-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề tài Những tác động của mạng xã hội Facebook đến nhận thức và hành vi của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp
Đề tài Những tác động của mạng xã hội Facebook đến nhận thức và hành vi của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (ĐHCN) 4 tài liệu
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 277 tài liệu
Đề tài Những tác động của mạng xã hội Facebook đến nhận thức và hành vi của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp
Đề tài Những tác động của mạng xã hội Facebook đến nhận thức và hành vi của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (ĐHCN) 4 tài liệu
Trường: Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 277 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 45470368 lOMoAR cPSD| 45470368 BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN MÔN: PHƯƠNG
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU PHÁP LUÂN
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK ĐẾN NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
Lớp học phần: DHTP14ATT-422000362304 Nhóm: 12 GVHD: TRẦN THỊ THANH NHÃ lOMoAR cPSD| 45470368
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
........................................................................................................... lOMoARcPSD| 45470368 MỤC LỤC
MỤC LỤC ...............................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................................2
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................................2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...........................................................................................4
2.1. Mục tiêu chính ..........................................................................................................4
2.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................4
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..............................................................................................4
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu: ..............................................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................5
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................................6
1.1. CÁC KHÁI NIỆM .......................................................................................................6
1.1.1. Mạng xã hội Facebook là gì? ................................................................................6
1.1.1.1. Mạng xã hội .......................................................................................................6
1.1.1.2. Facebook ...........................................................................................................6
1.1.2. Nhận thức và hành vi là gì? ..................................................................................6
1.1.2.1. Nhận thức ..........................................................................................................6
1.1.2.2. Hành vi ..............................................................................................................6
1.1.3. Mối liên hệ giữa mạng xã hội Facebook và nhận thức, hành vi người dùng ...6
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC .........6
THEO KHUNG KHÁI NIỆM ...........................................................................................6
1.2.1. Nghiên cứu trong nước .........................................................................................6
1.2.2. Nghiên cứu thế giới ................................................................................................8 lOMoARcPSD| 45470368
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ / KHÍA CẠNH CÒN CHƯA NGHIÊN CỨU .........................11
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP ..........................................................................................11
2.1. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU .....................................................11
2.1.1. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu hỗn hợp ...............................................11
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................12
2.2. CHIẾN LƯỢC CHỌN MẪU ....................................................................................13
2.3. THIẾT KẾ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN ................................................13
2.3.1. Công cụ thu thập thông tin ....................................................................................13
2.3.2. Quy trình thiết kế công cụ .....................................................................................14
2.3.3. Mô tả công cụ thu thập thông tin ...........................................................................14
2.4. QUY TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU .......................................................................14
2.5. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU ................................................15
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN .........................................................................15
LỊCH BIỂU NGHIÊN CỨU ................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................17 PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã và đang hòa
mình vào thời đại công nghệ 4.0. Chính vì thế, mức sống của con người cũng trở nên được
nâng cao, học sinh sinh viên cũng được đi học với hành trang tốt hơn. Những học sinh, đặc
biệt là sinh viên được tiếp xúc nhiều với các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,
Tiktok, v.v… trong một khoảng thời gian dài. Đặc biệt với trang Facebook đã được ra mắt
từ rất lâu, nó đã trở thành trang mạng xã hội phổ biến mà hầu như ai cũng đều phải có. lOMoARcPSD| 45470368
Hình 1: Thống kê lượng người sử dụng mạng xã hội Facebook năm 2020
(Nguồn: Facebook..com)
Nhìn vào bảng số liệu thống kê mà Facebook đưa ra, ta có thể thấy tính đến tháng 6/2020,
Việt Nam có rất nhiều người dùng sử dụng mạng xã hội Facebook. Người sử dụng
Facebook tại Việt Nam chủ yếu là độ tuổi còn khá trẻ từ 18 - 34 tuổi, trong đó khoảng
50,7% là nam giới và 49,3% là nữ giới. Người dùng chủ yếu tham gia với các bài đăng
video và hình ảnh hoặc sử dụng Facebook Messenger để nhắn tin với bạn bè, hoặc giao dịch mua bán online”.
Điều đó cho chúng ta thấy rằng mức độ học sinh, sinh viên là những người sử dụng
mạng xã hội chủ yếu. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội không chỉ để vui chơi, giải trí,
nó còn có những tác động không nhỏ đến tâm lý, hành vi và lối sống của sinh viên.
