Đề ôn thi TN THPT 2022 Ngữ Văn phát triển từ đề minh họa (có lời gải)-Đề 5

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2022 Ngữ Văn phát triển từ đề minh họa có lời gải - Đề 5. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 5 trang giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!

Trang 1
ĐỀ 5
BÁM SÁT ĐỀ MINH HA
ĐỀ ÔN THI TT NGHIỆP THPT NĂM 2022
MÔN: NG VĂN
Thi gian: 120 phút
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Trong giờ lên lớp thầy giáo đề nghcác em học sinh tham gia một trò chơi vô cùng đặc biệt. Nghe đến
việc được chơi trò chơi, các em nhỏ tỏ ra cùng hào hứng liền đồng thanh trả lời đồng ý. Theo đó, thầy bắt
đầu gợi ý trò ci, rằng nếu hôm nay trường, các em gặp bao nhiêu nời, bao nhiêu việc đáng ghét thì v
nhà hãy bỏ chừng đó củ khoai tây vào túi và ngày mai mang nó đến trường.
Ngày hôm sau, các em học sinh quả nhiên đều mang theo khoai tây đã được để sẵn trong túi từ hôm
trước, người hai củ, người bỏ năm củ. Khi tất cả đám học trò bắt đầu chờ đợi xem tiếp theo sẽ có
chuyện xảy ra, thầy giáo tiếp tục chia sẻ luật chơi “Đnghị mọi ngưi trong cả ngày hôm đó đi đâu
cũng phải đem túi khoai tây theo và việc này cần duy ttrong vòng mt tuần”.
Ban đầu, c bạn nhỏ đều vui vẻ mang theo túi khoai n mình thậm chí còn mi của nhau ra xem
một cách thích thú. Thế nhưng từng ngày trôi qua, số khoai tây để trong i bắt đầu thối bốc mùi khó chịu.
Những chiếc i trở thành gánh nặng và đám trẻ không muốn tiếp tục trò chơi nữa. Thế nhưng phải đợi hết
một tuần, thầy giáo mới tuyên bố kết thúc trò chơi. Các bạn nhỏ mừng ra mặt khi được vứt i khoai tây đi.
Thầy giáo hỏi: “Các em thích trò chơi này không? Mang theo i khoai tây trong nhiều ngày như
vậy, các em cảm nghĩ gì?”. Các bạn nhỏ bắt đầu nhao nhao oán thán. Nghe xong câu trả lời, thầy giáo
mới chậm rãi nói: “Những củ khoai tây kia giống như nỗi hận thù trong lòng mỗi người vậy. Khi chúng ta đặt
hận thù trong lòng càng lâu, càng hình thành nên gánh nặng trong tâm trí ta. Những cảm xúc không đẹp
sẽ tỏa sự khó chịu, chỉ khiến tâm trạng con người trở nen tồi tệ hơn.
Quả thật, tt bỏ hận thù, học cách khoan dung mi thực sự u bản thân mình. Cng ta thử nghĩ
xem, khi liệt kê những kẻ đáng ghét vào danh sách đen chẳng phải chính lúc đó ta cũng tự động lưu giữ
cho họ một vị trí “củ khoai tây thối” trong lòng mình. Chỉ vụn danh sách đó triệt để rời xa sự giày
vò, tổn thương thì ổ khóa trái tim mới đưc giải phóng triệt để để đón nhận niềm vui.
(Chinh phục hạnh phúc 90 ngày làm chủ cảm c, Tuệ An, NXB Hồng Đức, 2021, Tr. 182,183)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, hậu qucủa việc đặt hận thù trong lòng càng lâu ?
