-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương triết học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích vấn đề cơ bản của triết học; các trường phái triết học chủ yếu và các hình thức biểu hiện của chúng trong lịch sử triết học. Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và rút ra ý nghĩa của định nghĩa. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Triết học Mác-Lênin (philosophy) 114 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.3 K tài liệu
Đề cương triết học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích vấn đề cơ bản của triết học; các trường phái triết học chủ yếu và các hình thức biểu hiện của chúng trong lịch sử triết học. Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và rút ra ý nghĩa của định nghĩa. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (philosophy) 114 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC
Câu 1: Phân tích vấn đề cơ bản của triết học; các trường phái
triết học chủ yếu và các hình thức biểu hiện của chúng trong lịch sử triết học.
1. Vấn đề cơ bản của triết học:
1. Khái niệm vấn đề cơ bản
Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại
là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại
2. Hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học
Mặt 1: Vật chất-ý thức( tồn tại và tư duy) cái nào có trước, cái
nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Mặt 2: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
3. Giải thích vì sao vấn đề trên lại là vấn đề cơ bản của triết học: Vì:
Đây là mối quan hệ bao trùm của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới
Đây là vấn đề nền tảng, là xuất phát điểm để giải quyết những
vấn đề còn lại của triết học
Là tiêu chuẩn để xác định vật chất. lập trường của các nhà triết
học và học thuyết của họ
Các học thuyết triết học đều trực tiếp hay gián tiếp phải giải quyết vấn đề này
1. Các trường phái triết học chủ yếu và các hình thức biểu hiện
của chúng trong lịch sử triết học *** Giải quyết mặt 1:
Có 3 trường phái chủ yếu: 1. Chủ nghĩa duy vật a. Khái niệm
Chủ nghĩa duy vật là khuynh hướng triết học cho rằng vật chất,
giới tự nhiên là cái có trước, sinh ra và quyết định ý thức của con người
Bản chất của chủ nghĩa duy vật là khẳng định thế giới vật chất
tồn tại khách quan, không do ai sáng tạo ra, ý thức là sản phẩm
của vật chất, là phản ánh của thế giới trong óc con người b. Hình thức biểu hiện
Chủ nghĩa duy vật mộc mạc, chất phác thời cổ đại:
Là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vạt thời cổ đại
Đặc điểm chung của chủ nghĩa duy vật cổ đại là mang tính trực
quan , mộc mạc, chất phác
Chủ nghĩa duy vật cổ đại đã cố gắng giải thích giới thiệu tự
nhiên từ chính bản thân tự nhiên, không viện dẫn vào thần linh hay thượng đế
Chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc thế kỉ XVII-XVIII:
Là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật từ thế kỉ XV
đến thế kỉ XVIII, đặc biệt phát triển vào thế kỉ XVII, XVIII
Tính chất máy móc, siêu hình của chủ nghĩa duy vật tời kì này
là do ảnh hưởng của khoa học tự nhiên, phân tích và sự phát
triển triển nổi trội của cơ học
Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Là kết quả nhận thức của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác
Mang tính chất cách mạng triệt để và bản chất khoa học
Nó không chỉ phản ánh hiện thực đúng như bản thân nó mà còn
là công cụ hữu ích giúp con người cải tạo hiện thực đó 2. Chủ nghĩa duy tâm a. Khái niệm
Chủ nghĩa duy tâm là khuynh hướng chp rằng ý thức, tinh thần
là cái có trước, sinh ra và quyết định giới tự nhiên
Chủ nghĩa duy tâm xem xét ý thức tách rời giới tự nhiên và do
đó thường dẫn tới thần bí hóa yếu tố tinh thần, ý thức b. Hình thức biểu hiện
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: là khuynh hướng triết học thừa
nhận ý thức con người là cái có trước, sinh ra và quyết định vật chất
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: cho rằng có 1 thực thể tinh
thần hay ý niệm tuyệt đối tồn tại bên ngoài độc lập với con
người, có trước con người đã sinh ra vạn vật, quyết định sự tồn
tại và phát triển của thế giới và con người
3. Trường phái nhị nguyên luận
Họ cho rằng cả vật chất và tinh thần tồn tại song song, chúng
độc lập với nhau, vật chất sinh ra vật chất, tinh thần sinh ra các hiện tượng tinh thần
Đại biểu của nó chính là Đề các tơ
*** Giải quyết mặt 2:
- Bất khả tri: Con người không có khả năng nhận thức thế giới xung quanh
- Khả tri: Con người có khả năng nhận thức được thế giới
xung quanh, những cái gì hôm nay con người chưa ý thức được
thì với sự phát triển của khoa học kĩ thuật con người sẽ hiểu được
- Hoài nghi: là khuynh hướng triết học nâng sự hoài nghi
lên thành nguyên tắc trong việc xem xét tri thức đã đạt được và
cho rằng con người không thể đạt tới chân lý khách quan
Câu 2:Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và rút ra ý nghĩa của định nghĩa.
