-
Thông tin
-
Quiz
Đề tài thảo luận học phần: Kinh tế vi mô 1 | Học viện Hành chính Quốc gia
Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng cụ thể tại Việt Nam trong một giai đoạn gần đây Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thống kê lao động (HRF2006) 121 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Đề tài thảo luận học phần: Kinh tế vi mô 1 | Học viện Hành chính Quốc gia
Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng cụ thể tại Việt Nam trong một giai đoạn gần đây Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thống kê lao động (HRF2006) 121 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|50730876
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MÔ 1 ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CỦA MỘT MẶT HÀNG
TIÊU DÙNG CỤ THỂ TẠI VIỆT NAM TRONG MỘT GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY Nhóm: 1
Mã lớp học phần: 2268MIEC0111
Giảng viên: TS. Vũ Thị Thanh Huyền MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………3
1.Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………... 3
2.Mục đích nghiên cứu đề tài……………………………………………………4 lOMoARcPSD|50730876
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………. 4
4.Đóng góp của đề tài…………………………………………………………… 4
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………. 5
CHƯƠNG 1: LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....6
I.Cầu về hàng hóa và dịch vụ …………………………………………………… 6
II.Cung về hàng hóa và dịch vụ………………………………………………… 11
III.Thị trường…………………………………………………………………..16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................………..19
I.Cầu của xe Vision…………………………………………………………….19
II.Cung của xe Vision………………………………………………………….24
III.Giá của Vision trong từng giai đoạn………………………………………..28
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KẾT LUẬN RÚT RA……………………………… 32
TỔNG KẾT…………………………………………………………………...33 LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu xe máy nhiều hơn các nc khác ( đường xá, giao thông, tiện lợi…) đỉnh
điểm xe máy năm 2018 => nhiều nhãn hàng, mẫu mã
Xã hội ngày càng phát triển, chính vì thế mà nhu cầu của con người cũng không
ngừng tăng cao như thực phẩm, xăng, dầu, điện, nước, dịch vụ làm đẹp, chăm sóc
sức khỏe… Trong số đó, không thể không nhắc tới nhu cầu đi lại bởi chúng ta, ai
cũng cần phải đi làm việc, đi học, đi du lịch… Do đó chúng ta phải cần đến
phương tiện di chuyển. Để đáp ứng ngu cầu đó, hiện nay trên thị trường trong và
ngoài nước tồn tại rất nhiều phương tiện khác nhau như xe buýt, máy bay, xe ô
tô, xe hơi… Và chúng ta không thể quên kể đến một phương tiện đi lại rất phổ
biến ở Việt Nam hiện nay đó chính là xe máy. Việt Nam là một trong số các quốc
gia sử dụng xe máy nhiều nhất. Vì sao? Vì nó có những ưu điểm như sự tiện
lợi,nhỏ gọn, điều khiển dễ dàng, phụ hợp với nhiều loại địa hình giá thành phải
chăng, mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn so với ô tô,…Vì thế mà thị trường xe
máy cũng rất đa dạng và phong phú với các hãng xe lớn như
Yamaha,Honda,Suzuki,SYM,..Trong đó,Honda chiếm tới 79,9% “miếng bánh” lOMoARcPSD|50730876
thị trường trong nước (tính đến cuối 2021) ,đặc biệt là mẫu xe Honda Vision đang
liên tục giữ doanh số top đầu vài năm qua…
Xe máy Honda Vision thuộc dòng xe tay ga phổ thông được Honda chính thức
đưa ra thị trường thế giới và xuất hiện lần đầu tiên ở thị trường Việt Nam cách
đây 10 năm trước. Cho tới hiện nay, đã trải qua nhiều phiên bản nâng cấp với
nhiều thay đổi khác nhau về thiết kế, động cơ và cả về giá, xe Vision luôn là vấn
đề được quan tâm đến nhiều nhất vì là mẫu xe tầm trung phù hợp với đại đa số
người tiêu dùng Việt Nam. Với những ưu đặc điểm đó, mẫu xe máy Vision luôn
nhận được sự tin dùng, Honda Vision đã gây dựng được thành công lớn, thường
xuyên nằm trong top 3 xe tay ga bán chạy nhất tại Việt Nam.
Đạt doanh số xe tay ga Vision bán chạy nhất thời gian vừa qua, Honda Vision
2022 đã trở thành dòng xe tay ga phổ thông ăn khách nhất thời điểm hiện nay,
đây cũng là mẫu xe luôn góp mặt trong top 10 xe máy bán chạy nhất Việt Nam,
chính vì thế giá xe Vision luôn có tình trạng loạn giá trên thị trường Việt Nam.