Ở Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, mạng xã hội vẫn được
đông đảo các bạn sinh viên sử dụng. Mỗi người sẽ có những mục đích khác nhau, nhưng
dần dần đây sẽ trở thành thói quen khó bỏ. Đó cũng là lý do mà nhóm chọn đề tài “Những
tác động của mạng xã hội Facebook đến nhận thức và hành vi của sinh viên trường Đại
học Công Nghiệp”. Với đề tài này, nhóm sẽ tìm hiểu xem ngoài những lợi ích mà
Facebook đem lại cho sinh viên, thì việc quá lạm dụng vào Facebook sẽ gây ra những tác
động gì đến hành vi, nhận thức của sinh viên, từ đó đưa ra những đề xuất giúp thay đổi lOMoARcPSD| 45470368
các tác động một cách tích cực hơn, tạo sự lành mạnh cho sinh viên khi sử dụng mạng xã hội Facebook.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chính
Tìm hiểu những tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên Đại học Công Nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra những đề xuất giúp nâng cao các tác động thành tích
cực giúp sinh viên sử dụng một cách lành mạnh hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nói trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định nguyên nhân và mục đích sinh viên trường Đại học Công Nghiệp sữ dụng mạng xã hội facebook.
- Mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook của các sinh viên tại trường.
- Đánh giá thực trạng về nhận thức, hành vi của sinh viên Đại học Công Nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh khi sử dụng mạng xã hội Facebook qua các khảo sát.
- Đề xuất một số giải pháp để khắc phục tác động tiêu cực, nâng cao tác động tích cực giúp
sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook một cách lành mạnh hơn.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để có thể thực hiện các mục tiêu cụ thể nói trên, câu hỏi nghiên cứu nhằm định hướng cho
đề tài đã được nhóm tác giả đề xuất như sau: -
Việc sữ dụng facebook có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập và làm việc củasinh viên? -
Nguyên nhân và mục đích sinh viên trường Đại học Công Nghiệp sữ dụng mạng xã hội facebook là gì? -
Thời gian, địa điểm sử dụng mạng xã hội Facebook của các sinh viên tại trường như thế nào? -
Giải pháp để khắc phục tác động tiêu cực, nâng cao tác động tích cực giúp sinh viên
sử dụng mạng xã hội Facebook một cách lành mạnh hơn là gì? lOMoARcPSD| 45470368
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Để thực hiện được đề “Những tác động của mạng xã hội Facebook đến nhận thức và hành
vi của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp”, nhóm đã tiến hành khảo sát những sinh viên
thuộc trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, đối tượng phân tích
chính của đề tài này là những tác động ảnh hưởng đến hành vi, nhận thức của sinh viên trường
Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, là nơi mà
các sinh viên đang theo học.
Để có được những đánh giá một cách chính xác và nghiên cứu ra những giải pháp cụ thể,
thiết thực cho đề tài, nhóm đã tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp.
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu giúp các giảng viên, sinh viên biết được các tác động nào đã ảnh hưởng
đến hành vi, nhận thức của sinh viên Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh khi sử
dụng mạng xã hội Facebook, qua đó có những giải pháp phù hợp để nâng cao tác động tích
cực cho các sinh viên trong trường về nhận thức, hành vi khi sử dụng mạng xã hội Facebook. lOMoARcPSD| 45470368
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1. Mạng xã hội Facebook là gì? 1.1.1.1. Mạng xã hội 1.1.1.2. Facebook
1.1.2. Nhận thức và hành vi là gì? 1.1.2.1. Nhận thức 1.1.2.2. Hành vi
1.1.3. Mối liên hệ giữa mạng xã hội Facebook và nhận thức, hành vi người dùng
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC THEO KHUNG KHÁI NIỆM
1.2.1. Nghiên cứu trong nước
1Theo tài liệu nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lan Nguyên (2020) “Tác động của mạng
xã hội Facebook đến sinh viên hiện hay: Thực trạng và đề xuất chính sách” đã tóm tắt về
việc với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng trực tuyến hiện nay, các mạng xã hội,
đặc biệt là mạng xã hội Facebook đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống sinh
viên. Bài viết này sẽ tập trung phân tích tác động của mạng xã hội Facebook đến sinh viên
theo một số phương diện chính sau: tác động đến việc học tập; tác động đến việc phát triển
kỹ năng; tác động đến việc rèn luyện thái độ. Đồng thời, bài viết cũng trình bày một số đề
xuất chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tác động của mạng xã hội Facebook đến
sinh viên Việt Nam trong thời gian tới.
