-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 năm 2023 - 2024 CD - Đề 4
Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 năm 2023 - 2024 CD - Đề 4 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Đề giữa HK1 Khoa học Tự nhiên 8 22 tài liệu
Khoa học tự nhiên 8 1 K tài liệu
Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 năm 2023 - 2024 CD - Đề 4
Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 năm 2023 - 2024 CD - Đề 4 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề giữa HK1 Khoa học Tự nhiên 8 22 tài liệu
Môn: Khoa học tự nhiên 8 1 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Khoa học tự nhiên 8
Preview text:
HÒNG GD & ĐT ……………….
Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS……………….
Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8
Thời gian làm bài 90 phút
A. TRẮC NGIỆM: 5,0 điểm
*Khoanh tròn vào một chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Cách lấy hóa chất dạng bột ra khỏi lọ đựng hóa chất? A. Dùng panh, kẹp.
B. Dùng thìa kim loại hoặc thủy tinh. C. Dùng tay D. Đổ trực tiếp
Câu 2. Khi đun ống nghiệm dưới ngọn lửa đèn cồn, cần để đáy ống nghiệm cách
bao nhiêu so với ngọn lửa từ dưới lên? A. 1/2. B. 2/3. C. 3/4. D. 4/5.
Câu 3. Các hóa chất trong phòng thí nghiệm được bảo quản trong lọ như thế nào?
A. Lọ hở, làm bằng thủy tinh, nhựa,... B. Lọ bất kì có thể đựng được.
C. Không có đáp án chính xác.
D. Lọ kín, làm bằng thủy tinh, nhựa,...
Câu 4. Dụng cụ thí nghiệm nào dùng để lấy dung dịch hóa chất lỏng? A. Kẹp gỗ.
B. Bình tam giác. C. Ống hút nhỏ D. Ống nghiệm. giọt.
Câu 5. Khi cho một mẩu vôi sống vào nước, mẩu vôi sống tan ra, thấy nước nóng
lên. Dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng hóa học xảy ra đúng nhất là?
A. Mẩu vôi sống tan ra, nước nóng lên. B. Xuất hiện chất khí không màu.
C. Xuất hiện kết tủa trắng.
D. Mẩu vôi sống tan trong nước.
Câu 6. Dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội làm nước uống, lâu ngày thấy trong
ấm có những cặn trắng. Biết rằng trong nước mưa có chứa nhiều muối calcium
hydro carbonate. Muối này dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra calcium carbonate (là
chất kết tủa trắng), khí carbon dioxide và nước. Hãy cho biết dấu hiệu có phản
ứng xảy ra khi đun nước sôi rồi để nguội. A. Do tạo thành nước.
B. Do tạo thành chất kết tủa trắng calcium carbonate. C. Do để nguội nước. D. Do đun sôi nước
Câu 7. Sulfur cháy theo sơ đồ phản ứng sau: Sulfur + khí oxygen → sulfur dioxide
Nếu đốt cháy 24 gam sulfur và thu được 48 gam sulfur dioxide thì khối lượng khí
oxygen đã tham gia vào phản ứng là: A. 20 gam B. 22 gam C. 24 gam D. 26 gam
Câu 8. Hợp chất khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 22. Công thức hóa học của X có thể là A. NO2 B. NO C. NH3 D. CO2
Câu 9. Hòa tan 25 gam muối ăn (sodium chloride: NaCl) vào nước thu được
dung dịch có nồng độ 20%. Khối lượng dung dịch muối ăn pha chế được là A. 100 gam. B. 125 gam. C. 150 gam. D. 250 gam.
Câu 10. Khi đốt than (thành phần chính là carbon), phương trình hóa học xảy ra như sau:
C + O2 → CO2. Nếu đem đốt 2,4 gam carbon thì thể tích khí carbon dioxide
(CO2) sinh ra sau phản ứng ở 250C và 1 bar là? A. 7,347 lít. B. 49,58 lít. C. 4,958 lít. D. 73,47 lít.
