Đề KSCL Ngữ văn 10 năm 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc lần 1
Đề KSCL Ngữ văn 10 năm 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc lần 1được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN I NĂM
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân HỌC 2018 - 2019 --------------------
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 Đề chẵn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 01 trang) ———————
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Điều tôi muốn nói với các bạn sáng ngày hôm nay là, nếu như Chúa bắt ta phải làm người quét
đường, hãy quét đường hăng say như thể Michaelangelo đang vẽ tranh, hãy quét đường hăng say như
thể Hayden và Beethoven đang soạn nhạc, hãy quét đường hăng say như Shakespear đang làm thơ.
Hãy quét đường thật tốt, thật sạch đến nỗi tất cả thiên thần trên trời và con người dưới đất phải dừng
lại và thốt lên: “Nơi đây có một người quét đường cao quý đã làm công việc của mình quá tuyệt”.
(Trích Ba chiều của một đời sống trọn vẹn - Dr Martin Luther King)
Câu 1. Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)
Câu 2. Anh/Chị hiểu điều mà tác giả “muốn nói với các bạn sáng ngày hôm nay” là gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Tại sao tác giả lại dành từ “cao quý” cho người quét đường? (1,0 điểm)
Câu 4. Quan niệm nào về nghề nghiệp, công việc được gửi gắm trong văn bản có ý nghĩa nhất với anh/chị? (1,0 điểm)
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm ):
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về quan điểm
khi đánh giá một con người không nên chỉ nhìn vào yếu tố bề ngoài.
Câu 2 (5,0 điểm):
Phân tích bi kịch tình yêu của Mị Châu - Trọng Thủy (Truyện An Dương Vương và Mị Châu -
Trọng Thủy) để làm rõ ý thơ sau:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu. (Tố Hữu)
...............................Hết..............................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……….…… ; Số báo danh:…………… HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN I
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 Đề chẵn Điểm Câu Nội dung trình bày I
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: 3.0 1
Biện pháp tu từ chủ yếu trong văn bản: điệp 0,5 2
Điều tác giả muốn nói: dù là ai, dù làm công việc gì cũng phải cố gắng hoàn 0.5
thành tốt công việc của mình bằng lòng nhiệt huyết, sự say mê cống hiến… 3
- Tác giả dành từ “cao quý” cho người quét đường, vì: dù họ là người bình 1,0
thường, lại làm công việc nhỏ bé nhưng họ hiểu ý nghĩa công việc mình làm, họ
tận tâm, say mê, nỗ lực để mang lại hiệu quả cao nhất, làm đẹp cho cuộc đời.
- Họ khẳng định được giá trị bản thân trong lao động, xứng đáng được tôn
trọng, ngợi ca như những người vĩ đại. 4
Học sinh trình bày suy nghĩ của mình. 1,0 II Làm văn II.1
Trình bày suy nghĩ về quan điểm khi đánh giá một con người không nên 2.0
chỉ nhìn vào yếu tố bề ngoài.
(Trình bày theo hình thức một đoạn văn (sai trừ 0,5đ), có số chữ tương đương yêu cầu của đề bài).
Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng được yêu cầu cơ bản sau:
- Không có sự phân biệt công việc sang – hèn, tầm thường – vĩ đại… 0,5
- Dù làm công việc gì cũng nên hiểu ý nghĩa công việc mình làm, tận tâm, say 0,25
mê và luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhất công việc đó.
- Đánh giá một con người chỉ qua yếu tố bề ngoài sẽ khiến đánh giá sai lệch, 0,25
thiếu khách quan, thể hiện sự thiếu tôn trọng, đồng thời có thể gây ảnh hưởng
không tốt đến uy tín của họ.
- Khi đánh giá một con người không nên chỉ nhìn vào yếu tố bề ngoài mà cần 0.5
nhìn nhận thái độ lao động, hiệu quả công việc, đóng góp cho xã hội...
- Phê phán những kẻ lười lao động; khinh thường những người làm công việc 0,25
nhỏ bé, hay “đứng núi này trông núi nọ” …
- Rút ra bài học cho bản thân. 0,25 II.2
Phân tích bi kịch tình yêu của Mị Châu - Trọng Thủy (Truyện An Dương 5,0
Vương và Mị Châu - Trọng Thủy) để làm rõ ý thơ sau:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu/ …Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.
a. Giới thiệu khái quát về truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu
- Trọng Thủy” và nêu vấn đề cần nghị luận. 0,5
b. Vài nét khái quát về Mị Châu và Trọng Thủy. 0,5
c. Học sinh tự giải 3.5 d. Đánh giá chung 0,5