Đề cương Triết học Mác Lênin | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Chủ nghĩa duy vật là gì? Hãy phân tích các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật, mỗi hình thức đưa ra một ví dụ và phân tích để chứng minh. Chủ nghĩa duy tâm là gì? Hãy phân tích các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm, mỗi hình thức đưa ra một ví dụ và phân tích để chứng minh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

ĐỀ CƯƠNG TRIẾT
Câu 1: Chủ nghĩa duy vật gì? Hãy phân tích các hình thức bản của
chủ nghĩa duy vật, mỗi hình thức đưa ra một dụ phân tích để chứng
minh
* Chủ nghĩa duy vật: Là một trường phái triết học, cho rằng vật chấttrước,
ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
* Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật: Trong quá trình phát triển lịch
sử triết học, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua ba hình thức trình độ bản
khác nhau, đó là:
- Chủ nghĩa duy vật mộc mạc, chất phác thời cổ đại:
+ Là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Chủ nghĩa duy
vật chất phác xuất hiện và tồn tại cả ở phương Đông và phương Tây.
+ Điển hình của chủ nghĩa duy vật chất phác là các học thuyết triết học duy vật
thời cổ Ấn Độ, Trung Quốc (phương Đông) Hy Lạp (Phương Tây). Chủ
nghĩa duy vật chất phác trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ
nghĩa duy vật giai đoạn này đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể;
giải toàn bộ sự hình thành của thế giới từ một hoặc một số dạng vật chất cụ
thể bản nguyên của thế giới. Do đó quan điểm nhận thức của nhà triết học
duy vật thời kỳ này mang nặng trực quan nên những kết luận của họ mang nặng
tính cảm tính, ngây thơ.
Ví dụ: Quan niệm của Talét cho rằng bản nguyên của thế giới nước, Hêraclit
cho rằng lửa, Đêmôcrit cho rằng không khí hay triết học trung quốc cho
rằng đó ngũ hành: Kim, thủy, hỏa, thổ. Quan niệm của Talet, Hêraclit hay
Đêmôcrit đều lấy tính chất của giới tự nhiên để giải thích cho tự nhiên, không
viện đến thần linh hay Thượng Đế để giải thích.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình với hình thức điển hình của các học thuyết
triết học duy vật thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu (tiêu biểu
là chủ nghĩa duy vật cận đại nước Anh và Pháp) đạt những thành tựu lớn và ảnh
hưởng đến triết học.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình:
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình hình thức bản thứ hai của chủ nghĩa duy
vật, thể hiện khá các nhà triết học thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII đỉnh cao
vào thế kỉ thứ XVII, XVIII.
+ Đây thời học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên trong
khi tiếp tục phát triển quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa
duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp duy siêu
hình, máy móc của cơ học cổ điển. Do đó theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật
siêu hình, thế giới giống như một cỗ máy giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo
nên luôn trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu biến đổi thì đó chỉ sự tăng
giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây ra.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình tuy chưa phản ứng đúng hiện thực trong mỗi liên
hệ phổ biến sự phát triển nhưng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại
thế giới quan duy tâm tôn giáo, nhất giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời
Trung cổ sang thời Phục Hưng ở các nước Tây Âu.
dụ: Quan điểm tưởng về triết học của Bêcơn cho rằng: Để giải được
tính muôn màu, muôn vẻ, đa dạng của thế giới, chỉ cần mỗi vật chấtđủ, theo
ông, mọi cái trên thế gian chỉ tồn tại từ 3 nguyên nhân: Hình dạng, vật chất,
hành động. Bản thân cả 3 nguyên nhân trên đều bản tính của vật chất, thế,
vật chất bản tính tích cực, sinh khí, chứ không phải thụ động. Đặc
biệt, Bêcơn còn khẳng định, vận động đặc tính của vật chất. Theo ông thì
19 dạng vận động, như là vận động xung đối, vận động móc nối kết hợp với vận
động giải phóng thông qua nó, sự vật hướng tới thoát khỏi áp lực… Tuy
nhiên, về cơ bản, 19 dạng vận độngông phân loại, hầu như ông đã quy toàn
bộ các dạng vận động thành các hình thức vận động cơ học.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng được biết đến chính là hình thức cơ bản thứ ba
của chủ nghĩa duy vật, do C.Mác Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40
của thế kỷ XIX, sau đó được V.I.Lênin phát triển.
+ Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng đó chính là coi một sự vật
hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển xem xét trong mối
quan hệ với các sự vật hiện tượng khác. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng
chính là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học; là khoa học về những quy luật
chung nhất của sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới được ra đời đã có vai trò quan
trọng giúp thể khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác
thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng là đỉnh
cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật.
Ví dụ : Về phép duy vật biện chứng theo quy luật phủ định của phủ định:
dụ như một con rắn giống cái được được coi cái khẳng định, nhưng khi
con rắn giống cái đó đẻ trứng thì quả trứng được đẻ ra đó sẽ được coi là cái phủ
định của rắn giống cái. Sau đó quả trứng rắn cũng sẽ cần phải trải qua thời gian
vận động phát triển thì quả trứng lại nở ra con rắn con. Vậy con rắn con lúc
này sẽ được coi cái phủ định của phủ định, phủ định của phủ định tsẽ
trở thành cái khẳng định. Sự vận động phát triển theo quy luật phủ định của
phủ định này luôn diễn ra liên tục vận động phát triển tính chu kỳ.
Phép biện chứng duy vật luôn xem xét mọi sự vật hiện tượng trong trạng thái
vận động phát triển và đặt trong mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác.
Câu 2:Chủ nghĩa duy tâm gì? Hãy phân tích các hình thức bản của
chủ nghĩa duy tâm, mỗi hình thức đưa ra một dụphân tích để chứng
minh.
* Chủ nghĩa duy tâm: một trường phái triết học, cho rằng ý thức trước,
vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất.
* Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm:
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Cho rằng vật thể chỉ tồn tại ở mức độ con người
nhận thức được vật thể đó
Ví dụ: Quan điểm của G. Béc-cơ-li được coi là thuộc thế giới quan duy tâm chủ
quan “Tồn tại cái được cảm giác”, (Mọi sự vật chỉ tồn tại trong chừng mực
người ta cảm giác được nó). Quan điểm của ông có ý nghĩa là sự vật, hiện tượng
chỉ tồn tại khi chúng ta biết đến nó, cảm nhận được thì tồn tại; sự vật,
hiện tượng nào con người không cảm nhận được thì nó không tồn tại. Thực
tế cho thấy: Khi con người chưa phát minh ra nh hiển vi, họ không hề ý
niệm về vi khuẩn hay tế bào, nhưng vi khuẩn vẫn tồn tại, tế bào vẫn tồn tại.
thể thấy tồn tại cái khách quan, không phụ thuộc vào cảm giác. Chính
lẽ đó nên quan điểm của G.Béc-cơ-li “tồn tại cái được cảm giác” thể hiện
thế giới quan duy tâm chủ quan.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Đề xuất sự tồn tại của ý thức khách quan
trước độc lập với ý thức con người, do đó sự tồn tại của đối tượng độc lập
với nhận thức của con người.
dụ: Quan niệm chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hegel. Ông cho rằng,
khởi nguyên của thế giới không phải vật chất “ý niệm tuyệt đối” hay
“tinh thần thế giới”. Hegel cho rằng “ý niệm tuyệt đối” cái có trước vật chất,
tồn tại vĩnh viễn, không phụ thuộc vào con người, tạo ra hiện thực khách quan.
Giới tự nhiên chỉ sự tồn tại khác của “ý niệm tuyệt đối”. Tính đa dạng của
thực tiễn được ông xem như kết quả tác động sáng tạo của “ý niệm tuyệt
đối”. Quan niệm của ông cho thấy ý niệm là cái có trước, quy định bản chất cho
giới tự nhiên. Đó là cơ sở của tất cả mọi sự vật tồn tại, có bản chất sâu sắc nhất,
đó không phải ý thức nhân chủ quan mà ý thức chung nào đó rất khách
quan, tồn tại độc lập với con người, trước tự nhiên loài người, luôn vận
động và biến đổi.
| 1/4

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG TRIẾT
Câu 1: Chủ nghĩa duy vật là gì? Hãy phân tích các hình thức cơ bản của
chủ nghĩa duy vật, mỗi hình thức đưa ra một ví dụ và phân tích để chứng minh

* Chủ nghĩa duy vật: Là một trường phái triết học, cho rằng vật chất có trước,
ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
* Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật: Trong quá trình phát triển lịch
sử triết học, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua ba hình thức trình độ cơ bản khác nhau, đó là:
- Chủ nghĩa duy vật mộc mạc, chất phác thời cổ đại:
+ Là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Chủ nghĩa duy
vật chất phác xuất hiện và tồn tại cả ở phương Đông và phương Tây.
+ Điển hình của chủ nghĩa duy vật chất phác là các học thuyết triết học duy vật
thời cổ ở Ấn Độ, Trung Quốc (phương Đông) và Hy Lạp (Phương Tây). Chủ
nghĩa duy vật chất phác trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ
nghĩa duy vật giai đoạn này đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể;
lý giải toàn bộ sự hình thành của thế giới từ một hoặc một số dạng vật chất cụ
thể là bản nguyên của thế giới. Do đó quan điểm nhận thức của nhà triết học
duy vật thời kỳ này mang nặng trực quan nên những kết luận của họ mang nặng tính cảm tính, ngây thơ.
Ví dụ: Quan niệm của Talét cho rằng bản nguyên của thế giới là nước, Hêraclit
cho rằng là lửa, Đêmôcrit cho rằng là không khí hay triết học trung quốc cho
rằng đó là ngũ hành: Kim, thủy, hỏa, thổ. Quan niệm của Talet, Hêraclit hay
Đêmôcrit đều lấy tính chất của giới tự nhiên để giải thích cho tự nhiên, không
viện đến thần linh hay Thượng Đế để giải thích.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình với hình thức điển hình của nó là các học thuyết
triết học duy vật thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu (tiêu biểu
là chủ nghĩa duy vật cận đại nước Anh và Pháp) đạt những thành tựu lớn và ảnh hưởng đến triết học.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình:
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy
vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII và đỉnh cao
vào thế kỉ thứ XVII, XVIII.
+ Đây là thời kì mà cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên trong
khi tiếp tục phát triển quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa
duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu
hình, máy móc của cơ học cổ điển. Do đó theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật
siêu hình, thế giới giống như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo
nên nó luôn ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng
giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây ra.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình tuy chưa phản ứng đúng hiện thực trong mỗi liên
hệ phổ biến và sự phát triển nhưng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại
thế giới quan duy tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời
Trung cổ sang thời Phục Hưng ở các nước Tây Âu.
Ví dụ: Quan điểm tư tưởng về triết học của Bêcơn cho rằng: Để lý giải được
tính muôn màu, muôn vẻ, đa dạng của thế giới, chỉ cần mỗi vật chất là đủ, theo
ông, mọi cái trên thế gian chỉ tồn tại từ 3 nguyên nhân: Hình dạng, vật chất,
hành động. Bản thân cả 3 nguyên nhân trên đều là bản tính của vật chất, vì thế,
vật chất có bản tính là tích cực, có sinh khí, chứ không phải là thụ động. Đặc
biệt, Bêcơn còn khẳng định, vận động là đặc tính của vật chất. Theo ông thì có
19 dạng vận động, như là vận động xung đối, vận động móc nối kết hợp với vận
động giải phóng mà thông qua nó, sự vật hướng tới thoát khỏi áp lực… Tuy
nhiên, về cơ bản, 19 dạng vận động mà ông phân loại, hầu như ông đã quy toàn
bộ các dạng vận động thành các hình thức vận động cơ học.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng được biết đến chính là hình thức cơ bản thứ ba
của chủ nghĩa duy vật, do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40
của thế kỷ XIX, sau đó được V.I.Lênin phát triển.
+ Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng đó chính là coi một sự vật
hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối
quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng
chính là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học; là khoa học về những quy luật
chung nhất của sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới được ra đời đã có vai trò quan
trọng và giúp có thể khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác
thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng là đỉnh
cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật.
Ví dụ : Về phép duy vật biện chứng theo quy luật phủ định của phủ định:
Ví dụ như một con rắn giống cái được được coi là cái khẳng định, nhưng khi
con rắn giống cái đó đẻ trứng thì quả trứng được đẻ ra đó sẽ được coi là cái phủ
định của rắn giống cái. Sau đó quả trứng rắn cũng sẽ cần phải trải qua thời gian
vận động và phát triển thì quả trứng lại nở ra con rắn con. Vậy con rắn con lúc
này sẽ được coi là cái phủ định của phủ định, mà phủ định của phủ định thì sẽ
trở thành cái khẳng định. Sự vận động và phát triển theo quy luật phủ định của
phủ định này luôn diễn ra liên tục vận động và phát triển và có tính chu kỳ.
Phép biện chứng duy vật luôn xem xét mọi sự vật hiện tượng trong trạng thái
vận động phát triển và đặt trong mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác.
Câu 2:Chủ nghĩa duy tâm là gì? Hãy phân tích các hình thức cơ bản của
chủ nghĩa duy tâm, mỗi hình thức đưa ra một ví dụ và phân tích để chứng minh.
* Chủ nghĩa duy tâm:
Là một trường phái triết học, cho rằng ý thức có trước,
vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất.
* Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm:
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Cho rằng vật thể chỉ tồn tại ở mức độ con người
nhận thức được vật thể đó
Ví dụ: Quan điểm của G. Béc-cơ-li được coi là thuộc thế giới quan duy tâm chủ
quan “Tồn tại là cái được cảm giác”, (Mọi sự vật chỉ tồn tại trong chừng mực
người ta cảm giác được nó). Quan điểm của ông có ý nghĩa là sự vật, hiện tượng
chỉ tồn tại khi chúng ta biết đến nó, cảm nhận được nó thì nó tồn tại; sự vật,
hiện tượng nào mà con người không cảm nhận được thì nó không tồn tại. Thực
tế cho thấy: Khi con người chưa phát minh ra kính hiển vi, họ không hề có ý
niệm gì về vi khuẩn hay tế bào, nhưng vi khuẩn vẫn tồn tại, tế bào vẫn tồn tại.
Có thể thấy tồn tại là cái khách quan, không phụ thuộc vào cảm giác. Chính vì
lẽ đó nên quan điểm của G.Béc-cơ-li “tồn tại là cái được cảm giác” là thể hiện
thế giới quan duy tâm chủ quan.
– Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Đề xuất sự tồn tại của ý thức khách quan có
trước và độc lập với ý thức con người, do đó sự tồn tại của đối tượng độc lập
với nhận thức của con người.
Ví dụ: Quan niệm chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hegel. Ông cho rằng,
khởi nguyên của thế giới không phải là vật chất mà là “ý niệm tuyệt đối” hay
“tinh thần thế giới”. Hegel cho rằng “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước vật chất,
tồn tại vĩnh viễn, không phụ thuộc vào con người, tạo ra hiện thực khách quan.
Giới tự nhiên chỉ là sự tồn tại khác của “ý niệm tuyệt đối”. Tính đa dạng của
thực tiễn được ông xem như là kết quả tác động và sáng tạo của “ý niệm tuyệt
đối”. Quan niệm của ông cho thấy ý niệm là cái có trước, quy định bản chất cho
giới tự nhiên. Đó là cơ sở của tất cả mọi sự vật tồn tại, có bản chất sâu sắc nhất,
đó không phải là ý thức cá nhân chủ quan mà là ý thức chung nào đó rất khách
quan, tồn tại độc lập với con người, có trước tự nhiên và loài người, luôn vận động và biến đổi.