1 Nguyen, N. L. (2020). "The Impacts of Facebook on Students Today: Status-quo and Policy Recommendations."
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies 36(3). lOMoARcPSD| 45470368
2Theo tài liệu nghiên cứu của tác giả Đào Lê Hòa An (2013) “Nghiên cứu về hành vi sử
dụng Facebook của con người – một thách thức mới cho tâm lý học hiện đại” đã đề cập
một số công trình nghiên cứu về mạng xã hội Facebook trên thế giới, đồng thời trình bày
những nghiên cứu về vấn đề hành vi sử dụng internet nói chung và Facebook nói riêng tại
Việt Nam. Thực tiễn cho thấy cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu về hành vi sử
dụng Facebook, đặc biệt là sự lí giải dưới góc độ Tâm lí học đối với một vấn đề xã hội
mang tính đặc biệt này.
3Theo tài liệu nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Ngọc Bích Trâm, Nguyễn Thị Mai
Trang (2015) “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook tại Việt
Nam” đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam.
Các yếu tố này bao gồm: tính xã hội (social identity), tính vị tha (altruism), tính thực tế ảo
(telepresence), tính dễ sử dụng (perceived ease of use), tính hữu dụng (perceived usefulness)
và tính khích lệ (perceived encouragement). Dữ liệu khảo sát trong bài được thu thập từ 363
người sử dụng Facebook tại ba thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Kết
quả cho thấy có ba yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi sử dụng Facebook tại Việt Nam là
tính hữu dụng, tính dễ sử dụng và tính khích lệ. Bên cạnh đó có 12 giả thuyết được ủng hộ
trong số 14 giả thuyết kiến nghị.
4Theo nghiên cứu của hai tác giả Hoàng Thị Ngọc, Lê Ngọc Phương (2018) “Ảnh hưởng
của mạng xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
Hưng Yên” nghiên cứu việc Mạng xã hội Facebook được nhiều sinh viên sử dụng với mục
đích giải trí và đặc biệt là mục đích học tập, trao đổi thông tin học tập. Bên cạnh những tác
động tích cực, ở một góc độ nào đó, mạng xã hội Facebook gây ra những tác động tiêu cực
đến sinh viên. Bài viết ảnh hưởng của mạng xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên
2 An, Đ. o. L. H. a. (2013). "Nghiên c u vêề hành vi s d ng Facebook c a con ngứ ử ụ ủ ười–m t thách th c m i cho Tâm
lí ộ ứ ớ h c hi n đ i." ọ ệ ạ T p chí Khoa h cạ ọ (49): 15.
3 Trâm, N. and N. Trang (2015). "Các yêếu tốế nh hả ưởng đêến hành vi s d ng m ng xã h i facebook t i Vi t Nam." ử ụ ạ ộ
ạ ệ T p chí Phát tri n Khoa h c và Cống nghạ ể ọ ệ 18(1): 90-103.
4 Ngoc, H. T. (2018). "The influence of social networks on learning activities of students of Hung Yen University of
Technology and Education." UTEHY Journal of Science and Technology 20: 121-124. lOMoARcPSD| 45470368
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm giúp sinh
viên sử dụng mạng xã hội Facebook một cách hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu, mạng xã
hội Facebook giúp cho lối sống của sinh viên trở nên năng động hơn, hỗ trợ sinh viên trong
việc chia sẻ, tìm kiếm thông tin học tập. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra rằng việc sử dụng
mạng xã hội Facebook có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên hiện nay.
Điều cần lưu ý là, sinh viên cần biết cách sử dụng Facebook một cách hợp lý để phát huy
tối đa những lợi ích mà Mạng xã hội Facebook đem lại.
