Đề ôn tập hè lớp 3 môn Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo - Số 1
Đề ôn tập hè lớp 3 môn Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo - Đề gồm phần đề thi bám sát chương trình học, chuẩn khung đề thi theo Thông tư 27. Đề thi có sẵn phần oli cho học sinh làm bài, không cần chuẩn bị thêm giấy viết.
Chủ đề: Bài tập ôn hè Tiếng Việt 3
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập hè lớp 3 lên lớp 4
Họ và tên: …………………………..…………………………..…….. Môn: Tiếng Việt
Lớp: ……………………………..……………………………..………..…
Sách: Chân trời sáng tạo
Đề ôn tập hè lớp 3 môn Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo - Đề 1 A. ĐỌC
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Cuối tháng mười một, hoa cải vàng bắt đầu nở. Và sang tháng mười hai, hoa
cải vàng rực một góc trời, đung đưa trong gió. Có người nói, hoa cải là thứ hoa quê
mùa, giản dị đến nỗi nhiều khi bị bỏ quên, tự nở tự tàn. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng,
cái quê mùa ấy đã gắn liền với tuổi thơ của bao người con đất Việt… Và đó cũng
là một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời mà chính những người nông dân vẫn ngày
đêm cần mẫn chăm chỉ tạo nên. Câu hỏi:
1. Đoạn văn trên nói về loài hoa nào? Loài hoa đó bắt đầu nở vào thời gian nào trong năm?
2. Vì sao hoa cải nhiều khi bị bỏ quên, tự nở tự tàn?
3. Nhờ ai mà chúng ta có được bức tranh cánh đồng hoa cải vàng tuyệt vời?
2. Đọc bài và thực hiện các yêu cầu:
Trong một cửa hàng bách hóa nọ có rất nhiều chuột. Hằng ngày, chúng phá
phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa. Vì vậy, chủ tiệm đã quyết định mua một
con mèo để dẹp yên lũ chuột này. Đàn chuột rất lo lắng về điều đó và tìm cách tự cứu lấy mình.
Một con chuột đứng dậy và nói: “Tôi có kế hoạch này, nếu chúng ta đeo một
cái chuông vào cổ của con mèo thì mọi cử động của nó, chúng ta đều biết được”.
Đây cũng là một ý kiến hay, thế nhưng vấn đề được đặt ra là ai sẽ làm điều đó. Và
khi câu hỏi này được nêu lên, không một ai đáp lại.
Truyện ngụ ngôn Việt Nam
Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a) Trong câu chuyện đã xuất hiện những loài vật nào? con mèo và con chó con mèo và con gà con mèo và con chuột con chó và con chuột
b) Địa điểm xảy ra sự việc được kể trong câu chuyện là: Quán cơm Cửa hàng bách hóa Siêu thị Nhà kho cất thóc
c) Lũ chuột đã làm gì khiến chủ tiệm quyết định mua chú mèo về?
Lũ chuột kể cho chủ tiệm nghe về sự đáng yêu của loài mèo
Lũ chuột kêu gào ồn ào suốt đêm khiến chủ tiệm không ngủ được
Lũ chuột phá phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa
Lũ chuột đòi chủ tiệm phải mua một con mèo, nếu không sẽ làm hư hỏng hàng hóa
d) Lũ chuột đã nghĩ ra cách gì để tự cứu lấy mình?
Hối lộ thức ăn cho chú mèo mỗi ngày để mèo không bắt chuột
Đoàn kết lại để đánh đuổi chú mèo đi
Cầu xin chủ tiệm không nuôi mèo nữa và sẽ ngoan ngoãn, không làm hỏng hàng hóa
Đeo một cái chuông vào cổ con mèo để biết được mọi cử động của nó
e) Trong câu “Hằng ngày, chúng phá phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa.”,
từ ngữ nào trả lời câu hỏi Làm gì?
phá phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa
chúng phá phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa phá phách
làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa
g) Câu nào sau đây có hình ảnh so sánh?
Đàn chuột rất lo lắng về điều đó và tìm cáh tự cứu lấy mình.
Tin sẽ có mèo đến cửa hàng bách hóa khiến đàn chuột vô cùng sợ hãi.
Nghe tin chủ tiệm sẽ mua mèo để bắt chuột, đàn chuột sợ hãi không dám ra khỏi cửa
Tin chủ tiệm sẽ mua mèo như sét đánh bên tai đàn chuột
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
h) Đặt một câu nêu cảm xúc của em về ý kiến đeo chuông cho mèo của đàn chuột.
i) Theo em, kế hoạch đeo chuông cho mèo của đàn chuột có thành công không? Vì sao?
