-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập tự luận học phần Tiếng Việt hiện đại | Trường Đại học Phenikaa
Có những khó khăn gì trọng việc định nghĩa từ trong các ngôn ngữ? Có những loại hình vị gì? Có những cách cấu tạo từ tiếng Việt nào? Phân biệt quan hệ đồng âm và đa nghĩa của từ? Thế nào là từ thuần Việt? Lấy ví dụ. Đối lập với lớp từ thuần Việt là lớp từ nào? Từ được vay mượn vào ngôn ngữ được xử lý theo những cách nào? Phạm trù ngữ pháp là gì và được hình thành như thế nào? Để phân chia từ loại, có mấy tiêu chí? Lấy ví dụ của một từ loại cụ thể? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Tiếng Việt hiện đại 1 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
Đề cương ôn tập tự luận học phần Tiếng Việt hiện đại | Trường Đại học Phenikaa
Có những khó khăn gì trọng việc định nghĩa từ trong các ngôn ngữ? Có những loại hình vị gì? Có những cách cấu tạo từ tiếng Việt nào? Phân biệt quan hệ đồng âm và đa nghĩa của từ? Thế nào là từ thuần Việt? Lấy ví dụ. Đối lập với lớp từ thuần Việt là lớp từ nào? Từ được vay mượn vào ngôn ngữ được xử lý theo những cách nào? Phạm trù ngữ pháp là gì và được hình thành như thế nào? Để phân chia từ loại, có mấy tiêu chí? Lấy ví dụ của một từ loại cụ thể? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Tiếng Việt hiện đại 1 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
Đề cương ôn tập Tiếng Việt hiện đại
Câu 1: Có những khó khăn gì trọng việc định nghĩa từ trong các ngôn ngữ?
Khó khăn trong định nghĩa từ
Từ trong các ngôn ngữ không giống nhau: - Kích thước vật chất
- Loại nội dung được biểu thị và cách biểu thị
- Cách thức tổ chức trong nội bộ cấu trúc
- Mối quan hệ với các đơn vị khác trong hệ thống ngôn ngữ
- Năng lực và chức phận khi hoạt động trong lời nói
Câu 2: Có những loại hình vị gì?
Từ được cấu tạo nhờ các hình vị, do một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau tạo thành
Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp Phân loại
a) Dựa vào chức năng
Hình vị tự do: tự nó có thể xuất hiện với tư cách những từ độc lập
Hình vị hạn chế (bị ràng buộc): chỉ có thể xuất hiện trong vai trò đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác
Hình vị biến đổi dạng thức (biến tố): làm biến đổi dạng thức của từ để biểu thị quan hệ
giữa từ này và từ khác trong câu
Hình vị phái sinh: hình vị biến đổi một từ hiện có thành từ mới
Cấu tạo từ: hình vị tự do và hình vị phái sinh b) Dựa vào vai trò
Gốc từ (căn tố, chính tố): mang ý nghĩa từ vựng chân thực, riêng cho từng từ Phụ
tố: mang ý nghĩa ngữ pháp, chugn cho lớp từ, nhiều từ 🡪 tiền tố, trung tố, hậu tố, chu tố
Câu 3: Có những cách cấu tạo từ tiếng Việt nào?
a) Cấu tạo từ bằng một tiếng từ đơn /từ đơn tiết
b) Tổ hợp các tiếng Từ ghép đẳng lập
Các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa Hai trường hợp:
Các thành tố cấu tạo đều rõ nghĩa: bàn ghế, thầy cô, sách vở…
Một thành tố rõ nghĩa, một thành tố không rõ nghĩa: đường sá, tre pheo, cỏ rả, sầu
muộn, chó má, gà qué, cá mú, xe cộ, áo xống…
Biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp Từ ghép chính phụ
Thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia. Thành tố phụ có vai trò
phân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính tàu hoả, đường sắt,
nông sản, cà chua, dưa hấu, xấu bụng, xanh lè, đỏ rực, … c) Phương thức láy
Các yếu tố cấu tạo có thành phần ngữ âm được lặp lại, vừa có lặp (điệp) vừa có biến đổi (đối)
Nếu chỉ có điệp mà không có đối (người người, nhà nhà…) dạng láy
Câu 4: Phân biệt quan hệ đồng âm và đa nghĩa của từ
- Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khácnhau.
- Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác.
- Từ đồng âm không thể thay thế trong nghĩa chuyển.