5Theo nghiên cứu của hai tác giả Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái (2014) “Sử dụng
mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam” tóm tắt việc Hiện nay, mạng xã hội (MXH) đang phát
triển mạnh ở Việt Nam. Trong đó, những người sử dụng chủ yếu là thanh thiếu niên và sinh
viên. Bài viết trình bày một số kết quả về: 1/ Thực trạng sử dụng MXH trong sinh viên, 2/
Bảo mật thông tin trên MXH, 3/ Nhu cầu sử dụng MXH và 4/ Những áp lực sinh viên (SV)
có thể gặp phải khi sử dụng MXH. Từ số liệu điều tra bằng bảng hỏi trên 4.205 sinh viên có
sử dụng MXH ở 6 thành phố lớn, các tác giả đã chỉ ra: trong các MXH sinh viên thường dùng
thì Facebook được sử dụng nhiều nhất (chiếm 86,6%), với thời gian sử dụng trải dài từ 1 giờ
đến dưới 5 giờ/ngày. Sinh viên sử dụng mạng xã hội chủ yếu cho nhu cầu tương tác và giải
trí, mặc dù mức độ chịu áp lực từ việc sử dụng mạng xã hội ở sinh viên chưa đáng báo động,
nhưng khi sinh viên càng có nhu cầu sử dụng mạng xã hội cao thì họ càng dễ có nguy cơ chịu áp lực từ MXH.
1.2.2. Nghiên cứu thế giới
6Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Julie Prescott, Sarah E. Wilson& Gordon Becket thuộc
Đại học Central Lancashire ở Anh (2013) “Students’ Attitudes Towards Facebook and Online
Professionalism: Subject Discipline, Age and Gender Differences”. Nhóm tác giả nghiên cứu
thái độ của sinh viên các ngành dược, công tác xã hội và ngành điều dưỡng ở Anh về Facebook
và các trang web hỗ trợ học tập chuyên môn.Nghiên cứu tìm thấy sự 8 liên quan giữa thái độ
5 Đ c, T. T. M. and B. T. H. Thái (2014). "S d ng m ng xã h i trong sinh viên Vi t Nam." ứ ử ụ ạ ộ ệ T p chí khoa h c xã h i ạ ọ ộ Vi t Namệ 8(81): 50-60.
6 Prescott, J., et al. (2013). "Students’ attitudes towards Facebook and online professionalism: Subject discipline,
age and gender differences." Health and Social Care Education 2(2): 3-10. lOMoARcPSD| 45470368
ủa sinh viên với ngành học, năm học, giới tính của họ. Gần như tất cả các sinh viên trong
nghiên cứu này đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật trên Facebook và họ
không thiết lập thông tin cá nhân của mình ở chế độ công cộng (Puplic). Phân tích cho thái
độ của sinh viên về Facebook và các dịch vụ trực tuyến chịu sự ảnh hưởng của tuổi tác hơn
là giới tính hay năm học.
7Theo nghiên cứu của tác giả Timothy Arndt thuộc Đại học Cleveland State thực hiện
(2012) “A survey of student attitudes on the use of social networking to build learning
communities” đã phân tích thái độ của sinh viên về việc sử dụng MXH như là một công cụ
hỗ trợ học tập. Thông qua kết quả đó, tác giả có thể có những định hướng và giải pháp cụ thể trong tương lai.
8Theo nghiên cứu của các tác giả Beth Anderson, Patrick Fagan, Tom Woodnutt và Tomas
Chamorro-Premuzic (2012) “Facebook psychology: popular questions answered by
research” bao gồm những câu hỏi được chia thành 3 nhóm chính: (a) Trước khi sử dụng
Facebook; (b) Những cá nhân và tổ chức đã sử dụng Facebook như thế nào; và (c) Những kết
quả hoặc ảnh hưởng tâm lý của việc sử dụng Facebook. Các câu trả lời được tập hợp từ hơn
100 ấn bản gần đây (hầu hết là kinh nghiệm cá nhân, những bài viết nghiên cứu đã qua bình
duyệt được xuất bản).Những người dùng Facebook có nói thật về chính mình? Khi sử dụng
Facebook, người dùng thiết lập cho mình một bảng khai báo thông tin cá nhân, điều này có
thể tạo nên một lớp “mặt nạ” ảo cho những người sủ dụng. Vì Facebook là một môi trường
“mở” thế nên người dùng phần nào cũng kiểm soát những gì mà họ thể hiện. Thế nhưng không
hoàn toàn do những hoạt động online mà họ tham gia vào hay những người mà họ liên kết
phần nào cũng thể hiện bản chất của họ trong suy nghĩ của người khác.
