-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 sách KNTT - Đề 8+9
Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 sách KNTT - Đề 8+9 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Đề giữa HK1 Khoa học Tự nhiên 7 68 tài liệu
Khoa học tự nhiên 7 1.5 K tài liệu
Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 sách KNTT - Đề 8+9
Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 sách KNTT - Đề 8+9 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề giữa HK1 Khoa học Tự nhiên 7 68 tài liệu
Môn: Khoa học tự nhiên 7 1.5 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Khoa học tự nhiên 7
Preview text:
TRƯỜNG THCS …………….
KIỂM TRA GIỮA KÌ I. Năm học: 2023-2024
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) A. KHUNG MA TRẬN:
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1 khi kết thúc:
+ Phân môn Hóa: từ bài nguyên tử đến bài Nguyên tố hóa học ( tiết 1) (Từ bài 1 đến bài 4): 7 tiết + 1 tiết ôn tập
+ Phân môn Lý : đến bài Đo tốc độ: 7 tiết + 1 tiết ôn tập
+ Phân môn Sinh: từ bài Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đến bài Trao đổi khí ở sinh vật : 15 tiết + 1 tiết ôn tập
- Thời gian làm bài: 60 phút.
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc:
+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
+ Phần trắc nghiệm: 4 điểm, gồm 16 câu hỏi ( 8 câu ở mức độ nhận biết, 8 câu mức độ thông hiểu, mỗi câu 0,25 điểm)
+ Phần tự luận: 6 điểm, gồm 4 câu hỏi (Nhận biết: 1 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm;
Vận dụng cao: 1 điểm) MA TRẬN: Chủ đề MỨC ĐỘ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Vận dụng cao Tổng số ý/câu Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Điểm luận nghiệ luận nghiệ luận nghiệm luận nghiệ luậ nghiệm số m m m n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hóa Bài 1: Phương pháp và kĩ năng 2 1 3 0,75 học tập môn Khoa học tự nhiên (5 tiết) Bài 2: Nguyên tử 1 1 1 1 2 2,5 (6 tiết) Lý Tốc độ chuyển động ( 4 tiế) 1 1 1 1 2 1,5
Đo tốc độ ( 1 tiết) 1 1 0,25 Sinh Trao đổi chất và chuyển hóa năng 1 1 0,25 lượng ( 2 tiết) Quang hợp ở TV 1 2 1 2 2,5 ( 2 tiết) Một số yếu tố ảnh hưởng đến 1 1 0,25 QH ( 2 tiết) Hô hấp TB ( 2 1 1 0,25 tiết) Một số yếu tố ảnh hưởng đến 1 1 0,25 HH ( 2 tiết) Trao đổi khí ở 1 2 1 2 1,5 SV ( 3 tiết) Số câu 1 8 1 8 1 1 4 16 Điểm số 2,0 2,0 1 ,0 2,0 2,0 1,0 6,0 4,0 10 điểm Tổng số điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 10 điểm 10 điểm B.BẢNG ĐẶC TẢ : Nội dung Mức Yêu cầu cần đạt Số câu(ý) TL/số Câu hỏi độ câu hỏi TN TL TN TL TN (số ý) (số câu) (số ý) (số câu) 1. Mở đầu 1.Phương
- Trình bày được một số phương pháp và kĩ 2 C3, C4, pháp và Nhận
năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên kĩ năng biết học tập
Thông - Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: 1 C5 hiểu
quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.
- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong
nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).
Vận dụng - Làm được báo cáo, thuyết trình.
2. Nguyên tử - sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
2. Nguyên Nhận biết - Trình bày được mô hình nguyên tử của 1 C1 tử
Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp (6 tiết)
electron trong các lớp vỏ nguyên tử).
Thông - Nêu được khối lượng của một nguyên tử 1 C2 hiểu
theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).
Vận dụng - Xác định được số hạt electron 1 C17
- Cho biết sự khác nhau của số hạt proton ở các nguyên tử khác nhau 3.Nguyê
Nhận biết - Phát biểu được khái niệm về nguyên tố n tố hoá
hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học. học
Thông - Viết được công thức hoá học và đọc được ( 1 tiết) hiểu
tên của 20 nguyên tố đầu tiên.
Vận dụng - Dựa vào số liệu về khối lượng nguyên tử
để xác định tên, kí hiệu hóa học của nguyên tố hóa học.
3. Tốc độ chuyển động
3. Tốc độ Nhận biết - Nêu được ý nghĩa Vật lý của tốc độ, xác 1 C6 chuyển
định được tốc độ qua quảng đường vật đi
được trong khoảng thời gian tương ứng. động
- Đơn vị đo tốc độ thường dùng (2 tiết)
Thông -Tốc độ= quảng đường vật đi/thời gian đi 1 C7 hiểu quảng đường đó.
Vận dụng - Vận dụng công thức tốc độ để tính tốc độ C18 của một vật 1
4. Đo tốc độ
4. Đo tốc Nhận biết - Biết được cách đo tốc độ bằng các dụng cụ độ khác nhau ( 1 tiết)
Thông - Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng 1 C8 hiểu
đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong
dụng cụ thực hành ở nhà trường.
Vận dụng - Liên hệ thực tế thiết bị “bắn tốc độ” trong
kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
5.Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Nhận biết - Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. 5. Trao đổi
- Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển 4 C19 C9,10,11,12 1 chất và
hoá năng lượng trong cơ thể.
- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng chuyển hóa
đến quang hợp, hô hấp tế bào. năng lượng
- Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và
hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá - vai trò trình thoát hơi nước; trao đổi
- Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình Thông 1 4 C20 C13,14,15, chất và
trao đổi khí qua khí khổng của lá. hiểu
- Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo của khí 16 chuyển hóa
khổng, nêu được chức năng của khí khổng. năng lượng
- Mô tả được một cách tổng quát quá trình ( 15 tiết)
quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò
lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được
khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang
hợp. Viết được phương trình quang hợp
(dạng chữ). Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp
diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ
giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
- Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô
hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật): Nêu
được khái niệm; viết được phương trình hô
hấp dạng chữ; thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải.
- Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình
trao đổi khí qua khí khổng của lá.
- Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo của khí
khổng, nêu được chức năng của khí khổng.
- Mô tả được quá trình trao đổi nước và các
chất dinh dưỡng, lấy được ví dụ ở thực vật và động vật.
Vận dụng - Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải
thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
- Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô
hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô,...).
- Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi
chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào
thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và
bón phân hợp lí cho cây).
Vận dụng - Tiến hành được thí nghiệm chứng minh cao quang hợp ở cây xanh.
- Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào
ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.
- Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi
chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn C. ĐỀ. * ĐỀ 01.
KIỂM TRA GIỮA KÌ I.
TRƯỜNG THCS NGHĨA AN Năm học: 2023-2024 HỌ VÀ TÊN:
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7
…………………………. Thời gian: 60 phút LỚP: ….
(Không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rutherford-Borh?
A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở lớp vỏ.
B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.
C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron.
D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.
Câu 2: Nguyên tử X có 19 proton. Số hạt electron của X là A. 17. B. 18. C. 19. D. 20.
Câu 3: “Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự
báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào?
A. Kĩ năng dự báo. B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng quan sát, phân loại. D. Kĩ năng đo.
Câu 4: : Cho các bước sau, hãy sắp xếp lại hợp lí:
(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.
(2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp.
(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.
(4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào dụng cụ đo và cách đo. A. 1 -2 -3 -4. B. 1 -3- 2 -4. C. 3 -2 -4 -1. D. 2 -1 -4 -3.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng thảm họa của thiên nhiên gây tác
động xấu đến con người và môi trường? 1. Hạn hán.
2. Mưa dông kèm 3. Công nhân đốt rác. 4. Lũ lụt. theo sấm sét.
A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 3 và 4. D. 1và 4. Câu 6:
Công thức tính tốc độ là
A. v = S/t B. v = S.t C. v = t/S D. v = S/t2
Câu 7: Tốc độ của vật là
A. thời gian vật đi hết quãng đường 1m.
B. quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.
C. quãng đường vật đi được.
D. thời gian vật đi hết quãng đường.
Câu 8: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo tốc độ của một vật? A. Nhiệt kế. B. Cân.
C. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang. D. Lực kế.
Câu 9: Trao đổi chất và năng lượng có vai trò quan trọng đối với:
A.Sự sống của sinh vật.
B.Sự biến đổi các chất.
C.Sự trao đổi năng lượng.
D.Sự chuyển hóa của sinh vật.
Câu 10: Sản phẩm của quang hợp là A. oxygen, glucose. B. ánh sáng, diệp lục. C. nước, carbondioxide. D. glucose, nước.
Câu 11: Trong quá trình quang hợp, nước được lấy từ đâu?
A. Nước được lá lấy từ đất lên.
B. Nước được tổng hợp từ quá trình quang hợp.
C. Nước được rễ hút từ đất lên thân và đến lá.
D. Nước từ không khí hấp thụ vào lá qua các lỗ khí.
Câu 12: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là
A. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. Nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
D. Nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.
Câu 13: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?
A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào.
B. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử.
C. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP.
D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.
Câu 14: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là
A. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. Nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
D. Nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.
Câu 15:Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình
A. Lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.
B. Lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra mòi trường.
C. Lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2
từ cơ thể ra môi trường.
D. Lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí O2 và CO2 ra ngoài môi trường.
Câu 16:Trao đổi khí ở thực vật được thực hiện qua bộ phận nào ? A. Lục lạp. B. Biểu bì. C. Khí khổng. D. Ti thể
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 17: ( 2 điểm) Quan sát hình dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
a) Số hạt proton trong các nguyên tử có trong hình trên là bao nhiêu hạt?
b) Các nguyên tử khác nhau sẽ có số hạt nào khác nhau?
Câu 18: (1 điểm) Một người đi xe đạp với tốc độ 16 km/h từ nhà đến nơi làm việc.
Thời gian chuyển động của người này khi đi hết quãng đường là 30 min. Tính
quãng đường từ nhà đến trường dài bao nhiêu km?.
Câu 19: (2 điểm) Trình bày khái niệm về quá trình quang hợp và viết phương trình tổng quát.
Câu 20: ( 1 điểm) Ở người, hoạt động trao đổi khí diễn ra như thế nào? --- HẾT --- * ĐỀ 02.
TRƯỜNG THCS NGHĨA AN
KIỂM TRA GIỮA KÌ I.
HỌ VÀ TÊN:……………………………. Năm học: 2023-2024 LỚP: ….
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 Thời gian: 60 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1: Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử?
A. Các hạt mang điện tích âm (electron).
B. Các hạt neutron và hạt proton.
C. Các hạt neutron không mang điện.
D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong.
Câu 2: Nguyên tử trung hoà về điện vì
A. số hạt proton = số hạt neutron.
B. số hạt electron = số hạt neutron.
C. số hạt electron = số hạt proton.
D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron.
Câu 3: Con người có thể định lượng các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A. Kĩ năng đo. B. Kĩ năng dự báo.
C. Kĩ năng liên kết tri thức.
D. Kĩ năng quan sát, phân loại.
Câu 4: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước sau, hãy sắp xếp lại cho hợp lí:?
(1)Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.
(2)Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.
(3)Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.
(4) Viết báo cáo, thảo luận và trình bày báo cáo.
(5)Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán. A. 1-2-3-4-5 B. 1-3-2-5-4 C. 2-1-3-5-4 D. 1-5-2-3-4
Câu 5: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
A. Kĩ năng dự báo. B. Kĩ năng quan sát.
C. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt. D. Kĩ năng đo đạc.
Câu 6: Điền số vào chỗ trống sao cho phù hợp: Đổi: 10 m/s = …. km/h A. 36 km/h. B. 1000 km/h. C. 2,78 km/h. D. 20 km/h.
Câu 7: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc? A. m/phút. B. m/s . C. km/h. D. kg/m3.
Câu 8: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo
A. quãng đường và hướng chuyển động của vật.
B. độ dài quãng đường mà vật đó phải đi.
C. thời gian mà vật đó đi hết quãng đường.
D. độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.
Câu 9: Chuyển hóa năng lượng là :
A. sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
B. sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác và mất đi.
C. sự trao đổi chất với môi trường.
D. sự phân giải chất hữu cơ.
Câu 10: Quang hợp của thực vật có Sản phẩm là: A. nước, carbondioxide. B. ánh sáng, diệp lục. C. oxygen, glucose. D. glucose, nước.
Câu 11: Trong quá trình quang hợp, nước được lấy từ đâu?
A. Nước được lá lấy từ đất lên.
B. Nước được rễ hút từ đất lên thân và đến lá.
C. Nước được tổng hợp từ quá trình quang hợp.
D. Nước từ không khí hấp thụ vào lá qua các lỗ khí.
Câu 12: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là
A. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
B. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.
C. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
D. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
Câu 13:Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây đúng?
A. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O.
B. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP.
C. Hô hấp tế bào không chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.
D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.
Câu 14: Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình
A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.
B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra mòi trường.
C. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2
từ cơ thể ra môi trường.
D. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơthể, đồng thời thải khí O2 và CO2 ra ngoài môi trường.
Câu 15: Trao đổi khí ở thực vật được thực hiện qua bộ phận nào ? A.Lục lạp. B.Khí khổng. C.Biểu bì. D.Ti thể.
Câu 16: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là
A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 17: ( 2 điểm) Vẽ mô hình nguyên tử Sodium ( Na) biết Sodium có điện tích
hạt nhân là 11+, cho biết số proton, số electron và tính khối lượng nguyên tử
Sodium ( biết số neutron bằng 23)?
Câu 18: (1 điểm) Bạn Nam đi bộ từ nhà đến trường với tốc độ 4,8 km/h và đến
trường lúc 7h. Biết quãng đường từ nhà bạn An đến trường dài 2400 m. Hỏi bạn
Nam đi học lúc mấy giờ?
Câu 19: (2 điểm) Quá trình quang hợp của cây xanh chịu sự ảnh hưởng của những
yếu tố nào? Viết phương trình tổng quát quá trình quang hợp.
Câu 20: (1 điểm) Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình như thế nào? --- HẾT --- D. ĐÁP ÁN. * ĐỀ 01. I.TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C A D D A B C Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A A C B C B C C II. TỰ LUẬN: CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 17
a.Số proton của các nguyên tử: 1,5 - Nguyên tử helium: 2 - Nguyên tử helium: 7 - Nguyên tử helium: 19
b. Các nguyên tử khác nhau có số hạt proton khác nhau. 0,5 18 Tóm tắt: 0,25 V=60 km/h t=45 min=3/4h Tính S(km) ? Bài làm : 0,75
Quãng đường từ nhà đến trường là : S= v.t= 60. 3/4= 45 (km) 19
- Khái niệm về Quang hợp:
Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon 1
dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để
tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen.
- Phương trình tổng quát:
Nước + carbon dioxide → Glucose + Oxygen 1 20
Hoạt động trao đổi khí ở người: 1
- Ở người, khi hít vào, không khí đi qua đường dẫn khí vào đến
phổi sẽ cung cấp O2 cho các tế bào; khí CO2 từ tế bào được
máu chuyển tới phổi để thải ra ngoài môi trưởng qua động tác thở ra.
(Học sinh có thể có cách trình bày khác, nếu đúng thì đạt điểm tối đa) --- HẾT --- * ĐỀ 02. I.TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C A B C A D D Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A C B D B C B A II. TỰ LUẬN: CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 17
Vì điện tích hạt nhân là 11+ nên số proton = 11 => số electron = số proton = 11 1,5
Khối lượng nguyên tử Sodium= số proton + số neutron = 11+ 0,5 12 = 23 amu 18 Tóm tắt: 0,25
An xuất phát lúc 6 h 30 min. V= 4,8 km/h S = 2400m =2,4 km
Tính t, An đến trường lúc mấy giờ?
Bài làm: Thời gian bạn An đi từ nhà đến trường là: 0,5 t=S/v=2,4/4,8=0,5h=30 min
Vậy An đến trường lúc 7 h – 30 min= 6h 30 min 0,25 19
- Quá trình quang hợp của cây xanh chịu sự ảnh hưởng của 1
những yếu tố: Nồng độ khí CO2, ánh sáng, nước, nhiệt độ.
- Phương trình tổng quát của quá trình Quang hợp:
Nước + carbon dioxide → Glucose + Oxygen. 1 20
Hoạt động trao đổi khí ở sinh vật: 1
Trao đổi khí là quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi
trường vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2, hoặc O2.
(Học sinh có thể có cách trình bày khác, nếu đúng thì đạt điểm tối đa) --- HẾT ---
Document Outline
- - Thời gian làm bài: 60 phút.
- - Cấu trúc:
- B.BẢNG ĐẶC TẢ :