Đề ôn tập hè lớp 3 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều - Đề 1
Đề ôn tập hè lớp 3 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều - Đề 1 gồm phần đề thi bám sát chương trình học, chuẩn khung đề thi theo Thông tư 27. Đề thi có sẵn phần oli cho học sinh làm bài, không cần chuẩn bị thêm giấy viết.
Chủ đề: Bài tập ôn hè Tiếng Việt 3
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: …………………………..…………………………..……..
Bài tập hè lớp 3 lên lớp 4
Lớp: ……………………………..……………………………..………..…
Môn: Tiếng Việt - Sách: Cánh Diều
Đề ôn tập hè lớp 3 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều - Đề 1 A. KIỂM TRA ĐỌC
1. Đọc thành tiếng: Sư tử và chuột
Sư tử đang ngủ. Chuột chạy qua trên người sư tử làm nó choàng tỉnh và tóm
được chuột. Chuột lên tiếng van xin sư tử tha mạng. Chuột nói:
- Nếu ông thả cháu ra, sau này cháu sẽ giúp ông.
Sư tử bật cười vì chuột nhắt hứa sẽ giúp nó, nhưng cũng thả chuột ra. Về sau
những người thợ săn tóm được sư tử và lấy dây trói sư tử vào thân cây. Chuột nhắt
nghe tiếng sư tử gầm, chạy đến cắn đứt dây thừng và nói:
- Ông có còn nhớ khi đó ông cười, ông không nghĩ là chuột nhắt cháu lại có
thể giúp ông được. Còn bây giờ ông thấy đó, có khi chuột nhắt cũng làm được việc lắm chứ. Câu hỏi:
a) Tìm những câu nói của nhân vật chuột trong câu chuyện.
b) Nói 1-2 câu về bài học em rút ra từ câu chuyện trên. 2. Đọc hiểu:
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: MƯA XUÂN Những hạt mưa li ti Dịu dàng và mềm mại Gọi mùa xuân ở lại Trên mắt chồi xanh non Những hạt mưa tí hon Cho hoa thơm hé nụ Cho lúa xanh ấp ủ Nuôi đòng mau lớn nhan Những hạt mưa long lanh Trên bàn tay bé nhỏ
Nhẹ nhàng như tiếng thở Của mùa xuân trong lành.
theo Nguyễn Lãm Thắng
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
a) Dòng nào sau đây không chứa từ chỉ đặc điểm của những hạt mưa? A. li ti B. tí hon C. long lanh D. tinh nghịch
b) Những hạt mưa đã gọi mùa xuân ở lại nơi nào?
A. Ở lại trên vườn hoa thơm
C. Ở lại trên bàn tay bé nhỏ
B. Ở lại trên mắt chồi xanh non
D. Ở lại trên trang vở trắng hồng
c) Những hạt mưa đã không làm điều gì sau đây?
A. Làm cho hoa thơm hé nụ
C. Làm cho trái cây nhanh chín
B. Làm cho lúa xanh ấp ủ
D. Làm cho đòng mau lớn nhanh
d) Từ nào sau đây chỉ đặc điểm của mùa xuân? A. dịu dàng B. mềm mại C. bé nhỏ D. trong lành
e) Theo em từ “đòng” trong câu thơ “Nuôi đòng mau lớn nhanh” chỉ sự vật nào? A. Chỉ bông lúa còn non C. Chỉ quả ổi còn xanh B. Chỉ nụ hoa mới nhú D. Chỉ bắp ngô còn non
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
g) Tìm các sự vật được so sánh và từ so sánh có trong khổ thơ thứ ba.