Hoàn cảnh ra đời định nghĩa vật chất của Lênin: cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX, xuất hiện nhiều phát minh mới trong khoa
học tự nhiên. Những phát minh đó đã bác bỏ quan niệm cũ về
vật chất đồng thời đưa lại những hiểu biết mới về vật chất,
nhưng lại bị chủ nghĩa duy tâm lợi dụng để khẳng định bản
chất “ phi vật chất” của thế giới.
Lênin đã phân tích tình hình phức tạp ấy và chỉ rõ: Không phải
vật chất bị tiêu tan mà chỉ tiêu tan những quan niệm truyền thống về vật chất.
Định nghĩa vật chất của Lênin: Vật chất là một phạm trù triết
học dùng để chỉ tực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, phản ánh
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Phân tích định nghĩa:
Vật chất là một phạm trù triết học
+ Phạm trù: là khái niệm rộng nhất trong một lĩnh vực nhất định,
mỗi lĩnh vực đều có những phạm trù riêng.
+ Phạm trù triết học: khác biệt ở chỗ phạm vi mà nó phản ánh vô cùng rộng lớn.
+ Với tư cách là một phạm trù triết học, vật chất là sản phẩm khái
quát của tư duy trừu tượng. Do vậy, không được đồng nhất với
những dạng cụ thể của vật chất (vật thể).
+ Phân biệt vật chất với vật thể: Vật chất mang tính khái quát,
trừu tượng, vô tận, vô hạn, không có sinh ra và mất đi. Còn vật
thể thì tồn tại cụ thể, cảm tính, hữu hạn, có sinh ra và mất đi. Chỉ thực tại khách quan
+ Vật chất là tất cả những gì tồn tại khách quan, ở bên ngoài độc
lập với ý thức con người dù con người đã nhận thức được hay chưa.
+ Đây là thuộc tính cơ bản của vật chất và là tiêu chuẩn để phân
biệt vật chất với ý thức.
Được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vao cảm giác
+ Vật chất tồn tại dưới dạng những sự vật cụ thể, khi chúng tác
động lên các giác quan con người thì được các giác quan này chép
lại, phản ánh và từ đó hình thành nên cảm giác.
Điều đó cho thấy con người có thể nhận thức được thế giới
Cảm giác của chúng ta chỉ là sự chụp lại, phản ánh thế giới vật
chất. Cho nên thế giới vật chất là cái có trước còn cảm giác ý
thức là cái có sau và lệ thuộc vào thế giới vật chất.
* Ý nghĩa của định nghĩa
- Định nghĩa đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật
trước Mác khi họ đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của nó.
- Định nghĩa đã giải quyết một cách triệt để vấn đề cơ bản của
triết học trên lập trường duy vật biện chứng, qua đó đã bác bỏ chủ
nghĩa duy tâm và thuyết “bất khả tri”.
- Định nghĩa đã cung cấp một cơ sở khoa học để nhận thức vật
chất cả trong tự nhiên và trong xã hội.
- Định nghĩa góp phần khắc phục cuộc khủng hoảng vật lý học
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Định nghĩa góp phần hoàn thiện triết học Mác trong quan niệm về vật chất.
Câu 3: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý
thức, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt
động nhận thức và thực tiễn.
- Vật chất: là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
- Ý thức: là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan được sáng
tạo lại theo nhu cầu và mục đích của con người.
- Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức
- Vật chất có trước, ý thức có sau bởi vì:
+ Ý thức là sản phẩm, là thuộc tính của một dạng vật chất có
tổ chức cao là bộ óc con người nên chỉ khi có con người thì mới có ý thức.
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nên chỉ
khi nào có thế giới khách quan (vật chất) thì mới có thể hình thành ý thức.
- Vật chất là nguồn gốc của ý thức bởi vì ý thức được hình thành
từ nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội, tất cả các nguồn gốc này đều là vật chất.
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức bởi vì ý thức chỉ là sự
phản ánh thế giới vật chất, cho nên nội dung của nó lệ thuộc vào
đối tượng phản ánh, tức thế giới khách quan, do thế giới khách quan quyết định.
