Đề thi cuối học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm học 2024 - 2025 - Đề số 2 | Bộ sách Kết nối tri thức

Câu 7. (1đ) Em có nhận xét gì về bạn cún trong câu chuyện trên. Câu 8. (1 đ) Em học được điều gì từ câu chuyện Cảm ơn anh hà mã? Câu 6. (0,5 đ) Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ đặc điểm? Câu 4. (0,5 đ) Dê con nhận ra điều gì khi biết mình nói chưa lễ phép? Câu 3. (0,5 đ) Thái độ của hà mã như thế nào khi cún nhờ đưa qua sông? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

Chủ đề:
Môn:

Tiếng Việt 2 2 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề thi cuối học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm học 2024 - 2025 - Đề số 2 | Bộ sách Kết nối tri thức

Câu 7. (1đ) Em có nhận xét gì về bạn cún trong câu chuyện trên. Câu 8. (1 đ) Em học được điều gì từ câu chuyện Cảm ơn anh hà mã? Câu 6. (0,5 đ) Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ đặc điểm? Câu 4. (0,5 đ) Dê con nhận ra điều gì khi biết mình nói chưa lễ phép? Câu 3. (0,5 đ) Thái độ của hà mã như thế nào khi cún nhờ đưa qua sông? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

32 16 lượt tải Tải xuống
Trường TH…….. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC…
Học sinh: ………………………. MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2
Lớp: 2D (Thời gian làm bài: 30phút)
Số báo danh:…
Điểm
GV coi thi 1:
GV coi thi 2:
GV chấm thi 1:
GV chấm thi 2:
ĐỌC HIỂU - KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
Cảm ơn anh hà mã
Dê rủ cún vào rừng chơi, khi quay về thì bị lạc đường. Gặp cô hươu, dê hỏi:
- Cô kia, về làng đi lối nào?
- Không biết. – Hươu lắc đầu bỏ đi.
Đi tiếp tới một con sông, thấy anh hà mã, dê nói to:
- Bọn tôi muốn về làng, hãy đưa bọn tôi qua sông!
Hà mã phật ý, định bỏ đi. Thấy vậy cún nói:
- Chào anh hà mã, anh giúp bọn em qua sông được không ạ?
- Được chứ! Em ngoan quá! – Hà mã vui vẻ nói.
- Cảm ơn anh! – Cún đáp rồi quay sang nói nhỏ với dê:
- Cậu quên lời cô dặn rồi à? Muốn ai đó giúp, thì phải hỏi một cách lịch sự, còn khi
họ giúp mình, thì phải nói “cảm ơn”!
Dê con hơi xấu hổ. Sang bên kia sông dê nói với hà mã:
- Cảm ơn anh đã giúp. Em biết mình sai rồi. Em xin lỗi ạ!
Hà mã mỉm cười:
- Em biết lỗi là tốt rồi. Giờ các em cứ đi theo con đường này là về làng thôi.
(Theo Cùng con rèn thói quen tốt)
(Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6)
Câu 1. (0,5 đ) Nhân vật nào không xuất hiện trong bài đọc trên?
A. Hươu B. Hà mã C. Nai
Câu 2. (0,5 đ) Vì sao cô hươu và anh hà mã không giúp đỡ dê con?
A. Vì dê nhỏ bé, không được ai trong rừng coi trọng.
B. Vì dê xấu tính, hay cướp công lao của các con vật khác?
C. Vì dê nói lời nhờ giúp đỡ không lễ phép, lịch sự.
Câu 3. (0,5 đ) Thái độ của hà mã như thế nào khi cún nhờ đưa qua sông?
A. Bực mình bỏ đi.
B. Bực mình nhưng vẫn đồng ý đưa qua sông.
C. Vui vẻ đồng ý đưa qua sông.
Số phách:
Số phách:
Học sinh không được viết vào đây
Câu 4. (0,5 đ) Dê con nhận ra điều gì khi biết mình nói chưa lễ phép?
A. Hài lòng B. Cảm thấy xấu hổ C. Mình nói như vậy cũng đúng.
Câu 5. (0,5 đ) Câu: “Dê rủ cún vào rừng chơi.” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu giới thiệu B. Câu nêu đặc điểm C. Câu nêu hoạt động
Câu 6. (0,5 đ) ng nào dưới đây gồm các từ chỉ đặc điểm:
A. Xanh biếc, óng ánh, tròn xoe, nhỏ xíu
B. Đi dạo, quét sân, đọc sách, vẽ tranh
C. Con sông, biển, dãy núi, ngôi n
Câu 7. (1đ) Em có nhận xét gì về bạn cún trong câu chuyện trên?
Câu 8. (1 đ) Em học được điều gì từ câu chuyện Cảm ơn anh hà mã?
Câu 9. (1đ)
a) Điền dấu phẩy thích hợp vào câu sau:
Các em học sinh luôn lễ phép chăm chỉ ngoan ngoãn.
b) Viết 1 câu nêu đặc điểm về một người bạn trong lớp em.