Câu 11. Cho phương trình nung đá vôi (thành phần chính là calcium carbonate)
như sau: CaCO3 → CO2 + CaO. Để thu được 2,8 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3? A. 0,05 mol. B. 0,15 mol. C. 0,2 mol. D. 0,3 mol
Câu 12. Trong gia đình, nồi áp suất được sử dụng để nấu chín kỹ thức ăn. Lý do
nào sau đây không đúng khi giải thích cho việc sử dụng nồi áp suất ?
A. Tăng áp suất và nhiệt độ lên thức
B. Giảm hao phí năng lượng. ăn.
C. Tăng diện tích tiếp xúc thức ăn và
D. Giảm thời gian nấu ăn. gia vị.
Câu 13. Than (carbon) cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không
khí. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng đốt cháy than? A. Không khí. B. Nồng độ. C. Vật liệu. D. Hóa chất.
Câu 14. So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ, khối
lượng Al sử dụng là như nhau).
Al (bột) + dung dịch H2SO4 1M (1) Al (hạt) + dung dịch H2SO4 1M (2)
Kết quả thu được là .
A. (1) nhanh hơn (2). B. (2) nhanh hơn (1).
C. (1) và (2) như nhau. D. ban đầu như nhau, sau đó (2) nhanh hơn(1).
Câu 15. Ứng dụng của Sulfuric acid (H2SO4) là: A. Sản xuất B. Sản xuất chất C. Sản xuất phân D. Tất cả các đáp án sơn. dẻo. bón. trên.
Câu 16. Một chất lỏng không màu có khả năng hóa đỏ một chất chỉ thị thông
dụng. Nó tác dụng với một số kim loại giải phóng hydrogen và nó giải phóng khí
CO2 khi thêm vào muối hydro carbonate. Kết luận nào dưới đây là phù hợp nhất cho chất lỏng ban đầu? A. Kiềm. B. Base. C. Acid. D. Muối.
Câu 17. Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Ca(OH)2. Số chất
làm đổi màu giấy quỳ tím thành xanh là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 18. Điền vào chỗ trống: "Acid là những …….. trong phân tử có nguyên tử
......... liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion ..………….."
A. đơn chất, hydrogen, OH−
B. hợp chất, hydroxide, OH−
C. đơn chất, hydroxide, H+ D. hợp chất, hydrogen, H+
Câu 19. Hoàn thành phương trình sau: NaOH + ...?... → Na2SO4 + H2O A. NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + B. 2NaOH + SO4 → Na2SO4 + H2O 2H2O C. 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + D. NaOH + SO4 → Na2SO4 + 2H2O H2O
Câu 20. Hóa chất được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất giấy,
aluminium (nhôm), chất tẩy rửa, ... là: A. Ca(OH)2 B. Ba(OH)2 C. KOH D. NaOH
II. TỰ LUẬN: 5,0 điểm
Câu 21 (0,5 điểm): Thế nào là biến đổi vật lý, biến đổi hóa học ? Lấy ví dụ minh họa.
Câu 22 (1,0 điểm):
a. Nêu các bước lập phương trình hóa học.
b. Ý nghĩa của phương trình hóa học ?
Câu 23 (0,5 điểm): Tính số mol phân tử có trong 40 gam Calcium
carbonat (có công thức hóa học là CaCO3).
Câu 24 (1,0 điểm):
a. Ở 250C, khi hòa tan 72 gam NaCl vào 200 gam nước thì được
dung dịch bão hòa. Tính độ tan của NaCl trong nước ở nhiệt độ trên.
b. Hòa tan 50 gam Sodium chloride (NaCl) vào 150 gam nước. Hãy
tính nồng độ phần trăm của dung dịch Sodium chloride thu được.
Câu 25 (1,0 điểm) Cho Al tác dụng với dung dịch HCl loãng thì xảy ra
phản ứng hoá học: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Cho biết sau phản ứng thu được 14,874 lít khí H2 (ở 250C và 1 bar). Hãy tính:
a. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng.
b. Khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng.
Câu 26 (0,5 điểm) Hãy trình bày các tính chất hóa học của Acid. Viết
phương trình hóa học minh họa cho các tính chất nếu có.
