-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương trả lời ngắn - Lịch sử văn minh thế giới 1 | Trường Đại Học Duy Tân
1. Vì sao người Aryan xuất hiện tại lục địa Ấn Độ vào thiên niên kỷ thứ II TCN?- Do sự biến đổi khí hậu và những xung đột về đất chăn thả gia súc.2. Nghệ thuật La Mã chịu ảnh hưởng phong cách nghệ thuật quốc gia nào?- Hy Lạp Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử văn minh thế giới 1(HIS 221) 143 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Đề cương trả lời ngắn - Lịch sử văn minh thế giới 1 | Trường Đại Học Duy Tân
1. Vì sao người Aryan xuất hiện tại lục địa Ấn Độ vào thiên niên kỷ thứ II TCN?- Do sự biến đổi khí hậu và những xung đột về đất chăn thả gia súc.2. Nghệ thuật La Mã chịu ảnh hưởng phong cách nghệ thuật quốc gia nào?- Hy Lạp Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới 1(HIS 221) 143 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI 1 TRẢ LỜI NGẮN:
1. Vì sao người Aryan xuất hiện tại lục địa Ấn Độ vào thiên niên kỷ thứ II TCN?
- Do sự biến đổi khí hậu và những xung đột về đất chăn thả gia súc.
2. Nghệ thuật La Mã chịu ảnh hưởng phong cách nghệ thuật quốc gia nào? - Hy Lạp.
3. Vì sao chữ viết của người Lưỡng Hà cổ đại bị biến đổi từ chữ tượng hình sang chữ nêm (chữ tiết hình)?
- Đầu tiên chữ viết của họ là những hình vẽ (chữ tượng hình) có thể có đến hơn 2000 ký hiệu,
về sau họ đơn giản thành những nét vạch có ý nghĩa tượng trưng cho một hình vẽ nào đó (còn
khoảng 300 ký hiệu). Họ thường dùng đầu cây gậy vót nhọn vạch lên những tấm đất sét còn
mềm để lại dấu vết như hình những chiếc đinh. Vì vậy người ta hay gọi là chữ hình đinh, chữ
hình góc hay chữ tiết hình (chữ hình nêm) ra đời.
4. Tác phẩm điêu khắc nào của Ai Cập được xem là biểu tượng của Hoàng gia?
- Tượng Sphinx (Tượng Nhân sư lớn ở Giza ) và Khải định Aten là hai tác phẩm có thể được
xem là biểu tượng của Hoàng gia
- Uraeus cũng được sử dụng như là biểu tượng của hoàng gia (vương quyền và thần thánh
trong văn hóa Ai Cập cổ đại). Thông thường, Uraeus là hình tượng một con rắn hổ mang
đang ngẩng cao đầu và được gắn trên vương miện của các Pharaoh.
- Ngoài ra còn có tượng nữ hoàng Nefertiti, tượng Khephren, tượng Khafre Enthroned, tượng Menkaure và Nữ thần
5. Các Pharaoh xây dựng các Kim Tự Tháp nhằm mục đích gì?
- Các Pharaoh Ai Cập xây dựng các kim tháp nhằm mục đích chôn cất và bảo vệ xác của nhà
vua sau khi qua đời, để họ có thể tiếp tục trị vì ở thế giới bên kia. Ngoài ra, các kim tự tháp
còn được coi là biểu tượng của sức mạnh, địa vị và uy quyền của nhà vua.
6. Trong xã hội của Khổng Tử, ông nhấn mạnh những mối liên kết xã hội nào?
- Khổng Tử cho rằng, trong xã hội có năm mối quan hệ đạo đức cơ bản gọi là “ngũ luân”,
gồm quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè, nhưng ông nhấn mạnh 3 mối
quan hệ đầu là cơ bản nhất: Vua – tôi (vua là trụ cột), cha – con (cha là trụ cột), chồng - vợ (chồng là trụ cột).
7. Sự khác biệt lớn nhất về mặt chính trị của nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà là gì?
- Ai Cập ổn định hơn Lưỡng Hà về mặt chính trị.
+ Ai Cập: là những nhà nước quân chủ chuyên chế do Pharaoh đứng đầu
+ Lưỡng Hà: chính trị phân tầng đứng đầu là vua các thành bang
8. Nguồn gốc ra đời chữ viết của nhà Thương?
- Chữ viết Trung Quốc xuất hiện vào thời nhà Thương liên quan đến các nghi lễ, bói toán,
được coi là hệ thống chữ viết đầu tiên của văn tự cổ đại Trung Quốc.
