụng quan
điểm phát triển, Nhà nước ta có những biện pháp cụ thể để nhằm phát triển LLSX
và khắc phục những hạn chế ở giai đoạn trước đó, nhận thấy được những xu hướng
phát triển trong tương lai để tập trung đầu tư và mở rộng..
Câu 5: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể. Vận
dụng quan điểm lịch sử-cụ thể vào nhận định một vấn đề thực tiễn (như trên)? *Cơ sở lý luận:
-Nguyên lý về mlh phổ biến:
+Khái niệm: mlh phổ biến là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, tác
động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sv ht hoặc giữa các mặt, quá trình trong một sv ht nhất định. +Tính chất:
Thứ nhất, tính khách quan => Vì sv ht tồn tại khách quan nên mlh của chúng cũng
tồn tại khách quan => MLH là cái vốn có của sv ht.
Thứ hai, tính phổ biến => Thế giới vật chất có vô vàn các sv ht nhưng ko sv ht nào
nằm ngoài mlh. Bất cứ sv ht nào cũng có mlh với sv ht khác. Mlh thể hiện trong tự
nhiên, tư duy, xã hội, trong mọi không gian, thời gian và diễn ra trong quá trình, các
mặt của sv ht nhất định.
Thứ ba, tính đa dạng phong phú => Tính đa dạng của thế giới quy định tính đa dạng
của mlh. Thế giới vật chất có vô vàn các dạng vc khác nhau nên chúng nằm chằng
chịt trong các mlh và mỗi sv ht qua mỗi giai đoạn cụ thể, mỗi lĩnh vực cụ thể, mlh
của chúng sẽ không giống nhau. +Phân loại:
Dựa vào tính đa dạng phong phú, nguyên lý về mlh phổ biến có thể được chia thành
các cặp như sau: mlh trực tiếp và gián tiếp, mlh chủ yếu và thứ yếu, mlh tất nhiên và ngẫu nhiên,…
Phổ biến nhất vẫn là mlh bên trong và bên ngoài.
Mlh bên trong: là sự quy định, chuyển hóa lẫn nhau, tác động qua lại của các
yếu tố, thuộc tính, các mặt bên trong của sv ht. Nó quy định sự tồn tại và phát triển của sv ht đó.
Mlh bên ngoài: là mlh giữa các sv ht, ko tác động đến sự tồn tại và phát triển của sv.
-Nguyên lý về sự phát triển:
+Khái niệm: sự phát triển là phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình
vận động, biến đổi, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của tự nhiên, xã hội và tư duy. +Tính chất:
-Thứ nhất, tính khách quan => nguồn gốc của sự phát triển là do bản thân nó vốn
có, đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sv ht, ko phụ thuộc vào thế lực
siêu nhiên, thần bí nào.
-Thứ hai, tính phổ biến => mọi sv ht nằm trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy
đều nằm trong khuynh hướng phát triển, ko sv ht nào tồn tại trong trạng thái tuyệt đối tại tĩnh.
Trong tự nhiên, spt thể hiện ở sự biến đổi các yếu tố, kết cấu vật chất làm
xuất hiện các phân tử, nguyên tử…spt còn thể hiện ở sự thích nghi của sv đối với biến đổi mt.
Trong xã hội, spt thể hiện ở sự thay thế lẫn nhau từ thấp đến cao của các hình
thái kt – xh (từ công xã nguyên thủy => chiếm hữu nô lệ => phong kiến => tư bản
chủ nghĩa => xã hội chủ nghĩa)
Trong tư duy, spt thể hiện ở năng lực trí tuệ, trình độ nhận thức và trình độ
chinh phục, cải tạo thế giới của con người ngày một nâng cao.
-Thứ ba, tính đa dạng =>Mỗi sv ht trong mỗi giai đoạn cụ thể, lĩnh vực cụ thể, sự
phát triển của chúng sẽ có biểu hiện ko giống nhau về SẮC THÁI, NHỊP ĐỘ, HÌNH THỨC.
*Yêu cầu của quan điểm lịch sử - cụ thể
- Từ 2 nguyên lý trên => rút ra được quan điểm lịch sử - cụ thể, nghĩa là bất kỳ sv ht
nào cũng đều được sinh ra, tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh lịch sử cụ
thể, môi trường cụ thể. -Cần chú ý:
+Thứ nhất, khi nhận thức và tác động vào sự vật, phải chú ý đến điều kiện
hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể, nơi sv sinh ra, tồn tại và phát triển.