Hiện trạng đó chính là lí do chúng em chọn đề tài:” Phân tích cung, cầu và giá cả
thị trường của xe Honda Vision giai đoạn năm 2020 – 2022”
2.Mục đích nghiên cứu đề tài
Về mặt lí luận: Hệ thống hóa và làm rõ các lí luận cơ bản về phát triển thị trường xe máy Việt Nam
Về mặt thực tế: Phân tích thực trạng thị trường xe máy của công ti Honda Việt
Nam, đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu về thị trường của công ti hiện nay. Đề
xuất các giải pháp đồng bộ phát triển thị trường xe máy của công ti Honda Việt
Nam để công ti đạt mục tiêu luôn dẫn đầu thị trường xe máy.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do trình độ và thời gian có hạn nên báo cáo của chúng em phân tích, đánh giá
cung, cầu và giá cả thị trường của Honda Vision trong khoảng thời gian 3 năm từ 2020 đến 2022.
4.Đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa được những vấn đề lí luận về thị trường và các vấn đề về phát
triển thị trường của doanh nghiệp
Khái quát được thị trường xe máy Việt Nam, thực trạng thị trường xe máy của
công ty Honda Việt Nam, những ưu điểm, nhược điểm về tình hình phát triển thị
trường xe máy của công ti Honda Việt Nam. lOMoARcPSD|50730876
Đưa ra các giải pháp các hoạt động để phát triển thị trường xe máy của công ti
Honda Việt Nam trong thời gian tới
5.Kết cấu của đề tài
• Chương 1: Lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu
• Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu
• Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị với vấn đề nghiên cứu LỜI CẢM ƠN
Bài thảo luận học phần Kinh tế học vi mô của nhóm 1 với đề tài “PHÂN
TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CỦA MỘT MẶT HÀNG TIÊU
DÙNG CỤ THỂ TẠI VIỆT NAM TRONG MỘT GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY” là kết
quả của quá trình cố gắng không ngừng cùng với tinh thần trách nhiệm, đoàn kết
hỗ trợ nhau của từng thành viên và sự hướng dẫn tận tình của giảng viên phụ trách
học phần, sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè đồng môn.
Qua đây, toàn thể thành viên nhóm 1 xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới
TS. Vũ Thị Thanh Huyền đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cũng như cung cấp
tài liệu để chúng em có thể hoàn thành tốt bài thảo luận này.Đồng thời,toàn thể
thành viên nhóm 1 xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người đã giúp đỡ
chúng tôi trong thời gian nghiên cứu thảo luận đề tài vừa qua.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót vì vậy chúng
em rất mong nhận được những lời nhận xét và đóng góp từ cô và các bạn để bài
làm của nhóm em được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I.
Cầu về hàng hóa và dịch vụ (Demand)
1. Khái niệm về cầu và luật cầu a) Cầu (D)
Cầu (D) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn và sẵn sàng
mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi.
Lượng cầu (QD) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua muốn
mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian xác định. b) Luật cầu
“Giả định tất cả các yếu tố khác nhau không đổi, nếu giá của hàng hóa hay
dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại.” lOMoARcPSD|50730876
Giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch: P tăng thì QD giảm hoặc P giảm thì QD tăng.
Nguyên nhân tồn tại luật cầu vì gần như mọi hàng hóa đều có thể bị thay thế bởi
sản phẩm khác cùng loại.
Ví dụ: biểu đồ số liệu phản ánh cầu về rau muống tại xã A: Giá (P) 5 7 9 10 ( nghìn đồng/mớ ) Lượng cầu (Q D ) 70 60 50 45 ( mớ)
2. Phương trình và đồ thị đường cầu
a) Phương trình hàm cầu
Giả định các yếu tố khác là không đổi chỉ có mối quan hệ giữa giá và lượng
cầu , khi đó chúng ta có thể xây dựng hàm cầu tuyến tính có dạng đơn giản :
QD =a-bP(a≥0, b≥0) Hoặc:
P=m-nQD (m≥0,n≥0)
Ví dụ: từ biểu đồ số liệu phản ánh về cầu rau muống tại xã A, ta có thể xác định hàm cầu như sau:
Khi giá rau là 5 nghìn đồng/mớ thì lượng cầu là 70 mớ/ngày 70=a-5b (1)
Khi giá rau là 7 nghìn đồng/mớ thì lượng cầu là 60 mớ/ngày 60=a-7b (2)
Từ (1) và (2) suy ra a=95, b =5 Khi đó ta được:
Phương trình hàm cầu thuận: QD =95-5P
Phương trình hàm cầu nghịch: P=19-0,2QD
b) Đồ thị đường cầu
Đường cầu: là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá . Các điểm
nằm trên đường cầu sẽ cho biết lượng cầu của người mua tại các mức giá nhất định.
Đường cầu là đường dốc xuống về phía phải và có độ dốc âm.
