-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương Quản lý công | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm và đặc điểm hoạt động quản lý công? Chủ thể và đối tượng của quản lý công? Các chức năng trong quản lý công? Chức năng lập kế hoạch trong quản lý công? Chức năng quản lý và phát triển nhân sự trong khu vực công. Chức năng kiểm soát trong quản lý công? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quản lý công 3 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Đề cương Quản lý công | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm và đặc điểm hoạt động quản lý công? Chủ thể và đối tượng của quản lý công? Các chức năng trong quản lý công? Chức năng lập kế hoạch trong quản lý công? Chức năng quản lý và phát triển nhân sự trong khu vực công. Chức năng kiểm soát trong quản lý công? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản lý công 3 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Khoa: Chính trị học NGÂN HÀNG ĐỀ THI
Học phần: Quản lý công Số tín chỉ: 02 I.
Tái hiện (10 câu, 4 đ/câu)
1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động quản lý công?
Khái niệm quản lý công: Là sự tác động có tổ chức và bằng pháp luật của
bộ máy NN đối với khu vực công nhằm đảm bảo cung ứng dịch vụ công
cho mọi người dân một cách công bằng, hiệu quả và phi lợi nhuận.
Đặc điểm hoạt động QLC: 3 đđ
- QlC là hoạt động phổ biến và cần thiết trong mọi xã hội
Muốn hoạt động chung của xã hội đạt hiệu quả cao thì cần thiết phải có
quản lý. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, hoạt động quản lý
công trở nên phổ biến và cần thiết, là hoạt động không thể thiếu trong các
quá trình sản xuất và quá trình xã hội.
- Chủ thể quản lý và đối tượng của hoạt động quản lý công phải gắn liền với khu vực công
Chủ thể của quá trình quản lý thường phải là các cơ quan công quyền, đối
tượng hướng đến của hoạt động QLC là đa số nhân dân và các nguồn lực
được huy động cũng như được quản lý là các nguồn lực công, thuộc sở hữu của quốc gia.
- QLC là hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật
+ Tính khoa học thể hiện ở chỗ, hoạt động qly phải được xd trên cơ sở
những tri thức khách quan chứ không phải ý muốn chủ quan của người quản lý
+ Tính nghệ thuật thể hiện ở chỗ, muốn cho hoạt động qly mang lại hiệu
quả cao thì ngoài việc phải thực thi nó một cách khoa học thì cần phải
vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với các biến số xác định.
+ Tính khoa học và tính nghệ thuật không loại trừ mà thống nhất hữu cơ
với nhau, là mqh cộng sinh, cộng hưởng. Tính khoa học thể hiện rõ nét
hơn ở những khía cạnh lq tới nguyên tắc qly, quy trình qly, tính nghệ
thuật thể hiện rõ nét hơn ở các khía cạnh lq đến pp qly, phong cách nghệ thuật qly.
2. Chủ thể và đối tượng của quản lý công? Chủ thể QLC:
- Chủ thể quản lý công là NN và tùy thuộc vào thể chế của mỗi quốc gia,
chủ thể QLC có thể chỉ là chính phủ - cơ quan hành pháp của NN, có thể
là sự gắn kết hỗn hợp các cơ quan quyền lực NN
- Đặc trưng của chủ thể quản lý:
+ Chủ thể qly là nhân tố tạo ra các tác động qly
+ Chủ thể quản lý có một quyền lực nhất định
+ Chủ thể quản lý tồn tại ở nhiều quy mô và tầng nấc khác nhau
+ Chủ thể qly phải có những năng lực phẩm chất nhất định
+ Chủ thể qly có lợi ích xác định Đối tượng QLC
- Đối tượng QLC là khu vực công bao gồm 2 phân hệ và mối qh biện
chứng giữa các phân hệ này, trong đó bao gồm: Các cơ quan chức năng
qly cung ứng dịch vụ công và hàng hóa công cộng- đại diện cho bên cung
về dịch vụ công và hh công cộng; khách hàng tiêu đùngịch vụ công, đó là
toàn bộ dân cư xã hội với nhu cầu về dịch vụ công và hh công cộng- đại
diện cho bên cầu về dịch vụ công và hh công cộng
- Đặc trưng của đối tượng quản lý:
+ Đối tượng quản lý là những người tiếp nhận các tác động quản lý và có
thể tham gia ở mức độ nhất định việc tạo lập các tác động qly
+ Đối tượng qly là những con người có khả năng tự điều chỉnh hành vi của họ
+ Đối tượng qly là một tổ chức xác định
+ Đối tượng quản lý là những con người có phẩm chất và năng lực nhất định
+ Đối tượng qly có lợi ích xác định
3. Các chức năng trong quản lý công? 5 cn
- Chức năng lập kế hoạch trong QLC
Là một trong những chức năng cơ bản nhất, phổ biến nhất của QLC. Chức năng
này tồn tại và bắt buộc phải tồn tại trong mọi tổ chức công. Đó là chức năng của
mọi tổ chức. Chức năng lập kế hoạch thể hiện cao nhất năng lực của những nhà
QLC, đòi hỏi vận dụng nhiều loại kiến thức khác nhau về chính trị, kinh tế, xh
cũng như một số kỹ năng về lập kế hoạch, trong đó phân tích và dự báo là kiến
thức không thể thiếu được.