TRƯỜNG TIỂU HỌC………… ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2
CUỐI KỲ II - N¨m häc.
I. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm):
1. Chính tả (nghe - viết): (15 phút - 4 điểm)
Sông Hương
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố
trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vêm
đềm.
2. Tập làm văn: (30 phút - 6 điểm)
Đề bài: Hãy viết 4 - 5 kể một con vật mà em biết.
Gợi ý: - Em chọn kể con vật nào?
- Em đã được quan sát con vật đó ở đâu? Khi nào?
- Nó có đặc điểm gì? (hình dáng, màu sắc, hoạt động…)
- Nêu nhận xét của em về con vật đó?
II. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):
1. Đọc hiểu - Kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm): Học sinh làm bài trên phiếu kiểm tra.
2. Đọc thành tiếng: (4 điểm):
Đọc 1 đoạn văn ( 3 điểm/1 phút) - Trả lời câu hỏi : 1 điểm.
Bài 1: Chuyện bốn mùa đoạn 3: “ Từ Bốn nàng tiên… đều đáng yêu.” (SGK Tiếng Việt 2
- Tập 2- trang 10)
Câu hỏi: Bốn nàng tiên tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
Trả lời: Bốn nàng tiên tượng trưng cho mùa xuân, hạ, thu đông.
Bài 2: Mùa vàng đoạn 1: “Từ Thu về…chân trời.” (SGK Tiếng Việt 2 - Tập 2- trang 26)
Câu hỏi: Những loài cây, loại quả nào được nhắc đến khi mùa thu về?
Trả lời: quả hồng, hạt dẻ, quả na, cây lúa.
Bài 3: Những cách chào độc đáo đoạn 1 Từ “Trên thế giới … rất đặc biệt.” ( SGK Tiếng
Việt 2 - Tập 2- trang 77)
Câu hỏi: Theo bài đọc, trên thế giới có những cách chào phổ biến nào?
Trả lời: Bắt tay, vẫy tay, cúi chào.
Bài 4: Từ cú bồ câu đến in--nét: đoạn 4 “TNgày nay..... ở cách nhau rất xa.( SGK
Tiếng Việt 2 - Tập 2- trang 87)
Câu hỏi: Ngày nay, chúng ta có thể trò chuyện với người ở xa bằng những cách nào?
Trả lời: Bằng cách viết thư, gọi điện.
Bài 5: Đất nước chúng mình đọan 1: “Từ Việt Nam .... ngôi sao vàng năm cánh.” (SGK
Tiếng Việt 2 - Tập 2- trang 110)
Câu hỏi: Lá cờ Tổ quốc ta được tả như thế nào?
Trả lời: Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 2
KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC…….
A. Kiểm tra đọc(10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Cách đánh giá, cho điểm: (4 điểm/1 phút):
+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
+ Đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
+ Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
II/ Đọc hiểu- Kiến thức Tiếng Việt ( 6 điểm)
Câu
1
2
3
5
6
Đáp án
C
C
C
C
A
Số điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 7: (1 điểm) Học sinh viết được câu hợp lí.
VD: Cún rất ngoan ngoãn./ Cún rất lễ phép./Cún nói năng rất lịch sự, lễ phép.
Câu 8: (1 điểm) Học sinh diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, có một trong các ý tương tự
như sau:
Muốn ai đó giúp đỡ thì chúng ta cần phải nói một cách lịch sự, lễ phép.
Khi được ai đó giúp đỡ, chúng ta cần nói lời cảm ơn.
Câu 9: 1( điểm)
a) Các em học sinh luôn lễ phép, chăm chỉ, ngoan ngoãn.
b) Mái tóc bạn Linh rất dày.
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Viết chính tả (4 điểm)
+ Yêu cầu: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng mẫu, đúng cỡ, toàn bài
trình bày sạch sẽ, đẹp: 4 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn lộn phụ âm đầu, vần, hoặc dấu thanh, không viết
hoa đúng quy định) trừ 0,25 điểm).
II. Tập làm văn( 6 điểm)
* Yêu cầu : Nội dung: Viết được đoạn văn có bố cục, nội dung hợp lý? Nội dung đoạn
văn kể được tên con vật, đặc điểm, nhận xét về con vật đó.
- Câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
*Lưu ý:
- Nội dung (ý): 4 điểm
+ Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
- Kĩ năng: 2 điểm
+ Điểm tối đa cho kĩ năng chữ viết, viết đúng chính tả: 0,5 điểm
+ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 0,5 điểm
| 1/4

