Đề cương ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Hãy phân tích để thấy rằng các sự vật, hiện tượng vận động phát triển theo cách thức: Sự thay đổi dần dần về lượng sẽ dẫn đến sự chuyển hoá về chất. Khái niệm về chất và khái niệm về lượng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Hãy phân tích để thấy rằng các sự vật, hiện tượng vận động phát triển theo
cách thức: Sự thay đổi dần dần về lượng sẽ dẫn đến sự chuyển hoá về chất.
Khái niệm về chất và khái niệm về lượng
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm hai mặt chất và lượng. Hai
mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng.
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là
nó chứ không phải là cái khác.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật
về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
cũng như các thuộc tính của sự vật.
MQH biện chứng giữa lượng và chất
Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất
và mặt lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về
lượng không bao giờ tồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược
lại. Vì vậy, sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về
chất của nó và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với thay
đổi về lượng của nó.
Sự biến đổi về lượng có thể xảy ra theo hai hướng: sự tăng lên hoặc
giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay hoặc thay đổi dần dần về chất.
Do chất là cái tương đối ổn định còn lượng là cái thường xuyên biến đổi nên
ở một giới hạn nhất định khi lượng của sự vật thay đổi chưa dẫn đến sự thay
đổi về chất của nó. Giới hạn đó được gọi là độ.
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà ở đó sự thay
đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Độ là
mối liên hệ giữa lượng và chất của sự vật, ở đó thể hiện sự thống nhất giữa
chất và lượng của sự vật. Trong độ, sự vật vẫn là nó chứ chưa biến thành cái khác.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay
đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến
sự thay đổi căn bản về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút.
Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay
đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Sự vật tích lũy đủ về
lượng tại điểm nút sẽ làm cho chất mới của nó ra đời. Lượng mới và chất
mới của sự vật thống nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm nút mới của sự
vật đó, quá trình này diễn ra liên tếp trong sự vật và vì vậy sự vật luôn phát
triển chừng nào nó còn tồn tại.
Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi gây ra gọi là bước
nhảy. Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của
sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.
Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn phát triển của sự vật và là
điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới. Đó là sự gián đoạn trong
quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật. Có thể nói trong quá
trình phát triển của sự vật, sự gián đoạn là tiền đề cho sự liên tục và sự liên
tục là sự kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn.
Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt
tới điểm nút. Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng đã thay đổi
của sự vật, chất mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp
điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện
chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ
dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác
động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên
tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động, phát
triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
2. Phân tích ý nghĩa phương pháp luận của Quy luật lượng – chất trong nhận
thức trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt đối với sinh viên.
Chép từ vị trí, vai trò (cuối trang 35 SBT) đến hết Ý nghĩa phương pháp luận (SBT trang 37)
3. Tại sao mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động, phát
triển của các sự vật, hiện tượng.
Mẫu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho các sự vật, hiện tượng không thể
giữ nguyên trạng thái cũ. Kết quả là mâu thuẫn cũ mất đi, mẫu thuẫn mới
hình thành. Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới.
Quá trình này tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế gới khách quan.
Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển
của sự vật và hiện tượng.
4. Sản xuất vật chất là hoạt động phân biệt giữa con người với các loài động vật
- ĐÚNG. Vì sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người.
5. Điều kiện tự nhiên là yếu tố quyết định sự phát triển của sản xuất vật chất và
do đó là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người
- ĐÚNG. Vì sản xuất vật chất là quá trình mà trong đó con người sử dụng
công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các
dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội, nhằm thoả mãn nhu
cầu tồn tại và phát triển của con người; sản xuất vật chất là cơ sở, nền tảng
của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người.
6. Trình độ của lực lượng sản xuất nói lên trình độ chinh phục tự nhiên của con người
- ĐÚNG. Vì trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện trình độ chinh phục
tự nhiên của con người.
7. Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội là quá trình ngẫu nhiên
- SAI. Vì nó là quá trình lịch sử - tự nhiên
8. Nhà nước là bộ máy hành chính đứng trên mọi giai cấp, bảo vệ quyền lợi
của mọi cá nhân trong xã hội - SAI. .