Đồ thị đường cầu: lOMoARcPSD|50730876
Độ dốc đường cầu = =
c) Cầu cá nhân và cầu thị trường
Cầu cá nhân: là cầu của từng người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó.
Cầu thị trường: là tổng các mức cầu cá nhân của hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
Theo nguyên tắc “cộng ngang” - đường cầu thị trường xác định bằng việc cộng
lần lượt tất cả các số lượng cầu của các cá nhân ở một mức giá nhất định.
Ví dụ về cầu cá nhân và cầu thị P QA QB QTT trường: 2 10 6 16 4 9 5 14 6 7 4 11 8 5 2 7
1. Các yếu tố tác động đến cầu:
• Cầu tăng (đường cầu dịch chuyển sang
phải): Lượng cầu tăng lên tại mọi mức giá
• Cầu giảm (đường cầu dịch chuyển sang trái):
Lượng cầu giảm đi tại mọi mức giá lOMoARcPSD|50730876
Các yếu tố tác động đến cầu:
Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa khác nhau mà các yếu tố tác động đến cầu cũng khác nhau.
a) Thu nhập của người tiêu dùng:
Thu nhập là một yếu tố quan trọng xác định cầu hàng hoá. Thu nhập ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng thì cầu đối
với đa số hàng hoá tăng lên và ngược lại. Thường là người tiêu dùng sẽ mua nhiều
thứ hơn khi tăng thêm thu nhập. Những hàng hoá có cầu tăng lên khi thu nhập
tăng được gọi là các hàng hoá thông thường. Còn các hàng hoá mà cầu giảm đi
khi thu nhập tăng được gọi là hàng thứ cấp.( thu nhập giảm cầu tăng). Vì vậy khi
xét một hàng hóa là xa xỉ, thông thường hay thứ cấp ta thường xác định tại một
không gian và thời gian cụ thể.
Ví dụ: Khi thu nhập tăng, cầu về rau sạch tăng và cầu về rau không đảm bảo vệ
sinh giảm. Sự tăng lên trong thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp
đến cầu và có ảnh hưởng gián tiếp đến sự biến động giá cả hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Cầu đốivới hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ cấp khi thu nhập của
người tiêu dùng tăng
b) Giá của các hàng hóa liên quan: Hàng hóa liên quan bao gồm hàng hóa thay
thế hoặc hàng hóa bổ sung.
Hàng hóa thay thế: Là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn 1 nhu cầu ( nhưng
mức độ thỏa mãn có thể là khác nhau ). Việc tăng giá với sản phẩm thay thế sẽ
dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với một mặt hàng nhất định và ngược lại. Ví dụ,
nếu tăng giá của một mặt hàng thay thế như trà, thì nhu cầu về một mặt hàng
như cà phê sẽ tăng vì cà phê sẽ tương đối rẻ hơn trà. Vì vậy, nhu cầu đối với một
hàng hóa nhất định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi giá của hàng hóa thay thế.
Hàng hóa bổ sung: Là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau nhằm
bổ sung cho nhau để thỏa mã một nhu cầu nhất định nào đó. Việc tăng giá hàng lOMoARcPSD|50730876
hóa bổ sung dẫn đến giảm nhu cầu đối với hàng hóa nhất định và ngược lại. Ví
dụ, nếu giá của một hàng hóa bổ sung như sữa đặc tăng, thì nhu cầu đối với cà
phê sẽ giảm nhẹ vì sẽ tương đối tốn kém khi sử dụng cả hai hàng hóa với nhau.
Vì vậy, nhu cầu đối với một hàng hóa có thể bị ảnh hưởng ngược bởi sự thay đổi
giá của hàng hóa bổ sung.
c) Số lượng người tiêu dùng (Quy mô thị trường )
Đây là một trong những yếu tố quan trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm năng.
Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu càng tăng và ngược lại. Chẳng
hạn, những mặt hàng được tiêu dùng bởi hầu hết người dân là những mặt hàng
thiết yếu nên số lượng người mua trên thị trường những mặt hàng này rất lớn, vì
vậy, cầu đối với những mặt hàng này rất lớn. Ngược lại, có những mặt hàng chỉ
phục vụ cho một nhóm người tiêu dùng như rượu ngoại, nước hoa, nữ trang cao
cấp, kính cận thị, ... do đó, số lượng người tiêu dùng đối với những mặt hàng
này tương đối ít nên cầu đối với những mặt hàng này thấp.
d) Thị hiếu, sở thích người tiêu dùng
Thị hiếu là ý thích của con người. Thị hiếu xác định chủng loại hàng hoá mà
người tiêu dùng muốn mua. Chính vì vậy, thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng
có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về một mặt hàng. Điều này có thể được áp
dụng cho các sản phẩm thời trang, những sản phẩm có tính phân hoá cao, ... Ví
dụ, nếu một mặt hàng thời trang nổi tiếng có và được người tiêu dùng ưa thích,
nhu cầu mua hàng chắc chắn sẽ tăng lên. Mặt khác, nhu cầu đối sẽ giảm, nếu
người tiêu dùng không có sở thích hoặc ưu tiên cho mặt hàng đó.