- Chức năng qly và phát triển tổ chức công
Chức năng qly và pt là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh
tế- xã hội, quyết định sự thành bại của một tổ chức. Chức năng qly và pt tổ chức công gồm các nd:
+ Xd cơ cấu tổ chức hợp lý: thiết kế cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với mục
tiêu, cn, nv của tổ chức, phân định trách nhiệm rõ ràng và tạo thuận lợi cho việc chỉ đạo phối hợp
+ Phân công cv cho từng cá nhân, bộ phận, qua đó xác định cấu trúc các bộ
phận, Phân công cv phù hợp với năng lực; phân coogn cv cho bộ phận theo
chức năng một cách hợp lý
+ Xd các mlh bên trong, bên ngoài; các mlh trực thuộc, qh phối hợp
- Chức năng quản lý và phát triển nhân sự trong khu vực công
- Chức năng lãnh đạo trong QLC
Lãnh đạo trong tổ chức phải thực hiện các cv sau:
+ Thứ nhất, hiểu rõ con người trong tổ chức
Đây là điều rất quan trọng giúp người quản lý đưa ra các quyết định và lựa chọn
đúng các phương pháp lãnh đạo.
+ Thứ hai, đưa ra các quyết định thích hợp.
+ Thứ ba, xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy để thực hiện các chức năng.
+ Thứ tư, dự kiến các tỉnh huống có thể xảy ra và tìm cách ứng xử tốt nhất.
Người lãnh đạo phải dự kiến các tình huống có thể xảy ra, căn cứ vào khả năng
của tổ chức để giải quyết tình huống phát sinh.
+ Thứ năm, giao tiếp và đàm phán.
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt giúp người lãnh đạo nâng cao uy tín và hiệu
quả lãnh đạo của mình.
- Chức năng kiểm soát trong QLC
Là hoạt động cần thiết giúp việc thực hiện các chức năng, nv của cá nhân, tổ
chức được tốt hơn, là công cụ để hoàn thiện hoạt động của tổ chức khiến nó
ngày càng có hiệu lực, hiệu quả hơn. Kiểm soát gắn liền với quá trình các giám
sát nhưng đồng thời cũng nhằm chỉ ra những biện pháp cần thiết để khắc phục
những sai lệch của kế hoạch. Là chức năng không thể thiếu với mọi tổ chức.
4. Chức năng lập kế hoạch trong quản lý công?
* Khái niệm lập kế hoạch: Là quá trình xác định các mục tiêu, phân tích đánh
giá tình hình hiện tại và các hoạt động cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó trong tương lai.
* Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch
- Kế hoạch chỉ ra con đường đi tới mục tiêu một cách chính xác
- Kế hoạch giúp nhà QLC hạn chế rủi ro khi ra quyết định
- Kế hoạch là cơ sở của việc kiểm tra
- Kế hoạch giúp nhà QLC ứng phó với những thay đổi diễn ra bên trong và bên ngoài tổ chức * Phân loại kế hoạch
- Phân loại theo tính chất của kế hoạch + Kế hoạch chiến lược + Kế hoạch thực thi
- Phân loại theo thời gian của kế hoạch + Kế hoạch dài hạn + Kế hoạch trung hạn + Kế hoạch ngắn hạn
* Phân loại theo đối tượng điều chỉnh
- Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội - Kế hoạch nhân sự - Kế hoạch tài chính - Kế hoach dự án
* Các thành phần của kế hoạch - Mục tiêu kế hoạch
- Phương hướng và các biện pháp thực hiện - Các nguồn lực
- Dự kiến phân công thực hiện và thời gian thực hiện kế hoạch
* Các nguyên tắc trong lập kế hoạch
- Nguyên tắc phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của NN và đạt mục tiêu - Nguyên tắc hiệu quả
- Nguyên tắc phù hợp và cân đối - Nguyên tắc linh hoạt
* Căn cứ để lập kế hoạch
- Căn cứ vào các nguồn lực của cơ quan, đơn vị
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị
- Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch của cơ quan, đơn vị
- Căn cứ vào dự báo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội
- Căn cứ vào kế hoạch của cấp trên
* Quy trình của việc lập kế hoạch
- B1: Nghiên cứu, phân tích nội bộ, phân tích môi trường và dự báo
- B2: Xác định các mục tiêu
- B3: Đề ra các phương hướng và giải pháp
- B4: Xây dựng các phương án
- B5: Trao đổi, thẩm định, phê duyệt kế hoạch
5. Chức năng quản lý và phát triển nhân sự trong khu vực công
* Nd qly và pt nhân sự trong QLC: 4nd - Quy hoạch nhân sự
+ Dự báo số lượng, cơ cấu và chất lượng nhân sự cần thiết cho tổ chức, xác
định nguổn bổ sung, phương thức đào tạo và chính sách đối với nhân sự
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bổ sung, luân chuyên nhân sự một cách chi tiết
+ Đặt chương trình cụ thể như trẻ hóa đội ngũ, định kỳ đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ cho nhân sự hiện tại... + Tuyển chọn nhân sự;
- Đào tạo, huấn luyện và phát triển nhân sự
Quá trình đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức cần được chia thành
từng bước cụ thế, xem xét nhu cầu đào tao trong công việc hiên tại và đáp ứng công việc trong tương lai
Đào tạo phải theo kế hoạch, kết hợp đào tạo ở trường, lớp với đào tạo trong
thực tiễn, đào tạo kiến thức cơ bản với đào tạo kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng qly
- Bố trí, sử dụng nhân sự
Việc bố trí nhân sự phải chú ý các yêu cầu sau:
+ Phải vì việc để bổ trí người chứ không vì người mà bố trí việc.