Câu 3. Theo anh/chị, hình ảnh “củ khoai tây thối” trong văn bản có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4. Anh/ Chị đồng nh với quan điểm: trút bỏ hận thù, học cách khoan dung mi thực sự yêu bản
thân mình không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ văn bản đọc hiểu, anh/ch y viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về sự
cần thiết phải xóa bỏ hận thù trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Sông Hương vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử viết giữa màu cỏ xanh biếc. Khi
nghe lời gọi, biết cách tự biến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống nh thường,
làm một ngưi con gái dịu dàng của đất c. Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nàng đem áo
ra phơi, mt sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất a: màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh tràm
lồng lên một màu đỏ bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng ngưi, thuở ấy các
Trang 2
cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết ơng giáng. Đấy cũng chính màu của ơng khói trên sông ơng, giống như
tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông...
một dòng thi ca về sông ơng, tôi hi vọng đã nhận t một ch công bằng về khi i rằng
dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều một khám
phá riêng về : từ xanh biếc thường ngày, bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng - y xanh”
trong i nn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết màng chợt nhiên hùng tráng lên như kiếm dựng tri
xanh” trong kphách của Cao Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với ng chiều bãng ng trong hồn thơ Bà
Huyện Thanh Quan, đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và đây, một lần
nữa, sông ơng quả thực là Kiều rất Kiều, trong i nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Ph Ngọc Tường, Ng n 12, tập mt,
NXB GD, 2020, Tr. 29, 30)
Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét về nh trữ nh trong bút của
Hoàng Phủ Ngọc Tường
----------------Hết------------------
NG DN GII CHI TIT
Phn
Câu
Ni dung
Đim
I
ĐỌC HIU
3,0
1
Các phương thức biểu: nghị luận, tự sự
0,75
2
Theo lời thầy giáo, hậu quả của việc đặt hận thù trongng càng lâu
càng nh thành nên gánh nặng trong tâm tta. Những cảm xúc không
đẹp sẽ tỏa sự khó chịu, chỉ khiến tâm trạng con người trở nên tồi tệ hơn.
0,75
3
Ý nghĩa ca hình nh “c khoai tây thối”:
- Ý nghĩa cụ th: gn với trò chơi của thy giáo, mi c khoai tây mt
người, mt vic các ban học sinh căm ghét các bn luôn mang theo
nhng c khoai tây trong sut mt tuần trong túi nilon nên chúng đã thối
ra.
- Ý nghĩa biểu tượng: lòng hn thù trong lòng mỗi người giống như một
gánh nặng luôn đeo bám làm cho con người luôn cm thy bc xúc, khó
chu
1,0
4
Học sinh nêu quan điểm ca bản thân (đồng tình/ không đồng tình/ va
đồng tình vừa không đồng tình) và lí gii hp
Sau đây một gi ý:
- Tôi đồng tình với quan điểm trên
- Bi vì: Khi trút b hn thù, hc cách khoan dung, chúng ta s được sng
trong trng thái nh nhàng, vui v, không oán hn, bức xúc. Đó chính
cách để bản thân được sng mt cách thoi mái nht, hnh phúc nht,
biu hin ca vic u chính bản thân. Ngược li, không trút b được hn
thù, bản thân con người luôn phi sng vi nhng oán hn, toan tính, âm
u khiến cho cuc sng tr nên nng n, ngt ngạt như thể tra tn chính
nh.
0,5
II
LÀM VĂN
7,0
1
Viết một đoạn văn về sự cần thiết phải xóa bỏ hận thù trong cuộc
2,0
Trang 3
sống.
a. Đảm bo yêu cu v hình thức đoạn n.
Thí sinh th trình bày đoạn văn theo cách diễn dch, quy np, tng
phân hp, móc xích hoc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cn ngh lun
sự cần thiết phải xóa bỏ hận thù trong cuộc sống.
0,25
c. Trin khai vấn đề ngh lun
Thí sinh th la chn các thao tác lp lun phù hợp để trin khai vấn đề
ngh lun theo nhiều cách nhưng phi làm s cn thiết phi xóa b hn
thù trong cuc sng.
th theo hướng:
- Hn thù trng thái cm giác tiêu cực như giận d, thù hn mong
mun phá hy những gì người ta ghét
- Khi trong lòng mang ni hận thù, con người thường b đẩy đến trng thái
cm xúc cao, d dội, như bị thiêu đốt c tâm can. Nó làm cho con người
tr nên quáng, thm chí tr thành một người khác, luôn dày vò, luôn
nghi k, luôn toan tính.