9. Nhà nước của giai cấp vô sản về bản chất cũng chỉ là bộ máy chuyên chế để
thực hiện mục tiêu chính trị của giai cấp này
- ĐÚNG. Vì nhà nước của gc vô sản là nhà nước XHCN của nd lao động,
phục vụ qloi cho gc nd lđ.
10.Sự khác nhau về giai cấp là do có sự khác nhau về nòi giống
- SAI. Sự khác nhau về giai cấp là do khác nhau về quan hệ đối với tư liệu
sản xuất, về vai trò trong tổ chức lao động xã hội, khác nhau về cách thức
hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.
11.Theo phép biện chứng duy vật, phát triển là sự thay đổi thuần tuý về chất của sự vật
- SAI. Vì nó phát triển cả chất và lượng
12.Đứng im là trạng thái không vận động của một sự vật ở một giai đoạn nhất
định trong sự phát triển của nó
- SAI. Vì đứng im là 1 trạng thái hoạt động đặc biệt
13.Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho nhau.
- ĐÚNG. Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho nhau trong
những điều kiện xác định của quá trình vận động, phát triển của sự vật.
14.Thế giới này đc tạo thành bởi một chuỗi các quan hệ nhân quả
- ĐÚNG. Vì NN và KQ mang tính khách quan.
15.Hiện tượng nào, bản chất ấy
- SAI. Vì có những lúc hiện tượng không phản ánh đúng bản chất
16.Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải dựa vào cái ngẫu
nhiên chứ không dựa vào cái ngẫu nhiên để cải tạo sự vật
- SAI. Vì phải dựa vào cái tất nhiên chứ không phải ngẫu nhiên
17.Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa con người với con người trong lĩnh
vực sản xuất, do đó nó phụ thuộc vào con người và mang tính chủ quan
- SAI. Vì quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng nó hình thành một
cách khách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
18.Sự phát triển của lực lượng sản xuất chỉ bị kìm hãm khi quan hệ sản xuất lạc
hậu hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- SAI. Vì sự ptriển của llsx ko chỉ bị kìm hãm khi qhệ sx lạc hậu hơn... mà
ngay cả khi qhsx vượt trc quá xa so với trình độ ptriển của llsx.
19.Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì ngay lập tức, mọi bộ phận của kiến trúc
thượng tầng sẽ phải thay đổi theo
- SAI. Vì không phải cứ cơ sở hạ tầng thay đổi, cụ thể hơn là cơ sở hạ tầng
mới xuất hiện, thì kiến trúc thượng tầng mới mất đi ngay. Nó có bộ phận
thay đổi dần dần chậm chạp. Vì trong cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái
mới. Những tàn dư của cái cũ còn tồn tại rất lâu. Mặt khác, những hình thức
không cơ bản nào đó của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ được giai
cấp mới giữ lại. Sau đó cải tạo để phục vụ cho yêu cầu phát triển mới.
20.Chủ nghĩa cộng sản là một tất yếu của lịch sử
- ĐÚNG. vì phát triển là xu hướng tất yếu, cơ bản của lsử xh loài người.
cntb ko phải là nấc thang ptriển cuối cùng của xh loài ng. chính những mâu
thuẫn cơ bản trong lòng xh tư bản đã quyết định sự vận động, ptriển xh đã
xuất hiện ngay trong lòng xh tư bản. đó là lực lượng sx hiện đại với tính chất
xh hóa cao và giai cấp vô sản tiên tiến đã ptriển cả về số lượng và chất
lượng. vì vậy hình thái ktế-xh csản chủ nghĩa ra đời như là một sự phủ định
hình thái ktế-xh tbcn là tất yếu khách quan của lsử xh.
21.Mọi xã hội trong lịch sử đều phát triển tuần tự theo năm hình thái kt-xh từ thấp đến cao
- SAI. Một vài quốc gia bỏ qua 1 hoặc 2 hình thái nhưng vẫn phù hợp với quy luật
22.Chủ nghĩa dân tộc và đấu tranh giai cấp không có gì liên quan đến nhau ???