Câu 27 (0,5 điểm) Base là gì? Hãy nêu một số ứng dụng của Sodium hydroxide (NaOH)? ---------- Hết ----------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
A. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B B D C A B C D B C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A C B A D C B D C D B. TỰ LUẬN: 5,0 điểm Đáp án Điểm
Câu 21 (0,5 điểm)
- Các quá trình như hoà tan, đông đặc, nóng chảy, … các chất chỉ chuyển 0,25 điểm
từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới, đó là biến đổi vật lí.
VD: Nước đá tan chảy thành nước lỏng.
- Các quá trình như đốt cháy nhiên liệu, phân huỷ chất (VD: nung đá 0,25 điểm
vôi,…), tổng hợp chất (VD: quá trình quang hợp, …) có sự tạo thành chất
mới, đó là biến đổi hoá học. VD: Xăng dầu cháy. Câu 22 (1,0 điểm)
a. Các bước lập phương trình hóa học: 0,25 điểm
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng (gồm công thức hóa học của các chất tham
gia và các chất sản phẩm)
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế (Bằng cách 0,25 điểm
đặt các hệ số thích hợp vào trước các công thức hóa học)
Bước 3: Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b. Ý nghĩa của phương trình hóa học:
+ Phương trình hoá học cho biết trong phản ứng hoá học, lượng các chất 0,25 điểm
tham gia phản ứng và các chất sản phẩm tuân theo một tỉ lệ xác định.
+ Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ về hệ số của các chất có trong phản ứng 0,25 điểm Câu 23 (0,5 điểm)
Số mol phân tử có trong 40 gam Calcium carbonat (CaCO3) là : 0,5 điểm
nCaCO3 = mCaCO3/MCaCO3 = 40/100 = 0,4 (mol) Câu 24 (1,0 điểm)
a, Độ tan của NaCl trong nước ở 25oC là: 0,5 điểm S
NaCl = (mNaCl.100)/mnước = (72.100)/200 = 36g b, 0,25 điểm
- Khối lượng dung dịch Sodium chloride là:
mddNaCl = 50 + 150 = 200(g) 0,25 điểm
- Nồng độ phần trăm của dung dịch Sodium chloride là :
C%NaCl= (mNaCl .100 )/mddNaCl = (50 .100 )/200 = 25% Câu 25 (1,0 điểm) Số mol khí H 0,25 điể
2 là: nH2 = VH2/24,79 = 14,874/24,79 = 0,6 mol m
PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 0,25 điểm Theo PT: 2 6 2 3 (mol) Theo bài: 0,6(mol) a.
- Từ PT ta có: nAl = 2/3nH2 = 2/3.0,6 = 0,4 mol. 0,25 điểm
- Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là:
mAl = nAl . MAl = 0,4 . 27 = 10,8(g) b.
- Từ PT ta có nHCl = 2nH2 = 2 . 0,6 = 1,2 mol. 0,25 điểm
- Khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng là:
MHCl = nHCl . MHCl = 1,2 . 36,5 = 43,8(g) Câu 26 (0,5 điểm)
- Dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. 0,25 điểm
- Dung dịch acid phản ứng được với một số kim loại để tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen. 0,25 điểm VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 Câu 27 (0,5 điểm)
- Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với 0,25 điểm
nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH−.
- Một số ứng dụng của Sodium hydroxide: Sản xuất nhôm, sản xuất xà 0,25 điểm
phòng, sản xuất giấy, sản xuất tơ nhân tạo, sản xuất pin và acquy…
Document Outline
- Câu 6. Dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội làm nước uống, lâu ngày thấy trong ấm có những cặn trắng. Biết rằng trong nước mưa có chứa nhiều muối calcium hydro carbonate. Muối này dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra calcium carbonate (là chất kết tủa trắng), k...
- Câu 10. Khi đốt than (thành phần chính là carbon), phương trình hóa học xảy ra như sau:
- Câu 12. Trong gia đình, nồi áp suất được sử dụng để nấu chín kỹ thức ăn. Lý do nào sau đây không đúng khi giải thích cho việc sử dụng nồi áp suất ?
- Câu 15. Ứng dụng của Sulfuric acid (H2SO4) là: