Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới) | Cánh Diều

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2023 - 2024là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm đề cương giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo. Tài liệu giới hạn phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và đề thi minh họa giữa kì 2.a

S GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………
TRƯỜNG THPT …
NỘI DUNG ÔN TP GIA HC K II
Môn: NGỮ VĂN
Khi: 10
Năm hc: 2023-2024
I. Phạm vi ôn tập giữa kì 2 Văn 10
Bài 5. Thơ văn Nguyễn Trãi
Bài 6. Tiểu thuyết và truyện ngn
II. Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Văn 10
Câu 1. Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Câu 2. Nghị luận xã hi (6,0 đim)
III. Thời gian làm bài: 90 phút
IV. Mt s lưu ý thi giữa kì 2 Văn 10
I. Phần Đọc hiu:
1. Ng liu:
- Ngun ng liệu: Ngoài sách giáo khoa ( Thơ Nôm Nguyễn Trãi, Tiểu thuyết Hoàng
Lê nht thống chí-Ngô Gia Văn Phái, Tam quốc diễn nghĩa- La Quán Trung, một s
truyn ngn của nhà văn Sương Nguyt Minh...)
- Dng tn ti ca ng liệu: văn bản thơ Nôm Đường luật, đoạn trích tiểu thuyết,
truyn ngn
2. Kiến thc:
- Phân tích và đánh giá được giá tr nội dung, đặc sc ngh thut của thơ Nôm Đường
lut Đưng lut. Nhn biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của mt s yếu t như:
hình ảnh, vần, đối, ch th tr tình,...
- Phân tích được s khác nhau về nghĩa của mt s cách sp xếp trt t t trong câu;
t đó, nhận diện và sửa được các li v trt t t trong bài viết, bài nói.
- Nhn biết và sửa đưc các li lp từ, dùng từ không đúng quy tc ng pháp, không
hợp phong cách ngôn ngữ…
- Nhn biết ngôi kể, s kiện chính trong tác phẩm . Phát hiện và chỉ ra tình huống
truyện độc đáo, xác định và phân tích đưc nhng hành động, ngôn ng ca nhân
vt......
+ Tái hiện/nhn biết
+ Thông hiểu
+ Vn dng thp
+ Vn dng cao
II. Phần Làm văn :
1. Kiểu bài: Nghị luận văn học
Viết bài văn ngh lun v tác phẩm thơ Nôm Đưng lut/ V một đoạn trích trong tác
phm tiu thuyết/ truyn ngn.
2. Ng liu:
- Ngun ng liệu: Ngoài sách giáo khoa
- Dng tn ti ca ng liệu: văn bản thơ Nôm Đường luật / đoạn trích tác phẩm tiu
thuyết/ truyn ngn.
3. Yêu cầu:
- Nm vng k năng đc - hiểu thơ Nôm Đưng lut/ k năng Đc-hiu tiu thuyết,
truyn ngắn : phân tích và đánh giá được giá trị ni dung, ngh thut ca văn bản thơ
tr tình trung đại làm theo thể Đưng lut; nhn biết và phân tích được giá tr thm mĩ
ca mt s yếu t như: hình ảnh, vần, đối, ch th tr tình,...
- Viết được bài văn hoàn chỉnh ngh lun v mt tác phm, một khía cạnh tác phẩm
thơ Đường luật/ 1 khía cạnh của hình tượng nhân vật/ tình huống truyện trong 1 đoạn
trích tiu thuyết/ truyn ngn.
- Diễn đạt trôi chảy, mch lạc… Không mc li chính tả, dùng từ, đặt câu…
- Bài làm thể hiện được s sáng tạo riêng.
V. Đ thi minh ha giữa kì 2 Văn 10
I. ĐC HIỂU (6đ)
Hc sinh đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưi
Ngôn chí bài 10
(Nguyễn Trãi)
Cnh tựa chùa chiền, lòng tựa thy.
Có thân ch phi li danh vây.
Đêm thanh hp nguyt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa b (1) cây.
Cây rợp chồi cành chim kết t,
Ao quang mu ấu (2) cá nên bầy.
Ít nhiều tiêu sái (3) lòng ngoài thế,
Năng một ông này đẹp thú này
(Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa hc xã hi, 1976)
Chú thích:
(1) B cây: chăm nom, săn sóc cây
(2) Mu u: mầm cây c u.
(4) Tiêu sái: thảnh thơi, thoát tục.
(5) Năng: có th, hay.
Câu 1: Bài thơ Ngôn chí 10 thuộc sáng tác nào sau đây của Nguyễn Trãi?
A. Văn chính lun
B. Thơ chữ Hán
C. Thơ Nôm
D. Thơ tự thut
Câu 2: Văn bản Ngôn chí 10 thuộc th thơ nào? Vì sao?
A. Th thơ tự do, vì các dòng không theo quy luật
B. Th thơ thất ngôn, vì mỗi dòng có 7 chữ
C. Th thơ tứ tuyệt, vì có 4 khổ, mi kh 4 dòng
D. Th thơ thất ngôn bát cú xen lục ngôn vì có 7 dòng, mỗi dòng có 8 hoặc 6 ch
Câu 3: Dòng nào nói lên đặc điểm thiên nhiên trong Ngôn chí 10- Nguyễn Trãi?
A. Cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp với màu sắc, âm thanh tươi tắn, rộn ràng
B. Hiện lên rất đa dạng, sinh động, có sức sống riêng
C. Những nét phác họa hết sc tài tình v v đẹp hùng vĩ
D. Thiên nhiên thm đm ni bun của thi nhân
Câu 4: Bài thơ Ngôn chí 10 đã thể hin:
A. Tình yêu thiên nhiên say đm, nồng nàn ca bc hiền nhân
B. S gắn bó với làng quê của một nông dân hồn hu, cht phác
C. Cách thưởng thức thiên nhiên của mt ngh
D. Thiên nhiên đy p cht nhc, cht ha
Câu 5: Nội dung hai câu luận nói về điều gì?
A. Cnh vt, lòng ngưi
B. Thú vui tao nhã
C. Sc sống nơi làng q
D. Ít vưng bn,vui sng
Câu 6: Câu thơ: Cảnh ta chùa chiền, lòng tựa thầy được hiểu là?
A. Quang cnh vắng như cảnh chùa Bà Đanh
B. Quang cảnh thanh tĩnh như cảnh chùa, lòng người trong sạch như lòng thầy chùa
chân tu
C. Lòng ngưi lạnh băng, dửng dưng như thầy chùa chân tu
D. Lòng người như cảnh tĩnh lặng, hoang vng
Câu 7: Dòng nào nói lên nội dung câu thơ: Có thân chớ phi li danh vy?
A. Thân ch b vây bọc, l thuộc vào danh lợi
B. Có thân phải có danh lợi
C. Sống trong vòng vây danh lợi mới thú vị
D. Danh li là giá tr ca bản thân
Câu 8: Câu thơ: Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén được hiu là?
A. Uống rượu nghiêng chén uống c trăng
B. Nghiêng chén uống rượu như hớp c bóng trăng trong chén
C. Uống rượu và ngắm trăng trong chén
D. Thưởng trăng và uống rượu thú vui tao nhã
Câu 9: Phân tích ngh thut đi đc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân đưc th hin
qua hai câu thực của bài thơ (1đ)
Câu 10: Cm nhn ca em v bức chân dung tinh thần ca Nguyn Trãi qua bài t
Ngôn chí 10 (viết t 6-8 dòng) (1đ)
II. VIẾT (4đ)
Câu 1: Quan sát bức ha, đc ng liu sau và trả lời câu hỏi a,b (1đ)
2. T khi có văn minh, con người đã nghĩ đến danh và lợi. Bởi luôn muốn thu vén địa
v và lợi lc cho riêng mình, biết bao tham quan đã gây nên nghiệp chướng, oan tình,
kì án, gieo rắc đau thương trên khắp thế gian. Danh và lợi là hai i kiếm rất ác độc
và mãnh liệt, thường theo đuổi ta trên suốt đường đời không sao dứt b được.