9 Theo nghiên cứu của tác giả Tolga Sevük (2013) “The Influence of Facebook on
Interpersonal Communication” nói về việc Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ truyền
7 Arndt, T. (2012). "A Survey of Student Attitudes on the Use of Social Networking to Build Learning Communities."
International Association for Development of the Information Society.
8 Anderson, B., et al. (2012). "Facebook psychology: Popular questions answered by research." Psychology of
Popular Media Culture 1(1): 23.
9 Sevük, T. (2013). The influence of Facebook on interpersonal communication, Eastern Mediterranean University
(EMU)-Doğu Akdeniz Üniversitesi (DAÜ). lOMoARcPSD| 45470368
thông, các trang mạng xã hội trở nên thông dụng và phổ biến. Mọi người thích giao tiếp với
nhau qua các trang mạng xã hội. Đặc biệt, Facebook được rất nhiều người sử dụng với khoảng
901 triệu người dùng từ khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là khám
phá ảnh hưởng của Facebook đối với giao tiếp giữa các cá nhân trong số 200 sinh viên đang
theo học tại Khoa Nghiên cứu Truyền thông và Truyền thông tại Đại học Đông Địa Trung
Hải ở năm học 2012-2013, học kỳ mùa xuân. Để hoàn thành nghiên cứu này, dữ liệu đã được
thu thập thông qua bảng câu hỏi bao gồm 66 câu hỏi. 37 trong số những câu hỏi này là nhân
khẩu học và liên quan đến thói quen của người dùng. 29 trong số đó được thiết kế theo thang
điểm Likert 5 mức độ để đo lường thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng Facebook và
ảnh hưởng của Facebook đối với giao tiếp giữa các cá nhân. Các phát hiện của nghiên cứu chỉ
ra rằng những người tham gia không cảm thấy cần phải tham gia vào giao tiếp trực tiếp khi họ sử dụng Facebook.
10Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Nicole E. Hurt, Gregory S. Moss, Christen L. Bradley,
Lincoln R. Larson, Matthew D. Lovelace, Luanna B. Prevost, Nancy Riley, Denise Domizi,
Melinda S. Camus (2012) “The ‘Facebook’ Effect: College Students’ Perceptions of Online
Discussions in the Age of Social Networking” nói về việc mặc dù sự nổi tiếng ngày càng tăng
của Facebook trong cuộc sống của sinh viên đại học, rất ít nghiên cứu đã tìm hiểu về tiềm
năng của những công cụ giao tiếp dựa trên web sáng tạo này để thu hút sinh viên tham gia
vào các cuộc thảo luận học thuật. Nghiên cứu này đã sử dụng một bài kiểm tra trong hai khóa
học cấp độ nhập môn tại một trường đại học công lập lớn để so sánh nhận thức của sinh viên
(n = 107) về thái độ đối với và nhận thức học tập liên quan đến hai công cụ thảo luận trực
tuyến khác nhau: diễn đàn nhóm Facebook và công cụ trực tuyến do trường đại học tài trợ.
Mặc dù các cuộc khảo sát trước khóa học chỉ ra rằng ít sinh viên thích các cuộc thảo luận trực
tuyến, nhưng phân tích sau khóa học cho thấy những thay đổi đáng kể trong ý kiến của sinh
viên về giá trị và chức năng của thảo luận dựa trên web diễn đàn, với Facebook là ưu tiên rõ
ràng của họ. Những sinh viên đã tham gia vào các cuộc thảo luận trên Facebook rất thích trang
web vì sự quen thuộc, khả năng điều hướng và giao diện hấp dẫn về mặt thẩm mỹ. Người
10 Hurt, N. E., et al. (2012). "The" Facebook" Effect: College Students' Perceptions of Online Discussions in the Age of
Social Networking." International Journal for the Scholarship of Teaching and Learning 6(2): n2. lOMoARcPSD| 45470368
dùng Facebook cũng báo cáo rằng họ có thể trở nên quen biết hơn với các bạn cùng lớp, cảm
thấy mình là những người tham gia có giá trị trong khóa học và học được nhiều tài liệu hơn.
