-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới) | Cánh diều
Đề thi giữa kì 2 Hóa học 10 năm 2023 - 2024 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa học lớp 10 được áp dụng với cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và sách Cánh diều.
Chủ đề: Đề giữa HK2 Hóa Học 10
Môn: Hóa học 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
SỞ GD&ĐT …………
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT ……..
Môn: HÓA HỌC - Lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút không tính thời gian phát đề
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 03 trang)
Họ và tên học sinh:…………………………………... SBD:………………………….
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S = 32;
Cl =35,5; K=39; Fe=56; Ba=137.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, điều chế hiđro clorua bằng cách cho H2SO4 đặc vào ống nghiệm chứa
chất rắn X rồi đun nóng. Chất X là A. Cu. B. NaCl. C. NaOH. D. Cu(OH)2.
Câu 2: Chất hoặc dung dịch nào sau đây không phản ứng với Cl2? A. NaI. B. O2. C. CaBr2. D. H2.
Câu 3: Cl2 thể hiện đồng thời tính oxi hóa và tính khử trong phản ứng với A. Fe. B. NaI. C. H2. D. H2O.
Câu 4: Ở điều kiện thường, clo là chất A. rắn màu vàng. B. khí không màu.
C. khí màu vàng lục.
D. rắn màu lục nhạt.
Câu 5: Axit HCl tác dụng với CuO tạo ra sản phẩm gồm những chất nào sau đây? A. CuCl2, H2O. B. CuCl2, H2. C. Cu, H2O. D. Cu, H2.
Câu 6: Clorua vôi là muối của canxi với 2 loại gốc axit là clorua (Cl- )và hipoclorit (ClO-). Vậy Clorua vôi gọi là muối gì? A. Muối hỗn tạp.
B. Muối của 2 axit. C. Muối trung hoà. D. Muối kép.
Câu 7: Các dung dịch: NaF, NaI, NaCl, NaBr. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên? A. Cl2.
B. Dung dịch AgNO3. C. Hồ tinh bột. D. Dung dịch NaOH.
Câu 8: Axit nào trong các axit sau đây có tính axit mạnh nhất? A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.
Câu 9: Các chất trong nhóm nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch HCl? A. CuO, Zn, Na2CO3. B. SiO2, Zn, Na2CO3. C. CaO, Hg, CaCO3. D. FeO,Cu, CaCO3.
Câu 10: Khi cho các halogen tác dụng với nước, chỉ có một chất giải phóng khí O2 đó là chất: A. Br2. B. Cl2. C. F2. D. I2.
Câu 11: Các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau vì có cùng
A. cấu hình electron lớp ngoài cùng.
B. số lớp electron.
C. số electron độc thân.
D. tính oxi hóa mạnh.
Câu 12: Dùng dung dịch nào sau đây để khắc hình, vẽ chữ lên thủy tinh? A. HBr. B. NaCl. C. SiO2. D. HF.
Câu 13: Nước Gia-ven là hỗn hợp của các chất nào sau đây A. NaCl, NaClO3, H2O. B. NaCl, NaClO, H2O. C. HCl, HClO, H2O. D. NaCl, NaClO4, H2O.
Câu 14: Đơn chất halogen nào sau đây có hiện tượng thăng hoa? A. Iot. B. Clo. C. Flo. D. Brom.
Câu 15: Cho các phản ứng sau: Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O
(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O (d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2 A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 16: Liên kết hóa học giữa các nguyên tố trong phân tử HCl thuộc loại liên kết:
A. Cộng hóa trị không cực. B. Ion.
C. Cộng hóa trị có cực. D. Hiđro.
Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2) ?
A. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
B. Ở điều kiện thường là chất khí.
C. Tác dụng mạnh với nước.
D. Có tính oxi hóa mạnh.
Câu 18: Dùng bình thủy tinh có thể chứa được các dung dịch axit trong dãy nào sau đây?
A. HCl, H2SO4, HF, HNO3. B. HCl, H2SO4, HF. C. H2SO4, HF, HNO3. D. HCl, H2SO4, HNO3.
Câu 19: Điều chế clorua (CaOCl2) bằng cách đun nóng hỗn hợp sau ở 300C A. CaO và HCl. B. Ca(OH)2 và HCl.
C. vôi sữa Ca(OH)2 và Cl2. D. CaO và Cl2.
Câu 20: Khí HCl khi tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric. Khi nhúng quỳ tím vào dung dịch
axit clohiđric thì làm quỳ tím
A. chuyển sang không màu.
B. chuyển sang màu xanh.
C. chuyển sang màu đỏ.
D. không chuyển màu.
Câu 21: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Clo từ MnO2 và dung dịch HCl:
Khí Clo sinh ra thường lẫn hơi nước và khí hiđro clorua. Để thu được khí Clo khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
A. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
B. Dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
C. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
D. Dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 22: Trong thiên nhiên, clo chủ yếu tồn tại dưới dạng:
A. khoáng vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O).
B. muối NaCl có trong nước biển.
C. khoáng vật sinvinit (KCl.NaCl). D. đơn chất Cl2.
Câu 23: Halogen nào thể lỏng ở điều kiện thường A. Iot. B. Flo. C. Clo. D. Brom.
Câu 24: Những nguyên tố halogen thuộc nhóm A. VIA. B. VA. C. VIIA. D. IA.
Câu 25: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl? A. NaCl. B. NaOH. C. Ag. D. Cu.
Câu 26: Halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là A. I2. B. B2. C. Cl2. D. F2.
Câu 27: Cho từ từ nước clo vào dung dịch KI có pha một ít hồ tinh bột, có hiện tượng xảy ra
A. dung dịch hóa xanh.
B. dung dịch hóa đỏ. C. có khí thoát ra.
D. không có hiện tượng.
Câu 28: Nước Gia-ven được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy là do nước Gia-ven có tính A. oxi hóa mạnh. B. oxi hóa yếu. C. khử mạnh. D. khử yếu.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 29 (1 điểm):Viết phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau: (1) (2) (3) (4)
NaCl ⎯⎯→HCl ⎯⎯→Cl ⎯⎯→ NaCl ⎯⎯→AgCl 2
Câu 30 (1 điểm): Hoà tan 15,6 gam hỗn hợp X gồm bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng
thấy thoát ra 17,92 lít khí hiđro (đktc) và dung dịch Y chứa m gam muối.
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b. Xác định giá trị m.
Câu 31 (0,5 điểm): Sục khí Cl2 vào dung dịch K2CO3 thấy có khí X không màu thoát ra. Xác định khí X.
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 32 (0,5 điểm): Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau phản
ứng hoàn toàn, được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được 7,62 gam FeCl2 và 9,75 gam FeCl3. Xác định giá trị m?
------------------ Hết -----------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
-----------------------------------------------