Câu 2: Viết bài lun thuyết phục người thân (bố m, anh ch, bạn bè) điu chnh quan
nim sng: tiền là thưc đo năng lc, tin phn ánh giá trị sng của con người (3đ)
-----Hết-----
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIU
Câu 1
(0.5đ)
Câu 2
(0.5đ)
Câu 3
(0.5đ)
Câu 4
(0.5đ)
Câu 5
(0.5đ)
Câu 6
(0.5đ)
Câu 8
(0.5đ)
C
D
B
A
C
B
B
Câu 9: : Phân tích ngh thut đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hn của thi nhân đưc th
hiện qua hai câu thực ca bài thơ
Gi ý đáp án
- Hai câu thực: Đêm thanh hp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vng xem hoa b cây
- Ngh thut đi- chính đối: Mỗi câu trình bày một s vic thời điểm khác nhau
nhưng cùng nói lên mt ý li sng thanh cao ca cao nhân mặc khách diễn ra nơi
thôn quê với trăng gió, cây và hoa
+Đêm trăng thanh uống rượu, nghiêng chén uống c ánh trăng. Trăng soi bóng trong
chén, lắng vào hồn thi nhân… uống rượu thưởng trăng
+Ngày ngắm hoa, chăm cây, tỉa cành…
Câu 10: Cm nhn ca em v bức chân dung tinh thần ca Nguyn Trãi qua bài t
Ngôn chí 10 (viết t 6-8 dòng)
Gi ý đáp án
- HS t cm nhn bng cm xúc của riêng mình nhưng cần th hiện các nét chính v
bc chân dung tinh thn ca Nguyễn Trãi qua bài thơ
- Tham kho những ý chính sau:
+ Lòng người trong sạch như lòng thầy chùa chân tu, không vưng bn danh li
+M rộng tâm hồn giao hòa cùng cảnh vật thôn quê: uống rưu ngm trăng, hoa;
chăm cây cnh; ngắm chim làm tổ trên cây, cá bơi từng đàn dưới nưc
+Không quan tâm s đời, thấy lòng thanh thn với thú vui đẹp…
PHN II. VIT
Câu 1: Quan sát bức ha, đc ng liu sau và trả lời câu hỏi a,b
a. Đt tên cho bc họa và văn bản trên
Gi ý đáp án
- HS t đặt tên theo ý cá nhân, cần làm nổi bt bn cht ca bc họa, đoạn văn bản
- Tham kho gợi ý sau:
+Bc họa: Hành trình danh vng, tiền tài/ Sức mnh của đồng tin
+Đoạn văn bản : Hu ha ca danh vng
b. Làm rõ nét tương đng bc họa và đoạn văn bản trên. Chỉ ra s khác biệt ca
chúng do phương tin chuyn tải thông tin mang lại (tr li t 5-7 dòng)
Gi ý đáp án
- Nét tương đồng: cùng nói về vấn đề danh li, tiền tài của đời ngưi
- Khác bit:
+ Bc họa: dùng hình ảnh, hình khối minh ha c th sinh động hành trình, thái độ
con ngưi trưc danh li; thế đứng của con người khi có danh li
+ Đoạn văn bản: dùng ngôn ngữ din t nỗi đau của con người do lòng tham danh lợi
mang đến… Con người khó thoát khỏi vòng danh lợi.
Câu 2: Viết bài văn
Gi ý đáp án
… thuyết phc người thân (bố m, anh ch, bạn bè) điều chnh quan nim sng: tin
là thước đo năng lực, tin phản ánh giá trị sng của con ngưi.
Phần chính
Đim
Ni dung c th
M bài
0.25
- Gii thiu vấn đề: tiền là thước đo năng lc, tin phản ánh
giá trị sng của con người
- Thái đ người viết v quan niệm trên
Thân bài
2.0
Gm các ý chính (t 2 luận điểm tr lên)
- Nhn thức, phân tích về vai trò của đng tin
+Hiểu đúng: là phương tiện ca cuc sng, mi ngưi cn
làm ra tin t nuôi sống bản thân, giúp đ gia đình…
+Tác hại ca vic hiểu chưa đúng: coi tiền là mục đích sng
→ dễ dẫn đến sai lm, hy sinh sc khe, hạnh phúc,…
- Nêu ngn gọn quan đim ca bản thân và đề xut s điều
chnh quan niệm và hành động sống…
Kết bài
0.5
- Khẳng định vai trò ca quan nim sống đúng, phù hợp vi
thi đi
- Nhn thc, la chn li sống, hành động ca bản thân…
Yêu cu
khác
0.25
- Bài viết th hiện rõ đặc trưng thể loi (ngh lun).
- Diễn đạt rõ ý, lập lun logic; suy luận, bình luận phù hợp
với văn hóa dân tộc,..
- Dn chứng đa dạng
| 1/9

Preview text:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………
NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT …… Môn: NGỮ VĂN Khối: 10 Năm học: 2023-2024
I. Phạm vi ôn tập giữa kì 2 Văn 10
• Bài 5. Thơ văn Nguyễn Trãi
• Bài 6. Tiểu thuyết và truyện ngắn
II. Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Văn 10
Câu 1. Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Câu 2. Nghị luận xã hội (6,0 điểm)
III. Thời gian làm bài: 90 phút
IV. Một số lưu ý thi giữa kì 2 Văn 10
I. Phần Đọc – hiểu: 1. Ngữ liệu:
- Nguồn ngữ liệu: Ngoài sách giáo khoa ( Thơ Nôm Nguyễn Trãi, Tiểu thuyết Hoàng
Lê nhất thống chí-Ngô Gia Văn Phái, Tam quốc diễn nghĩa- La Quán Trung, một số
truyện ngắn của nhà văn Sương Nguyệt Minh...)
- Dạng tồn tại của ngữ liệu: văn bản thơ Nôm Đường luật, đoạn trích tiểu thuyết, truyện ngắn 2. Kiến thức:
- Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Đường
luật Đường luật. Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố như:
hình ảnh, vần, đối, chủ thể trữ tình,...
- Phân tích được sự khác nhau về nghĩa của một số cách sắp xếp trật tự từ trong câu;
từ đó, nhận diện và sửa được các lỗi về trật tự từ trong bài viết, bài nói.
- Nhận biết và sửa được các lỗi lặp từ, dùng từ không đúng quy tắc ngữ pháp, không
hợp phong cách ngôn ngữ…
- Nhận biết ngôi kể, sự kiện chính trong tác phẩm . Phát hiện và chỉ ra tình huống
truyện độc đáo, xác định và phân tích được những hành động, ngôn ngữ của nhân vật...... + Tái hiện/nhận biết + Thông hiểu + Vận dụng thấp + Vận dụng cao II. Phần Làm văn :
1. Kiểu bài: Nghị luận văn học
Viết bài văn nghị luận về tác phẩm thơ Nôm Đường luật/ Về một đoạn trích trong tác
phẩm tiểu thuyết/ truyện ngắn. 2. Ngữ liệu:
- Nguồn ngữ liệu: Ngoài sách giáo khoa
- Dạng tồn tại của ngữ liệu: văn bản thơ Nôm Đường luật / đoạn trích tác phẩm tiểu thuyết/ truyện ngắn. 3. Yêu cầu:
- Nắm vững kỹ năng đọc - hiểu thơ Nôm Đường luật/ kỹ năng Đọc-hiểu tiểu thuyết,
truyện ngắn : phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản thơ
trữ tình trung đại làm theo thể Đường luật; nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ
của một số yếu tố như: hình ảnh, vần, đối, chủ thể trữ tình,...
- Viết được bài văn hoàn chỉnh nghị luận về một tác phẩm, một khía cạnh tác phẩm
thơ Đường luật/ 1 khía cạnh của hình tượng nhân vật/ tình huống truyện trong 1 đoạn
trích tiểu thuyết/ truyện ngắn.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc… Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
- Bài làm thể hiện được sự sáng tạo riêng.
V. Đề thi minh họa giữa kì 2 Văn 10 I. ĐỌC HIỂU (6đ)
Học sinh đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới Ngôn chí – bài 10 (Nguyễn Trãi)
Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.
Có thân chớ phải lợi danh vây.
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa bợ (1) cây.
Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Ao quang mấu ấu (2) cá nên bầy.
Ít nhiều tiêu sái (3) lòng ngoài thế,
Năng một ông này đẹp thú này
(Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976) Chú thích:
(1) Bợ cây: chăm nom, săn sóc cây
(2) Mấu ấu: mầm cây củ ấu.
(4) Tiêu sái: thảnh thơi, thoát tục. (5) Năng: có thể, hay.
Câu 1: Bài thơ Ngôn chí 10 thuộc sáng tác nào sau đây của Nguyễn Trãi? A. Văn chính luận B. Thơ chữ Hán C. Thơ Nôm D. Thơ tự thuật
Câu 2: Văn bản Ngôn chí 10 thuộc thể thơ nào? Vì sao?
A. Thể thơ tự do, vì các dòng không theo quy luật
B. Thể thơ thất ngôn, vì mỗi dòng có 7 chữ
C. Thể thơ tứ tuyệt, vì có 4 khổ, mỗi khổ 4 dòng
D. Thể thơ thất ngôn bát cú xen lục ngôn vì có 7 dòng, mỗi dòng có 8 hoặc 6 chữ
Câu 3: Dòng nào nói lên đặc điểm thiên nhiên trong Ngôn chí 10- Nguyễn Trãi?
A. Cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp với màu sắc, âm thanh tươi tắn, rộn ràng
B. Hiện lên rất đa dạng, sinh động, có sức sống riêng
C. Những nét phác họa hết sức tài tình về vẻ đẹp hùng vĩ
D. Thiên nhiên thấm đẫm nỗi buồn của thi nhân
Câu 4: Bài thơ Ngôn chí 10 đã thể hiện:
A. Tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn của bậc hiền nhân
B. Sự gắn bó với làng quê của một nông dân hồn hậu, chất phác
C. Cách thưởng thức thiên nhiên của một nghệ sĩ
D. Thiên nhiên đầy ắp chất nhạc, chất họa
Câu 5: Nội dung hai câu luận nói về điều gì?
A. Cảnh vật, lòng người B. Thú vui tao nhã
C. Sức sống nơi làng quê
D. Ít vướng bận,vui sống
Câu 6: Câu thơ: Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy được hiểu là?
A. Quang cảnh vắng như cảnh chùa Bà Đanh
B. Quang cảnh thanh tĩnh như cảnh chùa, lòng người trong sạch như lòng thầy chùa chân tu
C. Lòng người lạnh băng, dửng dưng như thầy chùa chân tu
D. Lòng người như cảnh tĩnh lặng, hoang vắng
Câu 7: Dòng nào nói lên nội dung câu thơ: Có thân chớ phải lợi danh vậy?
A. Thân chớ bị vây bọc, lệ thuộc vào danh lợi
B. Có thân phải có danh lợi
C. Sống trong vòng vây danh lợi mới thú vị
D. Danh lợi là giá trị của bản thân
Câu 8: Câu thơ: Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén được hiểu là?
A. Uống rượu nghiêng chén uống cả trăng
B. Nghiêng chén uống rượu như hớp cả bóng trăng trong chén
C. Uống rượu và ngắm trăng trong chén
D. Thưởng trăng và uống rượu – thú vui tao nhã
Câu 9: Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện
qua hai câu thực của bài thơ (1đ)
Câu 10: Cảm nhận của em về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ
Ngôn chí 10 (viết từ 6-8 dòng) (1đ) II. VIẾT (4đ)
Câu 1: Quan sát bức họa, đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi a,b (1đ)
2. Từ khi có văn minh, con người đã nghĩ đến danh và lợi. Bởi luôn muốn thu vén địa
vị và lợi lộc cho riêng mình, biết bao tham quan đã gây nên nghiệp chướng, oan tình,
kì án, gieo rắc đau thương trên khắp thế gian. Danh và lợi là hai lưỡi kiếm rất ác độc
và mãnh liệt, thường theo đuổi ta trên suốt đường đời không sao dứt bỏ được.
Câu 2: Viết bài luận thuyết phục người thân (bố mẹ, anh chị, bạn bè) điều chỉnh quan
niệm sống: tiền là thước đo năng lực, tiền phản ánh giá trị sống của con người (3đ) -----Hết----- Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 (0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) (0.5đ) C D B A C B A B
Câu 9: : Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể
hiện qua hai câu thực của bài thơ Gợi ý đáp án
- Hai câu thực: Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa bẻ cây
- Nghệ thuật đối- chính đối: Mỗi câu trình bày một sự việc ở thời điểm khác nhau
nhưng cùng nói lên một ý – lối sống thanh cao của cao nhân mặc khách diễn ra nơi
thôn quê với trăng gió, cây và hoa
+Đêm trăng thanh uống rượu, nghiêng chén uống cả ánh trăng. Trăng soi bóng trong
chén, lắng vào hồn thi nhân… uống rượu thưởng trăng
+Ngày ngắm hoa, chăm cây, tỉa cành…
Câu 10: Cảm nhận của em về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ
Ngôn chí 10 (viết từ 6-8 dòng) Gợi ý đáp án
- HS tự cảm nhận bằng cảm xúc của riêng mình nhưng cần thể hiện các nét chính về
bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ
- Tham khảo những ý chính sau:
+ Lòng người trong sạch như lòng thầy chùa chân tu, không vướng bận danh lợi
+Mở rộng tâm hồn giao hòa cùng cảnh vật thôn quê: uống rượu ngắm trăng, hoa;
chăm cây cảnh; ngắm chim làm tổ trên cây, cá bơi từng đàn dưới nước
+Không quan tâm sự đời, thấy lòng thanh thản với thú vui đẹp… PHẦN II. VIẾT
Câu 1: Quan sát bức họa, đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi a,b
a. Đặt tên cho bức họa và văn bản trên Gợi ý đáp án
- HS tự đặt tên theo ý cá nhân, cần làm nổi bật bản chất của bức họa, đoạn văn bản - Tham khảo gợi ý sau:
+Bức họa: Hành trình danh vọng, tiền tài/ Sức mạnh của đồng tiền
+Đoạn văn bản : Hậu họa của danh vọng
b. Làm rõ nét tương đồng ở bức họa và đoạn văn bản trên. Chỉ ra sự khác biệt của
chúng do phương tiện chuyển tải thông tin mang lại (trả lời từ 5-7 dòng) Gợi ý đáp án
- Nét tương đồng: cùng nói về vấn đề danh lợi, tiền tài của đời người - Khác biệt:
+ Bức họa: dùng hình ảnh, hình khối minh họa cụ thể sinh động hành trình, thái độ
con người trước danh lợi; thế đứng của con người khi có danh lợi
+ Đoạn văn bản: dùng ngôn ngữ diễn tả nỗi đau của con người do lòng tham danh lợi
mang đến… Con người khó thoát khỏi vòng danh lợi.
Câu 2: Viết bài văn Gợi ý đáp án
… thuyết phục người thân (bố mẹ, anh chị, bạn bè) điều chỉnh quan niệm sống: tiền
là thước đo năng lực, tiền phản ánh giá trị sống của con người. Phần chính Điểm Nội dung cụ thể Mở bài 0.25
- Giới thiệu vấn đề: tiền là thước đo năng lực, tiền phản ánh
giá trị sống của con người
- Thái độ người viết về quan niệm trên Thân bài 2.0
Gồm các ý chính (từ 2 luận điểm trở lên)
- Nhận thức, phân tích về vai trò của đồng tiền
+Hiểu đúng: là phương tiện của cuộc sống, mỗi người cần
làm ra tiền tự nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình…
+Tác hại của việc hiểu chưa đúng: coi tiền là mục đích sống
→ dễ dẫn đến sai lầm, hy sinh sức khỏe, hạnh phúc,…
- Nêu ngắn gọn quan điểm của bản thân và đề xuất sự điều
chỉnh quan niệm và hành động sống… Kết bài 0.5
- Khẳng định vai trò của quan niệm sống đúng, phù hợp với thời đại
- Nhận thức, lựa chọn lối sống, hành động của bản thân… Yêu cầu 0.25
- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận). khác
- Diễn đạt rõ ý, lập luận logic; suy luận, bình luận phù hợp với văn hóa dân tộc,.. - Dẫn chứng đa dạng