-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi giữa học kì 1 GDCD lớp 7 Cánh Diều - Đề 3
I. Trắc nghiệm (4 điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1. Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo A. khả năng của mình B. nhu cầu của mình C. mong muốn của mình D. nguyện vọng của mình. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Đề giữa HK1 GDCD 7 59 tài liệu
Giáo dục công dân 7 379 tài liệu
Đề thi giữa học kì 1 GDCD lớp 7 Cánh Diều - Đề 3
I. Trắc nghiệm (4 điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1. Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo A. khả năng của mình B. nhu cầu của mình C. mong muốn của mình D. nguyện vọng của mình. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề giữa HK1 GDCD 7 59 tài liệu
Môn: Giáo dục công dân 7 379 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Giáo dục công dân 7
Preview text:
Đề thi giữa học kì 1 GDCD lớp 7 Cánh Diều - đề 3
I. Trắc nghiệm (4 điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo A. khả năng của mình B. nhu cầu của mình C. mong muốn của mình D. nguyện vọng của mình
Câu 2. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề
cập đến truyền thống nào của quê hương?
A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.
C. Truyền thống yêu nước. D. Truyền thống văn hóa.
Câu 3. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong
khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
D. Trêu đùa để bạn tức giận.
Câu 4. Di sản văn hóa vật thể bao gồm?
A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.
B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.
C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật bảo vật quốc gia
Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây trái với quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Động viên khi bạn gặp chuyện buồn.
B. Cho bạn nhìn bài trong giờ kiểm tra.
C. Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn.
D. Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị gãy.
Câu 6. Di sản văn hóa bao gồm?
A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.
B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình.
C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.
D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Câu 7. Nhận định nào đúng khi bàn về sự chia sẻ?
A. Chỉ những người giàu có mới cần chia sẻ
B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người
C. Chia sẻ là cho hết những gì bản thân có
D. người chia sẻ luôn luôn chịu thiệt thòi
Câu 8: Chị T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm của
quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị T phát triển đã được tiêu thụ
nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp
này cho thấy chị T là người?
A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.
D. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.
Câu 9. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp chúng ta:
A. sống trong sạch, lương thiện. B. chăm ngoan, học giỏi.
C. có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
D. được mọi người yêu quý, tôn trọng.
Câu 10. Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?
A. Báo cho chính quyền địa phương. B. Mang đi bán.
C. Lờ đi coi như không biết.
D. Giấu không cho ai biết.
Câu 11. Hành động nào không phải là biểu hiện của quan tâm, chia sẻ?
A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.
B. Gặt lúa giúp gia đình người già.
C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.
D. Cười đùa, trêu chọc người kém may mắn
Câu 12. Em sẽ làm gì để góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống quê hương?
A. Học tập thật tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
B. Chỉ tham gia các hoạt động phát triển văn hoá địa phương khi bị ép buộc.
C. Bài trừ trang phục truyền thống vì không phù hợp.
D. Lười học, không có ý chí học tập.
Câu 13. Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào ?
A. Truyền thống yêu nước.
B. Truyền thống hiếu học.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
Câu 14. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan
tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Chị ngã, em nâng B. Nhường cơm, sẻ áo
C. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau
D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Câu 15. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị về mặt
A. lịch sử, văn hóa, khoa học.
B. văn hóa, chính trị, xã hội.
C. kinh tế, giáo dục, tôn giáo.
D. kinh tế, chính trị, xã hội.
Câu 16. Truyền thống quê hương là
A. những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương.
B. một số giá trị của một vài địa phương.
C. những giá trị lạc hậu không còn phù hợp với ngày nay.
D. giá trị tiêu cực của đời trước để lại. II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Đội thiếu niên nhà trường phát động phong trào “Áo ấm tặng bạn”, T
rủ H tham gia, H từ chối với lí do nhà mình không phải là gia đình giàu có nên mình không tham gia.
a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động của bạn H?
b. Nếu em là bạn T thì em hãy giải thích cho bạn H hiểu vì sao mọi người phải quan
tâm, cảm thông, chia sẻ với nhau?
Câu 2 (2 điểm). Có người cho rằng: Trong học tập, mọi học sinh đều cần phải tự
giác, tích cực. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 3 (2 điểm). Tình huống: Vào sáng chủ nhật, M qua nhà thấy N đang xem lại các bài tập Tiếng Anh.
M: “Sao cậu ôn bài sớm thế? Còn hai tuần nữa mới thi mà. Nhiều bạn vẫn chưa ôn
đâu. Thôi, cậu gấp sách lại đi đá bóng cùng tớ nhé!”
N: “M à, nếu để gần đến ngày thi mới ôn thì không kịp đâu. Hay cậu và tớ cùng ôn chung bài nhé!”
M băn khoăn trước đề nghị của N …
a. Nếu là M, em sẽ ứng xử như thế nào?
b. Em có nhận xét gì về tính tự giác, tích cực học tập của bản thân? ...........................