- Chữ viết của nhà Thương phát triển từ hệ thống ký hiệu ghi chép thông tin trong thương mại
và giao dịch thương mại tại Trung Quốc cổ đại.
9. Ai là người sáng lập ra đạo Bà la môn ở Ấn Độ?
- Không xác định ai là giáo chủ hay người mở đạo mà các bậc chân sư đắc đạo hướng dẫn
tâm linh cho tín đồ được gọi là guru.
10. Người Hy Lạp đã tạo ra tôn giáo có những đặc điểm đáng chú ý nào?
- Polytheism ( thuyết đa thần): sự tôn thờ hoặc tín ngưỡng vào nhiều vị thần thường được liên
kết với các yếu tố thiên nhiên hoặc các đức tính nhân cách
- Anthropomorphism (phép nhân hóa): các vị thần được miêu tả dưới hình dạng của con
người và có các đức tính nhân văn
- Tôn giáo ở Hy Lạp cổ đại thường được kết hợp với các hoạt động trang trí, nghệ thuật và
thể thao, đặc biệt là trong các buổi lễ dành cho các vị thần.
- Những tôn giáo của người Hy Lạp thường có các giai đoạn khác nhay trong năm để tôn vinh
các vị thần khác nhau hoặc để kỷ niệm các sự kiện lịch sử huyền thoại
11. Tại sao người La Mã lại chọn chế độ cộng hòa?
- Sau khi sụp đổ Vương quốc La Mã Tây phương vào thế kỷ 5, quyền lực và tài sản được tập
trung trong tay một số gia đình giàu có và quân sự mạnh mẽ. Những gia đình này dần trở nên
tham lam và thường xuyên đấu tranh cho quyền lực và kiểm soát tài nguyên.
- Họ mong muốn có một hệ thống chính trị công bằng và đại diện cho các công dân
=> Người La Mã đã chọn chế độ cộng hòa để đảm bảo quyền lợi của các công dân và tránh
được áp bức từ những gia đình giàu có và tham lam.
12. Người Aryan có nguồn gốc từ đâu?
- Người Aryan là người có nguồn gốc là những người chăn thả gia súc
13. Anh/chị hãy kể tên 3 triều đại đầu tiên trong lịch sử của văn minh Trung Quốc?
- Hạ (khoảng 2070 TCN – 1600 TCN) – Thương (khoảng 1600 TCN – 1050 TCN) – Chu (1046 TCN – 256 TCN)
14. Theo đạo Phật nguyên thủy, Niết bàn có nghĩa là gì?
- Niết bà là trạng thái diệt tận được tham ái, sân hận và si mê để đạt được trạng thái bình lặng
tuyệt đối, tâm hết sạch phiền não, là trạng thái thanh thản và vĩnh hằng.
15. Vị Pharaoh cuối cùng của người Ai Cập là ai? - Cleopatra VII Philopator
16. Thể loại văn học nào phổ biến trong văn minh Lưỡng Hà?
- Văn học dân gian, sử thi và thơ
17. Đặc điểm nổi bật của tôn giáo Hy Lạp là gì?
- Tôn trọng và tôn vinh các vị thần
- Hành tinh và ngôi sao được tôn vinh - Tôn giáo tập thể
- Tôn giáo ảnh hưởng đến nghệ thuật và văn hóa
- Tôn giáo có tính nhân văn cao
18. Vật liệu chính để xây dựng các công trình kiến trúc La Mã là gì?
- Đá vôi và đá cẩm thạch, bê tông
19. Vị vua đầu tiên thống nhất vùng Lưỡng Hà? - Sargon
20. Các Kim Tự Tháp đầu tiên được xây dựng thời kỳ nào của Ai Cập? - Cổ vương quốc
21. Tác phẩm kể về quá trình truyền bá Phật giáo vào Trung Quốc? - Tây Du Ký
22. Người Aryan vào đất Ấn khoảng thời gian nào?
- Vào thiên niên kỷ thứ 2 và 3 trước CN, những năm 1500 TCN
23. Người Hy Lạp vay mượn chữ viết của dân tộc nào?
- Người Phênixi (Phoenicia), một dân tộc sống ở bờ biển Địa Trung Hải phía Đông
24. Chúa Jesus vốn thuộc tôn giáo nào? - Do Thái giáo TỰ LUẬN:
Trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về điều kiện tự nhiên và xã hội của nền văn minh Trung Quốc *Điều kiện tự nhiên
- Nền văn minh Trung Quốc bắt nguồn từ những cộng đồng nông nghiệp khu vực dọc sông Hoàng Hà.