+Thứ hai, nhận thức chân lý
gắn với điều kiện hoàn cảnh lịch sử - cụ thể.
+Thứ ba, khi vận dụng những nguyên lý lý luận chung nhất, phải xem xét
điều kiện hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của sự vận dụng.
*Vận dụng vào việc nhận định vấn đề thực tiễn: bảo vệ môi trường sinh thái
-Tại COP 26 (Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 26 của Liên Hiệp
Quốc), Việt Nam cùng 146 quốc gia đã kí cam kết đưa mức khí phát thải xuống 0
vào năm 2050. Cam kết này có nghĩa là lượng C02 do con người gây ra sẽ được cắt
giảm trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, con người có thể phát thải kí
nhà kính nhưng song song đó phải có những hoạt động bù đắp như là trồng rừng
hoặc sử dụng công nghệ thu hồi C02.
-Việt Nam và các quốc gia khác đưa ra cam kết này cũng dựa vào việc vận dụng
quan điểm lịch sử - cụ thể để nhìn nhận, đánh giá:
+Thứ nhất, đánh giá được tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng trầm
trọng đe dọa đến sự sống con người => đưa ra cam kết để thể hiện quyết tâm bảo vệ
môi trường sinh thái của toàn cầu.
+Thứ hai, nhận thấy được chủ trương “net zero” đang là xu thế phát triển của
các quốc gia trên thế giới song song với những tuyên bố về chuyển đổi năng lượng
mạnh mẽ, giảm phát khí thải và giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ 21 ở mức 1,5 độ C.
+Thứ ba, Việt Nam cũng đánh giá được điều kiện hoành cảnh lịch sử - cụ thể
của mình. Theo bộ TN và MT, VN hoàn toàn có thể cắt giảm 20% lượng khí metan
bằng nội lực. Nếu nhận được sự hỗ trợ từ quốc tế, hoàn toàn có thể cắt giảm 30% lượng khí metan.
-Kết luận: khi đánh giá sv ht, ta cần phải xem xét những đk hc ls – ct => để từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm phát huy ưu điểm hoặc khắc phục hạn chế của nó.
Câu 6: Tại sao trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải phát
huy tính sáng tạo năng động của ý thức?. Vận dụng quan điểm phát triển vào
nhận định một vấn đề thực tiễn (như trên). -Khái niệm:
+Vật chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác ghi lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
độc lập, không phụ thuộc vào cảm giác.
+Ý thức: là sự phản ánh của thực tại khách quan một cách năng động sáng tạo bởi bộ óc người.
-Mqh biện chứng giữa vc và ý thức
+Vc quyết định ý thức (là nguồn gốc sinh ra ý thức; quy định nội dung và bản
chất của ý thức; quy định hình thức biểu hiện, sự vận động, biến đổi của ý thức)
+Ý thức tác động trở lại vật chất
Sau khi sinh ra, ý thức tồn tại độc lập tương đối, có tác động trở lại đối với vật chất
thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Vai trò tác động của ý thức đối với vật chất được thể hiện qua các nội dung:
Thứ nhất, ý thức có khả năng cải biến hiện thực khách quan nhằm phục vụ nhu cầu
của con người. (vd: muốn nâng cao năng suất cây trồng => chủ động cải tạo đất,
biến đổi giống cây trồng mang hiệu quả cao)
Thứ hai, nói đến vai trò của ý thức về bản chất nói đến vai trò của con người. Vì
bản thân ý thức không thể tự cải biến được hiện thức. Muốn thế, ý thức phải trở
thành những chủ trương, kế hoạch, biện pháp…cùng với lực lượng thực tiễn, ý thức
mới có thể tác động đến vật chất. (vd: muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao => phải có những biện pháp, chủ trương cụ thể như là đầu tư giáo dục, phát
triển công nghệ,…kết hợp cùng việc ứng dụng thực tiễn).
Thứ ba, nếu phát huy được ý thức tiên tiến => thúc đẩy sự phát triển của vật chất.