Preview text:

Trường TH…….. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC…
Học sinh: ………………………. MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2
Lớp: 2D (Thời gian làm bài: 30phút) Số báo danh:… Số phá ch: Điểm GV coi thi 1: GV chấm thi 1: Số phách: GV coi thi 2: GV chấm thi 2:
ĐỌC HIỂU - KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
Cảm ơn anh hà mã
Dê rủ cún vào rừng chơi, khi quay về thì bị lạc đường. Gặp cô hươu, dê hỏi:
- Cô kia, về làng đi lối nào?
- Không biết. – Hươu lắc đầu bỏ đi.
Đi tiếp tới một con sông, thấy anh hà mã, dê nói to:
- Bọn tôi muốn về làng, hãy đưa bọn tôi qua sông!
Hà mã phật ý, định bỏ đi. Thấy vậy cún nói:
- Chào anh hà mã, anh giúp bọn em qua sông được không ạ?
- Được chứ! Em ngoan quá! – Hà mã vui vẻ nói.
- Cảm ơn anh! – Cún đáp rồi quay sang nói nhỏ với dê:
- Cậu quên lời cô dặn rồi à? Muốn ai đó giúp, thì phải hỏi một cách lịch sự, còn khi
họ giúp mình, thì phải nói “cảm ơn”!
Dê con hơi xấu hổ. Sang bên kia sông dê nói với hà mã:
- Cảm ơn anh đã giúp. Em biết mình sai rồi. Em xin lỗi ạ! Hà mã mỉm cười:
- Em biết lỗi là tốt rồi. Giờ các em cứ đi theo con đường này là về làng thôi.
(Theo Cùng con rèn thói quen tốt)
(Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6)
Câu 1. (0,5 đ) Nhân vật nào không xuất hiện trong bài đọc trên? A. Hươu B. Hà mã C. Nai
Câu 2. (0,5 đ) Vì sao cô hươu và anh hà mã không giúp đỡ dê con?
A. Vì dê nhỏ bé, không được ai trong rừng coi trọng.
B. Vì dê xấu tính, hay cướp công lao của các con vật khác?
C. Vì dê nói lời nhờ giúp đỡ không lễ phép, lịch sự.
Câu 3. (0,5 đ) Thái độ của hà mã như thế nào khi cún nhờ đưa qua sông? A. Bực mình bỏ đi.
B. Bực mình nhưng vẫn đồng ý đưa qua sông.
C. Vui vẻ đồng ý đưa qua sông.
Học sinh không được viết vào đây
Câu 4. (0,5 đ) Dê con nhận ra điều gì khi biết mình nói chưa lễ phép? A. Hài lòng B. Cảm thấy xấu hổ
C. Mình nói như vậy cũng đúng.
Câu 5. (0,5 đ) Câu: “Dê rủ cún vào rừng chơi.” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu giới thiệu B. Câu nêu đặc điểm C. Câu nêu hoạt động
Câu 6. (0,5 đ) Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ đặc điểm:
A. Xanh biếc, óng ánh, tròn xoe, nhỏ xíu
B. Đi dạo, quét sân, đọc sách, vẽ tranh
C. Con sông, biển, dãy núi, ngôi nhà
Câu 7. (1đ) Em có nhận xét gì về bạn cún trong câu chuyện trên?
Câu 8. (1 đ) Em học được điều gì từ câu chuyện Cảm ơn anh hà mã?
Câu 9. (1đ)
a) Điền dấu phẩy thích hợp vào câu sau:
Các em học sinh luôn lễ phép chăm chỉ ngoan ngoãn.
b) Viết 1 câu nêu đặc điểm về một người bạn trong lớp em.