- Vùng đất này có nhiều hoàng thổ, một thứ đất mịn màu vàng, lắng đọng từ những cơn gió
mạnh thổi từ Tây Á, cùng với nguồn nước dồi dào thích hợp cho việc thâm canh ngũ cốc và định cư.
- Vùng này được những dãy núi ở phía Tây và phía Nam che chở nhưng lại mở ra cho mậu
dịch và những đợt di cư. *Điều kiện xã hội
- Dân cư: Tổ tiên của người Trung Quốc là người vượn Bắc Kinh đã trú ngụ dọc theo bờ sông
Fen (sông Phần) cách đây gần 400 nghìn năm, họ chính là tổ tiên người Hán ngày nay. - Xã hội:
+ Ngưỡng Thiều và Long Sơn là hai phức hợp văn hóa phổ biến, đặt nền móng cho triều đại
nhà Thương và văn minh Trung Quốc.
+ Cư dân đầu tiên của vùng châu thổ sông Hoàng Hà là người Hoa Hạ.
+ Người Hán là dân tộc lớn nhất Trung Quốc (chiếm 91.59%), còn lại là 55 dân tộc trong đó
nhiều nhất là dân tộc Choang.
- Mối bận tâm về nông nghiệp dẫn đến việc xây dựng những hệ thống thủy lợi ngày càng tính
vi là yếu tố gắn kết các cộng đồng dân cư thuở ban đầu để trở thành một tổ chức xã hội quy mô chặt chẽ hơn
Anh/chị hãy nêu những nguyên nhân khiến cho Phật giáo ra đời ở Ấn Độ nhưng không phát triển quốc gia này? - Nguyên nhân chủ quan
+ Vào các thế kỷ V, VI, VII, lạm dụng sự ủng hộ Phật giáo của vua Asoka mà chùa thu hút
đông đảo những tầng lớp bất hảo vào để hưởng nhiều quyền lợi mà không tu hành chân chính
=> các chân tu bất bình và không tổ chức an kiết hạ và bố-tát suốt 7 năm
+ Sự xa đọa của các Tăng sĩ Ấn Độ, sống xa hoa, suy thoái đạo đức, không học cũng không
tu => vua Asoka thanh lọc và đuổi 60 ngàn Tăng sĩ giả ra khỏi Tăng đoàn
+ Truyền thống của đạo Phật, theo Phật là một việc làm tự nguyện và còn được khuyến khích
là hãy suy nghĩ và tìm hiểu kỹ càng trước khi quy y, không kêu gọi => không có sự ràng buộc
tín đồ gắn bó với đạo Phật từ thế hệ này sang thế hệ khác
+ Khi Đức Phật còn tại thế, người đến với đạo Phật thông qua nhân cách tuyệt vời của Đức
Phật, nhưng khi không còn Đức Phật nữa, với sự suy thoái đạo đức của chư Tăng thì không
còn lý do để người quy y theo đạo Phật nữa
+ Thiếu tổ chức chặt chẽ, không có sự liên kết đồng nhất và xây dựng một tổ chức đặc thù
cho các cộng đồng Phật tử tại gia => khi Hồi giáo xâm lăng, đạo Phật tan rã - Nguyên nhân khách quan
+ Đạo Bà la môn bị suy thoái bởi việc chống lại việc hiến tế động vật của Phật giáo nên đã
kết hợp với nhà cầm quyền gieo rắc tâm lý thù hằn của người theo đạo đối với chư Tăng và
đồng thời tuyên truyền Phật giáo là một nhánh của Bà la môn giáo
+ Bà la môn đồng hóa tôn giáo Đức Phật làm cho ranh giới giữa Phật giáo và Bà-la-môn giáo
trở nên bất phân, các ông vua Bà la môn ra sức dùng bạo lực đàn áp tôn giáo Đức Phật, phá
hủy chùa chiền, đền tháp và tàn sát chư Tăng, mất đi sự ủng hộ của giai cấp lãnh đạo và tổn thương nặng nề
+ Trải qua cuộc thanh trừng của đạo Bà la môn thì Phật giáo trải qua cuộc tấn công của Hồi
giáo, bị buộc cải đạo => Phật giáo suy tàn
Nhưng lại phát triển ở các nước khác do:
+ Sự lan truyền qua nhà sư và người người tăng đạo chân tu
+ Có khả năng tương thích với nhiều nền văn hóa khác, thu hút và giữ chân nhiều người theo đạo
+ Phật giáo mang trong mình giá trị nhân văn, lòng từ bi và hướng tới sự giải thoát cá nhân,
điều này thu hút sự quan tâm và tìm kiếm của nhiều người