-Do ý thức có vai trò to lớn đối với vật chất cho nên trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn, con người phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức. Phát huy
tính năng động sáng tạo của ý thức nghĩa là phát huy tính năng động sáng tạo của
ý thức trong quá trình phản ánh sv ht để tìm ra bản chất, quy luật của sv ht.
Từ đó, con người đề ra những giải pháp cải biến hiện thực phục vu nhu cầu của
mình. Ngoài ra, phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức cũng có nghĩa là phát
huy vai trò của nhân tố con người.
-Muốn phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, con người cần nâng cao khả
năng nhận thức và vận dụng quy luật:
+Tích cực học tập, làm chủ các tri thức khoa học.
+Vận dụng các tri thức vào thực tiễn.
+Tự giác rèn luyện nhân sinh quan cách mạng, tiến bộ.
*Liên hệ thực tiễn: bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam.
-Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, môi trường sinh thái bị tàn
phá ngày càng nghiêm trọng, con người cần có những giải pháp để phục hồi và bảo
vệ môi trường sinh thái cũng như sự sống của mình. Để làm được điều đó, đòi hỏi
cần phải có thời gian cũng như sự đoàn kết, đồng lòng của toàn thể người dân. Quan
trọng hơn hết là phải phát huy được tính năng động sáng tạo của ý thức và đề cao
vai trò con người trong việc bảo vệ môi trường.
-Cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân.
-Không ngại đổi mới phương pháp nghiên cứu, các chính sách, chủ trương bảo vệ
môi trường để theo kịp xu thế toàn cầu cũng như đạt hiệu quả cao nhất.
-Có những hoạt động thực tiễn song song với chính sách, chủ trương.
Câu 7: Tại sao trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải phát quán triệt
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn? Liên hệ (như trên). -Khái niệm:
+Thực tiễn: toàn bộ những hoạt động vật chất có tính chất lịch sử - xã hội của
con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
+Lý luận: hệ thống tri thức có tính khái quát, trừu tượng, phản ánh bản chất,
quy luật của sv, ht được biểu hiện dưới dạng một hệ thống các khái niệm, phạm trù,
quy luật chặt chẽ. (vd lý luận nhận thức, lý luận hình thái kt – xh)
-Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn:
+Vai trò của thực tiễn đối với lý luận:
Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của lý luận và tiêu chuẩn để
kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý luận. (VD: xây dựng lý luận nền kinh tế thị
trường trên cơ sở thực tiễn đất nước)
Thứ hai, lý luận chỉ có thể được hiện thực hóa thông qua hoạt động thực tiễn
của con người. (VD: lý luận cm chỉ có sức mạnh khi được vận dụng vào thực tiễn đấu tranh gpxh)
+Vai trò của lý luận đối với thực tiễn:
Thứ nhất, lý luận giúp định hướng, chỉ đạo thực tiễn => Do khái quát được bản
chất, quy luật của sv, ht (vd: nếu nắm được quy luật của kinh tế thị trường, con
người có thể thu lợi nhuận cao) + lý luận khoa học có thể dự báo được những xu
hướng pt trong tương lai. (TÍCH CỰC)
Thứ hai, nếu đó là lý luận ko khoa học, sai lầm, phản động => tđ TIÊU CỰC đến thực tiễn.
=> LÝ LUẬN và THỰC TIỄN luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng nói: “Thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn mù quáng, lý luận mà
không có thực tiễn là lý luận suông”
=> Nhận thức đúng đắn về MQH giữa LL và TT, chúng ta cần tạo ra được sự thống
nhất giữa LL và TT trong nhận thức và hoạt động nhằm cải tạo thế giới ngày càng hiệu quả hơn.
*Liên hệ: bảo vệ môi trường sinh thái:
-Kết hợp giữa thực tiễn và lý luận:
+Lý luận: những chủ trương, chính sách, mục tiêu bảo vệ môi trường như là:
“net zero”, “ko đánh đổi môi trưởng để đổi kinh tế”, giải quyết hài hòa kinh tế và môi trường,...
+Thực tiễn: quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách trên. -Coi trọng lý luận:
+Tuyên truyền, giáo dục, vận động, luôn đổi mới cho phù hợp -Coi trọng thực tiễn:
+Áp dụng vào thực tiễn (hđ nghiên cứu khoa học, kinh tế…)
+Tìm ra hạn chế => thay đổi nhanh chóng
+Tổng kết thực tiễn => tránh bệnh kinh nghiệm, giáo điều
=> Chỉ khi kết hợp hài hòa thực tiễn và lý luận, vđ bảo vệ môi trường mới thật sự
đạt hiệu quả cao nhất.