e) Kỳ vọng về giá cả và kỳ vọng về thu nhập
Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả trong tương lai của một loại hàng hóa có
thể làm thay đổi quyết định mua hàng hóa ở thời điểm hiện tại của họ. Nếu người
tiêu dùng kỳ vọng giá cả sẽ tăng trong tương lai, cầu ở hiện tại sẽ có thể tăng lên.
Ngược lại, kỳ vọng về giá giảm trong tương lai sẽ làm sức mua ở hiện tại chững
lại, cầu ở hiện tại sẽ giảm xuống.
Ví dụ về ngành công nghiệp ô tô, vài tháng trước khi tung mẫu xe mới ra thị
trường, các nhà sản xuất thường thông báo giá của mẫu xe năm sau sẽ tăng kích
thích cầu xe của năm nay.
f) Các yếu tố khác
Các chính sách của Chính phủ: trong từng thời kì có ảnh hưởng đến mức thu
nhập của người tiêu dùng và giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Do đó ảnh hưởng
đến cầu về hàng hóa. Chẳng hạn những mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng thì Nhà
nước đặt mức thuế cao, do đó giá bán sẽ cao, vì vậy cầu giảm và ngược lại.
Các yếu tố về môi trường tự nhiên, thời tiết, khí hậu, quảng cáo, thị hiếu, chính trị, mốt… lOMoARcPSD|50730876
2. Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu
Sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cầu là sự thay đổi của lượng cầu do giá của
chính hàng hóa đang xét thay đổi, giả định các yếu tố khác không đổi.
Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu
Sự dịch chuyển đường cầu do các yếu tố khác ngoài giá của bản thân hàng hóa
đang xét thay đổi, khi đó cầu sẽ thay đổi, đường cầu sẽ dịch chuyển sang vị trí mới. II.
Cung về hàng hóa và dịch vụ ( Supply)
1. Khái niệm cung và luật cung a) Cung (S)
Cung (S) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và sẵn sàng
bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không đổi.
Lượng cung (Qs) là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán
và sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định. b) Luật cung
“ Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian nhất định tăng lên khi
giá của nó tăng lên và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi.”
Giữa giá và lượng cung có mối quan hệ cùng chiều: P tăng thì QS tăng, P giảm thì QS giảm.
Ví dụ: biểu đồ số liệu phản ánh cung về rau muống tại xã A: lOMoARcPSD|50730876 Giá (P) 5 7 9 10
( nghìn đồng/mớ )
Lượng cung (Q S ) 50 65 75 80 ( ) mớ
2. Phương trình và đồ thị đường cung
a) Phương trình hàm cung:
Giả định các yếu tố khác là không đổi chỉ có mối quan hệ giữa giá và lượng
cung, khi đó chúng ta có thể xây dựng hàm cầu tuyến tính có dạng đơn giản:
QS= a+bP ( b≥0) Hoặc:
P=m+nQS ( n≥0 )
Ví dụ: từ biểu đồ số liệu phản ánh về cung rau muống tại xã A, ta có thể xác định hàm cung như sau:
Khi giá rau là 5 nghìn đồng/mớ thì lượng cầu là 50 mớ/ngày 50= a+5b (1)
Khi giá rau là 7 nghìn đồng/mớ thì lượng cầu là 65 mớ/ngày 65=a+7b (2)
Từ (1) và (2) suy ra: a= 12,5; b= 7,5 Khi đó ta được:
Phương trình hàm cung thuận: QS= 12,5+7,5P
Phương trình hàm cung nghịch: P= +QS b) Đồ thị đường cung
Đường cung: Là đường gồm tập hợp tất cả các điểm phản ánh mối quan hệ
giữa giá cả và khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cung ứng trong khi các yếu tố khác giữ nguyên.
Đường cung là đường dốc lên về phía phải và có độ dốc dương. lOMoARcPSD|50730876
Độ dốc của đường cung=
c) Cung của hãng và cung thị trường
• Cung thị trường là tổng cung của các hãng trên
thị trường theo nguyên tắc “cộng ngang”
• Độ dốc của đường cung thị trường thường thoải hơn đường cung của từng hãng.
• Đường cung của thị trường là các đường đứt đoạn và nó đứt đoạn tại chính thời
điểm có hãng mới xuất hiện.