Câu 5: Thế nào là từ thuần Việt? Lấy ví dụ. Đối lập với lớp từ thuần Việt là lớp từ
nào? +Câu 6. Từ được vay mượn vào ngôn ngữ được xử lý theo những cách nào?
Là cốt lõi của từ vựng tiếng Việt, làm chỗ dựa và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt
động của mọi lớp từ khác
Nguồn gốc: cơ sở hình thành là các từ gốc Nam Phương, bao gồm Nam Á và Tày Thái
Có sự tương ứng giữa lớp từ thuần Việt với nhiều ngôn ngữ và nhóm ngôn ngữ vùng:
Mường, Tày – Thái, nhóm Bru – Vân Kiều, Môn – Khmer, Indonesia…
Nguồn gốc từ vựng tiếng Việt rất phức tạp, gồm nhiều nguồn đan xen, chồng chéo, phủ lấp lên nhau
II. Lớp từ ngoại lai
1. Các từ ngữ gốc Hán
1.1. Từ Hán cổ
Du nhập vào tiếng Việt từ đầu Công nguyên đến đầu đời Đường (đầu TK VIII)
Được đồng hoá mạnh: chè, ngà, chán, chém, chìm, buồng, buồn, buồm, mùi, mùa…
1.2. Từ Hán Việt
Du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn từ đời Đường trở về sau (TK VII – X)
Đọc theo âm chuẩn (âm Trường An) theo hệ thống ngữ âm tiếng Việt – duy trì cho đến
ngày nay: trà, mã, trọng, khinh, vượng, cận, nam, nữ…
Gồm cả các từ vốn không phải gốc Hán, mà do người Hán vay mượn từ ngôn ngữ khác rồi người
Việt vay mượn lại và đọc theo âm Hán Việt: trường hợp, nghĩa vụ, phục tùng, phục vụ,
điều chế, đại bản doanh, kinh tế, thủ tục, biện chứng, khái quát, mỹ thuật, cộng hoà…
(Nhật), Phật, niết bàn, Di Lặc, Thích ca mầu ni…(Phạn), câu lạc bộ, Mạc Tư Khoa… (Anh)
Gồm cả những từ do người Việt tạo ra sử dụng yếu tố có nguồn gốc Hán: y sĩ, đặc công,
công an, đại đội, tiểu đoàn, thiếu tá, hao mòn, ca hát, hiểm nghèo, thanh vắng, người
bệnh, tàu thuỷ, tàu hoả…
Những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt thông qua con đường khẩu ngữ của những
người nói phương ngữ Hán: xì dầu, mì chính, vằn thắn, xá xíu, sủi cảo, lẩu, lục tào xá, tào phớ, chí mà phù,…
1.3. Các từ gốc Hán trong tiếng Việt
a) Được Việt hoá, cải tổ về mặt ngữ âm
Có những từ được Việt hoá 2 lần hai cách đọc song song tồn tại: cách đọc Hán Việt –
cách đọc Hán Việt Việt hoá
VD: kính – gương, can – gan, cận – gần, kí – ghi, quả - goá, kiếm – gươm, hoạ - vạ… Rút ngắn từ lại
VD: cử nhân – (ông) cử, tú tài – (ông) tú, tiểu đồng – (chú) tiểu, tiểu tiện – tiểu
b) Năng lực hoạt động:
Khả năng nhập hệ không đồng đều, có những từ có khả năng hoạt động tự do cao
VD: đầu, bút, tuyết, thánh, hiền, tiên, Phật,… c) Về ý nghĩa:
Chỉ bảo lưu một số nghĩa: nhất (10 nghĩa) → thứ tự, số lượng hẳn nghĩa:bạc (mỏng →
quên ơn), khinh (nhẹ →coi thường), tâm (tim → tấm lòng, bụng dạ), tử tế (kĩ lưỡng →
tốt bụng), đáo để (đến tận cùng → tinh quái), sung sướng (đầy đủ, thông suốt → hạnh phúc) …
Các từ gốc Hán có số lượng và năng lực sản sinh mạnh
Thâm nhập vào mọi lĩnh vực giao tiếp của người Việt: chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ
thuật, quân sự, ý tế, pháp luật…
2. Các từ ngữ gốc Ấn – Âu
Thời gian: du nhập vào Việt Nam từ khi bị người Pháp xâm lược (giữa TK XIX)
Con đường: khẩu ngữ+ giáo dục nhà trường + giao tiếp hành chính
Nguồn gốc: Pháp, Anh, Nga
Thâm nhập vào khá nhiều mặt đời sống xã hội: tên món ăn, thuốc, quần áo, đồ đạc,
dụng cụ, văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, y tế
VD: xì ke, Xô viết, phomat, kem, xúc xích, pênixilin, caphêin, sơ mi…
1. Biến đổi của những từ gốc Ấn – Âu khi vào tiếng Việt
a) Về nghĩa: không rõ rệt, không làm nảy sinh những đối lập, khác biệt quan trọng
b) Về ngữ âm: cải tổ quan trọng do cơ cấu âm thanh khác nhau
Phát âm theo cơ cấu ngữ âm âm tiết Việt:
Phân chia thành âm tiết tách rời Thêm thanh điệu
Bỏ bớt âm trong các tổ hợp phụ âm
Chuyển âm này thành âm khác cho phù hợp với phát âm tiếng Việt
VD: poste – bốt, café – cà phê, carrotte – cà rốt, gare – ga…
Rút ngắn độ dài các từ gốc
VD: sou – xu, chef – sếp, valse – van, frein – phanh, gramme – gam, envelope – lopps,
essence –xăng, crème – kem, cravat – ca vát…
2. Hoạt động của các từ gốc Ấn – Âu trong tiếng Việt
Từ đơn tiết hoặc được đơn tiết hoá: khả năng nhập hệ mạnh
VD: xăng, lốp, dạ, len, săm, phanh, đui, ghi, ga, ray, gác, bốt…
Từ đa tiết, đặc biệt là từ có 3 âm tiết trở lên, hoặc mang tổ hợp phụ âm được vay mượn
qua sách vở: dấu ấn ngoại lai còn rất rõ
VD: xà phòng, may ô, ki lô, các tông, bê tông, sơ mi, đăng ten, xích đu, sô cô la…
Câu 7: Kể tên các bộ phận cấu âm.
môi, răng, lợi, mũi, lưỡi, lưỡi con, ngạc cứng, ngạc mềm, họng, dây thanh (thanh quản).
Câu 8: Biến thể âm vị là gì
Âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố. Những âm tố cùng thể hiện một âm vị là các biến thể của âm vị.
2 loại: - Biến thể kết hợp: bị quy định bởi vị trí, bối cảnh ngữ âm
- Biến thể tự do: là cách thể hiện âm vị ở mỗi cá nhân. Mỗi người, trong mỗi
trường hợp có cách phát âm riêng.
Câu 9: Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp là gì?
Ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng gắn liền mật thiết với nhau. Từ với tư cách là một
đơn vị cơ bản của ngôn ngữ vốn có cả hai ý nghĩa đó. Ý nghĩa từ vựng phân biệt một từ
với hàng loạt từ khác còn ý nghĩa ngữ pháp thì thống nhất các từ trong nhóm lại. Ý nghĩa
ngữ pháp là sự trừu tượng hoá từ ý nghĩa từ vựng. Ý nghĩa ngữ pháp đi kèm với ý nghĩa
từ vựng và không thể tồn tại tách khỏi ý nghĩa từ vựng.
Câu 10 Các phương thức ngữ pháp.
1. Phương thức phụ tố
Phổ biến trong các ngôn ngữ hoà kết (Nga, Anh, Pháp…)
Tiền tố, trung tố, hậu tố, chu tố
2. Phương thức biến tố bên trong
Ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng sự biến đổi của thành phần ngữ âm của bản thân
gốc từ biến tố bên trong VD: foot – feet tooth – teeth man – men
Phổ biến trong các ngôn ngữ Ả-rập, một phần trong tiếng Anh, Đức, Pháp
3. Phương thức thay từ căn
Dùng hẳn một từ căn khác để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
Phổ biến trong một số ngôn ngữ Ấn – Âu VD: good - better - best
4. Phương thức trọng âm
Phổ biến trong các ngôn ngữ hoà kết, đa âm tiết VD: record (n) – record (v)
5. Phương thức lặp
Lặp toàn phần hay lặp bộ phận, thường để biểu thị ý nghĩa số nhiều
Phổ biến trong các ngôn ngữ Mã Lai, Philipin, tiếng Việt, tiếng Hán…
VD: người – người người nhà – nhà nhà
6. Phương thức hư từ
Phương thức ngữ pháp ngoài từ
Hư từ: những từ mất đi ý nghĩa định danh mà chỉ biểu hiện ý nghĩa quan hệ giữa các