- Vật chất quyết định mọi sự biến đổi của ý thức bởi vì mọi sự
vận động ý thức đều bị các yếu tố của lĩnh vực vật chất quy định,
đó là các quy luật sinh học, quy luật khách quan của xã hội và môi trường sống.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất
- Ý thức có thể tác động trở lại vật chất, nhưng sự tác động đó
phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Sự tác động đó là một quá trình biện chứng, thông qua các bước:
+ Ý thức trang bị cho con người tri thức về đối tượng cần cải
tạo, cần tác động (tức thế giới khách quan).
+ Trên cơ sở những tri thức đó, con người xác định mục tiêu,
phương hướng, kế hoạch, phương pháp,... để thực hiện mục tiêu
cải biến hiện thực khách quan.
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo 2 hướng:
+ Tích cực: Nếu nhận thức đúng, có tri thức khoa học, hoạt
động theo quy luật khách quan thì sẽ làm thay đổi hiện thực
khách quan theo hướng tích cực có lợi cho con người.
+ Tiêu cực: Trong trường hợp ngược lại, sẽ làm thay đổi hiện
thực khách quan theo hướng tiêu cực có hại cho con người.
Ý nghĩa phương pháp luận
Quán triệt nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hành động.
+ Nghĩa là phải tuân theo các quy luật khách quan, xuất phát
từ thực tế khách quan để đề ra các chủ trương, đường lối, phải
dựa trên cơ sở thực tế khách quan để kiểm nghiệm chủ trương đường lối đó.
Phát huy tính năng động chủ quan
+ Nghĩa là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý
thức, của nhân tố con người.
+ Để phát huy tốt tính năng động chủ quan thì trước hết phải
coi trọng tri thức khoa học và có nhân sinh quan tiến bộ.
Câu 4: Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, trên cơ sở
đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
a. Khái niệm Mối liên hệ: dùng để chỉ sự quy định, tác động và
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các
mặt, các yếu tố của một sự vật hiện tượng trong thé giới.
- Cơ sở của sự liên hệ đó là tính thống nhất vật chất của thế giới.
- Những mối liên hệ được phép biện chứng duy vật tập trung
nghiên cứu là những mối liên hệ phổ biến, tồn tại ở mọi sự vật,
hiện tượng của thế giới.
- Các mối liên hệ riêng biệt, tồn tại trong các bộ phậ khác nhau
của thế giới là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học khác.
- Vai trò của các mối liên hệ
+ Thông qua các mối liên hệ sự vật mới có thể vận động, phát triển.
+ Thông qua các mối liên hệ mà sự vật bộc lộ bản chất để chúng ta nhận thức.
b. Các tính chất của mối liên hệ
- Tính khách quan: các mối liên hệ là vốn có trong mọi sự vật
hiện tượng, không phụ thuộc vào ý thức con người.
- Tính phổ biến: mối liên hệ có ở mọi sự vật hiện tượng, từ tự
nhiên, xã hội đến tư duy.
- Tính đa dạng, phong phú:
+ Các sự vật luôn tồn tại trong nhiều mối liên hệ khác nhau,
mỗi mối liên hệ giữ vai trò vị trí khác nhau trong sự tồn tại và phát triển của nó.
+ Cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong
những điều kiện, giai đoạn khác nhau thì cũng có những tính chất vai trò khác nhau.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Quan điểm toàn diện: đòi hỏi phải xem xét sự vật trên tất cả các
mặt, các mối liên hệ, chú trọng và làm nổi bật mối liên hệ cơ bản, bên trong.
+ Trên cơ sở những tri thức về nhiều mặt, nhiều mối lien hệ
của sự vật phải khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại,
phát triển của sự vật.
+ Quán triệt quan điểm toàn diện đòi hỏi phải tránh và khắc
phục cách xem xét dàn trải, quan điểm phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, thuật ngụy biện.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể: đòi hỏi khi nhận thức sự vật hoặc
khi giải quyết các vấn đề thực tiễn phải chú ý đến hoàn cảnh lịch
sử - cụ thể, bối cảnh hiện thực mà sự vật, vấn đề đó nảy sinh tồn tại và phát triển.
Câu 5: Phân tích nguyên lý về sự phát triển, trên cơ sở đó rút ra
ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
a. Khái niệm Sự phát triển: - Quan điểm duy tâm
+ Thừa nhận các sự vật, hiện tượng có sự phát triển.
+ Nhưng khi giải thích về nguồn gốc của sự phát triển các nhà
triết học thuộc trường phái triết học duy tâm cho rằng: Sự phát
triển chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên hay ý thức của con người. - Quan điểm siêu hình
+ Phát triển là sự tăng lên hay giảm đi thuần túy về mặt số lượng.
+ Phát triển không có sự thay đổi về mặt chất của sự vật.
+ Phát triển là quá trình tiến lên liên tục không có những bước
quanh co, thăng trầm phức tạp. - Quan điểm biện chứng
+ Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.
b. Tính chất của sự phát triển
- Tính khách quan: nguồn gốc phát triển nằm ngay trong bản thân
sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người hay
một lực lượng siêu nhiên thần bí nào.
- Tính phổ biến: sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. - Tính đa dạng, phong phú
+ Mỗi sự vật, hiện tượng ở từng lĩnh vực cụ thể trong tự nhiên
xã hội và tư duy qua từng giai đoạn thì sự phát triển diễn ra một cách khác nhau.
+ Các sự vật, hiện tượng trong những điều kiện hoàn cảnh
khác nhau thì sự phát triển cũng khác nhau.
- Tính thừa kế: sự phát triển bao giờ cũng có sự kế thừa những
yếu tố tích cực, tiến bộ; loại bỏ những yếu tố lỗi thời lạc hậu của
sựu vật cũ, để tạo điều kiện cho sự phát triển tiếp theo của sự vật mới.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Phải có quan điểm phát triển trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
- Phải phát hiện ra xu hướng biến đổi, chuyển hóa của nó để chủ
động trong việc đưa ra những biện pháp tác động, chủ động, tự
giác trong hoạt động thực tiễn.
- Đòi hỏi phải phát hiện cái mới, vun đắp cái mới, tạo điều kiện để cái mới ra đời.
- Phải thấy được tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển.
- Tránh thái độ bảo thủ, định kiến, kỳ thị cái mới.
Câu 6: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và
cái riêng, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho
hoạt động nhận thức và thực tiễn. a. Khái niệm
- Cái chung: là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc
tính, những mối quan hệ giống nhau ở nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ.
- Cái riêng: là phạm trù dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng,
một quá trình riêng lẻ nhất định.
- Cái đơn nhất: là phạm trù dùng để chỉ những nét, những mặt,
những đặc điểm chỉ có ở một sự vật, hiện tượng nào đó, không
lặp lại ở sự vật, hiện tượng khác.
b. Mối quan hệ biện chứng
- Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan.
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà
biểu hiện sự tồn tại của mình.
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không thể
có cái riêng tồn tại cô lập, tuyệt đối thuần túy không bao hàm cái chung.
- Cái riêng là toàn bộ, phong phú hơn cái chung; còn cái chung là
cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng.
- Trong quá trình phát triển của sự vật, các chung và cái đơn nhất
có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác định
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì cái chung là cái sâu sắc, bản chất hơn cái riêng do đó trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết phát hiện ra
cái chung, vận dụng cái chung để tạo cái riêng.
- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng nên bất kì cái chung nào
khi áp dụng vào trường hợp riêng cũng cần được chú ý đến các
đặc điểm cụ thể, nếu không thì sẽ rơi vào bệnh dập khuôn, giáo điều.
- Cần phải tạo điều kiện cho cái chung và cái đơn nhất chuyển
hóa lẫn nhau theo chiều hướng tiến bộ có lợi.
Câu 7: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và
hiện tượng, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho
hoạt động nhận thức và thực tiễn. a. Khái niệm
- Bản chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng hợp những mặt,
những mối liên hệ tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định
sự tồn tại và phát triển của sự vật.
- Hiện tượng: là phạm trù triết học chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
b. Mối quan hệ biện chứng
- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
+ Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, không tách
rời; bất cứ một sự vật nào cũng là thể thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
+ Bản chất bao giờ cũng được biểu hiện thông qua hiện tượng;
còn hiện tượng bao giờ cũng thể hiện bản chất ở một mức độ nhất định nào đó.
+ Bản chất và hiện tượng về cơ bản là phù hợp với nhau, bản
chất nào thì hiện tượng đó, khi bản chất thay đổi thì hiệ tượng cũng thay đổi theo.
- Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng
+ Tùy theo sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh cùng một
bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau.
+ Bản chất là cái ẩn dấu bên trong, tương đối ổn định; còn hiện
tượng là biểu hiện bên ngoài của hiện thực khách quan và thường xuyên biến đổi.
+ Hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn bản chất thì sâu sắc hơn hiện tượng.
+ Bản chất không biểu hiện ở một hiện tượng mà biểu hiện ở nhiều hiện tượng.
+ Hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu
hiện những khía cạnh của bản chất, biểu hiện dưới hình thức đã
biến đổi, thậm chí nhiều khi hiện tượng còn biểu hiện xuyên tạc bản chất.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Khi nhận thức sự vật chúng ta không chỉ dừng lại ở nhận thức
hiện tượng mà phải tiến đến nhận thức được bản chất của sự vật.
- Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào bản chất của sự vật để
xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật chứ không được dựa vào hiện tượng.
- Muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải xuất phát từ
những sự vật, quá trình thực tế, phải phân tích tổng hợp sự biến
đổi của nhiều hiện tượng, nhất là những hiện tượng điển hình.
- Bản chất là cái có thể thay đổi nhưng là cái tương đối ổn định
nên muốn thay đổi bản chất đòi hỏi phải có thời gian, phải kiên trì.
Câu 8: Phân tích quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về
lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, trên cơ sở
đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
a. Khái niệm về chất và khái niệm về lượng.
* Khái niệm chất: Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính
quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ
của các thuộc tính, làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
- Cần phân biệt chất của sự vật với thuộc tính của nó.
Sự vật do nhiều thuộc tính, nhiều yếu tố tạo thành.
Nhưng không phải thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật.
Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chỉ
những thuộc tính cơ bản được tổng hợp thành chất của sự vật.
Chất của sự vật là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, các
yếu tố. Tuy nhiên, những thuộc tính nhất định có thể đặc trưng cho chất của sự vật.
Thí dụ: chiếc đồng hồ đo thời gian có nhiều thuộc tính, chẳng
hạn: bằng vàng, đeo tay, hình tròn...nhưng thuộc tính đặc trưng
của nó là công cụ đo thời gian.
- Chất và sự vật có mối liên hệ chặt chẽ, không tách rời. Trong
hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất và
không thể có chất nằm ngoài sự vật.
- Chất của sự vật chỉ bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với
các sự vật, hiện tượng khác
Thí dụ: chúng ta chỉ có thể biết được nhiệt độ cao hay thấp của
không khí thông qua sự tác động qua lại của nó với cơ quan xúc giác của chúng ta.
- Một sự vật có nhiều chất, thậm chí có vô số chất, nhưng tuỳ theo
các quan hệ nhất định mà chất này hay chất khác bộc lộ ra. Chất
của sự vật có thể chuyển hóa cho nhau tùy theo những quan hệ
của nó với sự vật khác.
Thí dụ: cái bút khi dùng để viết có chất khác với cái bút khi dùng
đặt giữa các trang sách để đánh dấu số trang khi đọc.
- Chất của sự vật không những bị quy định bởi chất của các yếu tố
tạo thành, mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo
thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật.
Thí dụ: kim cương và than chì đều có cùng thành phần hóa học là
do các nguyên tố cácbon tạo nên, nhưng do phương thức liên kết
giữa các nguyên tử cácbon là khác nhau. Vì vậy, chất của chúng
hoàn toàn khác nhau. Từ đó có thể thấy, sự thay đổi về chất của
sự vật phụ thuộc cả vào sự thay đổi các yếu tố cấu thành sự vật
lẫn sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố ấy.
- Chất quy định sự ổn định, bền vững tương đối của sự vật, hiện
tượng trong không gian, thời gian xác định. Vì thế ta nói chất là
tính quy định vốn có của các sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật,
hiện tượng phân biệt lẫn nhau.
- Chất ở đây được quan niệm là một khái niệm của triết học
(CNDVBC), do đó, nó khác với chất theo quan niệm khoa học
khác và cũng phân biệt với những cách hiểu thông thường về
chất, như chất liệu của đồ vật, chất “điện”, “trường” của vật lý học.
* Khái niệm lượng: Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ
tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ,
nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
- Lượng là cái vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng
của sự vật không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con người.
Đồng thời lượng tồn tại cùng với chất của sự vật. Do đó, lượng
của sự vật cũng có tính khách quan như chất của sự vật.
- Lượng biểu thị bằng kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều
hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu
nhanh hay chậm...bên cạnh đó có nhiều lượng chỉ có thể biểu thị
dưới dạng trừu tượng và khái quát (như trình độ nhận thức tri
thức khoa học của một người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp
của một công dân...), có những lượng biểu thị yếu tố quy định kết
cấu bên trong sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố
hóa học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội), có những
lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài,
chiều rộng, chiều cao của sự vật...)...
- Sự phân biệt giữa lượng và chất có tính tương đối. Một chất nào
đó trong quan hệ này có thể là lượng trong quan hệ khác và ngược lại.