+ Quan tâm đến nhu cầu, tính cách, năng lực của từng cá nhân nhằm tạo điều
kiện cho mỗi cá nhân phát huy tối đa trình đô, năng lực của họ.
+ Khi bố trí công việc cần làm cho cán bộ, công chức đó nhận thức rõ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và các mối quan hệ công tác của mình.
+ Bố trí nhân sự có tính đến sự ổn định lâu dài kết hợp với việc luân chuyển cán bộ, công chức phù hợp.
+ Không bố trí cán bộ trùng lặp chức năng hoặc tạo khoảng trống về nhiệm vụ.
+ Không bố trí những cán bộ có tác phong, tính cách dễ tạo ra xung đột trong cùng một đơn vị.
Trong sử dụng nhân sự cần:
+ Công khai, công bằng trong khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức.
+ Sử dụng khéo léo, linh hoạt các hình thức tạo động cơ làm việc (vật chất, tinh
thần) để khuyến khích, động viên tính tích cực của cán bộ, công chức.
+ Xây dựng môi trường làm việc, xây dựng truyền thống tốt đẹp của tổ chức. - Đánh giá nhân sự
+ Đánh giá mức độ hoàn thành và hiệu quả công việc và tiềm năng của nhân sự
để trả lương và phát triển chức nghiệp.
+ Đặt ra mục tiêu cá nhân đôi với công việc sẽ được thực hiện.
+ Khuyến khích các thành viên tham gia vào việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.
+ Xác định nhu cầu đào tạo cho từng thành viên.
* Các mô hình nhân sự chủ yếu
- Mô hình nhân sự theo chức nghiệp
- Mô hình nhân sự theo việc làm
6. Chức năng kiểm soát trong quản lý công?
Chức năng kiểm soát trong quản lý công?
* KN: kiểm soát là quá trình giám sát các hoạt động của một cá nhân, mộtnhóm
hay cả tổ chức nhằm đảm bảo cho các thành viên trong tổ chức thực hiệntất cả
các nhiệm vụ đã được thông qua trong kế hoạch và trong những trườnghợp cần
thiết đưa ra các điều chỉnh để khác phục sai lệch * Các loại kiểm soát:
- Kiểm soát trước hay còn gọi là kiểm soát đề phòng: giúp các nhà quản lý ngăn
chặn, phòng ngừa được các vấn đề có thể cản trở, gây khó khăn cho tổ chức trước khi nó xảy ra.
- Kiểm soát hiện hành: là hình thức kiểm soát khi các hoạt động đang xảy ra
giúp nhà quản lý đưa ra các điều chỉnh ngay khi giám sát
- Kiểm soát phản hồi: xử lý các thông tin phản hồi, giúp các nhà quản lý nhìnlại
cụ thể hơn các mục tiêu mà kế hoạch đã vạch ra, tính xác thực và số liệu của báo cáo * Quá trình kiểm soát
- Đo lường hoạt động hiện tại
- So sánh kết quả hoạt động thực tế với mục tiêu đã xác định trong kế hoạch
– Tiến hành các hoạt động điều chỉnh cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu củatổ chức
* Kiểm soát trong nội bộ tổ chức công - Hoạt động thanh tra - Hoạt động kiểm tra
- Những nội dung cần quan tâm trong kiểm soát: 5nd
+ Kiểm soát con người là nội dung các nhà quản lý quan tâm nhiều nhất bởi
conngười trong tổ chức là nhân tó quan trọng giúp tổ chức hoàn thành mục tiêu
+ Kiểm soát tài chính nhằm mục tiêu giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệuquả hoạt động
+ Kiểm soát thông tin giúp các nhà quản lý điều hành công việc được chínhxác, đúng mục tiêu
+ Kiểm soát tác nghiệp cụ thể là giám sát các hoạt động sản xuất nhằm đảm
bảocác hoạt động được thực hiện đúng kế hoạch
+ Kiểm soát hoạt động chung của tổ chức thông qua kiểm soát các giá trị mang
tính bản chất của tổ chức
7. Các nguyên tắc quản lý công? 7nt
- Nguyên tắc công bằng, bình đẳng
Đòi hỏi việc cung ứng dịch vụ công và hh công cộng phải đảm bảo cung cấp
cho xh các hh công cộng với ý nghĩa đặc trưng vốn có của các hh công cộng -Nguyên tắc ổn định
Đòi hỏi việc cung ứng dịch vụ công và hh công cho các tổ chức, cá nhân trong
xh phải liên tục, đầy đủ và đồng đều về chất lượng
- Nguyên tắc phi lợi nhuận