Ví dụ về cung của hãng và cung thị trường:
3. Các yếu tố tác động đến cung Cung thay đổi :
• Cung giảm (đường cung dịch chuyển sang trái):
Lượng cung giảm đi tại mọi mức giá
• Cung tăng (đường cung dịch chuyển sang phải):
Lượng cung tăng lên tại mọi mức giá lOMoARcPSD|50730876
Các yếu tố tác động đến cung
Cung của một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá cả của chính
hàng hóa, dịch vụ đó. Ngoài ra, cung còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Sau
đây là một số yếu tố tác động đến cung phổ biến:
a) Số lượng người bán
Số lượng người bán có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được bán ra
trên thị trường. Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hoá càng nhiều,
đường cung dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu ít người sản xuất đường
cung dịch chuyển sang bên trái.( đưa sự dịch chuyển và di chuyển của cung lên trước nhỉ?)
b) Giá của các yếu tố đầu vào
Giá yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất, do đó ảnh hưởng đến
lượng hàng hoá mà các doanh nghiệp muốn bán. Nếu giá của các yếu tố đầu vào
giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm, lợi nhuận sẽ lớn và do đó, doanh nghiệp sẽ
muốn cung nhiều hàng hóa hơn. Khi giá đầu vào tăng lên, chi phí sản xuất tăng,
khả năng lợi nhuận giảm, do đó doanh nghiệp cung ít sản phẩm hơn.
Ví dụ: Khi giá bột mì tăng lên, các nhà sản xuất bánh mì sẽ cung ít bánh mì hơn ở mỗi mức giá.
c) Tiến bộ về công nghệ
Công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được sản xuất ra.
Công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hoa hơn được sản xuất ra.
Ví dụ: Sự cải tiến trong công nghệ dệt vải, gặt lúa, lắp ráp ô tô,... đã làm cho năng
suất sản xuất vải, lúa gạo, ô tô... tăng lên.
d) Giá của các hàng hóa liên quan trong sản xuất: Hàng hóa liên quan cũng bao
gồm hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung
Hàng hóa thay thế trong sản xuất: loại hàng hóa khi tăng giá hàng hóa này
lượng cung của hàng hóa này tăng lên , nhưng cung của hàng hóa thay thế sẽ giảm.
Ví dụ : khi doanh nghiệp chuyển đổi từ sản xuất nước giặt sang sản xuất xà phòng
thì lượng cung của xà phòng tăng lên, còn nước giặt sẽ giảm đi.
Hàng hóa bổ sung: Là loại hàng hóa khi tăng giá hàng hóa này, lượng cung của
hàng hóa này tăng lên và cung của hàng hóa bổ sung cũng tăng lên.
e) Điều kiện vận chuyển
Chuỗi cung ứng phụ thuộc nhiều vào việc quản lý nguồn cung và logistics hiệu
quả để vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm từ nơi này đến nơi khác. Khi lOMoARcPSD|50730876
chuỗi cung ứng được quản lý hiệu quả thì quá trình vận chuyển nguyên,nhiên
liệu cũng như sản phẩm sẽ không tốn quá nhiều chi phí hay phát sinh thêm
những giá cước vận tải và ngược lại, nếu chuỗi cung ứng bị đứt gãy thì quá trình
vận chuyển hàng hóa sẽ khó khăn hơn nhiều, đòi hỏi những chi phí phát sinh.
Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, hạn chế nguồn cung của sản phẩm.
f) Kỳ vọng về giá cả
Cũng giống như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng đưa ra quyết định cung
cấp của mình dựa vào các kỳ vọng.
Ví dụ: Nếu các nhà sản xuất kỳ vọng thời gian tới chính phủ sẽ mở cửa thị
trường đối với các nhà sản xuất nước ngoài - các nhà sản xuất có khả năng cạnh
tranh mạnh hơn, họ phải cố gắng nâng cao chất lượng và số lượng sản xuất để
đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
g) Các yếu tố khác
Chính sách của chính phủ: (chính sách thuế, chính sách trợ cấp,...) Đối với các
doanh nghiệp , thuế là chi phí nên khi chính phủ giảm thuế , miễn thuế hoặc trợ
cấp có thể khuyến khích sản xuất làm tăng cung. Ngược lại nếu chính phủ đánh
thuế sẽ hạn chế sản xuất và làm giảm cung.
Các yếu tố về môi trường tự nhiên: thiên tai, dịch bệnh,…Thời tiết khí hậu (với
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu) Lãi suất:
Lãi suất tăng, đầu tư có xu hướng giảm, cung sẽ giảm
Môi trường kinh doan thuận lợi: Khả năng sản xuất tăng, cung sẽ tăng
4. Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung
Sự di chuyển (trượt dọc ) trên đường cung là sự thay đổi vị trí của các điểm
khác nhau nằm trên cùng một đường cung, do giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi. lOMoARcPSD|50730876
Sự dịch chuyển đường cung là sự thay đổi đường cung sang một vị trí mới
(sang phải hoặc sang trái), do các yếu tố ngoài giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi. III. Thị trường
1. Khái niệm thị trường
Thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau
để xác định giá cả và sản lượng.