(k*) Câu chuyện ngụ ngôn trên khiến em nhớ đến thành ngữ nào của nước ta? B. VIẾT 1. Nhìn - viết:
Bầy còng tập viết
Suốt ngày còng lấy càng Còng lại nghĩ biển chê Viết chữ lên mặt cát Chữ mình còn chưa đẹp Buổi tối còng về hang Nên ngày nào cũng viết
Nước triều lên xoá hết
Trên cát ướt phẳng lì. theo Vũ Duy Thông
2. Thực hiện một trong hai đề bài dưới đây:
Đề 1: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một hoạt động ở trường mà em thích
Đề 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã được chứng kiến
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI A. ĐỌC
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
1. Đoạn văn trên nói về hoa cải vàng. Loài hoa đó bắt đầu nở vào cuối tháng 11
2. Vì hoa cải là thứ hoa quê mùa, giản dị
3. Nhờ những người nông dân ngày đêm cần mẫn chăm chỉ lao động.
2. Đọc bài và thực hiện các yêu cầu:
Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a) Trong câu chuyện đã xuất hiện những loài vật nào? con mèo và con chó con mèo và con chuột con mèo và con gà con chó và con chuột
b) Địa điểm xảy ra sự việc được kể trong câu chuyện là: Quán cơm Siêu thị Cửa hàng bách hóa Nhà kho cất thóc
c) Lũ chuột đã làm gì khiến chủ tiệm quyết định mua chú mèo về?
Lũ chuột kể cho chủ tiệm nghe về sự đáng yêu của loài mèo
Lũ chuột kêu gào ồn ào suốt đêm khiến chủ tiệm không ngủ được
Lũ chuột phá phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa
Lũ chuột đòi chủ tiệm phải mua một con mèo, nếu không sẽ làm hư hỏng hàng hóa
d) Lũ chuột đã nghĩ ra cách gì để tự cứu lấy mình?
Hối lộ thức ăn cho chú mèo mỗi ngày để mèo không bắt chuột
Đoàn kết lại để đánh đuổi chú mèo đi
Cầu xin chủ tiệm không nuôi mèo nữa và sẽ ngoan ngoãn, không làm hỏng hàng hóa
Đeo một cái chuông vào cổ con mèo để biết được mọi cử động của nó
e) Trong câu “Hằng ngày, chúng phá phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa.”,
từ ngữ nào trả lời câu hỏi Làm gì?
phá phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa
chúng phá phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa phá phách
làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa
g) Câu nào sau đây có hình ảnh so sánh?
Đàn chuột rất lo lắng về điều đó và tìm cáh tự cứu lấy mình.
Tin sẽ có mèo đến cửa hàng bách hóa khiến đàn chuột vô cùng sợ hãi.
Nghe tin chủ tiệm sẽ mua mèo để bắt chuột, đàn chuột sợ hãi không dám ra khỏi cửa
Tin chủ tiệm sẽ mua mèo như sét đánh bên tai đàn chuột
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
h) Mẫu: Ý kiến đeo chuông cho mèo của đàn chuột thật ngốc nghếch và dại dột.
i) Không. Vì đàn chuột rất sợ mèo và không thể nào đảm bảo an toàn cho bản thân
khi tiến lại gần con mèo để đeo chuông cho nó.
(k*) Thành ngữ “Đeo nhạc cho mèo” B. VIẾT
1. Nhìn - viết: Chú ý: - Viết đúng chính tả
- Lùi vào đầu dòng đúng quy tắc khi viết thơ lục bát (câu 6 chữ lùi vào hai ô, câu 8 chữ lùi vào một ô)
2. Viết đoạn văn:
Đề 1: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một hoạt động ở trường mà em thích Mẫu:
(1) Em rất thích các buổi chào cờ thứ 2 đầu tuần ở trường. (2) Đầu tiên, chúng em
sẽ ổn định vị trí theo khu vực đã của lớp. (3) Sau đó, là phần Chào cờ, hát Quốc ca
và Đội ca. (4) Đó là những giây phút trang nghiêm nhất của cả tiết chào cờ. (5)
Tiếp theo đó, là phần nhận xét của thầy tổng phụ trách. (5) Thầy chỉ ra những điều
chưa tốt trong tuần vừa qua, rồi đưa ra những mục tiêu, hoạt động trong tuần tới để
toàn trường cùng cố gắng. (6) Cuối cùng, là tiết mục văn nghệ và diễn kịch do Câu
lạc bộ Nghệ thuật của trường thực hiện. (7) Đó là phần mà em và các bạn mong
chờ nhất trong tiết chào cờ. (8) Đối với em, giờ chào cờ đầu tuần là một tiết học ý
nghĩa, giúp em và các bạn khởi động lại và bắt đầu một tuần học mới hứng khởi.
Đề 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã được chứng kiến Mẫu:
(1) Hôm qua, ở gần nhà em đã diễn ra Hội chợ hoa Tết Nguyên Đán 2023. (2) Hội
chợ được tổ chức trên sân bóng của thôn, nên khá rộng, với rất nhiều gian hàng
khác nhau. (3) Tuy nhân vật chính của hội chợ chỉ là hoa xuân mà thôi, nhưng
chẳng hề có sự đơn điệu hay nhàm chán nào cả. (4) Bởi có rất nhiều loài hoa, với
đủ chiều cao, kiểu dáng, màu sắc được bày bán. (5) Mọi người như được lạc vào
một bữa tiệc của sắc màu, mùi hương từ mẹ thiên nhiên ban tạng vậy. (6) Dòng
người đến hội chợ rất đông, ai cũng cười nói tưng bừng, hào hứng. (7) Đây thực sự
là một ngày hội mùa xuân tuyệt vời.