Đòi hỏi việc cung ứng dịch vụ công và hh công cho xh không thể tuyệt đối tuân
theo các quy luật của thị trường. Nguyên tắc này chỉ cho phép sử dụng các nhân
tố tích cực của thị trường trong việc cung ứng các dịch vụ công và hh công cho
xh với quan điểm hiệu quả phải là hiệu quả tổng hợp
- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
Đòi hỏi việc cung ứng dịch vụ công và hh công cho xh phải tiến hành đạt kết
quả mong muốn với mức chi phí và tổn thất hợp lý nhất trong phạm vi có thể
- Nguyên tắc pháp chế xã hội
Đòi hỏi việc cung ứng dịch vụ công và hh công cho xh phải dựa trên cơ sở hiến
pháp và pháp luật của NN , các cam kết mà NN đã hứa thực hiện trước dân chúng
-Nguyên tắc minh bạch, công khai
Đòi hỏi các chủ thể QLC phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính
xác những thông tin chính thức có trong quyết định QLC và phương thức thực hiện cv của mình
- Nguyên tắc tập chung dân chủ
Đòi hỏi sự phân cấp phải đảm bảo mqh biện chứng giữa các chủ thể tham gia
vào việc cung ứng và tiêu dung dịch vụ công và hh công trong xh. NNTW giữ
vai trò chỉ đạo và chịu trách nhiệm cuối cùng đối với việc cung ứng dịch vụ
công và hh công cho xã hội thông qua luật pháp, chiến lược và các công cụ điều
tiết vĩ mô khác. Bên cạnh đó cũng phải gắn NN, cd và xh vs các nhà cung ứng dịch vụ công và hh công
8. Phương pháp hành chính tổ chức trong quản lý công?
* KN: phương pháp quản lý là cách thức mà các chủ thể quản lý công sử
dụngđể tác động lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của mình * Yêu cầu đáp ứng:
- Phương pháp phải đa dạng, phong phú do đối tượng quản lý rất rộng
- Phải có tính khả thi, có khả năng thực hiện được trên thực tế
- Đảm bảo hiệu quả cao
- Phải mềm dẻo linh hoạt, phù hợp với từng loại đối tương riêng biệt đặc thù
* Các phương pháp quản lý công
- giáo dục thuyết phục: là pp tác động gián tiếp thông qua các biện pháp tuyên
truyền, gd để mọi người tự giác tuân thủ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình
- phương pháp cưỡng chế: là pp bắt buộc bằng bạo lực của chủ thể QLC trong
những trường hợp do pháp luật quy định
- phương pháp hành chính tổ chức: là pp mang tính tác động trực tiếp đặc trưng
của NN, mang tính cưỡng chế để xác lập trật tự môi trường cung ứng và hưởng
thụ dịch vụ công và hh công 1 cách chuẩn xác trong vòng trật tự kỷ cương của xh
- phương pháp kinh tế: là pp tác động gián tiếp thông qua việc sử dụng đòn bẩy
kt tác động đến lợi ích để định hướng hành động cho đối tượng
9. Mô hình quản lý công truyền thống?
- Mô hình quản lý công truyền thống được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về
mốiquan hệ giữa chính trị và hành chính của T.W.Wilson, nguyên tắc thiết lập
bộmáy quan liêu của Max Weber và các nguyên tắc quản lý theo khoa học của
bộmáy F.W.Taylor. Đây được coi là mô hình hành chính lâu đời nhất và lý
thuyếtquản lý khu vực công thành công nhất * Đặc điểm:
- Bộ máy hành chính là một hệ thống thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ
trênxuống dưới, mang tính vững bền và ổn định
- Quản lý xã hội bằng pháp luật, luật lệ và thực hiện các chính sách do các
nhàchính trị ban hành. Các quyết định được viết chính thức bằng văn bản và
ápdụng một cách nhất quán
- Viên chức nhà nước làm việc mang tính chuyên nghiệp và phi chính trị
- Mỗi tổ chức có đội ngũ nhân sự với những quy định nội bộ riêng biệt
- Qúa trình thực hiện công việc khách quan, công bằng, không thiên vị
=> Các đặc trưng đưa ra đảm bảo cho nền hành chính có hiệu lực cao, thủ tục
chặt chẽ, chính xác, đảm bảo tính công bằng trong hoạt động hành chính.