h) Tìm từ có nghĩa trái ngược với từ in đậm trong câu thơ “Những hạt mưa tí hon”
i) Điền dấu chấm than, dấu phẩy hoặc dấu chấm vào chỗ trống thích hợp:
Đọc bài thơ Mưa xuân của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng, em thích nhất là
hình ảnh hạt mưa nhỏ bé ở khổ thơ thứ hai Tuy có thân hình nhỏ bé nhưng hạt
mưa vẫn làm được điều có ích, giúp cho đòng lớn nhanh cho hoa thơm hé
nụ cho lúa xanh ấp ủ. Bạn hạt mưa giỏi quá
k) Em hãy gạch chân dưới các từ ngữ trả lời cho câu hỏi Làm gì? trong câu văn sau:
“Những hạt mưa li ti gọi mùa xuân ở lại trên mắt chồi xanh non.” B. VIẾT 1. Nhìn - viết:
Bỗng, một tiếng sấm lớn vang lên, xé tan không gian, dẫn theo những tia
chớp sáng, rạch ngang bầu trời. Như mở ra cánh cổng lớn cho những hạt mưa tinh
nghịch nhảy xuống mặt đất. Thế là trời mưa. Rào rào, rào rào từng đợt. Những giọt
mưa mát lạnh rơi xuống trần gian, tắm mát cho vạn vật. Những ngôi nhà, con
đường, cây cối được rửa sạch lớp bụi bẩn, sung sướng mà reo hò. theo Ngọc Anh
2. Viết đoạn văn kể về một hoạt động em đã được tham gia hoặc chứng kiến
(hoạt động học tập hoặc lao động, thể thao, nghệ thuật,...) Gợi ý:
- Em tham gia hay chứng kiến hoạt động gì?
- Thời gian diễn ra hoạt động?
- Hoạt động diễn ra như thế nào?
- Cảm xúc của em về hoạt động? Bài làm
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI A. KIỂM TRA ĐỌC
1. Đọc thành tiếng:
a) Tìm những câu nói của nhân vật chuột trong câu chuyện:
- Nếu ông thả cháu ra, sau này cháu sẽ giúp ông.
- Ông có còn nhớ khi đó ông cười, ông không nghĩ là chuột nhắt cháu lại có thể
giúp ông được. Còn bây giờ ông thấy đó, có khi chuột nhắt cũng làm được việc lắm chứ.
b) Mẫu: Qua câu chuyện, chúng ta rút ra bài học rằng dù nhỏ bé hay to lớn thì mỗi
người đều có giá trị và vai trò riêng của bản thân mình. Mỗi người chúng ta đều
quan trọng và có thể làm nên điều ý nghĩa. 2. Đọc hiểu:
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: a) Chọn D b) Chọn B c) Chọn C d) Chọn D e) Chọn A
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
g) Các sự vật được so sánh là hạt mưa long lanh và tiếng thở. Từ so sánh là từ như.
h) Từ trái ngược với từ tí hon là to lớn (khổng lồ, to tướng, to, lớn, bự…)
i) Điền dấu câu như sau:
Đọc bài thơ Mưa xuân của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng, em thích nhất là hình ảnh
hạt mưa nhỏ bé ở khổ thơ thứ hai.Tuy có thân hình nhỏ bé nhưng hạt mưa vẫn
làm được điều có ích, giúp cho đòng lớn nhanh, cho hoa thơm hé nụ, cho lúa xanh
ấp ủ. Bạn hạt mưa giỏi quá! k) Gạch chân như sau:
“Những hạt mưa li ti gọi mùa xuân ở lại trên mắt chồi xanh non.” B. VIẾT 1. Nhìn - viết: Chú ý: - Viết đúng chính tả
- Lùi vào đầu dòng đúng quy tắc khi viết thơ lục bát (câu 6 chữ lùi vào hai ô, câu 8 chữ lùi vào một ô) 2. Viết đoạn văn Mẫu
(1) Chiều nay, trên đường đi học về, em đã nhìn thấy một nhóm các anh chị dang
tập võ ở sân thể thao. (2) Các anh chị ấy đều mặc bộ võ thuật màu trắng, tóc chải
gọn gàng, đứng thành từng hàng cách nhau rất đều. (3) Theo tiếng hô của võ sư,
từng người thực hiện các động tác một cách nhanh chóng và đồng đều. (4) Mỗi lần
thực hiện động tác, các anh chị lại đồng thanh hô thật to, thể hiện khí thế mạnh mẽ
của người tập võ. (5) Sau bài tập đó, các anh chị ấy chia thành từng cặp, để đấu võ
với nhau. (6) Từng pha đánh võ, đỡ rồi nhào lộn đều khiến em phải ngạc nhiên. (7)
Vì nó chân thực và mãn nhãn hơn hẳn khi em vẫn xem ở trên tivi. (8) Tuy chỉ là
một buổi luyện tập thể thao, nhưng các anh chị ấy cố gắng hết sức. (9) Em tin rằng,
với tinh thần đó, các anh chị ấy sẽ dành chiến thắng ở buổi thi đấu sắp tới.