Thị trường không nhất thiết là một địa điểm cụ thể hay một không gian cụ thể
Hình thức của thị trường khác nhau nhưng có chung một chức năng kinh tế là
điều tiết nền kinh tế: xác lập giá cả và số lượng hàng hóa người mua muốn mua
và người bán muốn bán.
Thị trường tồn tại một số quy luật cơ bản : quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị,…
2. Phân loại thị trường
Việc phân loại thị trường rất quan trọng vì một doanh nghiệp phải xác định được
các đối thủ cạnh tranh trong thực tế cũng như tiềm năng với sản phẩm đang bán
và sẽ bán. Từ đó, doanh nghiệp định vị được phạm vi địa lý của thị trường mình
đang kinh doanh, tiềm năng khách hàng…để có chính sách giá, chiến lược
quảng cáo, và quyết định đầu tư vốn phù hợp.
• Theo đối tượng hàng hóa được trao đổi: thị trường gạo, thị trường ô tô, thị trường rau sạch,..
• Theo phạm vi địa lý: thị trường Hà Nội, thị trường miền Bắc,..
• Theo mức độ cạnh tranh trên thị trường:Cạnh tranh hoàn hảo,cạnh tranh độc
quyền,độc quyền nhóm,độc quyền thuần túy
3. Cơ chế hoạt động của thị trường
Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường do sự tác động
của các quy luật vốn có của nó. Nói một cách cụ thể hơn, cơ chế thị trường là hệ
thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá
cả, cung – cầu, cạnh tranh …trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều
tiết nền kinh tế thị trường, là một bộ máy tinh vi để phối hợp một cách không tự
giác hoạt động của người tiêu dùng với các nhà sản xuất. Thị trường luôn biến
động do sự tác động qua lại giữa cung và cầu, vì vậy luôn tồn tại những trạng
thái cân bằng cung cầu, trạng thái dư thừa hay thiếu hụt hàng hóa trên thị trường. lOMoARcPSD|50730876
a) Trạng thái cân bằng cung cầu •
Cân bằng thị trường là một trạng thái mà tại đó không có sức ép làm thay
đổi giá và sản lượng (lượng cung bằng lượng cầu). Giá cân bằng là mức giá mà
tại đó lượng cung bằng lượng cầu. •
Được hình thành bởi toàn bộ người mua và người bán trên thị trường (quy
tắc bàn tay vô hình). Tại điểm cân bằng người bán
có thể bán hết sản phẩm muốn bán, người mua mua
được hết sản phẩm muốn mua. Tại E QS= QE QD = QE
Nên QD = QS =>Là trạng thái lý tưởng của thị trường
b) Trạng thái dư thừa và thiếu hụt hàng hóa trên thị trường
• Trạng thái dư thừa Giả sử P1 > P0 Xét tại mức giá P1: QS = Q2 > Q0 QD = Q1 < Q0 Lượng dư thừa tại P1:
Qdư thừa = QS – QD = Q2 – Q1 = AB
Có sức ép làm giảm giá xuống để quay trở về trạng thái cân bằng.
• Trạng thái thiếu hụt Giả sử P2 < P0 Xét tại mức giá P2: QS = Q1 < Q0 QD = Q2 > Q0
Lượng thiếu hụt tại P2:
Qthiếu hụt = Q2 – Q1 =MN Có sức ép làm tăng giá để quay trở về trạng thái cân bằng lOMoARcPSD|50730876
c) Sự thay đổi trạng thái cân bằng cung cầu Không có sự Sự gia tăng của Sự giảm sút
của thay đổi của cung cung cung Không có sự thay P như cũ P giảm
P tăng đổi của cầu Q như cũ Q tăng Q giảm Sự gia tăng của P tăng P không rõ ràng P tăng cầu Q tăng Q tăng Q không rõ ràng
Sự gia tăng của P giảm P giảm
P không rõ ràng cung Q giảm Q không rõ ràng Q giảm
fffsfrdddeffdudd slà ý thích của con ngư ờa i. Thịs hiếếu xác địndh chủng loại hàngs hoá mà
người Aêu dùng m Thị hiếếu là ý thích của con người. Thị hiếếu xác định chủng loại hàng hoá
mgcười Aêu dùng mfuốến muuốến muang hạn, những mặt hàng được Aêu dùn
g bởi hầầu3 hếết người dârn là những mặt hàng thiếết yếếu nên sốế lượng người mu jjjffs d) C
ddrdặt hàng này rầết lớn, vì vậy, cầầu đốếi với những mặt hàày rầết lớn. Ngư
Chương 2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
I.Cầu của xe Vision
Dựa vào số liệu về doanh số cung cấp từ hãng , ta có thể xác định được
lượng cầu của thị trường xe Vision :cầu của Vision trong giai đoạn 20202022: I/2021 II/2021 III/2021 IV/2021 I/2022 II/2022 III/2022
QD(chiếc) 127.187 102.381 119.126 152.725 145.993 140.268 148.284
*Giải thích : sở dĩ có thể xác định như vậy là vì theo như khái niệm , cầu phản
ánh lượng hang hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua lOMoARcPSD|50730876
tại các mức giá khác nhau tại một giai đoạn nhất định. Do đó số xe được bán ra
sẽ chính là số xe người tiêu dung muốn mua và có thể mua được tại mức giá đó . *Đánh giá : -
Theo báo cáo bán hàng mới nhất từ VAMM (Hiệp hội các nhà sản xuất xe
máyViệt Nam), tổng lượng xe máy được bán ra trên thị trường cả nước là
1.443.542 xe. Trong đó, “gã khổng lồ” Honda chiếm đến 80%. Đủ để cho thấy sự
ưa chuộng và lượng nhu cầu về các mẫu xe Honda là lớn đến nhường nào. Là một
“người con ưu tú” của hãng , Honda Vision chiếm một tỉ trọng lớn , được bán ra
với một số lượng khủng ( khoảng 500.000 xe một năm ) , cho thấy một nhu cầu
đặc biệt cao của dòng xe này. -
Lượng cầu của xe diễn ra trong năm lên xuống có nhiều biến động , thường
sẽtang mạnh vào khoảng quý I và quý IV. Đây là khoảng thời gian đầu và cuối
năm, khi mà nhu cầu mua sắm của người dân tang cao vào đầu năm học mới hay
độ Tết đến xuân về,…
-Tuy không ổn định nhưng không thể phủ nhận nguồn cầu Vision luôn luôn dồi
dào , nổi bật hẳn so với các dòng xe cùng phân khúc.
Nhìn chung trong 3 năm gần đây thị trường xe vision có nhiều biến động lớn và
luôn được quan tâm của mọi người. Trong nửa đầu năm 2020, dịch Covid 19
bùng phát phủ “bóng đen” lên toàn cầu, khiến lượng cầu ở tất cả các mặt hàng
đều giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến sự tiêu thụ sản phẩm. Dù cũng chịu ảnh
hưởng như các sản phẩm khác nhưng bản thân xe vision vẫn luôn giữ một lượng
cầu tương đối , lượng tiêu thụ đạt 498.170 xe- chiếm 23% lượng tiêu xe của lien
doanh này.Đến năm 2021 ,đất nước chịu tác động 2 đợt dịch covid lớn, cũng như
trải qua một năm đầy khó khan trước đó, lượng tiêu thụ xe vision tiếp tục giảm
nhẹ với lượng xe bán ra là 490.613-chiếm 24,6% tổng số xe máy bán ra và giảm 7.557 xe so với năm 2020.
Năm 2022, dịch covid đã dần được đẩy lùi , sự quan tâm của chính phủ về chính
sách phát triển kinh tế , cùng với đó cuộc sống của người dân dần trở về bình
thường lượng xe Honda vision bán ra trong năm 2022 có sự tăng trưởng
mạnh.Chỉ trong 3 quý đầu của năm 2022 lượng xe vision bán ra là 434.545 xe –
tăng 85.851 xe so với 3 quý đầu năm 2021.Để tạo nên những con số trên , thị
trường đã phải trải qua rất nhiều tác động từ nhiều nguyên nhân từ khách quan
đến chủ quan. Vậy những yếu tố nào đã khiến thị trường xe máy honda vision có
những biến động lớn đến vậy?
*Các yếu tố tác động đến cầu của Vision :
• Thu nhập của người tiêu dùng lOMoARcPSD|50730876
Thu nhập của người tiêu dùng là yếu tố tác động trực tiếp đến cầu, qua đó nó
ảnh hưởng đến khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập của người dân
tăng lên thì đỏi hỏi mức sống và nhu cầu mua hàng tăng lên. Theo tính toán của
Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 giảm khoảng 2%
(giảm 71.500 đồng/tháng) so với năm 2019 (đạt 4,2945 triệu đồng/tháng) do ảnh
hưởng nặng nề của dịch covid – 19 mà mức thu nhập của người dân giảm đáng
kể vì thế mà nhu cầu mua xe Vision cũng giảm thay vào đó người dân chọn mua
những chiếc xe có giá cả hợp lý hơn như xe Cup, xe Wave a,...