- Hận thù căn nguyên của mi bt hnh trên thế gian. hn thù, thế
gii mi có chiến tranh. Vì hận thù, người tt có th s tr thành k xu. Vì
hận thù, lòng người không còn thanh thn, bình yên
- Hn thù s dẫn đến những hành động tr thù. Hu qu ca s tr thù s
kéo dài theo thòi gian, oán thù s càng thêm chng cht.
- Bài hc: cn xóa b hn thù, xây dng các mi quan h trên sở tình
yêu thương, sự thu cm.
1,0
d. Chính t, ng pháp
Đảm bo chun chính t, ng pháp tiếng Vit.
0,25
e. Sáng to
Th hin sâu sc v vấn đề ngh lun; có cách diễn đạt mi m.
0,25
2
Cảm nhận hình tượng sông Hương trong một đoạn trích của “Ai đã
đặt tên cho dòng sông”. Từ đó nhận xét về tính trữ tình trong t
của Hoàng Phủ Ngọc Tường
5,0
a. Đảm bo cu trúc bài ngh lun
M bài nêu được vấn đ, Thân bài triển khai được vấn đ, Kết bài khái
quát được vấn đề.
0,25
b.Xác định đúng vấn đề cn ngh lun
Cm nhn hình tượng sông Hương trong một đoạn trích của “Ai đã đt tên
cho dòng sông”; nhn xét v nhn xét v tính tr nh trong bút ca
Hoàng Ph Ngọc Tường.
0,5
c. Trin khai vấn đề ngh lun thành các luận điểm
Thí sinh có th trin khai theo nhiều cách, nhưng cần vn dng tt các thao
tác lp lun, kết hp cht ch gia lý ldn chng; bảo đảm các yêu cu
sau:
*Gii thiu khái quát v tác gi Hoàng Ph Ngọc ng, tác phm
đoạn trích.
0,5
Trang 4
* Cm nhn hình tượng sông Hương trong đon trích
- Sông Hương trong mối quan h vi lch s
+ Hình ảnh so sánh: Sông Hương “dòng sông ca thi gian ngân vang,
ca s thi viết gia màu c lá xanh biếc”. Tác gi coi sông Hương là “dòng
sông ca thời gian ngân vang” sông Hương đã mang trong mình
nhng âm vang hào hùng, bi tráng ca dòng thi gian lch s vi c nhng
chiến công những đau thương. Sông Hương còn được coi dòng sông
“ca s thi viết gia màu c xanh biếc” ngh thut n d đã làm hiện
lên vai trò ca mt chng nhân lch s, cách miêu t tinh tế li gi ra
nhng sc thái khác nhau cùng tn ti trong mt dòng sông, s thi còn
được gi anh hùng ca, th loi gn vi nhng chiến công, gợi đến
chiến tranh; nhưng “màu cỏ xanh biếc” lại sc màu mang cht tr tình
ca cuc sng, ca tình yêu s bình yên. Sông Hương thế va s thi,
va tr tình, va thiên anh ng ca hào tráng, vừa khúc tình ca ơi
mát, du dàng
. Nhân hóa: Khi nghe li gi, biết cách t hiến đời mình làm mt chiến
công, để ri tr vi cuc sống bình thường, làm một người con gái
du dàng của đất nước.Dòng sông tr thành hình nh biểu tượng cho con
người x Huế nói riêng người dân Việt Nam nói chung. Khi đc lâp, t
do của đất nước b xâm phm, h sn sàng chiến đấu, hi sinh còn khi đất
nước bình n, h li tr v vi cuc sống bình thường, tr v bn tính t
nhiên muôn tha.
- Sông Hương trong mi quan h vi thi ca:
+ N văn cho rằng mt dòng thi ca v sông Hương mỗi thi nhân
đều m cho mình mt cm hng mi mẻ, độc đáo về dòng sông. Điều đó
không ch xut phát t cm nhn ch quan của thi còn những v
đẹp phong phú, biến o ca dòng sông.
+ Người con gái sông Hương ấy khơi gợi nhng cm hng khác nhau
cho các nhà thơ:
. khi là “ni quan hoài vn cổ” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan
. khi mang v đẹp hùng tráng như “kiếm dng trời xanh” trong thơ Cao
Quát
. khi lại là “sức mnh phc sinh tâm hồn” trong những bài thơ Tố Hu. Khi
nhắc đến sc mnh phc sinh tâm hn của sông Hương, nhà văn đã
ngưỡng m ngợi ca: “Dòng sông qu thc Kiu, rt Kiều” nim trân
trọng thân yêu đã biến mt danh t ch tên người được tính t hóa, khng
định v đẹp đa đoan say lòng người ca một dòng sông “trong veo” thể
cuốn đi tất c nhng ô uế ca cuộc đời: “Không gian sặc sa mùi ô uế
nước dòng Hương mãi cuốn đi”
- Câu hi v ci ngun tên gi ca dòng sông
+ Đối tưng hỏi: đất, tri.
+ Ni dung hỏi: ai đã đặt tên cho dòng sông? > câu hỏi dường như không
th có mt lời đáp cụ th
+ Mục đích:
2,5
Trang 5
Không phải để hi ngun gc ca một danh xưng địa thong thường
mt s nhn mnh, n cha nim t hào sâu sc v dòng sông quê
hương.
Gi m cho người đọc những hướng tr li khác nhau bng tri nghỉệm
văn hóa của bn thân.
-> Tên riêng ca mt dòng sông th do một nhân nào đó đặt ra, qua
năm tháng, danh xưng của tác gi b mai mt, tr thành tài sn chung
ca cộng đồng, Tuy nhiên, cái tên đích thực ca dòng sông phi danh t
gn vi biểu tượng văn hóa, tinh thần, chiu sâu lch s ca mt dân tc.
khía cnh này, chính những người dân bình thường những người sáng to
ra văn hóa, văn học, lch s là những người đã đặt tên cho dòng sông”
- Ngh thut
+ Ngôn ng: phong phú, giàu hình nh, gi cm.
+ Hình ảnh: so sánh độc đáo bằng liên tưng lãng mạn, đậm cht tr tình.
+ Th pháp: nhân hóa > Sông Hương được cm nhận như một sinh th
sống động (là người con gái dịu ng đằm thm vi tt c các cung bc
cm xúc) > thun lợi để đan cài những suy tưởng v n hóa, lịch s, v
truyn thống con người và đất nước Vit Nam.
* Nhn xét v tính tr tình ca bút kí Hoàng Ph Ngọc Tưng
- “Trữ tình” nội dung phn ánh hin thc bng cách biu hiện ý nghĩ,
cm xúc, tâm trng riêng của con người, ngh sĩ trưc cuc sng.
“Tính trữ tình” biểu hin tâm trng, cm nhn ca riêng tác gi trước
hin thc
khách quan.
- Tính trnh trong bút kí ca Hoàng Ph Ngọc Tường:
+ Cái “tôi đm, tài hoa: không miêu t sông Hương như một dòng
chảy thông thường đặt sông Hương trong dòng chảy văn hóa, lịch s
ca Huế, mi lần sông Hương uốn nh chuyn dòng mt ln sông
Hương mang vẻ đẹp riêng.
+ Cái “tôi” lịch lãm, uyên bác: khám phá những đặc điểm độc đáo của
sông Hương trên phương diện lch sử, thơ ca.
+ Nim t hào, tình yêu quê hương đất nước nng nàn, thiết tha, sâu lng.
0,5
d. Chính t, ng pháp
Bảo đảm chun chính t, ng pháp tiếng Vit.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,5
TỔNG ĐIM
10
----------------Hết------------------
| 1/5

Preview text:

ĐỀ 5
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022
BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản:

Trong giờ lên lớp thầy giáo đề nghị các em học sinh tham gia một trò chơi vô cùng đặc biệt. Nghe đến
việc được chơi trò chơi, các em nhỏ tỏ ra vô cùng hào hứng liền đồng thanh trả lời đồng ý. Theo đó, thầy bắt
đầu gợi ý trò chơi, rằng nếu hôm nay ở trường, các em gặp bao nhiêu người, bao nhiêu việc đáng ghét thì về
nhà hãy bỏ chừng đó củ khoai tây vào túi và ngày mai mang nó đến trường.

Ngày hôm sau, các em học sinh quả nhiên đều mang theo khoai tây đã được để sẵn trong túi từ hôm
trước, có người hai củ, có người bỏ năm củ. Khi tất cả đám học trò bắt đầu chờ đợi xem tiếp theo sẽ có
chuyện gì xảy ra, thầy giáo tiếp tục chia sẻ luật chơi “Đề nghị mọi người trong cả ngày hôm đó dù có đi đâu
cũng phải đem túi khoai tây theo và việc này cần duy trì trong vòng một tuần”.

Ban đầu, các bạn nhỏ đều vui vẻ mang theo túi khoai bên mình thậm chí còn mở túi của nhau ra xem
một cách thích thú. Thế nhưng từng ngày trôi qua, số khoai tây để trong túi bắt đầu thối và bốc mùi khó chịu.
Những chiếc túi trở thành gánh nặng và đám trẻ không muốn tiếp tục trò chơi nữa. Thế nhưng phải đợi hết
một tuần, thầy giáo mới tuyên bố kết thúc trò chơi. Các bạn nhỏ mừng ra mặt khi được vứt túi khoai tây đi.

Thầy giáo hỏi: “Các em có thích trò chơi này không? Mang theo túi khoai tây trong nhiều ngày như
vậy, các em có cảm nghĩ gì?”. Các bạn nhỏ bắt đầu nhao nhao oán thán. Nghe xong câu trả lời, thầy giáo
mới chậm rãi nói: “Những củ khoai tây kia giống như nỗi hận thù trong lòng mỗi người vậy. Khi chúng ta đặt
hận thù trong lòng càng lâu, nó càng hình thành nên gánh nặng trong tâm trí ta. Những cảm xúc không đẹp
sẽ tỏa sự khó chịu, chỉ khiến tâm trạng con người trở nen tồi tệ hơn.”

Quả thật, trút bỏ hận thù, học cách khoan dung mới thực sự là yêu bản thân mình. Chúng ta thử nghĩ
mà xem, khi liệt kê những kẻ đáng ghét vào danh sách đen chẳng phải chính lúc đó ta cũng tự động lưu giữ
cho họ một vị trí “củ khoai tây thối” trong lòng mình. Chỉ có xé vụn danh sách đó và triệt để rời xa sự giày
vò, tổn thương thì ổ khóa trái tim mới được giải phóng triệt để để đón nhận niềm vui.

(Chinh phục hạnh phúc – 90 ngày làm chủ cảm xúc, Tuệ An, NXB Hồng Đức, 2021, Tr. 182,183)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, hậu quả của việc đặt hận thù trong lòng càng lâu là gì?
Câu 3. Theo anh/chị, hình ảnh “củ khoai tây thối” trong văn bản có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm: trút bỏ hận thù, học cách khoan dung mới thực sự là yêu bản
thân mình
không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1.
(2,0 điểm)
Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về sự
cần thiết phải xóa bỏ hận thù trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi
nghe lời gọi, nó biết cách tự biến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường,
làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nàng đem áo
ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh tràm
lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các
Trang 1
cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như
tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông...

Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng
dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám
phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng - lá cây xanh”
trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời
xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà
Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần
nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ Văn 12, tập một,
NXB GD, 2020, Tr. 29, 30)
Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét về tính trữ tình trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường
----------------Hết------------------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1
Các phương thức biểu: nghị luận, tự sự 0,75 2
Theo lời thầy giáo, hậu quả của việc đặt hận thù trong lòng càng lâu 0,75
càng hình thành nên gánh nặng trong tâm trí ta. Những cảm xúc không
đẹp sẽ tỏa sự khó chịu, chỉ khiến tâm trạng con người trở nên tồi tệ hơn. 3
Ý nghĩa của hình ảnh “củ khoai tây thối”: 1,0
- Ý nghĩa cụ thể: gắn với trò chơi của thầy giáo, mỗi củ khoai tây là một
người, một việc mà các ban học sinh căm ghét và các bạn luôn mang theo
những củ khoai tây trong suốt một tuần trong túi nilon nên chúng đã thối rữa.
- Ý nghĩa biểu tượng: lòng hận thù trong lòng mỗi người giống như một
gánh nặng luôn đeo bám làm cho con người luôn cảm thấy bức xúc, khó chịu 4
Học sinh nêu quan điểm của bản thân (đồng tình/ không đồng tình/ vừa 0,5
đồng tình vừa không đồng tình) và lí giải hợp lí Sau đây là một gợi ý:
- Tôi đồng tình với quan điểm trên
- Bởi vì: Khi trút bỏ hận thù, học cách khoan dung, chúng ta sẽ được sống
trong trạng thái nhẹ nhàng, vui vẻ, không oán hận, bức xúc. Đó chính là
cách để bản thân được sống một cách thoải mái nhất, hạnh phúc nhất, là
biểu hiện của việc yêu chính bản thân. Ngược lại, không trút bỏ được hận
thù, bản thân con người luôn phải sống với những oán hận, toan tính, âm
mưu khiến cho cuộc sống trở nên nặng nề, ngột ngạt như thể tra tấn chính mình. II LÀM VĂN 7,0 1
Viết một đoạn văn về sự cần thiết phải xóa bỏ hận thù trong cuộc 2,0 Trang 2 sống.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
0,25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
sự cần thiết phải xóa bỏ hận thù trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải xóa bỏ hận thù trong cuộc sống. Có thể theo hướng:
- Hận thù là trạng thái cảm giác tiêu cực như giận dữ, thù hằn và mong
muốn phá hủy những gì người ta ghét
- Khi trong lòng mang nỗi hận thù, con người thường bị đẩy đến trạng thái
cảm xúc cao, dữ dội, như bị thiêu đốt cả tâm can. Nó làm cho con người
trở nên mù quáng, thậm chí trở thành một người khác, luôn dày vò, luôn nghi kị, luôn toan tính.
- Hận thù là căn nguyên của mọi bất hạnh trên thế gian. Vì hận thù, thế
giới mới có chiến tranh. Vì hận thù, người tốt có thể sẽ trở thành kẻ xấu. Vì
hận thù, lòng người không còn thanh thản, bình yên
- Hận thù sẽ dẫn đến những hành động trả thù. Hậu quả của sự trả thù sẽ
kéo dài theo thòi gian, oán thù sẽ càng thêm chồng chất. …
- Bài học: cần xóa bỏ hận thù, xây dựng các mối quan hệ trên cơ sở tình
yêu thương, sự thấu cảm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2
Cảm nhận hình tượng sông Hương trong một đoạn trích của “Ai đã 5,0
đặt tên cho dòng sông”. Từ đó nhận xét về tính trữ tình trong bút kí
của Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái
quát được vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,5
Cảm nhận hình tượng sông Hương trong một đoạn trích của “Ai đã đặt tên
cho dòng sông”; nhận xét về nhận xét về tính trữ tình trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm và 0,5 đoạn trích. Trang 3
* Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn trích 2,5
- Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử
+ Hình ảnh so sánh: Sông Hương là “dòng sông của thời gian ngân vang,
của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. Tác giả coi sông Hương là “dòng
sông của thời gian ngân vang” – sông Hương đã mang trong mình nó
những âm vang hào hùng, bi tráng của dòng thời gian lịch sử với cả những
chiến công và những đau thương. Sông Hương còn được coi là dòng sông
“của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” – nghệ thuật ẩn dụ đã làm hiện
lên vai trò của một chứng nhân lịch sử, cách miêu tả tinh tế lại gợi ra
những sắc thái khác nhau cùng tồn tại trong một dòng sông, vì sử thi còn
được gọi là anh hùng ca, là thể loại gắn với những chiến công, gợi đến
chiến tranh; nhưng “màu cỏ lá xanh biếc” lại là sắc màu mang chất trữ tình
của cuộc sống, của tình yêu và sự bình yên. Sông Hương vì thế vừa sử thi,
vừa trữ tình, vừa là thiên anh hùng ca hào tráng, vừa là khúc tình ca tươi mát, dịu dàng
. Nhân hóa: Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến
công, để rồi nó trở vè với cuộc sống bình thường, làm một người con gái
dịu dàng của đất nước.Dòng sông trở thành hình ảnh biểu tượng cho con
người xứ Huế nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Khi độc lâp, tự
do của đất nước bị xâm phạm, họ sẵn sàng chiến đấu, hi sinh còn khi đất
nước bình yên, họ lại trở về với cuộc sống bình thường, trở về bản tính tự nhiên muôn thủa.
- Sông Hương trong mối quan hệ với thi ca:
+ Nhà văn cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương và mỗi thi nhân
đều tìm cho mình một cảm hứng mới mẻ, độc đáo về dòng sông. Điều đó
không chỉ xuất phát từ cảm nhận chủ quan của thi sĩ mà còn vì những vẻ
đẹp phong phú, biến ảo của dòng sông.
+ Người con gái – sông Hương ấy khơi gợi những cảm hứng khác nhau cho các nhà thơ:
. khi là “nỗi quan hoài vạn cổ” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan
. khi mang vẻ đẹp hùng tráng như “kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát
. khi lại là “sức mạnh phục sinh tâm hồn” trong những bài thơ Tố Hữu. Khi
nhắc đến sức mạnh phục sinh tâm hồn của sông Hương, nhà văn đã
ngưỡng mộ ngợi ca: “Dòng sông quả thực là Kiều, rất Kiều” – niềm trân
trọng thân yêu đã biến một danh từ chỉ tên người được tính từ hóa, khẳng
định vẻ đẹp đa đoan say lòng người của một dòng sông “trong veo” có thể
cuốn đi tất cả những ô uế của cuộc đời: “Không gian sặc sụa mùi ô uế Mà
nước dòng Hương mãi cuốn đi”
- Câu hỏi về cội nguồn tên gọi của dòng sông
+ Đối tượng hỏi: đất, trời.
+ Nội dung hỏi: ai đã đặt tên cho dòng sông? > câu hỏi dường như không
thể có một lời đáp cụ thể + Mục đích: Trang 4
Không phải để hỏi nguồn gốc của một danh xưng địa lý thong thường mà
là một sự nhấn mạnh, ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc về dòng sông quê hương.
Gợi mở cho người đọc những hướng trả lời khác nhau bằng trải nghỉệm văn hóa của bản thân.
-> Tên riêng của một dòng sông có thể do một cá nhân nào đó đặt ra, qua
năm tháng, danh xưng của tác giả bị mai một, nó trở thành tài sản chung
của cộng đồng, Tuy nhiên, cái tên đích thực của dòng sông phải là danh từ
gắn với biểu tượng văn hóa, tinh thần, chiều sâu lịch sử của một dân tộc. Ở
khía cạnh này, chính những người dân bình thường – những người sáng tạo
ra văn hóa, văn học, lịch sử là những người “ đã đặt tên cho dòng sông” - Nghệ thuật
+ Ngôn ngữ: phong phú, giàu hình ảnh, gợi cảm.
+ Hình ảnh: so sánh độc đáo bằng liên tưởng lãng mạn, đậm chất trữ tình.
+ Thủ pháp: nhân hóa > Sông Hương được cảm nhận như một sinh thể
sống động (là người con gái dịu dáng đằm thắm với tất cả các cung bậc
cảm xúc) > thuận lợi để đan cài những suy tưởng về văn hóa, lịch sử, về
truyền thống con người và đất nước Việt Nam.
* Nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường 0,5
- “Trữ tình” là nội dung phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện ý nghĩ,
cảm xúc, tâm trạng riêng của con người, nghệ sĩ trước cuộc sống.
“Tính trữ tình” biểu hiện ở tâm trạng, cảm nhận của riêng tác giả trước hiện thực khách quan.
- Tính trữ tình trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
+ Cái “tôi” mê đắm, tài hoa: không miêu tả sông Hương như một dòng
chảy thông thường mà đặt sông Hương trong dòng chảy văn hóa, lịch sử
của Huế, mỗi lần sông Hương uốn mình chuyển dòng là một lần sông
Hương mang vẻ đẹp riêng.
+ Cái “tôi” lịch lãm, uyên bác: khám phá những đặc điểm độc đáo của
sông Hương trên phương diện lịch sử, thơ ca.
+ Niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, thiết tha, sâu lắng.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10
----------------Hết------------------ Trang 5