Nghiên cứu này gợi ý rằng, nếu được sử dụng một cách thích hợp, Facebook có thể giúp tăng
mức độ tương tác của sinh viên đại học trong các bối cảnh học.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ / KHÍA CẠNH CÒN CHƯA NGHIÊN CỨU
Theo tổng quan tình hình của các nghiên cứu trên, nhóm đã nhận thấy rằng dù đã có nhiều
đề tài, công bố khoa học về mạng xã hội Facebook, ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook tới
đời sống con người nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhưng các vấn đề về phân tích tác
động của mạng xã hội Facebook tới sinh viên (cụ thể là trong việc nhận thức và hành vi đời
sống sinh viên của sinh viên Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh) vẫn chưa được
đề tài nào đề cập trực tiếp, phân tích chuyên sâu và đưa ra giải pháp cấp thiết. Đã có một số
nghiên cứu nổi bật về vị trí, vai trò của mạng xã hội Facebook đối với thanh niên hoặc giới
trẻ hiện nay, nhưng việc bàn luận chuyên sâu về đối tượng sinh viên đại học đặc biệt là Đại
học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là một đề tài mới. Xác định được khoảng trống
nghiên cứu này, nhóm đã chọn đây là tiền đề quan trọng để triển khai những nội dung tiếp theo của luận án.
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
2.1. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
2.1.1. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu hỗn hợp
Thiết kế nghiên cứu định lượng: Khảo sát / Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Nhóm quyết
định chọn thiết kế nghiên cứu định lượng vì phân tích nhanh chóng: Các phần mềm phân
tích giúp việc xử lý lượng lớn dữ liệu nhanh chóng và chính xác. Hạn chế đến mức thấp
những lỗi kỹ thuật có thể phát sinh do yếu tố con người trong xử lý dữ liệu. •
Tính khách quan khoa học: Dữ liệu định lượng có thể được giải thích bằng phân tích
thống kê và vì thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học, nên phương pháp định lượng được
xem là phương pháp khoa học và hợp lý. Vì thế nghiên cứu định lượng hoàn toàn phù hợp
để kiểm định các giả thiết được đặt ra. lOMoARcPSD| 45470368 •
Độ tin cậy cao của kết quả nghiên cứu, tính đại diện cao nên kết quả nghiên cứu định
lượng có thể khái quát hóa lên tổng thể mẫu.
Thiết kết nghiên cứu định tính: Phỏng vấn có cấu trúc không chặt chẽ, thảo luận / phỏng
vấn nhóm. Nhóm quyết định chọn thiết kế nghiên cứu định tính vì có thể khai thác được
thêm nhiều khía cạnh mà có thể nhiều nghiên cứu trước chưa thực hiện được.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu •
Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Phân tích các nguồn tài liệu như các
trang số liệu tổng hợp của Facebook, các tờ báo Việt Nam có tính chính xác cao như báo Cafebiz, Tuổi Trẻ, v.v... •
Phương pháp hệ thống hóa lí thuyết: Sắp xếp các lí luận về các tác động của việc sử
dụng mạng xã hội Facebook đến các sinh viên đang sử dụng mạng xã hội Facebook đến
nhận thức và hành vi thông qua các nghiên cứu nêu trên. •
Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát trực tiếp và gián tiếp đối tượng là những
học sinh của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng
nhiều mạng xã hội Facebook qua nhiều thời gian, địa điểm, v.v... để đánh giá được thực
trạng sử dụng và những tác động có thể ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi người dùng.