=> Tuy nhiên mô hình cũng bộc lộ hạn chế: tính quan liêu, cứng nhắc do
hệthống hành chính được thiết kế theo thứ bậc chặt chẽ, nhiều tầng lớp và cồng
kềnh, hiệu quả quản lý thấp do quan tâm đến quá trình làm việc, quan tâm đến
yếu tố đầu vào , hạn chế tính năng động và sáng tạo của người lao động
10. Mô hình quản lý công mới?
* Hoàn cảnh và nguyên nhân ra đời:
- Mô hình quản lý công mới ( New public management) là cụm từ viết tắt
củanhóm các xu hướng cải cách hành chính của các nước OCED năm 1970 do
thủtướng nước Anh – Megerete Thatcher và tổng thống Mỹ Ronald Reagan đưa ra - Nguyên nhân:
+ mô hình quản lý công truyền thống bắt đầu bộc lộ những hạn chế nhất định
+ xuất phát từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 gây ra khủng hoảng kinh tế1973-
1975 làm thâm hụt ngân sách gây khó khăn trong việc chi trả và quản lýhoạt
động hành chính nhà nước
+ sự ra đời của một số lý thuyết kinh tế gây áp lực phải thay đổi cách thức quảnlý
+ xu hướng toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế
+ xu hướng dân chủ hóa đời sống do trình độ dân trí được nâng cao
+ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ
* Đặc trưng mô hình quản lý công mới: Mô hình quản lý công mới chú
trọngvào hiệu quả, không quan tâm đến quá trình hoặc cách thức tiến hành. Do
đóđể tăng hiệu quả hoạt động của hành chính nhà nước, các nước lựa chọn
môhình quản lý công mới đã tìm kiếm các xu hướng cải cách khác nhau,
tựuchung lại các xu hương sau
- Đơn giản hóa hệ thống - Đẩy mạnh phân quyền
- Áp dụng cơ chế thị trường và áp dụng nhiều phương pháp quản lý hiệnđại của
doanh nghiệp vào hành chính nhà nước
- Xây dựng đội ngũ viên chức nhà nước mang tính chuyên nghiệp vớinhững
tiêu chuẩn và thước đo rõ ràng về thực thi công vụ
- Tư nhân hóa một phần hoạt động của Nhà nước đặc biệt là đối với dịch vụ công
II. Vận dụng ( 10 câu, 4đ/câu)
1. Vận dụng kiến thức về mô hình quản lý để đánh giá mô hình quản lý công ở Việt Nam hiện nay?
Hiện nay, VN vẫn đang áp dụng mô hình QLC truyền thống và có sự tiếp thu,
dần ứng dụng những điểm phù hợp của quản lý công mới. Nguyên nhân VN
vẫn đang áp dụng mô hình này là do:
- Thứ nhất, mô hình hành chính công truyền thống đã được áp dụng lâu dài
ởnước ta, gắn với các thời kì phát triển của đất nước.
- Thứ hai, Việt Nam vẫn chưa đủ điều kiện để áp dụng mô hình quản lí công
mới. - Thứ ba, việc cải cách hành chính là một lộ trình lâu dài, do vậy cần phải
có thời gian để chuyển từ mô hình này sang mô hình khác.
Hiện nay, Việt Nam hiện nay đang tiến hành vận dụng, học tập những điểm phù
hợp của mô hình quản lí công mới vào điều kiện cụ thể của Việt Nam:
- Một là, phi quy chế hóa, loại bỏ những hàng rào không cần thiết
- Hai là, xã hội hóa các dịch vụ công.
- Ba là, đẩy mạnh sự phân cấp giữa TW với địa phương, tăng tínhchủ động cho cấp dưới
- Bốn là, mở rộng qh quốc tế
Trong quá trình cải cách hành chính, nước ta đã và đang áp dụng một số điểm
phù hợp của quản lí công mới nhưng vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như
nhà nước mong muốn do còn tồn tại một số nguyên nhân và bất cập chưa thể khắc phục được Một số giải pháp:
- Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo tiền đề cho việc phi quy chế hóa.
- Hai là, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ công chức nhằm nâng cao
trình độ của công chức, viên chức. Việc đẩy mạnh phân cấp chỉ có thể được
thực hiện một cách triệt để nhất khi trình độ của cán bộ công chức thực sự cao,
đủ để tự đưa ra các quyết định hành chính và chịu trách nhiệm trước nhà nước và nhân dân.
- Ba là, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế từ chính nội bộ đất nước, không nhập
khẩu tư bản nhằm phát triển một nền kinh tế bền vững, làm cơ sở vững chắc
cho việc xã hội hóa các dịch vụ công.
2. Vận dụng lý thuyết về phương pháp kinh tế trong quản lý vào phân tích việc
sử dụng phương pháp kinh tế trong một tình huống quản lý công cụ thể?
- Phương pháp kinh tế: là pp tác động gián tiếp đến hành vi của đối tượng qly
thông qua việc sử dụng đòn bẩy kt tác động đến lợi ích để định hướng hành động cho đối tượng
- Trong cơ quan hành chính nhà nước, thủ trưởng là chủ thể quản lí còn các
nhân viên dưới quyền là đối tượng quản lý, để đảm bảo tất cả mọi người đều
tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình, nhà nước đã có quy định người nào tích
cực thực hiện công việc của mình thì được nâng lương trước thời hạn. Nâng
lương trước hạn đó là phương pháp kinh tế trong quản lý hành chính nhà nước
3. Vận dụng lý thuyết về kỹ năng ra quyết định quản lý công và thực hiện quyết
định quản lý công vào phân tích một tình huống ra quyết định và thực hiện
quyết định quản lý công của một nhà quản lý công cụ thể?
Ông Nguyễn Văn A, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc của thành phố X
chịu trách nhiệm thực hiện dự án xây dựng công viên trong địa bàn thành phố
X. Ông A đã dẫn dắt dự án xây dựng công viên Y thành công, từ khâu thu thập
thông tin, đánh giá các lựa chọn, đến thực hiện quyết định và giám sát dự án.
