-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Mỏ – Địa chất
Đề cương triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Mỏ – Địa chất được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác – Lênin (7020105) 18 tài liệu
Đại học Mỏ – Địa chất 70 tài liệu
Đề cương triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Mỏ – Địa chất
Đề cương triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Mỏ – Địa chất được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác – Lênin (7020105) 18 tài liệu
Trường: Đại học Mỏ – Địa chất 70 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mỏ – Địa chất
Preview text:
I. Chọn phương án trả lời đúng
Câu 1. Điều kiện kinh tế - xã hội trực tiếp cho sự ra đời của triết học Mác là:
a. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản thế kỷ XVIII.
b. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử.
c. Sự xuất hiện những thành tựu của khoa học tự nhiên.
d. Thực tiễn đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
Câu 2. Trong lĩnh vực triết học, C. Mác và Ph. Ăngghen kế thừa trực
tiếp những lý luận nào sau đây:
a. Chủ nghĩa duy vật cổ đại. b. Thuyết nguyên tử.
c. Triết học cổ điển của nước Đức.
d. Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII.
Câu 3. Vật chất theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là:
a. Tất cả những gì tồn tại.
b. Các sự vật, hiện tượng mà con người có thể trực quan được.
c. Thực tại khách quan độc lập với ý thức, không phụ thuộc vào ý thức.
d. Thực tại khách quan lệ thuộc vào cảm giác con người.
Câu 4. Tính thực tại khách quan của vật chất được hiểu là:
a. Vật chất là tất cả mọi hình thức tồn tại.
b. Vật chất là những gì con người đã nhận thức được.
c. Vật chất là cái được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh.
d. Vật chất tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác con người.
Câu 5. Lý giải về nguồn gốc ra đời của ý, thức chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định:
a. Có bộ óc con người và thế giới khác quan tác động lên bộ óc con người là có ý thức.
b. Ý thức là kết quả tiến hóa của bộ não.
c. Ý thức là sự ban phát của tạo hóa.
d. Ý thức ra đời từ nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Câu 6. Ý thức có thể tác động tới đời sống xã hội thông quan hoạt động nào dưới đây: a. Sản xuất vật chất.
b. Thực nghiệm khoa học.
c. Hoạt động chính trị - xã hội.
d. Hoạt động thực tiễn.
Câu 7. Bản chất của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
a. Hình ảnh của thế giới chủ quan và khách quan.
b. Quá trình vật chất vận động bên trong bộ não.
c. Sự phản ánh tích cực, năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào
trong đầu óc con người.
d. Tiếp nhận và xử lý các kích thích từ môi trường bên ngoài vào bên trong bộ não.
Câu 8. Quy luật “từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về
chất và ngược lại” chỉ ra:
a. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
b. Cách thức của sự vận động và phát triển.
c. Nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
d. Động lực của sự vận động và phát triển.
Câu 9. Mối quan hệ giữa “sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” được hiểu:
a. Không có “sự thống nhất của các mặt đối lập” thì vẫn có “sự đấu tranh
của các mặt đối lập”.
b. Không có “sự đấu tranh của các mặt đối lập” thì vẫn có “sự thống
nhất của các mặt đối lập”.
c. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau.
d. Sự đấu tranh của các mặt đối lập vừa tương đối, vừa tuyệt đối.
Câu 10. Quy luật “phủ định của phủ định” nói lên đặc tính nào của sự phát triển?
a. Cách thức của sự vận động và phát triển.
b. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
c. Nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
d. Động lực của sự vận động và phát triển.
II. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH NGẮN GỌN
Câu 1. Chủ nghĩa duy vật khác với chủ nghĩa duy tâm ở chỗ: chủ nghĩa
duy vật thừa nhận khả năng nhận thức thế giới còn chủ nghĩa duy tâm
không thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.
Câu 2 .Vật chất với tư cách là phạm trù triết học phân biệt với các dạng
tồn tại cụ thể ở thuộc tính thực tại khác quan.
Câu 3. Có bộ não con người và thế giới khách quan tác động lên bộ não
con người là có ý thức.
Câu 4. Ý thức là hình ảnh vật lý của sự vật, hiện tượng trong đầu óc con người.
Câu 5. Tất cả các quan hệ nối tiếp về mặt thời gian đều là quan hệ nhân quả.