Phương pháp thảo luận nhóm: Nhóm đã tiến hành họp thảo luận nhóm để khám phá, tìm
hiểu, bổ sung tài liệu cũng như thảo luận về các biến quan sát trong các mô hình nghiên
cứu, sau đó chắt lọc và lựa chọn lí thuyết đúng và phù hợp với hướng đề tài. Mỗi biến quan
sát được phóng to, ghi trên ¼ tờ A4 và được nhóm trưởng đặt giữa bàn để đặt câu hỏi. Sau
đó,các thành viên sẽ tiến hành thảo luận cũng như đánh giá mức độ quan trọng (từ 1 đến
5) và đi đến thống nhất. Thông qua thảo luận nhóm, các biến quan sát được bổ sung, loại
bỏ, làm rõ, tránh sự trùng lặp giữa các ý kiến. Cơ sở để bổ sung, loại bỏ các biến quan sát
dựa trên sự thống nhất giữa các thành viên trong nhóm. •
Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi: Khảo sát có thể được thực hiện bằng cách
lập phiếu khảo sát online gửi qua Zalo, Facebook, đường link Google Form,... cho những
sinh viên đang học tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tham gia
khảo sát hoặc trực tiếp phát phiếu cho người tham gia khảo sát ở trong khuôn viên trường,
những sinh viên đang theo học tại trường để thu thập kết quả. lOMoARcPSD| 45470368 •
Phỏng vấn có / không có cấu trúc chặt chẽ: Tiến hành phỏng vấn những học sinh
đang theo học trong trường bằng những câu hỏi đã được soạn từ trước hoặc có thể hỏi thêm
một vài câu ngoài lề để có thể hiểu thêm được nhiều khía cạnh trong đề tài cần nghiên cứu.
2.2. CHIẾN LƯỢC CHỌN MẪU Bao gồm: •
Dân số: Là những sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. •
Kích cỡ mẫu: 500 đối tượng là sinh viên các khoa của Trường Đại Học Công Nghiêp̣ TP.HCM. •
Cách tiếp cận: Gửi bảng câu hỏi khảo sát, quan sát, phỏng vấn có / không có cấu trúc chặt chẽ. •
Chiến lược chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên: Lựa chọn ngẫu nhiên các sinh viên của
trường thông qua khuôn viên trường, các lớp học, khoa, viên của trường để thu thậ p dự̃ liêu. ̣
2.3. THIẾT KẾ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN
2.3.1. Công cụ thu thập thông tin •
Bảng câu hỏi khảo sát: Tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, khảo sát được mẫu với số
lượng lớn có độ tin cậy cao. Tuy nhiên sẽ không tiếp cận được với những người không có sử dụng Internet. •
Bảng kết quả phỏng vấn: Có thể tiếp cận được người phỏng vấn, hỏi được những
khía cạnh chuyên sâu mà trên bảng câu hỏi có thể không thực hiện hết được. Tuy nhiên,
việc này tốn khá nhiều công sức, thời gian, chi phí và mẫu phỏng vấn bị hạn chế do nhiều
người ngại không muốn trả lời. lOMoARcPSD| 45470368 •
Bảng quan sát: Có thể quan sát được nhiều khía cạnh mà có thể ngay cả người trả
lời cũng không biết, tìm hiểu được thêm nhiều vấn đề hữu ích có liên quan đến đề tài
nghiên cứu. Tuy nhiên đây cũng là phương pháp tốn khá nhiều thời gian và công sức.
2.3.2. Quy trình thiết kế công cụ
Bước 1: Xác định các dữ liệu cần tìm
Bước 2: Xác định các phương pháp khảo sát
Bước 3: Đánh giá nội dung câu hỏi
Bước 4: Quyết định dạng câu hỏi và câu trả lời
Bước 5: Xác định từ ngữ trong bảng câu hỏi
Bước 6: Xác định cấu trúc bảng câu hỏi
Bước 7: Kiểm tra và sửa chữa
2.3.3. Mô tả công cụ thu thập thông tin
Bao gồm bảng câu hỏi với 15 câu hỏi khảo sát, bảng ghi kết quả phỏng vấn, bảng ghi
kết quả quan sát đều liên quan đến những yếu tố mà mạng xã hội Facebook tác động đến
nhận thức và hành vi của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp.
2.4. QUY TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU
Tài liêu thứ cấp: Tài được thu thập từ các nguồn như trang web chính thức củạ
Facebook; Các bài báo có nguồn uy tín; Các Khoa trong trường Đại học/Viện nghiên cứu,
các tổ chức khác: các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến đề tài
nghiên cứu. Sử dụng các phương tiện như tạp chí khoa học, sách, các nghiên cứu trước đó
của các tác giả khác và đặc biệt là công cụ internet hỗ trợ cho việc tìm kiếm thông tin nhanh
nhất sau đó tổng hợp lại.
Tài liêu sơ cấp: ̣ Được thu thâp từ việ c xây dựng, thiết kế bảng câu hỏi và phát phiếụ
điều tra khảo sát cho 500 đối tượng là sinh viên các khoa của Trường Đại Học Công Nghiêp lOMoARcPSD| 45470368
TP.HCM. ̣ Ngoài ra, nhóm còn thực hiện quan sát, phỏng vấn có / không có cấu trúc chặt
chẽ. Người phỏng vấn sẽ chủ động tiếp cận đối tượng và ngỏ ý muốn thực hiện phỏng vấn
trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 phút. Nếu đối tượng đồng ý thì người phỏng vấn sẽ giới
thiệu sơ qua về mục đích của việc phỏng vấn, đưa ra lý do và bắt đầu cuộc phỏng vấn. Cuối
cùng là tổng hợp lại các nguồn để thực hiện nghiên cứu.
2.5. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU
• Tổng hợp lại các dữ liệu thứ cấp đã thu được.
• Tổng hợp các kết quả của bảng khảo sát, bảng phỏng vấn, bảng quan sát.
=> Tổng hợp kết quả thu được và phân tích.
=> Rút ra được các tác động đã ảnh hưởng đến hành vi, nhận thức của sinh viên Đại học Công
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh khi sử dụng mạng xã hội Facebook.
=> Đề xuất những giải pháp phù hợp để nâng cao tác động tích cực cho các sinh viên trong
trường về nhận thức, hành vi khi sử dụng mạng xã hội Facebook.
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
(Dự kiến gồm bao nhiêu chương, nội dung từng chương, từng tiểu mục của chương…)
Chương 1: Cơ sở lí thuyết của đề tài
1.1. Mạng xã hội Facebook là gì?
1.2. Nhận thức và hành vi là gì?
1.3. Mối liên hệ giữa mạng xã hội Facebook và nhận thức, hành vi người dùng.
Chương 2: Tác động của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến nhận thức và hành vi
của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp
2.1. Mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook của các sinh viên tại trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. lOMoARcPSD| 45470368
2.2. Thực trạng về nhận thức, hành vi của sinh viên Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh khi sử dụng mạng xã hội Facebook.
2.3. Các nhân tố của mạng xã hội Facebook tác động đến nhận thức, hành vi của sinh viên
trường Đại học Công Nghiệp.
Chương 3: Giải pháp để khắc phục tác động tiêu cực và nâng cao tác động tích cực
của mạng xã hội Facebook đến sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
3.1. Biện pháp từ cá nhân
3.2. Biện pháp từ cộng đồng
LỊCH BIỂU NGHIÊN CỨU lOMoARcPSD| 45470368
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyen, N. L. (2020). "The Impacts of Facebook on Students Today: Status-quo and
Policy Recommendations." VNU Journal of Science: Policy and Management Studies 36(3). 2
An, Đ. o. L. H. a. (2013). "Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người–
mộtthách thức mới cho Tâm lí học hiện đại." Tạp chí Khoa học(49): 15. 3
Trâm, N. and N. Trang (2015). "Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã
hộifacebook tại Việt Nam." Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ 18(1): 90-103. 4
Ngoc, H. T. (2018). "The influence of social networks on learning activities of
studentsof Hung Yen University of Technology and Education." UTEHY Journal of Science
and Technology 20: 121-124. 5
Đức, T. T. M. and B. T. H. Thái (2014). "Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên
ViệtNam." Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam 11(81): 50-60.
6Prescott, J., et al. (2013). "Students’ attitudes towards Facebook and online professionalism: Subject discipline, age and gender differences." Health and Social
Care Education 2(2): 3-10.
7Arndt, T. (2012). "A Survey of Student Attitudes on the Use of Social Networking to Build Learning Communities." International Association for
Development of the Information Society.
11 Anderson, B., et al. (2012). "Facebook psychology: Popular questions answered by
research." Psychology of Popular Media Culture 1(1): 23.
9Sevük, T. (2013). The influence of Facebook on interpersonal communication, Eastern Mediterranean University (EMU)-Doğu Akdeniz Üniversitesi (DAÜ). lOMoAR cPSD| 45470368
10Hurt, N. E., et al. (2012). "The" Facebook" Effect: College Students' Perceptions of Online Discussions in the Age of Social Networking." International
Journal for the Scholarship of Teaching and Learning 6(2): n2.
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK ĐẾN NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CỦA SINH VIÊN
ĐANG THEO HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM