Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới) | Kết Nối Tri Thức đề 2
Đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 năm 2023 - 2024 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật lớp 10 được áp dụng với cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và sách Cánh diều.
Chủ đề: Đề thi Kinh tế và Pháp luật 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHÒNG GD&ĐT……
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10 NĂM 2023 - 2024
Bài thi môn: GDKTPL lớp 10
Thời gian làm bài:45 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Hệ thống các quy phạm pháp luật nào sau đây có hiệu lực pháp lí cao nhất ? A. Hiến pháp. B. Pháp luật. C. Nghị định. D. Thông tư.
Câu 2. Cơ quan nào sau đây ban hành Hiến pháp? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Tòa án nhân dân.
D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Câu 3. Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao
nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về
A. chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị.
B. chính sách tài chính, công thương.
C. doanh nghiệp tư nhân, cổ phần.
D. chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh.
Câu 4. Các quy định của Hiến pháp mang tính
A. tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung.
B. chi tiết, cụ thể, thay đổi liên tục.
C. phong phú, đa dạng, linh hoạt.
D. kiên định, chủ đạo, bảo thủ, cố định.
Câu 5. Chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ
A. dân chủ xã hội chủ nghĩa. B. dân chủ chủ nô.
C. dân chủ tư bản chủ nghĩa.
D. dân chủ cộng sản chủ nghĩa.
Câu 6. Tất cả quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc
về nhân dân mà nền tảng là liên minh của các lực lượng nào sau đây?
A. Giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
B. Giai cấp địa chủ với tư sản mại bản và đội ngũ trí thức.
C. Giai cấp công nhân với tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung nông.
D. Giai cấp nông nhân với trung, tiểu địa chủ và tiểu tư sản.
Câu 7. Chức năng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thực hiện các quyền
A. lập pháp, hành pháp và tư pháp.
B. lập pháp, tư pháp và phân lập.
C. lập pháp, hành pháp và phân lập.
D. hành pháp, tư pháp và phân lập.
Câu 8. Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân? A. Nhà nước. B. Chính phủ. C. Quốc hội. D. Đảng Cộng sản.
Câu 9. Theo Hiến pháp 2013, thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Hà Nội. B. Thăng Long. C. Đại La. D. Đông Kinh.
Câu 10. Hành vi nào sau đây thực hiện tốt quy định của Hiến pháp về chủ quyền, lãnh thổ?
A. Tố cáo các hành vi xâm phạm biên giới Việt Nam.
B. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
C. Xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia.
D. Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý.
Câu 11. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do lao động.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 12. Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi
Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân? A. Đủ 14 tuổi. B. Đủ 16 tuổi. C. Đủ 18 tuổi. D. Đủ 21 tuổi.
Câu 13. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước A. pháp luật. B. giáo lý. C. xã hội. D. văn hóa.
Câu 14. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với
những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?
A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền quản lý xã hội. D. Quyền đáp trả.
Câu 15. Theo Hiến pháp năm 2013, đối với các giá trị văn hóa, mọi người có quyền
A. hưởng thụ và tiếp cận. B. quản lý và giám sát.
C. truyền bá và loại bỏ.
D. tái tạo và tiếp nhận.
Câu 16. Theo Hiến pháp 2013, quyền tự do kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật không cấm là quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào sau đây? A. Chính trị. B. Xã hội. C. Kinh tế. D. Văn hóa.
Câu 17. Nhà nước giữ vai trò nào trong nền kinh tế thị trường?
A. Định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế.
B. Trực tiếp đầu tư phát triển nền kinh tế.
C. Động lực chính thức để phát triển mạnh nền kinh tế.
D. Huy động toàn bộ nguồn lực kinh tế trong nhân dân.
Câu 18. Theo Hiến pháp 2013, việc Nhà nước tạo việc làm cho người lao động,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động
là trách nhiệm của vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực nào sau đây? A. Xã hội. B. Văn hóa. C. Kinh tế. D. Giáo dục.
Câu 19. Nguồn năng lượng nào sau đây được Nhà nước khuyến khích sử dụng?
A. Năng lượng khí đốt, năng lượng hạt nhân.
B. Năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
C. Năng lượng dầu mỏ, năng lượng tái tạo.
D. Năng lượng hóa thạch, năng lượng dầu mỏ.
Câu 20. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013,
giáo dục bắt buộc là bậc nào sau đây? A. Đại học. B. Trung học Cơ Sở. C. Tiểu học. D. Trung học phổ thông.
Câu 21. Nhận định nào sau đây không đúng với nội dung cơ bản của Hiến pháp
về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường?
A. Tài nguyên thiên nhiên là sở hữu toàn dân nên người dân có thể tuỳ ý sử dụng.
B. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế cạnh tranh công bằng, bình đẳng với nhau.
C. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, bao gồm cả Nhà nước, nhân dân.
D. Nước ta có nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Câu 22. Cơ quan quyền lực (cơ quan đại biểu của nhân dân) của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
B. Chính phủ và Ủy ban nhân dân.
C. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân.
D. Chủ tịch nước và Chính phủ.
Câu 23. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài
chính, tiền tệ quốc gia thể hiện chức năng nào của Quốc hội?
A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ.
C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Câu 24. Cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp là A. Tòa án nhân dân.
B. Viện kiểm sát nhân dân. C. Chính phủ. D. Hội đồng dân dân.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm). Nêu quy trình làm Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy cho biết ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
“Học sinh cũng được hưởng các quyền con người, quyền công dân quy định tại Hiến pháp năm 2013”.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-A 2-B 3-A 4-A 5-A 6-A 7-A 8-A 9-A 10-A 11-D 12-C 13-A 14-A 15-A 16-C 17-A 18-A 19-B 20-C 21-A 22-A 23-D 24-B
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm):
Bước 1: Yêu cầu làm, sửa đổi Hiến pháp
Bước 2: Quốc hội quyết định làm, sửa đổi Hiến pháp
Bước 3: Quốc hội thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp
Bước 4: Soạn thảo Dự thảo Hiến pháp
Bước 5: Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Hiến pháp
Bước 6: Trình Quốc hội thảo luận Dự thảo Hiến pháp
Bước 7: Quốc hội thông qua Hiến pháp
Bước 8: Chủ tịch nước công bố Hiến pháp Câu 2 (2,0 điểm):
- Ý kiến đúng, vì học sinh cũng là công dân nước Việt Nam nên cũng được
hưởng các quyền con người, quyền công dân quy định tại Hiến pháp năm 2013.