• Giá của hàng hóa liên quan
Dịch covid -19 và xung đột giữa các nước châu Âu làm cho giá xăng dầu tăng
kỷ lục. Trong vòng vỏn vẹn hơn 2 tháng đầu năm 2022, thị trường xăng dầu liên
tục xác lập những kỷ lục mới về giá. Trước giờ xăng tăng giá, người Hà Nội ùn
ùn xếp hàng dài chờ mua xăng tới tận khuya. Điều này cho thấy, chi phí mua
nhiên liệu luôn là một khoản chi không nhỏ, tác động đến hầu bao của người tiêu
dùng. Đối với xe máy, mức chi mua nhiên liệu tuy có thấp hơn nhưng "tích tiểu
thành đại", ảnh hưởng tiêu cực đến chi tiêu của nhiều gia đình, cá nhân. Vì vậy
nhiều người tiêu dùng hướng đến những dòng xe tiết kiệm nhiên liệu hơn.
• Chiến lược tiếp thị
Honda tập chung vào 3 chiến lược tiếp thị chính : truyền thông xã hội , truyền
hình và truyền thông ngoài trời.
-Với 1,5 tỉ người dùng Facebook mỗi ngày , 300tr người dùng Instagram và 1 tỉ
lượt truy cập youtube 1 tháng ,ta có thể hiệu mạng xã hội đang ngày một phát
triển một cách mạnh mẽ đến nhường nào. Nắm bắt được điều này , Honda đã tung
những chiến lược marketing online , nơi mà mọi người có thể bình luận chia sẻ
vô cùng rộng rãi và dễ dàng những thông tin và sản phẩm . Đây là 1 cách tuyệt
vời để Honda đưa Vision đến với khách hang.
-Honda cũng k ngần ngợi chi mạnh tay cho những khoản tài trợ các chương trình
lớn được phát song trên chuyền hình , mời những gương mặt nổi tiếng trong giới
showbiz làm gương mặt thương hiệu như Tóc Tiên , Noo Phước Thịnh, Châu Bùi
,… khiến cho Vision trở thành một hình ảnh quen thuộc với các thính giả trên màn ảnh nhỏ. lOMoARcPSD|50730876
Hình ảnh các đại xứ thương hiệu của Honda Vision
-Truyền thông ngoài trời cũng là một mảng được Honda chú ý khi những tấm
biển quảng cáo nơi đông đúc, tập chung đông dân cư nhất đều có sự xuất hiện của
Vision, gây một ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng Việt.
Biển quảng cáo Honda Vision trên phố
• Giá cả kỳ vọng lOMoARcPSD|50730876
Giá cả của Vision cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sự phổ biến của
dòng xe này. Nhắm tới tệp khách hàng có thu nhập trung bình ( khoảng 7-10tr/
tháng) , nhà sản xuất đưa ra một mức giá vô cùng hợp lí , khoảng từ 29 đến 35
triệu đồng tùy từng phiên bản. Đây là một mức giá phù hợp vừa túi tiền của phần
đông những người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. Tuy giá thành ở mức trung
bình thấp , nhưng độ tiện nghi và sang trọng mà Vision đem lại vẫn không hề kém
cạnh những dòng xe cao cấp như SH hay PCX,… . Khiến cho người dùng hoàn
toàn thỏa mãn với mức giá này.
• Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng
Thị hiếu và sở thích là yếu tố tác động không nhỏ đến cầu. Thị hiếu, sở thích
tác động thuận chiều đến cầu. Vision được lòng phần lớn phái nữ bởi xe mang
thiết kế nhỏ gọn, mang lại cảm giác trẻ trung, hiện đại cho người dùng. Chiều cao
yên ở mức 750mm, khoảng sáng gầm xe lớn 139mm, giúp đem lại cảm giác thoải
mái khi lái, cũng như thuận tiện cho các bạn nữ có vóc dáng thấp bé hay di chuyển
trong đô thị. Bên cạnh đó, Vision cũng hỗ trợ nhiều phiên bản cùng nhiều màu
sơn khác nhau góp phần tăng thêm độ đa dạng trong lựa chọn cho khách hàng.
Vision sử dụng động cơ thông minh eSP cùng bộ đề tích hợp ACG, hệ thống ngắt
ộng cơ tạm thời (Idling Stop) giúp việc dừng xe trở nên mượt mà, nhanh chóng và êm ái hơn
Mang một thiết kế độc đáo lấy cảm hứng từ hai dòng xe trước đó là SH và
LEAD, Honda đã không ngừng thay đổi mẫu mã qua từng năm từ 2013 cho đến
hiện nay, đổi mới về cả mẫu mã lẫn tiện ích, khiến cho người dùng không bị nhàm
chán với những thiết kế cũ , và các tiện ích đi kèm của xe vẫn luôn theo kịp được
với thời đại công nghệ. • Dịch covid 19