TRƯỜNG TIỂU HỌC…………
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2
CUỐI KỲ II - N¨m häc…….
I. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm):
1. Chính tả (nghe - viết): (15 phút - 4 điểm) Sông Hương
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố
trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
2. Tập làm văn: (30 phút - 6 điểm)
Đề bài: Hãy viết 4 - 5 kể một con vật mà em biết.
Gợi ý: - Em chọn kể con vật nào?
- Em đã được quan sát con vật đó ở đâu? Khi nào?
- Nó có đặc điểm gì? (hình dáng, màu sắc, hoạt động…)
- Nêu nhận xét của em về con vật đó?
II. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):
1. Đọc hiểu - Kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm): Học sinh làm bài trên phiếu kiểm tra.
2. Đọc thành tiếng: (4 điểm):
Đọc 1 đoạn văn ( 3 điểm/1 phút) - Trả lời câu hỏi : 1 điểm.
Bài 1: Chuyện bốn mùa đoạn 3: “ Từ Bốn nàng tiên… đều đáng yêu.” (SGK Tiếng Việt 2 - Tập 2- trang 10)
Câu hỏi: Bốn nàng tiên tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
Trả lời: Bốn nàng tiên tượng trưng cho mùa xuân, hạ, thu đông.
Bài 2: Mùa vàng đoạn 1: “Từ Thu về…chân trời.” (SGK Tiếng Việt 2 - Tập 2- trang 26)
Câu hỏi: Những loài cây, loại quả nào được nhắc đến khi mùa thu về?
Trả lời: quả hồng, hạt dẻ, quả na, cây lúa.
Bài 3: Những cách chào độc đáo đoạn 1 Từ “Trên thế giới … rất đặc biệt.” ( SGK Tiếng Việt 2 - Tập 2- trang 77)
Câu hỏi: Theo bài đọc, trên thế giới có những cách chào phổ biến nào?
Trả lời: Bắt tay, vẫy tay, cúi chào.
Bài 4: Từ cú bồ câu đến in-tơ-nét: đoạn 4 “Từ Ngày nay..... ở cách nhau rất xa.( SGK
Tiếng Việt 2 - Tập 2- trang 87)
Câu hỏi: Ngày nay, chúng ta có thể trò chuyện với người ở xa bằng những cách nào?
Trả lời: Bằng cách viết thư, gọi điện.
Bài 5: Đất nước chúng mình đọan 1: “Từ Việt Nam .... ngôi sao vàng năm cánh.” (SGK
Tiếng Việt 2 - Tập 2- trang 110)
Câu hỏi: Lá cờ Tổ quốc ta được tả như thế nào?
Trả lời: Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 2
KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC…….
A. Kiểm tra đọc(10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Cách đánh giá, cho điểm: (4 điểm/1 phút):
+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
+ Đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
+ Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
II/ Đọc hiểu- Kiến thức Tiếng Việt ( 6 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C C C B C A Số điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Câu 7: (1 điểm) Học sinh viết được câu hợp lí.
VD: Cún rất ngoan ngoãn./ Cún rất lễ phép./Cún nói năng rất lịch sự, lễ phép.
Câu 8: (1 điểm) Học sinh diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, có một trong các ý tương tự như sau:
Muốn ai đó giúp đỡ thì chúng ta cần phải nói một cách lịch sự, lễ phép.
Khi được ai đó giúp đỡ, chúng ta cần nói lời cảm ơn. Câu 9: 1( điểm)
a) Các em học sinh luôn lễ phép, chăm chỉ, ngoan ngoãn.
b) Mái tóc bạn Linh rất dày.
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Viết chính tả (4 điểm)
+ Yêu cầu: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng mẫu, đúng cỡ, toàn bài
trình bày sạch sẽ, đẹp: 4 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn lộn phụ âm đầu, vần, hoặc dấu thanh, không viết
hoa đúng quy định) trừ 0,25 điểm).
II. Tập làm văn( 6 điểm)
* Yêu cầu : Nội dung: Viết được đoạn văn có bố cục, nội dung hợp lý? Nội dung đoạn
văn kể được tên con vật, đặc điểm, nhận xét về con vật đó.
- Câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. *Lưu ý:
-
Nội dung (ý): 4 điểm
+ Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
- Kĩ năng: 2 điểm
+ Điểm tối đa cho kĩ năng chữ viết, viết đúng chính tả: 0,5 điểm
+ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 0,5 điểm