thành phần câu (giới từ,từ nối) hoặc giữa các câu (từ nối), hay chỉ ra các ý nghĩa ngữ
pháp độc lập với tổ hợp từ trong câu (loại từ, mạo từ, trợ từ, ngữ khí từ, từ đệm)
VD: của biểu thị ý nghĩa sở hữu
7. Phương thức trật tự từ
Phổ biến trong các ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Khmer, tiếng Hán và khu vực Đông Nam Á
VD: Anh yêu em ≠ Em yêu anh
Phương thức trật tự từ còn được dùng để cấu tạo từ
VD: sữa bò –bò sữa, mắt xanh – xanh mắt, to đầu – đầu to…
Mỗi vị trí đều có một ý nghĩa riêng
VD: Nó đánh tôi. (1) Chủ ngữ Tôi nhìn nó (2) Vị ngữ (1) (2) (3) (3) Bổ ngữ
Trật từ từ trong các ngôn ngữ có thể có chỗ giống nhau mà cũng có thể khác nhau
VD: Tiếng Việt và tiếng Hán đều có trật tự thành phần câu là Chủ ngữ - Vị ngữ - Bổ ngữ;
nhưng trật tự giữa từ chính vàtừ phụ thì ngược nhau
Trong TV có quy tắc trật tự của các từ cực kỳ chặt chẽ → khi gặp những hình thức ngược
nhau về trật tự cần xem xét cẩn trọng: Thông thường đây không phải là hiện tượng đảo
tuỳ tiện mà biểu hiện những nội dung, ý nghĩa khác nhau
VD: Một bức tranh treo trên tường ≠ trên tường treo một bức tranh
8. Phương thức ghép
Liên kết hình vị gốc từ với hình vị gốc từ để tạo ra từ mới
VD: news + paper → newspaper nhà + cửa → nhà cửa
9. Phương thức ngữ điệu
Các loại câu có những mô hình ngữ điệu nhất định
Các phương thức ngữ pháp gồm hai loại
Phương thức bên trong từ: phụ tố, biến tố bên trong, thay thế căn tố, trọng âm, lặp
→ Phương thức tổng hợp tính
Phương thức bên ngoài từ: hư từ, trật tự từ, ngữ điệu
→ Phương thức phân tích tính
Hai kiểu phương thức phân ra hai loại ngôn ngữ
Một ngôn ngữ có thể sử dụng nhiều kiểu phương thức, với phương thức chủ yếu khác nhau
Câu 11: Tiếng Việt có những phương thức ngữ pháp nào? Phương thức lặp Phương thức hư từ Phương thức ghép Phương thức ngữ điệu
Câu 12: Phạm trù ngữ pháp là gì và được hình thành như thế nào?
Phạm trù ngữ pháp là sự khái quát của một số ý nghĩa ngữ pháp nhất định được thể
hiện ra bằng những phương thức ngữ pháp nhất định
Phạm trù ngữ pháp là sự khái quát từ nhiều hơn một nhóm ý nghĩa ngữ pháp
VD: - Phạm trù ngôi: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba
- Phạm trù số: số ít, số nhiều
Câu 13: Để phân chia từ loại, có mấy tiêu chí? Lấy ví dụ của một từ loại cụ thể.
Ý nghĩa của từ được tạo ra từ sự phản ánh thuộc tính của đối tưpngj hiện thực hay trừu
tượng do tư duy đề ra vào vỏ âm thanh của từ, diễn ra theo hai cách: gọi tên (định danh) và
biểu thị kèm kèm theo từ khác)
Thực từ: là từ gọi tên đối tượng hiện thực hay đối tượng trừu tượng, bao gồm vật, hành
động, trạng thái, tính chất, số lượng, quan hệ…
Hư từ: là từ biểu thị quan hệ theo lối đi kèm theo các từ khác
VD: đang (chỉ hiện tại – quan hệ thời gian), vì (chỉ quan hệ nguyên nhân), ư (chỉ ý nghi
vấn – quan hệ của nội dung câu nói với mục đích nói)…
Thán từ: cũng là từ hư, là những từ biểu thị trực tiếp (không phải gọi tên) các trạng thái
tâm sinh lý, nó là sự phản ánh trực tiếp, không có nội dung. Thán từ gần gũi với tiếng
kêu, tiếng than của động vật Vd: Ôi, Á,…
Câu 14: Phân tích đoản ngữ của một câu cụ thể.
Câu 15: Phân tích quan hệ ngữ pháp sử dụng sơ đồ của một câu.