23.ở các thị tộc và bộ lạc thời nguyên thuỷ chưa có sự phân hoá giai cấp
- ĐÚNG. Vì sự phân hoá giai cấp hình thành lên hình thức cộng đồng bộ tộc,
tức là phải tới hình thức cộng đồng là bộ tộc thì mới có phân chia giai cấp.
24.Trí thức là một giai cấp quan trọng trong xã hội hiện đại
- SAI. Vì trí thức chỉ là một tầng lớp.
25.Suy cho cùng, ý thức xã hội bao giờ cũng chịu sự quy định của tồn tại xã hội
- ĐÚNG. Vì Tồn tại xã hội quy định nội dung, bản chất, xu hướng vận
động của ý thức xã hội; ý thức xã hội phản ánh cái lôgíc khách quan của tồn
tại xã hội tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội không giản đơn, trực tiếp mà
thường thông qua các khâu trung gian. Không phải bất kỳ tư tưởng, quan
niệm, lý luận, hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp
những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi xét cho đến cùng mới thấy rõ
những mối quan hệ kinh tế được phản ánh, bằng cách này hay cách khác,
trong các tư tưởng ấy. Như vậy, sự phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội
phải được xem xét một cách biện chứng.
26.Tâm lý xã hội thường là sự phản ánh tự giác đời sống xã hội của một cộng đồng người
- SAI. Đặc điểm của tâm lý xã hội là phản ánh trực tiếp điều kiện sống của
xã hội và phản ánh có tính tự phát chứ không phải phản ánh tự giác.
27.Con người vừa có bản chất tự nhiên, vừa có bản chất xã hội
- ĐÚNG. Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội có sự
thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. Tiền đề vật
chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người
chính là giới tự nhiên. Vì vậy, bản tính tự nhiên là một trong những phương
diện cơ bản của con người, loài người. Hơn nữa, con nguời mang đặc tính xã
hội bởi vì mỗi con người với tư cách là "người" chính là xét trong mối quan
hệ của các cộng đồng xã hội, đó là các cộng đồng: gia đình, giai cấp, quốc
gia, dân tộc, nhân loại.... Vì vậy, bản tính xã hội nhất định phải là một
phương diện khác của bản tính con người, hơn nữa đây là bản tính đặc thù của con người.
28.Vật chất là thực tại khách quan và con người không thể nhận thức được
- SAI. Vì v/c là thực tại khách quan, gây nên cảm giác ở con người khi trực
tiếp hoặc gián tiếp tác động lên các giác quan của con người.
29.Trong định nghĩa vật chất, VI LÊNIN đã chỉ ra thuộc tính quan trọng nhất
phân biệt vật chất với ý thức là tồn tại khách quan
- ĐÚNG. V/c mang thuộc tính khách quan, k phụ thuộc vào ý thức.
30.Ngôn ngữ là “cái vỏ vật chất” của ý thức, của tư duy
- ĐÚNG. Ngôn ngữ là hệ thuống tín hiệu vật chất mang ND ý thức, là công
cụ thể hiện ý thức, tư tưởng và tại đk để phát triển ý thức.
31.Óc tiết ra tư tưởng cũng như gan tiết ra mật vậy
- SAI. Vì theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, phải có hiện thực khách quan
và nguồn gốc xã hội phản ánh vào óc thì óc mới tiết ra tư tưởng được, còn
gan tiết ra mật là một điều hiển nhiên, vậy nên hai điều này không tương đương với nhau.
32.Bản chất của ý thức là sự hồi tưởng của ý niệm tuyệt đối. Sự phản ánh thể
giới khách quan vào trong đầu óc con người là quá trình tự nhận thức của con người.
- Đây là quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan, quan điểm này SAI.