Thí dụ: số lượng sinh viên giỏi nhất định trong một lớp có thể nói
lên chất lượng học tập của lớp đó.
Điều này có nghĩa là số lượng cụ thể quy định thuần túy về lượng,
song số lượng ấy có tính quy định về chất của sự vật.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất.
- Giữa lượng và chất có sự thống nhất:
+ Lượng và chất là hai yếu tố cấu thành cùng một sự vật, hiện
tượng. Không có lượng tồn tại tách rời chất và ngược lại.
+ Lượng và chất là hai mặt mâu thuẫn của cùng một sự vật.
Lượng thường xuyên biến đổi, còn chất lại có xu hướng ổn định, bền vững hơn.
+ Lượng và chất tồn tại, tác động qua lại lẫn nhau trong suốt quá
trình tồn tại, phát triển của sự vật. Sự thống nhất đó được thực
hiện trong “độ”.
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự
thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật.
Thí dụ: nước ở trong khoảng từ 00C đến 1000C độ luôn ở thể lỏng,
nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 00C thì nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn.
Độ cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa chất và lượng, vượt ra khỏi
giới hạn độ, sự vật không còn là nó nữa.
- Quá trình từ những thay đổi về lượng dẫn tới những thay dổi về chất:
+ Trong giới hạn độ, lượng không ngừng biến đổi theo hướng
tăng dần hoặc giảm dần. Trong khi đó, chất của sự vật chưa thay
đổi, sự vật trong trạng thái ổn định tương đối hay đứng im.
Nhưng quá trình biến đổi về lượng vẫn diễn ra với tốc độ ngày
càng lớn hơn, tác động lên từng phần chất của sự vật, cho đến khi
làm thay đổi chất căn bản sự vật. Lúc đó quá trình biến đổi về
chất của sự vật diễn ra.
+ Tại thời điểm mà sự vật biến đổi thành sự vật khác, chất cũ
hoàn toàn thay thế bằng chất mới, ta gọi là điểm nút trong sự phát triển của sự vật.
Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại
đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
+ Từ thời điểm mà sự vật diễn ra sự thay đổi về chất cho đến khi
chuyển hoàn toàn thành chất mới là quá trình mà ta gọi là bước
nhảy trong sự phát triển của sự vật.
Vậy, bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa
về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.
Những thay đổi dần dần về lượng ta gọi là quá trình tiến hóa, còn
sự thay đổi về chất gọi là cách mạng trong quá trình phát triển của
sự vật. Khi sự vật thay đổi về chất, nó kết thúc một giai đoạn phát
triển và một giai đoạn mới lại bắt đầu với những quan hệ chất
lượng mới được xác lập và ở đây lại diễn ra một quá trình biến
đổi dần dần về lượng đưa đến những thay đổi về chất.
- Quá trình từ những thay dổi về chất đưa đến những thay đổi về lượng:
Trong quá trình những biến đổi về lượng, chưa có sự biến đổi về
chất, thì lượng không tách rời chất chỉ đến khi sự vật có những
thay đổi về chất thì sự tác động của chất đến lượng mới rõ ràng.
Chất mới xuất hiện quy định một lượng tương ứng với nó về quy
mô, số lượng, trình độ, tốc độ...
Chẳng hạn, khi một cuộc cách mạng thành công, giai cấp mới
thống trị đã đưa đến sự thay đổi hoàn toàn cơ cấu xã hội...
Như vậy, quá trình phát triển của sự vật không chỉ là quá trình
những biến đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, mà còn
là quá trình thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng.
- Các hình thức cơ bản của bước nhảy:
Những hình thức bước nhảy rất phong phú, có
thể chỉ ra một số
hình thức cơ bản như sau:
+ Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ
• Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi hoàn toàn chất của sự vật.
• Bước nhảy cục bộ là bước nhảy chỉ làm thay đổi từng phần chất của sự vật.
+ Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần
• Bước nhảy đột biến là bước nhảy làm thay đổi về chất của sự
vật trong thời gian ngắn. Thường nó là bước nhảy bùng nổ, đột
biến trong sự phát triển của sự vật
• Bước nhảy dần dần là bước nhảy diễn ra trong thời gian dài
bằng cách tích luỹ dần dần về lượng dẫn đến những thay đổi dần
dần từng yếu tố, thuộc tính của cái cũ bằng những yếu tố, thuộc tính của cái mới.
Bước nhảy là giai đoạn tất yếu trong sự phát triển của sự vật.
Không thông qua bước nhảy thì sự vật không thể thay đổi về chất, không có phát triển.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải
biết tích lũy biến đổi về lượng để tạo ra sự chuyển hóa về chất.
- Quy luật này giúp chúng ta khắc phục được hai biểu hiện tư tưởng sai lầm:
+ Tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí đốt cháy giai đoạn
muốn tạo nhanh sự chuyển hóa về chất theo ý muốn chủ quan mà
chưa có sự tích lũy về lượng (tả khuynh).
+ Tư tưởng trì trệ, bảo thủ, ngại đổi mới, coi sự phát triển chỉ là
sự biến đổi đơn thuần về lượng mà không chủ động tạo ra sự
chuyển hóa về chất khi có điều kiện (hữu khuynh).
- Trong hoạt động thực tiễn cần vận dụng linh hoạt các hình thức
của bước nhảy để cải tạo và biến đổi sự vật.
- Sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa
các yếu tố tạo thành sự vật, do đó, chúng ta cũng phải biết cách
tác động vào phương thức liên kết các yếu tố đó để làm thay đổi sự vật.
Câu 9 :Phân tích quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận
cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Vị trí : Chỉ cho chúng ta biết cái nguồn gốc của sự vận động
và phát triển của sự vật diễn ra như thế nào.
a. khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng: * Mặt đối lập :
Mặt đối lập : là
phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt,
những đặc điểm, những thuộc tính, những yếu tố có khuynh
hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy
* Mâu thuẫn biện chứng:
Các mặt đối lập nằm trong sự lien hệ, tác động qua lại lẫn nhau
để tạo nên một chỉnh thể, cái chỉnh thể đó được gọi là mâu thuẫn biện chứng.
* Sự thống nhất của các mặt đối lập :
- Sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ sự nương tựa vào nhau,
ràng buộc lẫn nhau, làm điều kiện tiền đề tồn tại cho nhau. Điều
này có nghĩa không có mặt này thì cũng không có mặt kia và ngược lại.
- Sự thống nhất của các mặt đối lập chia ra làm 2 khía cạnh :
+ Khía cạnh 1: Sự kết hợp với nhau, nương tựa vào nhau và bổ
sung cho nhau, làm điều kiện tiền đề của nhau .
+ Khía cạnh 2: Sự đồng nhất phù hợp , tác động ngang nhau , chuyển hóa lẫn nhau.
- Sở dĩ có sự thống nhất của các mặt đối lập là vì giữa các mặt đối
lập có các yếu tố giống nhau và có sự tác động ngang nhau.
* Sự đấu tranh của các mặt đối lập :
- Là sự tác động qua lại , xâm nhập vào nhau theo xu hướng bài
trừ và phủ định lẫn nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra theo 3 hình thức :
+ Một mặt đối lập bài trừ,phủ định mặt đối lập kia
+ Các mặt đối lâp chuyển hóa cho nhau, dung hòa lẫn nhau.
+ Cả 2 mặt đối lập cùng biến đổi.
🡺Như vậy các hình thức ở mỗi sự vật , mỗi lĩnh vực đấu tranh
khác nhau, kết quả của sựu đấu tranh giữa các mặt đối lập đó sự
vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
b. Nội dung quy luật :
Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, sự thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không tách rời nhau,
trong đó sự thống nhất gắn liền với trạng thái đứng im và gắn
liền với trạng thái ổn định tương đối của sự vật. Còn đấu tranh
gắn liền với tính tuyệt đối của sự vẫn động và phát triển.
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của
các mặt đối lập làm cho các mặt đang tác động cũng bị biến đổi.
Khi mới xuất hiện, mâu thuẫn dường như chỉ là sự khác nhau
giữa 2 mặt, 2 thuộc tính nào đó nhưng chỉ có sự khác nhau mà
nương tựa vào nhau, vừa có xu hướng trái ngược nhau thì mới
hình thành được mâu thuẫn. Sự khác nhau đó ngày càng phát
triển dần dần thành các mặt đối lập.
Trong quá trình vận động của mâu thuẫn , đên khi 2 mặt đối
lập xung đột gay gắt, nếu đủ điều kiện chúng sẽ chuyển hóa
cho nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nếu được giải quyết thì
mâu thuẫn mất đi hay sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.
Như vậy có thể khẳng định rằng mâu thuẫn biện chứng chính là 🡺
nguồn gốc và động lực cho mọi sự vận động và phát triển.
c. Phân loại mâu thuẫn :
Vì sự vật, hiện tượng trong thế giới là vô cùng đa dạng và phong
phú cho nên trong quá trình vận động và phát triển của sự vật ,
hiện tượng có rất nhiều mâu thuẫn và để giải quyết được mâu
thuẫn chúng ta phải phân loại mâu thuẫn :
Căn cứ vào ý nghĩa của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát
triển của sự vật, chúng ta phân chia làm 2 mâu thuẫn : Mâu
thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản :
+ Mâu thuẫn cơ bản : là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật,
quy định quá trình phát triển tồn tại của sự vật từ khi nó ra đời cho đến khi mất đi.
+ Mâu thuẫn không cơ bản : là mâu thuẫn không chi phối quá
trình vận động và phát triển cũng như bản chất của sự vật.
Căn cứ vào mối quan hệ của mâu thuẫn đối với sự vận động và
phát triển, chia mâu thuẫn làm 2 loại : mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
+ Mâu thuẫn bên trong : là sự liên hệ và tác động qua lại của các
mặt đối lập ở trong lòng của bản thân sự vật, hiện tượng.
+ Mâu thuẫn bên ngoài : là mâu thuẫn giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Căn cứ vào lợi ích của mâu thuẫn đối với lợi ích của các tập
đoàn người trong xã hội, người ta phân chia làm : mâu thuẫn
đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
+ Mâu thuẫn đối kháng : là mâu thuẫn giữa các khuynh hướng,
các lực lượng trong xã hội có lợi ích căn bản đối lập nhau.
+ Mâu thuẫn không đối kháng : Là mâu thuẫn giữa các lực lượng
trong xã hội mà có lợi ích căn bản không đối lập nhau.
d. Ý nghĩa phương pháp luận :
Để nhận thức đúng đắn bản chất của sự vật tìm ra phương
hướng giải quyết mâu thuẫn, trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn phải đi sâu vào nghiên cứu, phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật
Khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét quá trình phát sinh và
phát triển của từng mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối
liên hệ tác động lẫn nhau của các mâu thuẫn.
Để thúc đẩy sự vật phát triển phải
Câu 10: Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, trên
cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận.
1. Các khái niệm:
a. Thực tiễn và các hình thức của thực tiễn
- Thực tiễn: Là phạm trù triết học chỉ tất cả các hoạt động vật
chất có mục đích mang tính lịch sử xã hội của con nguời nhằm cải
tạo tự nhiên – xã hội
- Đặc trưng của thực tiễn:
+ Là hoạt động vật chất luôn có mục đích: Là hoạt động con người sử
dụng các phương tiện vật chất tác động vào thế giới vật chất có mục
đích cải tạo tự nhiên, xã hội
+ Là hoạt động vật chất mang tính lịch sử xã hội: hoạt động thực
tiễn ở mỗi thời kỳ là khác nhau và không bao giờ tách khỏi xã hội loài người
- Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:
+ Hoạt động sản xuất vật chất: con người sử dụng công cụ lao
động tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất-> phục vụ con người
+ Hoạt động cải tạo chính trị - xã hội: là hoạt động nhằm cải biến
những mối quan hệ xã hội
+Hoạt động thực nghiệm khoa học: Là hoạt động nghiên cứu
Khoa học, sử dụng những phương tiện vật chất như máy móc… -
> nâng cao chất lượng cuộc sống
=> Các hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn trên có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, hoạt
động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất, có tính quyết
định đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Còn các hình
thức hoạt động chính trị xã hội và thực nghiệm khoa học có tác
động thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động sản xuất vật chất phát triển
b. Nhận thức và các trình độ nhận thức
- Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng
tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn,
nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan.
- Nhận thức có hai trình độ: Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận
· 2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
- Là cơ sở , nguồn gốc của nhận thức:
+ Thông qua hoạt động thực tiễn -> thế giới Bộc lộ các thuộc tính
- > tác động vào não người -> giúp con người nhận thức -> hình
thành nên tri thức của con người về thế giới khách quan
+ Thông qua quá trình hoạt động thực tiễn -> con người tạo ra
những phương tiện, công cụ nhận thức hiệu quả hơn như : máy
tính, kính hiển vi, điện thoại…
+ CÁc giác quan được rèn luyện -> nhạy cảm hơn -> năng lực
nhận thức của con người được nâng cao
- Là mục đích, động lực của nhận thức:
+ Nhằm phục vụ hoạt động thực tiên của con người hiệu quả hơn
+ Thực tiễn luôn vận động và biến đổi -> luôn nảy sinh những
vấn đề mới đòi hỏi con người phải nhận thức để giải quyết
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:
+ Đây là vai trò mang tính quyết định của thực tiễn đối với nhận thức