Đề ôn tập hè lớp 3 môn Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo - Số 3
Đề ôn tập hè lớp 3 môn Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo - Đề gồm phần đề thi bám sát chương trình học, chuẩn khung đề thi theo Thông tư 27. Đề thi có sẵn phần oli cho học sinh làm bài, không cần chuẩn bị thêm giấy viết.
Chủ đề: Bài tập ôn hè Tiếng Việt 3
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập hè lớp 3 lên lớp 4
Họ và tên: …………………………..…………………………..…….. Môn: Tiếng Việt
Lớp: ……………………………..……………………………..………..…
Sách: Chân trời sáng tạo
Đề ôn tập hè lớp 3 môn Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo - Đề 3 A. ĐỌC
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: Mùa thu (trích)
(1) Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. (2) Những bông
hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. (3) Thảm cỏ may thì
tím biếc đến nôn nao. (4) Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân theo bạn vào lớp
học. (5) Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, lá cũng lích rích hót theo. (6)
Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ.
Theo Huỳnh Thị Thu Hương Câu hỏi:
a) Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu (1), (2)
b) Tìm các từ chỉ sự vật trong câu (3), (4)
c) Tìm các từ chỉ hoạt động trong câu (5), (6)
2. Đọc bài và thực hiện các yêu cầu: Tranh làng Hồ
Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt đến sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ
áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen
không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết
tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá.
Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc
của dân tộc trong hội họa. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn; những hạt cát
của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thúy cho
khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh. Theo Nguyễn Tuân
Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a) Nội dung của bài đọc là gì?
Kĩ thuật vẽ tranh làng Hồ
Đặc điểm màu đỏ và vàng của tranh làng Hồ
Đặc điểm màu đen và trắng của tranh làng Hồ
Lịch sử phát triển màu sắc của tranh làng Hồ
b) Màu đen trong tranh lành Hồ không được pha từ bột than của các nguyên liệu nào? rơm bếp cói chiếu lá tre rễ cây
c) Từ nào sau đây chỉ đặc điểm của màu trắng trong tranh làng Hồ? ưa nhìn đen kịt lấp lánh lung linh
d) Dòng nào sau đây nêu đúng về đặc điểm của các chất liệu làm nên màu đen trong tranh làng Hồ?
Gợi nhắc thiết tha đến nguồn cội
Gợi nhắc thiết tha đến đồng quê
Gợi nhắc thiết tha đến truyền thống
Gợi nhắc thiết tha đến những người nông dân
e) Câu văn “Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn; những hạt cát của điệp trắng
nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thúy cho khuôn mặt, tăng
thêm sống động cho dáng người trong tranh.” gồm những từ chỉ đặc điểm nào?
ưa nhìn, trắng, nhấp nhánh, thâm thúy, sống động, tăng
ưa nhìn, điệp trắng, nhấp nhánh, thâm thúy, sống động
ưa nhìn, điệp trắng, nhấp nhánh, khuôn mặt, sống động
ưa nhìn, điệp trắng, nhấp nhánh, sống động, tăng
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
g) Viết 1-2 câu nói về nguồn gốc của màu đen được sử dụng trong các bức tranh làng Hồ.
i*) Theo em, việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, gần gũi với cuộc sống con người
để chế tạo màu vẽ của tranh làng Hồ có ý nghĩa như thế nào trong đời sống hiện đại ngày nay? B. VIẾT 1. Nhìn - viết: Cây chuối mẹ
Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi
mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột
hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn
xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó,
dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. theo Phạm Đỉnh Ân
2. Thực hiện đề bài dưới đây:
Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp
của đất nước Việt Nam. Nhận xét ❀❀❀❀❀
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI A. ĐỌC
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
a) Từ chỉ đặc điểm trong câu (1), (2): nở bung, xinh xinh, dịu dàng, lung linh, nhỏ
b) Từ chỉ sự vật trong câu (3), (4): thảm cỏ may, hoa cỏ may, bước chân, bạn, lớp học
c) Từ chỉ hoạt động trong câu (5), (6): đọc (đọc bài), hót (hót theo), đậu lên
2. Đọc bài và thực hiện các yêu cầu:
a) Nội dung của bài đọc là gì?
Kĩ thuật vẽ tranh làng Hồ
Đặc điểm màu đỏ và vàng của tranh làng Hồ
Đặc điểm màu đen và trắng của tranh làng Hồ
Lịch sử phát triển màu sắc của tranh làng Hồ
b) Màu đen trong tranh lành Hồ không được pha từ bột than của các nguyên liệu nào? rơm bếp cói chiếu lá tre rễ cây
c) Từ nào sau đây chỉ đặc điểm của màu trắng trong tranh làng Hồ? ưa nhìn đen kịt lấp lánh lung linh
d) Dòng nào sau đây nêu đúng về đặc điểm của các chất liệu làm nên màu đen trong tranh làng Hồ?
Gợi nhắc thiết tha đến nguồn cội
Gợi nhắc thiết tha đến đồng quê
Gợi nhắc thiết tha đến truyền thống
Gợi nhắc thiết tha đến những người nông dân
e) Câu văn “Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn; những hạt cát của điệp trắng
nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thúy cho khuôn mặt, tăng
thêm sống động cho dáng người trong tranh.” gồm những từ chỉ đặc điểm nào?
ưa nhìn, trắng, nhấp nhánh, thâm thúy, sống động, tăng
ưa nhìn, điệp trắng, nhấp nhánh, thâm thúy, sống động
ưa nhìn, điệp trắng, nhấp nhánh, khuôn mặt, sống động
ưa nhìn, điệp trắng, nhấp nhánh, sống động, tăng
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
g) Mẫu: Màu đen được sử dụng trong các bức tranh làng Hồ hoàn toàn được làm từ
thiên nhiên, gần gũi với đồng quê. Đó là tro của rơm bếp, cói chiếu và lá tre rụng mùa thu.
i*) Ý nghĩa: Giúp lưu giữ các nét đẹp và giá trị truyền thống của ông cha ta và phát
triển nó trong cuộc sống hiện đại ngày nay. B. VIẾT 1. Nhìn - viết: Chú ý: - Viết đúng chính tả
- Trình bày đúng quy tắc khi viết đoạn văn
2. Thực hiện đề bài dưới đây:
Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp
của đất nước Việt Nam Mẫu
(1) Lần đầu đến với Đà Lạt, em đã hết sức ngạc nhiên và thích thú trước những đồi
thông ở nơi đây. (2) Những đồi thông ấy nối liền nhau, khiến em ngồi trên xe nhìn
vào có cảm giác như đó là những đường sóng xanh uốn lượn. (3) Những cây thông
ở đây đều đã nhiều năm tuổi, cây nào cũng cao lớn, rắn chắc và có tán lá xanh um.
(4) Các cây thông được trồng cách nhau rất đều, thẳng tắp, nên khi bước vào bên
trong, em cảm giác như được bước vào một mê trận của thông. (5) Đi dạo trong
đồi thông, cảm giác rất thú vị. (6) Ở trong đó, không khí mát lạnh, trong lành, lại
phảng phất mùi thơm đặc trưng của lá thông tươi. (7) Dưới chân là lớp lá thông
khô rụng xuống tích lũy hàng chục năm trời, nên dẫm lên rất êm ái. (8) Xung
quanh em chỉ có tiếng bước chân của chính mình, tiếng lá thông xào xạc và cả
tiếng những chú chim chẳng biết đang ở đâu. (9) Tất cả khiến em cảm thấy tự do,
thư giãn và bình yên đến lạ kì.