Đề cương Tổng quan du lịch | Đại học Văn hóa Hà Nội
Đề cương Tổng quan du lịch | Đại học Văn hóa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 5 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 42676072 TỔNG QUAN DU LỊCH
Câu 1: Nêu và phân tích một số khái niệm cơ bản trong du lịch ( du lịch, khách du lịch, tài
nguyên du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch và kinh doanh du lịch ) ?
- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm
việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
- Tài nguyên du lịch là nơi có cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn
hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp
ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch văn hóa (nhân văn).
- Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ
du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
- Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch.
- Kinh doanh du lịch là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ
chương trình du lịch cho khách du lịch.
Câu 2: Nêu và phân tích những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch ?
- Điều kiện chính trị ổn định và đất nước hòa bình. Đây là điều kiện quyết định cho các
hoạt động du lịch phát triển.
- Điều kiện xã hội an ninh và an toàn.
- Cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước về phát triển hoạt động du lịch.
Đó làm việc xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho khách du lịch
quốc tế vào và ra, cho việc đầu tư, liên doanh, liên kết các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du
lịch, cho việc phát triển các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, phát triển
các cơ sở hạ tầng cho hoạt động du lịch phát triển.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển: bao gồm ( đường bộ, đường sắt, bến cảng, sân bay,
điện năng, viễn thông, nước sạch,..) - Hệ thống các dịch vụ bổ sung và lưu trú. lOMoARcPSD| 42676072
- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch.
Bao gồm nguồn nhân lực của những người hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp trong hoạt động
kinh doanh du lịch. Vì vậy cần đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực là điều kiện không thể
thiếu nhằm phát triển ngành du lịch.
Câu 3: Phân tích tác động của du lịch đến kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường ?
1. Về mặt kinh tế:
- Phát triển du lịch thực hiện xuất khẩu vô hình với hiệu quả kinh tế cao các giá trị tự
nhiên và giá trị văn hóa thông qua việc thu hút khách đến tham quan du lịch và thưởng
thức các giá trị nó. những giá trị này không thể mang ra thị trường bán được mà chỉ
có thể thu hút khách du lịch đến tham quan chiêm ngưỡng.
- Thực hiện xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm của ngành hàng “công nghiệp, nông nghiệp”
và các giá trị văn hóa mang tính vật thể từ văn hóa ẩm thực đến việc mua sắm các vật
liệu và hàng hóa mang tính dân tộc.
- du lịch gửi công dân ra nước ngoài du lịch được gọi là nhập khẩu dịch vụ nhưng có tác
động mạnh mẽ đến việc sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Mặt khác, những người đi du lịch họ sẽ đem về những kinh nghiệm làm ăn, buôn bán,
những thông tin về thị trường và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
- Du lịch nội địa thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập giữa các địa phương, giữa các
tầng lớp dân cư và làm tăng giá trị của hàng hóa.
- Phát triển du lịch tạo ra môi trường xúc tiến đầu tư, kinh doanh và mở cửa ra bên ngoài.
- Phát triển du lịch là động lực để thúc đẩy các ngành trong nền kinh tế quốc dân phát
triển thông qua tạo ra một thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các ngành.
- Là động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân từ khu vực nông
nghiệp, công nghiệp sang dịch vụ.
- Nhằm khôi phục và phát triển các nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, các làng nghề
nhằm mục đích cho khách du lịch tham quan và tìm hiểu cũng như mua những sản phẩm này.
2. Về mặt văn hóa:
- Phát triển du lịch góp phần giới thiệu về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đất
nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, xây dựng tình đoàn kết hữu nghị,
hòa bình với các dân tộc khác nhau trên thế giới. 2 lOMoARcPSD| 42676072
- Phát triển du lịch góp phần bảo tồn, khai thác những giá trị di sản văn hoá, lịch sử
truyền thống của dân tộc không chỉ để phục vụ du lịch mà còn để cho thế hệ mai sau.
- Góp phần bảo vệ và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống
nhằm phục vụ khách du lịch.
- Góp phần thúc đẩy nâng cao nhận thức và văn minh tinh thần cho người dân thông
qua việc mở rộng tầm nhìn, tăng cường sự hiểu biết, nâng cao lòng tự hào dân tộc,
truyền thống lịch sử và văn hóa địa phương.
3. Về mặt xã hội:
- Tạo ra công ăn việc làm cho người dân ăn, giúp xóa đói giảm nghèo ở những vùng sâu,
vùng xa và vùng nghèo đói.
- Tái hồi sức lao động của con người sau thời gian lao động vất vả cần phải nghỉ ngơi thư giãn.
- Là một trong những phương tiện giáo dục hiệu quả tình yêu quê hương, đất nước, tinh
thần tự hào truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm
của con người đối với việc bảo vệ tổ quốc và bảo vệ truyền thống dân tộc.
4. Về mặt môi trường:
- Nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư về việc bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
- Các doanh nghiệp du lịch và các cơ sở bán hàng hóa và dịch vụ cho khách nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường thông qua việc xử lý rác thải, chất thải, nước thải để đảm bảo
cho môi trường trong lành và việc giữ gìn vệ sinh cây cối, hoa tươi.
- Có nội quy về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của du khách trong việc bảo
vệ môi trường và cảnh quan nơi công cộng.
Câu 4: Phân tích nguồn lực di sản văn hóa để phát triển du lịch ? Vận dụng phân tích nguồn
lực di sản văn hóa của địa phương bạn ?
- Thực tế, di sản văn hóa tạo sức hấp dẫn vô cùng tận cho điểm đến du lịch. Nó là động
cơ, là cớ duyên thôi thúc chuyến đi, là môi trường tương tác và là những trải nghiệm
đáng giá cho du khách, qua đó trở thành tài nguyên, nguồn lực chiến lược cho phát
triển du lịch. Cũng chính sức cuốn hút ấy của di sản văn hóa đã tạo nên những làn sóng
đầu tư mạnh mẽ vào du lịch di sản, những dòng khách tấp nập đổ về, mọi người thì
đua làm du lịch, ... Điều đó mang lại không chỉ những kết quả tăng trưởng lan tỏa về
nhiều mặt, mà còn bảo tồn chính di sản văn hóa. Nhưng cũng chính quá trình vận động lOMoARcPSD| 42676072
du lịch ồ ạt thiếu kiểm soát, khiến các di sản văn hóa trở thành những hệ lụy phải trả
giá đắt, nó làm xói mòn khu di tích, các hiện tượng mê tín dị đoan, trộm cắp, không tôn theo nội quy đề ra.
- VD: Vịnh Hạ Long, Hoàng Thành Thăng Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, hát Xoan, nhã
nhạc cung đình Huế, nghi lễ kéo co, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương...
Câu 5: Trình bày khái niệm sản phẩm du lịch ? Phân tích đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch ?
- Khái niệm: “ Sản phẩm du lịch ”
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
- Đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch:
+ Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình. Thực ra nó là một kinh nghiệm
du lịch hơn là một món hàng cụ thể.
+ Tính không đồng nhất: do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà khách hàng
không để kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.
+ Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: việc tiêu dùng sản phẩm du lịch chạy ra
cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng.
+ Tính mau hỏng và không dự trữ được: sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như dịch
vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống uống...
Câu 6: Trình bày khái niệm du lịch bền vững ? Phân tích vai trò của du lịch bền vững ?
- Khái niệm: “ Du lịch bền vững ”
Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
- Vai trò của du lịch bền vững:
+ Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò chủ yếu
trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, giúp duy trì di sản thiên
nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.
+ Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng
đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng. 4 lOMoARcPSD| 42676072
+ Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh
tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao
gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho
các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xoá đói giảm nghèo.