Qua dự án này, ông đã rút ra được nhiều bài học quý giá về việc cân đối giữa
lợi ích xã hội và chi phí, cũng như tầm quan trọng của việc tham khảo ý kiến cộng đồng
4. Vận dụng lý thuyết về kỹ năng quản lý sự thay đổi trong quản lý công vào
phân tích việc thực hiện kỹ năng này của một nhà quản lý công cụ thể?
Ông Trần Văn C, Giám đốc Sở Y tế của một thành phố lớn được giao nhiệm vụ
triển khai một hệ thống hồ sơ y tế điện tử trong các bệnh viện công của thành
phố nhằm hiện đại hóa quy trình lưu trữ và quản lý hồ sơ bệnh nhân. Ông C xác
định rõ lý do thay đổi( hệ thống sẽ giúp cải thiện hiệu quả làm việc, tăng cường
chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu pháp lý) , thu thập thông tin chi tiết( khảo
sát nhân viên y tế,phân tích hệ thống lưu trữ hiện tại, tìm hiểu kinh nghiệm từ
địa phương khác), lập kế hoạch thay đổi cẩn thận(xác định lộ trình triển khai,
ngân sách và nguồn lực), thực hiện thay đổi( thành lập đội ngũ triển khai, thực
hiện đào tạo, triển khai thí điểm), giám sát chặt chẽ và duy trì sự thay đổi để đạt
được các mục tiêu đề ra.
5. Vận dụng lý thuyết về kỹ năng giải quyết xung đột trong quản lý công vào
phân tích kỹ năng giải quyết xung đột trong quản lý công của một nhà quản lý công cụ thể?
- Dự án mở rộng tuyến đường chính trong thành phố gây ra xung đột giữa cư
dân địa phương, doanh nghiệp gần tuyến đường và chính quyền thành phố. Cư
dân lo ngại về việc mất nhà cửa và quyền lợi đất đai, trong khi doanh nghiệp lo
lắng về việc kinh doanh bị ảnh hưởng do thi công kéo dài. Ông Lê Văn D,
Trưởng phòng Quản lý Đô thị của một thành phố lớn phải giải quyết xung đột
giữa các bên liên quan trong dự án mở rộng tuyến đường chính nhằm giảm tắc nghẽn giao thông.
- Ông D đã xác định rõ nguyên nhân xung đột, thu thập thông tin chi tiết( khảo
sát cư dân, thảo luận với doanh nghiệp, nghiên cứu quy định pháp lý), lập kế
hoạch cẩn thận( họp mặt đa bên, lập ủy ban hòa giải, xây dựng kế hoạch đền bù,
kế hoạch thi công hợp lý), thực hiện các biện pháp giải quyết xung đột( tổ chức
cuộc họp đối thoại tìm ra giải pháp, cam kết hiện thực hóa các giải pháp) một
cách quyết đoán và giám sát chặt chẽ. Kết quả là dự án mở rộng tuyến đường
chính được hoàn thành đúng tiến độ, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến cư dân và
doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả giao thông và chất lượng hạ tầng đô thị.
6. Vận dụng lý thuyết về quy trình lập kế hoạch quản lý vào phân tích một kế hoạch quản lý cụ thể?
Kế hoạch: Phát triển pt vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố,
giai đoạn từ năm 2021đến 2030
- B1: NC, pt nội bộ, pt môi trường và dự báo
+ Nghiên cứu hiện trạng phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tp
+ Xác định nguyên tắc phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng
+ Xác định lộ trình phát triển
- B2: Xđ các mục tiêu: Xác định số lượng và cơ cấu pt vận tải hành khách công
cộng phục vụ nhu cầu đi lại của nd góp phần giảm phương tiện giao thông cá
nhân, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường
- B3: đề ra phương hướng và giải pháp
+ Triển khai các kh và đề án
+ Hoàn thiện hệ thống vb pháp quy và cơ chế chính sách
+ Tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng
+Đầu tư, khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
+ Tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho vận tải hành khách công cộng
+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm - B4: Xd các phương án
+ Xây dựng các bước đi cụ thể dựa trên các phương hướng đề ra
+ Phân công tổ chức thực hiện các phương hướng và giải pháp dề ra
++ Xác định chi phí thực hiện giải pháp
- B5: Trao đổi, thẩm định , phê duyệt kế hoạch
7. So sánh mô hình quản lý nhân sự theo chức nghiệp và mô hình quản lý nhân sự theo việc làm? (Ảnh)
8. Chứng minh nhận định: mô hình quản trị nhà nước tốt mở rộng sự tham gia
của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước?
- Mỹ là một nước đã áp dụng mô hình quản trị nhà nước tốt vào trong việc quảnlý nhà nước
- Hoạt động mở rộng sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước
được thể hiện ở các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ
- Trước các cuộc bầu cử luôn có những buổi gặp gỡ với công dân để đảm bảo
quyền tự do ngôn luận và đảm bảo mọi nguyện vọng của công dân được bày tỏvà thực hiện