Bản chất của ý thức theo qđ chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự phản ánh
năng động, sáng tạo TG khách quan vào bộ óc con người, là h/a chủ quan
của TG khách quan, ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã
hội. Nói cách khác, sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc con
người không phải là quá trình tự nhận thức mà phải chịu tác động của các
yếu tố như tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, nhu cầu,… ; phải dựa trên cơ sở
tiếp thu, xử lí thông tin có chọn lọc, có định hướng; trên cơ sở thực tiễn xã hội - lịch sử.
33.Phân biệt “phủ định biện chứng “ và “phủ định của phủ định” SBT trang 39
34.Vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức? SBT trang 42
35.Trình bày mqh giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Cuối trang 43 đầu trang 44 SBT
36.Thực tiễn và thực tế là một.
- SAI. Vì Thực tiễn dùng để chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích,
mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Thực tế là trạng thái của những điều thực sự tồn tại xảy ra một cách tự nhiên
của các sự vật, hiện tượng.
37.Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động thực tiễn cơ bản nhất, quan trọng nhất
- SAI. Hoạt động sản xuất vật chất mới là quan trọng nhất bởi nó là loại hoạt
động có vai trò quyết định đối với các loại hoạt động thực tiễn khác.
38.Nhận thức lý tính quan trọng hơn nhận thức cảm tính - ĐÚNG
39.Chân lý có tính tương đối, tính tuyệt đối, tính cụ thể
- ĐÚNG. Chân lý có thể là tuyệt đối khi phản ánh đúng sự vật, hiện tượng ở
một mối liên hệ và trong một bối cảnh lịch sử cụ thể nhưng nó là tương đối
vì bản thân sự vật tồn tại với vô số các mặt, các mối liên hệ và thay đổi, phát
triển theo thời gian. Chân lý luôn mang tính cụ thể phản ánh sự vật, hiện
tượng trong một điều kiện cụ thể với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong
một không gian và thời gian xác định.
40.Phân tích luận điểm “Vật chất là một phạm trù triết học dung để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”
“Vật chất” ở đây không thể hiểu theo nghĩa hẹp như là vật chất trong lĩnh
vực vật lý, hóa học, sinh học (nhôm, đồng, H2O, máu, nhiệt lượng, từ
trường…) hay ngành khoa học thông thường khác… Cũng không thể hiểu
như vật chất trong cuộc sống hàng ngày (tiền bạc, cơm ăn áo mặc, ô tô, xe máy…).
“Vật chất” trong định nghĩa của Lênin là một phạm trù triết học, tức là phạm
trù rộng nhất, khái quát nhất, rộng đến cùng cực, không thể có gì khác rộng hơn.
Đến nay, nhận thức luận (tức lý luận về nhận thức của con người) vẫn chưa
hình dung được cái gì rộng hơn phạm trù vật chất. Ta không thể “nhét” vật
chất này trong một khoảng không gian nhất định, vì không có gì rộng hơn nó.
Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không
phụ thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ
bản của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất.
Dù con người đã nhận thức được hay chưa, dù con người có mong
muốn hay không thì vật chất luôn tồn tại vĩnh viễn trong vũ trụ.
Vật chất, tức là thực tại khách quan, là cái có trước cảm giác (nói rộng ra là
ý thức). Như thế, vật chất “sinh ra trước”, là tính thứ nhất. Cảm giác (ý thức)
“sinh ra sau”, là tính thứ hai.
Do tính trước – sau như vậy, vật chất không lệ thuộc vào ý thức, nhưng ý
thức lệ thuộc vào vật chất.
Trước khi loài người xuất hiện trên trái đất, vật chất đã tồn tại nhưng chưa
có ý thức vì chưa có con người. Đây ví dụ cho thấy vật chất tồn tại khách
quan, không lệ thuộc vào ý thức.
Có ý thức của con người trước hết là do có vật chất tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp lên giác quan (mắt, mũi, tai, lưỡi…) của con người. Đây là ví dụ
cho thấy ý thức lệ thuộc vào vật chất. Như thế, ý thức là sự phản ánh hiện
thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.