Câu 8: Theo quan điểm CNDVBC, thực tiễn có vai trò như thế nào đối với
nhận thức? Liên hệ (như trên) -Khái niệm:
+Thực tiễn: toàn bộ hoạt động vật chất, có tính chất lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. (có 3 hình thức cơ bản của thực tiễn: thực
nghiệm khoa học, hoạt động chính trị - xã hội, sản xuất vật chất)
+Nhận thức: là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, tự
giác, chủ động vào bộ óc con người dựa trên cơ sở thực tiễn.
-Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
+Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
=>Trong quá trình con người tác động thế giới => thế giới sẽ bộc lộ ra những
thuộc tính => chúng sẽ được phản ánh vào bộ óc con người => hình thành nên tri
thức của con người về thế giới khách quan. (Nếu như con người chỉ quan sát thế
giới mà ko tác động đến thế giới thông qua những hoạt động thực tiễn thì con người
sẽ ko có được những tri thức phong phú về thế giới khách quan) => có tri thức con
người hoạt động thực tiễn hiệu quả hơn => từ đó nâng cao nhận thức hơn.
=>Trong thực tiễn, các giác quan của con người được rèn luyện, trở nên nhạy
cảm hơn => năng lực nhận thức của con người được nâng cao.
(Ví dụ: bác sĩ qua kinh nghiệm khám bệnh => nhận biết bệnh rất nhạy bén)
+Thứ hai, thực tiễn là mục đích, động lực của nhận thức
=> Xét đến cùng, mục đích, động lực của nhận thức là để phục vụ hoạt động
thực tiễn, để con người hoạt động thực tiễn hiệu quả hơn.
(Ví dụ: mục đích của việc nghiên cứu vắc-xin covid 19 => khống chế dịch bệnh)
+Thứ ba, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý (VAI TRÒ MANG TÍNH QUYẾT ĐỊNH)
(Ví dụ: giải pháp phát phiếu đi chợ vào mùa dịch Covid => khi áp dụng vào
thực tiễn mới nảy sinh nhiều bất cập => chỉnh sửa cho phù hợp)
-Liên hệ: vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
+Nhân lực: toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia
lao động của một quốc gia. => nhân lực CLC là khái niệm chỉ người lao động có
sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ lao động
cao. =>Nguồn nhân lực CLC có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát
triển đất nước hiện nay
+Như Đại hội XII của Đảng đánh giá: nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân
lực clc của VN hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nặng lý thuyết, nhẹ thực
hành, xem nhẹ các kỹ năng xã hội, kỹ năng sáng tạo. => Đảng ta có phương hướng
giải quyết là tập trung đào tạo nguồn nhân lực trong nhà trường cũng như trong môi
trường sản xuất, chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng thực hành.
=>Có thể thấy giải pháp mà Đảng ta là đề ra là giải quyết tình trạng người lao động
xem nhẹ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Có nhiều người lao động có kiến
thức chuyên môn tốt nhưng lại yếu kém về khả năng thực hành và ứng dụng tri thức
vào quá trình sản xuất dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa cao.
=>Để đào tạo được nguồn nhân lực clc, người lao động phải được phát triển hài hòa
cả về thực tiễn lẫn nhận thức.
Câu 9: Làm rõ nguyên nhân của căn bệnh kinh nghiệm và giáo điều? Liên hệ (như trên) *Cơ sở lý luận: -Khái niệm:
+Thực tiễn: là toàn bộ những hđ vc mang tính chất ls xh của con ng nhằm cải
tạo tự nhiên và xh. Có 3 hthuc cơ bản gồm thực nghiệm kh; hđ ctri-xh; sản xuất vật chất
+Lý luận: là hệ thống tri thức mang tính khái quát, trừu tượng, phản ánh quy
luật, bản chất của svht được biểu hiện dưới dạng hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật chặt chẽ -MQH giữa TT và LL
+Vai trò của TT đối vs LL
1, TT là cơ sở, động lực, mục đích và kiểm nghiệm tính đúng đắn của LL.
2, LL chỉ có thể hiện thực hóa thông qua những hđ thực tiễn.
