Đề ôn tập hè lớp 3 môn Tiếng Việt | sách Kết nối tri thức - Đề 5
Đề ôn tập hè lớp 3 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức - Đề gồm phần đề thi bám sát chương trình học, chuẩn khung đề thi theo Thông tư 27. Đề thi có sẵn phần oli cho học sinh làm bài, không cần chuẩn bị thêm giấy viết.
Chủ đề: Bài tập ôn hè Tiếng Việt 3
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: …………………………..…………………………..……..
Bài tập hè lớp 3 lên lớp 4
Lớp: ……………………………..……………………………..………..…
Môn: Tiếng Việt - Sách: Kết nối tri thức
Đề ôn tập hè lớp 3 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức - Đề 5 A. ĐỌC
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: Sầu riêng
Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe gió thổi vườn sau thơm lừng
Lá chiều khép ngủ ung dung
Để cùng dậy với tưng bừng nắng mai
Vàng thơm sau lớp vỏ gai
Múi to, mật ngọt cho ai thỏa lòng
Mời cô, mời bác ăn cùng
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà. Phạm Hổ Câu hỏi:
a) Tìm các từ chỉ đặc điểm của quả sầu riêng có trong bài thơ.
b) Tìm câu thơ thể hiện hành động chia sẻ của tác giả khi vườn có trái sầu riêng chín.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Zalo: 0936.120.169 2. Đọc hiểu:
Khèn của người Mông được chế tác bằng gỗ, cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài,
ngắn khác nhau. Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh em tụ hợp. Chúng được
xếp khéo léo, song song trên thân khèn. Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy
chúng như dòng nước đang trôi. Dòng nước đó chở thứ âm thanh huyền diệu, chảy
mãi từ nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại.
Tiếng khèn gắn bó với người Mông mỗi khi lên nương, xuống chợ. Tiếng
khèn hoà với tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản mỗi độ xuân về. Tiếng
khèn trở thành báu vật của người Mông xưa truyền lại cho các thế hệ sau. theo Hà Phong
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
a) Bài đọc nói về loại nhạc cụ nào của người Mông? khèn sáo đàn nhị đàn đá
b) Nhạc cụ đó được làm từ nguyên liệu nào? gỗ, ống tre gỗ, ống nứa gỗ, ống trúc gỗ, ống giang
c) Âm thanh của nhạc cụ đó gắn với những hoạt động nào của người Mông?
lên nương, xuống chợ, thu hoạch lúa ngô
lên nương, xuống rẫy, vui chơi khi xuân về
lên nương, xuống rẫy, xây dựng nhà cửa
lên nương, xuống rẫy, tổ chức đám cưới
d) Gạch 1 gạch dưới từ chỉ sự vật, gạch 2 gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu văn sau:
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Zalo: 0936.120.169
Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi.
e) Điền dấu câu thích hợp vào ô trống:
Khèn là một nhạc cụ truyền thống của người Mông ở vùng Tây
Bắc Những chiếc khèn đã gắn bó với người Mông qua nhiều thế hệ Và đi vào
cuộc sống của họ một cách thân mật gắn bó
g) Viết 1-2 câu nêu cấu tạo chiếc khèn của người Mông.
h) Tìm từ có nghĩa trái ngược với từ in đậm trong câu văn:
“Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khèn.”
i) Viết tiếp vào chỗ trống:
Người Mông chơi khèn ở bất kì đâu. Ở nơi nào có người Mông, ở đó có
tiếng khèn. Nhưng vui tươi nhất, có lẽ là tiếng khèn vào mỗi độ xuân về, khi đó,
tiếng khèn hòa với […].
k) Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Dựa vào đặc điểm nào về hình thức,
mà em nhận ra biện pháp tu từ đó?
“Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi.”
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Zalo: 0936.120.169 B. VIẾT 1. Nhìn - viết:
Đến Tây Bắc, bạn sẽ gặp những nghệ nhân người Mông thổi khèn nơi đỉnh
núi mênh mang lộng gió. Hình bóng họ in trên nền trời xanh hệt như một tuyệt tác
của thiên nhiên. Núi vút ngàn cao, rừng bao la rộng cũng chẳng thể làm chìm khuất
tiếng khèn đầy khát khao, dạt dào sức sống. theo Hà Phong
2. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước Gợi ý:
- Giới thiệu bao quát về cảnh đẹp
- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp
- Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Zalo: 0936.120.169 Nhận xét ❀❀❀❀❀
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Zalo: 0936.120.169
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI A. ĐỌC
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
a) Từ chỉ đặc điểm của quả sầu riêng: chín, thơm lừng, vàng thơm, to, ngọt
b) Câu thơ “Mời cô, mời bác ăn cùng” 2. Đọc hiểu:
a) Bài đọc nói về loại nhạc cụ nào của người Mông? khèn sáo đàn nhị đàn đá
b) Nhạc cụ đó được làm từ nguyên liệu nào? gỗ, ống tre gỗ, ống trúc gỗ, ống nứa gỗ, ống giang
c) Âm thanh của nhạc cụ đó gắn với những hoạt động nào của người Mông?
lên nương, xuống chợ, thu hoạch lúa ngô
lên nương, xuống rẫy, vui chơi khi xuân về
lên nương, xuống rẫy, xây dựng nhà cửa
lên nương, xuống rẫy, tổ chức đám cưới
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Zalo: 0936.120.169
d) Gạch 1 gạch dưới từ chỉ sự vật, gạch 2 gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu văn sau:
Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi.
e) Điền dấu câu thích hợp vào ô trống:
Khèn là một nhạc cụ truyền thống của người Mông ở vùng Tây Bắc. Những chiếc
khèn đã gắn bó với người Mông qua nhiều thế hệ. Và đi vào cuộc sống của họ một cách thân mật, gắn bó.
g) Mẫu: Chiếc khèn của người Mông được làm từ gỗ và sáu chiếc ống trúc. Những
chiếc ống trúc ấy có kích thước to nhỏ khác nhau, được đặt song song cạnh nhau như dòng nước chảy.
h) Từ có nghĩa trái ngược với khéo léo: vụng về
i) Viết tiếp vào chỗ trống:
Người Mông chơi khèn ở bất kì đâu. Ở nơi nào có người Mông, ở đó có tiếng khèn.
Nhưng vui tươi nhất, có lẽ là tiếng khèn vào mỗi độ xuân về, khi đó, tiếng khèn
hòa với [tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản]
k) Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Dấu hiệu nhận biết: từ so sánh như B. VIẾT 1. Nhìn - viết: Chú ý:
- Viết đúng chính tả, khoảng cách giữa các từ ngữ, các từ cần viết hoa
- Viết đúng quy tắc trình bày của một đoạn văn (viết hoa chữ cái đầu đoạn, lùi vào
một ô; đoạn văn viết liền mạch, không tự ý xuống dòng khi chưa hết hàng)
2. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Zalo: 0936.120.169 Mẫu
(1) Khung cảnh cánh đồng lúa chín ở Thái Bình quê em, là cảnh đẹp tuyệt vời nhất
em từng được chiêm ngưỡng. (2) Đó là cánh đồng lúa khổng lồ, rộng đến không
nhìn thấy bờ bên kia ở đâu. (3) Lúc này, cả cánh đồng đã chín vàng thơm, như một
miếng phô mai khổng lồ đang cháy đều dần dưới ánh nắng của mặt trời. (4) Đứng
trước cánh đồng lúa, tận hưởng mùi thơm của lúa chín, lắng nghe âm thanh xì xào
của bông lúa, em cảm nhận được sự bình yên lạ kì. (5) Cùng với đó, em còn cảm
nhận được niềm vui và sự hạnh phúc của những người nông dân khi công sức vất
vả suốt mất tháng trời nay đã đến ngày thu gặt. (6) Chính những tình cảm ấy, khiến
cho cảnh đồng lúa chín ở quê hương luôn là cảnh vật đẹp nhất trong lòng em.
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Zalo: 0936.120.169