- Chống lại tất cả các loại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về phạm trù vật
chất. Luận điểm này bác bỏ những quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cho
rằng vật chất chỉ là phức hợp của những cảm giác (Platon,…), hoặc vật chất
là sự tha hóa của “ý niệm tuyệt đối” (Heghen,…).
- Luận điểm này cũng trả lời dứt khoát mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản
của triết học: Vật chất có trước hay ý thức có trước? Lênin khẳng định vật chất có trước.
41.Một mảnh vải may thành áo khác về chất so với mảnh vải cùng loại đế nguyên
- SAI. Bởi chất là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là
nó, ở đây một mảnh vải sau khi may thành áo và một mảnh vải cùng loại để
nguyên đều có cấu tạo hữu cơ giống nhau nên không có khác biệt gì về chất.
42.Sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất của sự vật có tính độc lập tương
đối, không có mqh nào với nhau - SAI.
43.Mâu thuẫn biện chứng là sự xung đột không thể dung hoà của các mặt đối lập
- SAI. Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm chỉ sự liên hệ, sự tác động theo
cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh, vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển
hoá lẫn nhau của các mặt đối lập cho nên trong mỗi mâu thuẫn biện chứng
thì các mặt vừa mâu thuẫn với nhau, vừa đấu tranh với nhau tạo nên trạng
thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
44.Theo phép biện chứng duy vật, cách giải quyết mâu thuẫn đúng đắn nhất là
xoá bỏ các mặt đối lập
- SAI. Việc giải quyết mâu thuẫn phải xác định được vị trí, vai trò của từng
loại mâu thuẫn để có biện pháp giỉa quyết cụ thể với yêu cầu của hoạt động
nhận thức và thực tiễn.
45.Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra rằng sự phát triển của mọi sự vật, hiện
tượng đều phải trải qua hai lần phủ định
- ĐÚNG. Thông qua những lần phủ định của phủ định nối tiếp nhau, sự vật
phát triển theo đường “xoáy ốc” đi lên, vừa thể hiện tính kế thừa và tính chu
kỳ, vừa thể hiện tính tiến bộ về chất.
46.Triết học Mác – Lênin là sự lồng ghép giữa phép biện chứng của Hêghen và
quan điểm duy vật của Phoiơbắc
- SAI. Vì TH Mác – Lênin KẾ THỪA phép biện chứng trong triết học của
Hêghen và qđ duy vật trong triết học của Phoiobắc.
47.Sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
- ĐÚNG. Vì thực tiễn cách mạng của gc vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự
ra đời của triết học Mác.
48.Chủ nghĩa Mác – Lênin vừa mang tính cách mạng, vừa mang tính khoa học
- ĐÚNG. Vì Cn Mác – Lênin vừa giải phóng giai cấp công nhân, vừa kế
thừa có chọn lọc các tư tưởng của các nhà khoa học đi trước, đáp ứng đc nhu cầu của thời đại
49.Chủ nghĩa Mác – Lênin mang tính nhân văn, nhân đạo
- ĐÚNG. Vì CN Mác – Lênin ra đời để giúp gc vô sản đấu tranh, giành lại
công bằng xã hội, giải phóng nhân loại,…
50.Hãy chứng minh rằng “Nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự
ra đời và phát triển của ý thức là lao động và ngôn ngữ” SBT trang 24
51.Tại sao nói ý thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc con người
– Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, điều này có nghĩa là
nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là
hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý,
vật chất như chủ nghĩa duy vật quan niệm.
– Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan cũng có nghĩa là ý
thức phản ánh sự tự giác, sáng tao thế giới.
- Phản ánh ý thức là sáng tạo vì điều này bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn
quy định, nhu cầu đó đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiểu cái được phản ánh.
Trên cơ sở đó hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh tinh thần
đó ngày càng phản ánh đúng đắn hơn hiện thực khách quan, Song, sự sáng
tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh.
- Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì phản ánh đó bao giờ cũng dự trên hoạt động
thực tiễn và là sản phẩn của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan
hệ xã hội, bản chất của ý thức là có tính xã hội.
52. Hãy chứng minh rằng ý thức mang bản chất xã hội. Đầu trang 25 SBT