+Vai trò của LL đối vs NT
1, LL chỉ đạo, định hướng TT => vì LL phản ánh bản chất, quy luật của sv ht + LL
khoa học có thể dự báo những xu hướng phát triển trong tương lai.
2, LL ko khoa học, sai lầm, phản động -> tđ tiêu cực đến thực tiễn
-Nguyên nhân của căn bệnh giáo điều và kinh nghiệm:
+Bệnh giáo điều: xem nặng vai trò của lý luận nhiều hơn thực tiễn, áp dụng
lý luận một cách cứng nhắc, ko kiểm nghiệm được tính đúng đắn của lý luận.
+Bệnh kinh nghiệm: xem nặng vai trò của thực tiễn nhiều hơn lý luận, ko
chịu học tập lý luận, áp dụng kinh nghiệm có được từ thực tiễn vào mọi trường hợp
dẫn đến rập khuôn, máy móc.
=> Xuất phát từ việc vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa LL và TT.
=>TT và LL có mối qh mật thiết chặt chẽ => Chủ tịch HCM từng nói: “Thực tiễn
không có lý luận là thực tiễn mù quáng, lý luận không có thực tiễn là lý luận suông”
=>Nhận thức và vận dụng nguyên tắc này vào trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn nhằm cải tạo thế giới một cách tốt hơn.
-Liên hệ: phát triển nguồn nhân lực CLC
+giáo điều: chỉ tập trung đào tạo lý thuyết
+kinh nghiệm: chỉ tập trung đào tạo kỹ năng thực hành
Câu 10: Lực lượng sản xuất có vai trò như thế nào trong 1 hình thái kinh tế -
xã hội? Vận dụng vào việc phát triển lực lượng sản xuất ở Việt nam hiện nay. *Khái niệm:
-Hình thái kinh tế - xã hội:
+là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử
+dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất
một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng
của nó => trong đó có cho xã hội
đó phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất + một kiến trúc
thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
-Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố: +Lực lượng sản xuất: +Quan hệ sản xuất +Kiến trúc thượng tầng => các yếu tố này và
tương ứng, thống nhất biện chứng với nhau có vai trò, vị
trí khác nhau trong mỗi hình thái kinh tế xã hội.
=> MLH biện chứng giữa các yếu tố đã hình thành nên những quy luật khách
quan của xã hội => chi phối sự vận động, phát triển của mỗi hình thái kinh tế - xã hội.
-Lực lượng sản xuất: là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
trong quá trình sản xuất, thể hiện năng lực thực tiễn của con người, được tạo thành
từ sự kết hợp giữa con người với tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội.
=> Về mặt cấu trúc lực lượng sản xuất gồm có người lao động và tư liệu sản xuất
*Vai trò của LLSX trong hình thái kinh tế - xã hội.
Thứ nhất, LLSX là nền tảng vật chất của xã hội, phương tiện tiến hình sản xuất
vật chất cho xã hội => Nếu con người không có công cụ lao động hay nói chính xác
hơn là tư liệu sản xuất, llsx, con người không thể tạo ra của cải vc nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
Thứ hai, LLSX là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau.
=> Xét đến cùng, LLSX quyết định sự vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội.
=> Bởi vì LLSX thay đổi => QHSX thay đổi => KTTT thay đổi => hình thái
KTXH cũ được thay thế bằng hình thái KTXH mới tiến bộ hơn.
*Vận dụng vào vấn đề phát triển LLSX ở VN hiện nay: -LLSX ở VN hiện nay:
+Đội ngũ nguời lao động:
(1) Tỉ lệ người lao động: dân số đông và tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao là
LỢI THẾ => phát triển LLSX ở VN hiện nay. (2)Trình độ lao động:
a. Tỉ lệ lao động có trình độ đại học của lực lượng lao động trực tiếp không ngừng tăng lên.
b. Đặc điểm nổi bật của con người Việt Nam trong lịch sử là truyền thống
yêu nước, sự cần cù, sáng tạo. Tuy nhiên Đại hội XII của Đảng ta có
đánh giá: nguồn nhân lực của ta chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, còn
nặng lý thuyết, xem nhẹ kỹ năng thực hành và kỹ năng xã hội.
+Ứng dụng khoa học kỹ thuật: có bước tiến mới nhưng còn hạn chế nhiều mặt
+Cơ sở hạ tầng: phát triển tương đối hiện đại nhưng thiếu đồng bộ và mất cân
đối giữa các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh với các vùng nông
thôn, miền núi, hải đảo.
+Trải qua thời kỳ dịch bệnh khó khăn => một số doanh nghiệp đã cắt giảm
nguồn lao động, lao động trong một số ngành dịch vụ như du lịch, dịch vụ lưu trú…
bị ảnh hưởng tiêu cực.
-Việc phát triển LLSX có vai trò vô cùng quan trọng trong tình hình hiện nay của đất nước:
+Phát triển LLSX góp phần cải thiện đời sống người dân, tạo ra nhiều sản
phẩm tiện ích hơn.
+Phát triển LLSX tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp => mở rộng thị trường lao động.
+Việc nâng cao chất lượng người lao động, ứng dụng khoa học công nghệ,
đổi mới tư liệu sản xuất => nâng cao năng suất lao động => phát triển kinh tế
-Dựa vào lý luận LLSX và vai trò của nó trong hình thái kinh tế - xã hội, ta đề ra
được một số giải pháp nhằm phát triển LLSX như sau:
+Đầu tư vào con người, đề cao nhân tố con người:
(1) Đầu tư vào giáo dục => trong nhà trường và trong môi trường sản xuất,
chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng thực hành => nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
(2) Có những chính sách bảo vệ quyền lợi của người lao động, doanh nghiệp,
tổ chức => nhằm tạo ra môi trường sản xuất cạnh tranh lành mạnh, công
bằng => thúc đẩy sự phát triển LLSX.
+Đầu tư vào nghiên cứu khoa học => nhằm đổi mới tư liệu sản xuất, công cụ
lao động, bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại
+Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ và cân bằng trên cả nước.
+Bên cạnh đó cũng chủ trương phát triển LLSX song song với bảo vệ môi trường.
=> Lý luận và thực tiễn lịch sử đã chứng minh LLSX có vai trò vô cùng quan trọng
trong việc phát triển đất nước từ quá độ đi lên CNXH. Trong thời đại ngày nay,
chúng ta cần phải có những giải pháp đúng đắn và đột phá hơn nữa để phát triển
LLSX, nền tảng vật chất của xã hội, đưa Việt Nam vươn mình trong bản đồ thế giới
cả về chất và lượng.
Câu 11: Quan hệ sản xuất có vai trò như thế nào trong 1 hình thái kinh tế - xã
hội? Vận dụng vào việc phát triển quan hệ sản xuất ở Việt nam hiện nay. -Khái niệm:
+Hình thái kinh tế - xã hội: là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng
để chỉ xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định với những quan hệ sản xuất của
nó, trong đó có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng phù hợp với trình độ nhất định
của lực lượng sản xuất và có một kiến trúc thượng tầng tương ứng dựa trên những quan hệ sản xuất ấy.
+Kết cấu của htktxh: llsx, qhsx và kttt => các yếu tố tương ứng, biện chứng
thống nhất với nhau và có vai trò, vị trí không giống nhau trong từng htktxh => mqh
giữa các yếu tố tạo nên quy luật khách quan => chi phối sự vận động, pt của ht ktxh.
+Quan hệ sản xuất: là khái niệm chỉ quan hệ giữa người với người trong quá
trình sản xuất, gồm 3 mặt cơ bản: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất,
quan hệ trong tổ chức và quản lí sản xuất quan hệ trong phân phối sản phẩm , lao động.
=>Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất (cơ bản, quyết định và chi
phối): sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng.
=>Quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất (tác động trực tiếp đến quy mô,
tốc độ, hiệu quả)
=>Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động (có khả năng kích thích trực
tiếp vào lợi ích của người lao động) => tác động đến thái độ của ng lao động =>
thúc đẩy hoặc kìm hãm sx phát triển.
=> 3 mặt của qhsx thống nhất với nhau => tạo thành hệ thống tương đối ổn định so
với sự phát triển , vận động ko ngừng của llsx => là HÌNH THỨC CỦA SX XÃ HỘI.
*Vai trò của QHSX trong HT KTXH
-Thứ nhất, tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội.
-Thứ hai, quan hệ khách quan, cơ bản, chi phối và quyết định mọi quan hệ xã hội.