- người dân là người có quyền bầu tổng thống cũng như là những người
duynhất bbãi miễn chức vụ tổng thống nếu chủ thể không quản lý tốt và không
phụcvụ được nhu cầu của nhân dân
9. So sánh mô hình quản lý công mới với mô hình quản trị nhà nước tốt? (Ảnh)
10. Phân tích nguyên tắc phi lợi nhuận trong quản lý công thông qua một hoạt động quản lý cụ thể?
- Nguyên tắc phi lợi nhuận: là nguyên tắc đặc thù đòi hỏi việc cung ứng dịch
vụcông và hàng hóa công cho xã hội không thể tuyệt đối tuân theo quyết định
của thịtrường. Nguyên tắc này chỉ cho phép sử dụng các nhân tố tích cực của thị
trườngtrong việc cung ứng các dịch vụ công và hàng hóa công cho xã hội và với
quanđiểm hiệu quả phải là hiệu quả tổng hợp
- Trong việc cung ứng dịch vụ công ý tế cho người dân, để đảm bảo mọi công
dân đều được tham gia công bằng bình đẳng, Nhà nước đã hỗ trợ gói bảo hiểm
xã hộisức khỏe cho người dân, hoặc xây dựng cầu đường, bệnh viện, trường
học khôngphải để thu về lợi nhuận hoặc kinh doanh như tư nhân. Mục đích là
để đảm bảo nhu cầu hợp pháp của công dân về nhu cầu thiết yếu của cuộc sống
III. Sáng tạo (10 câu, 2đ/câu)
1. Tại sao nhà quản lý cần phải có phẩm chất tâm lý tốt?
Nhà quản lý cần phải có phẩm chất tâm lý tốt vì điều này ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả lãnh đạo, sự phát triển của tổ chức, và mối quan hệ giữa đối tượng
quản lý. Phẩm chất tâm lý tốt là yếu tố then chốt giúp nhà quản lý duy trì sự cân
bằng, hiệu quả và thành công trong công việc. Nó không chỉ giúp họ quản lý căng
thẳng và ra quyết định chính xác mà còn tạo động lực cho đối tượng quản lý, xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp, giải quyết xung đột hiệu quả, thích ứng với thay đổi,
tăng cường khả năng lãnh đạo, phát triển kỹ năng giao tiếp và liên tục tự cải thiện.
2. Tại sao rèn luyện kỹ năng nghe là một yêu cầu quan trọng trong giao tiếp của nhà quản lý công?
Rèn luyện kỹ năng nghe là một yêu cầu quan trọng trong giao tiếp của nhà quản
lý công vì nó đóng vai trò then chốt trong việc hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của
công dân, tăng cường hiệu quả quản lý, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công
dân, giải quyết xung đột hiệu quả, tạo môi trường làm việc tích cực, phát triển kỹ
năng lãnh đạo, nắm bắt thông tin phản hồi và tăng cường khả năng truyền thông.
Một nhà quản lý công có kỹ năng nghe tốt sẽ có thể lãnh đạo một cách hiệu quả và
đạt được các mục tiêu quản lý và phát triển xã hội một cách bền vững.
3. Những điều kiện để áp dụng mô hình quản trị nhà nước tốt? 6 đk
- Huy động sự tham gia của các chủ thể trong xã hội vào hoạt động qly NN
- Quản lý theo các quy định pháp luật
- Tính công bằng, minh bạch
- Sự định hướng và đồng thuận
- Trách nhiệm báo cáo và giải trình
- Hiệu lực và hiệu quả
4. Những kinh nghiệm quản lý nhân sự ở Nhật Bản có thể áp dụng vào Việt Nam?
- Thứ nhất, cần xác định đúng vai trò và vị trí của nguồn nhân lực.
- Thứ hai, để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, phải có hệ thống
chính sách đồng bộ, nhưng quan trọng nhất vẫn là chú trọng đầu tư cho giáo dục,
từ phổ thông cho đến đại học và các trường nghề.
- Thứ ba, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực
- Thứ tư, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật cho khoa học - công nghệ như
cơ sở nghiên cứu khoa học; trung tâm đào tạo nhân tài.
- Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực phải củng cố khả năng hội nhập quốc tế
của Việt Nam cũng như khu vực trên cơ sở kế thừa và giữ vững những tinh hoa văn hoá dân tộc.
5. Tại sao cần xã hội hóa các dịch vụ công?
Trong điều kiện hiện nay, xu thế xã hội hóa dịch vụ công đang là yêu cầu tất yếu
với mỗi quốc gia bởi các lý do sau:
- Thứ nhất, xu thế chung của các quốc gia trên thế giới là thu hẹp bộ máy của
chính phủ, giảm bớt các bộ phận không cần thiết làm cho bộ máy của chính phủ
hoạt động năng động và hiệu quả hơn. Khi bộ máy thu hẹp lại thì một số chức
năng, công việc sẽ chuyển cho tư nhân đảm nhiệm, chính phủ chỉ tập trung vào các
nhiệm vụ quản lý vĩ mô.
- Thứ hai, bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập, mang nặng dấu ấn cơ chế tập trung,
quan liêu bao cấp, chức năng, nhiệm vụ chưa phù hợp, phân cấp chưa rõ ràng,
phương thức, thủ tục cung ứng dịch vụ công còn rườm rà, đội ngũ cán bộ, công
chức còn nhiều điểm yếu kém.
- Thứ ba, gắn liền với xu thế thu hẹp bộ máy chính phủ, khu vực tư nhân ngày càng
phát triển mạnh đòi hỏi nhà nước phải chia sẻ một số lĩnh vực trước đây chỉ thuộc
về nhà nước mà tư nhân có thể thực hiện được.
- Thứ tư, dân số đông, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao, nhu cầu xã hội
ngày một lớn, chỉ nhà nước thực hiện cung ứng các dịch vụ cho xã hội thì không
thể đáp ứng được nhu cầu của người dân, vì vậy nhà nước để cho xã hội tự cung
ứng và điều tiết các nhu cầu nhằm giảm bớt gánh nặng cho nhà nước, thực hiện
“nhà nước và nhân dân cùng làm”
6. Tại sao nói quản lý công là một khoa học mang tính thực tiễn?
- Một là, nghiên cứu khoa học QLC gắn với việc xây dựng và phát triển nền
QLC của quốc gia. Mục đích trong nghiên cứu khoa học QLC nhằm luận giải,
phân tích để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao, tăng cường hiệu lực,
hiệu quả trong quản lý.
Hai là, khoa học QLC là khoa học liên ngành, vận dụng lý thuyết của những
ngành khoa học khác nhau để tìm ra quy luật quản lý xã hội hiệu quả
Ba là, nghiên cứu khoa học QLC gắn với thể chế chính trị, hệ thống chính trị,
chính sách, định hướng, quan điểm chính trị có tính đặc trưng riêng của mỗi quốc gia.
Bốn là, đây là ngành khoa học mang tính ứng dụng, nghiên cứu những vấn đề
thực tiễn đặt ra để tư vấn xây dựng, thực hiện và hoàn thiện chiến lược, chính sách,
chương trình phát triển nền hành chính; khoa học QLC nghiên cứu xây dựng các
chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính.
Năm là, tiếp cận nghiên cứu kỹ thuật hành chính.
7. Tại sao lập kế hoạch quản lý phải đảm bảo phù hợp với chủ tr ng, chính ươ
sách của Đảng, pháp luật của nhà nước?
Việc lập kế hoạch quản lý phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của nhà nước là cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp, hiệu quả, và bền
vững của các hoạt động quản lý công. Điều này không chỉ giúp đạt được các mục
tiêu quốc gia mà còn xây dựng niềm tin của công chúng, tăng cường tính minh
bạch, công bằng và hiệu quả trong quản lý và phát triển xã hội.
8. Chứng minh quản lý công vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật?
- QLC là hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật
+ Tính khoa học thể hiện ở chỗ, hoạt động qly phải được xd trên cơ sở những tri
thức khách quan chứ không phải ý muốn chủ quan của người quản lý. Những quyết
định quản lý, nguyên tắc quản lý,... không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm, thói quen
mà phải tuân theo quy luật khách quan của đời sống xh
+ Tính nghệ thuật thể hiện ở chỗ, muốn cho hoạt động qly mang lại hiệu quả
cao thì ngoài việc phải thực thi nó một cách khoa học thì cần phải vận dụng một
cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với các biến số xác định. Quản lý là hđ gắn liền
với con người nên dòi hỏi sự mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo đến tầm một nghệ thuật
+ Tính khoa học và tính nghệ thuật không loại trừ mà thống nhất hữu cơ với
nhau, là mqh cộng sinh, cộng hưởng. Tính khoa học thể hiện rõ nét hơn ở những
khía cạnh lq tới nguyên tắc qly, quy trình qly, tính nghệ thuật thể hiện rõ nét hơn ở
các khía cạnh lq đến pp qly, phong cách nghệ thuật qly.
9. Tại sao cần đa dạng và linh hoạt các phương pháp quản lý?
Mỗi pp đều có ưu điểm và hạn chế riêng, thường được chủ thể qly lựa chọn áp
dụng trong những trường hợp cụ thể gắn với vấn đề riêng biệt, dựa trên những căn
cứ cụ thể, do đó không có một phương pháp nào có thể hoàn toàn phù hợp và hiệu
quả trong mọi tình huống. Chính sự phong phú , đa dạng của đối tượng qly quy
định sự phong phú, đa dạng của các pp qly. Cần linh hoạt trong việc lựa chọn
phương pháp quản lý phù hợp nhằm tăng tính hiệu quả của hoạt động quản lý. Việc
đa dạng và linh hoạt các phương pháp quản lý không chỉ giúp tổ chức thích ứng tốt
hơn với các thay đổi và thách thức, mà còn đảm bảo rằng họ có thể phục vụ cộng
đồng một cách hiệu quả và bền vững. Đây là yếu tố then chốt để duy trì sự ổn định
và phát triển lâu dài của các tổ chức trong môi trường phức tạp và thay đổi liên tục.
10. Quản trị nhà nước tốt có phải là mô hình quản lý công tốt nhất?
Quản trị nhà nước tốt có thể được xem là một mô hình quản lý công lý tưởng và tốt
nhất nếu các nguyên tắc của nó được thực hiện đúng đắn và đầy đủ. Tuy nhiên,
việc áp dụng và thực hiện các nguyên tắc này không phải lúc nào cũng dễ dàng và
đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực liên tục từ các cơ quan nhà nước và các bên liên quan.
Mỗi mô hình quản lý công đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, và lựa chọn mô
hình nào phù hợp nhất có thể phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể của từng quốc gia hoặc khu vực.