-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều
Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Cánh diều gồm có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 Cánh diều.
Đề giữa HK2 Sinh Học 11 5 tài liệu
Sinh Học 11 320 tài liệu
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều
Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Cánh diều gồm có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 Cánh diều.
Chủ đề: Đề giữa HK2 Sinh Học 11 5 tài liệu
Môn: Sinh Học 11 320 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Sinh Học 11
Preview text:
PHÒNG GD&ĐT............
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THPT ..............
Môn: SINH HỌC 11 Cánh diều
Năm học: 2023 - 2024
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ
môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển gọi là
A. sinh trưởng ở sinh vật.
B. phát triển ở sinh vật.
C. cảm ứng ở sinh vật. D. sinh sản ở sinh vật.
Câu 2. Cơ chế cảm ứng ở sinh vật là
A. thu nhận kích thích, trả lời kích thích và dẫn truyền kích thích.
B. trả lời kích thích, thu nhận kích thích và dẫn truyền kích thích.
C. dẫn truyền kích thích, trả lời kích thích và thu nhận kích thích.
D. Thu nhận kích thích, dẫn truyền kích thích và trả lời kích thích.
Câu 3. Điền vào chỗ chấm: “Cảm ứng ở thực vật là phản ứng … của các cơ quan thực
vật đối với … của môi trường”.
A. vận động - kích thích.
B. kích thích - vận động. C. hóa học - tín hiệu. D. tín hiệu - hóa học.
Câu 4. Ứng động là
A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng
B. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích
C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng lúc vô hướng
D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định
Câu 5. Sự leo giàn của cây mướp nhờ tua cuốn là A. hướng sáng B. hướng nước. C. hướng trọng lực. D. hướng tiếp xúc.
Câu 6. Thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ,... có hệ thần kinh dạng nào? A.Chưa có hệ thần kinh.
B. Hệ thần kinh dạng lưới.
C. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
D. Hệ thần kinh dạng ống.
Câu 7. Bộ phận trên cơ thể có thụ thể tiếp nhận kích thích từ phân tử mùi? A.Mắt B. Lưỡi. C. Tai. D. Mũi.
Câu 8. Đặc điểm của phản xạ không điều kiện là
A.hình thành trong đời sống cá thể. B. không bền vững. C.đặc trưng cho loài.
D. được hình thành với tác nhân bất kì.
Câu 9. Tập tính là
A. chuỗi các hoạt động của động vật trả lời các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho
cơ thể động vật tồn tại và phát triển.
B. chuỗi các phản xạ có điều kiện của động vật, đảm bảo cho cơ thể động vật tồn tại và phát triển.
C. chuỗi các phản xạ không điều kiện của động vật, đảm bảo cho cơ thể động vật tồn tại và phát triển.
D. chuỗi các phản ứng của động vật trả lời các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho
cơ thể động vật tồn tại và phát triển.
Câu 10. Đặc điểm của tập tính bẩm sinh là
A.tính di truyền, tính cá thể.
B. tính di truyền, tính ổn định.
C.tính cá thể, tính ổn định.
D. tính độc lập, tính ổn định.
Câu 11. Hình thức học tập đơn giản nhất; con vật phớt lờ, không trả lời những kích
thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào là A. in vết. B. học liên hệ. C. quen nhờn. D. học xã hội.
Câu 12. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể có mối quan hệ mật
thiết với nhau như thế nào?
A. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển thúc đẩy sinh trưởng.
B.Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, làm nền tảng cho phát triển.
C. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau.
D. Sinh trưởng và phát triển mâu thuẫn với nhau, thúc đẩy nhau.
Câu 13. Tuổi thọ của loài (tuổi sinh lí) là
A. tính từ khi sinh ra cho đến khi chết, mỗi cá thể chịu tác động khác nhau của các nhân tố sinh thái.
B.tính từ khi sinh ra cho đến khi chết, mỗi cá thể chịu tác động khác nhau từ hệ sinh thái.
C.tính từ khi sinh ra cho đến khi chết vì già.
D. tính từ khi sinh ra cho đến khi chết vì bệnh tật.
Câu 14. Có mấy loại mô phân sinh? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 15. Hormone nào được tổng hợp ở mô phân sinh đỉnh? A. Ethylene. B. Cytokinin. C. Gibberellin. D. Auxin.
Câu 16. Nhóm hormone ức chế sinh trưởng ở thực vật là A. auxin, ethylene. B. cytokinin, auxin. C. ethylene, abscisic acid. D. gibberellin, cytokinin.
Câu 17. Chọn đáp án đúng.
A.Ở mức độ cơ thể, thực vật và động vật đáp ứng với tác nhân kích thích từ môi
trường theo những cách giống nhau.
B.Thực vật phản ứng với kích thích thông qua phản xạ, còn động vật được điều khiển qua các hormone.
C. Sinh vật nhận tín hiệu từ môi trường thông qua các giác quan.
D. Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin là các neuron.
Câu 18. Các hiện tượng nào sau đây ở thực vật thuộc kiểu ứng động?
(1) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng, khép lại lúc chạng vạng tối.
(2) Ngọn cây hướng ra ngoài ánh sáng.
(3) Lá cây trinh nữ cụp lại khi tay chạm vào.
(4) Rễ cây lan rộng hướng tới nguồn nước.
(5) Hoa quỳnh nở vào ban đêm.
(6) Vận động bắt mồi của cây nắp ấm. A.(1), (2), (3) và (6). B. (1), (3), (5) và (6). C. (1), (2), (5) và (6). D. (1), (2), (4) và (6).
Câu 19. Quá trình nào sau đây không có trong cơ chế cảm ứng của thực vật với tín hiệu môi trường?
A. Dẫn truyền tín hiệu. B. Trả lời kích thích.
C. Phân tích và tổng hợp thông tin. D. Thu nhận kích thích.
Câu 20. Trong các phản xạ sau đây, đâu là phản xạ có điều kiện?
A.Mắt nheo lại khi có ánh sáng chiếu vào.
B. Trời rét, da nổi gai ốc.
C. Nghe nói đến quả mơ, tiết nước bọt.
D. Da đỏ lên khi ta đi ra ngoài nắng.
Câu 21. Trong các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh liên quan đến hệ thần kinh? (1) Alzheimer. (2) Parkinson.
(3) Trầm cảm. (4) Rối loạn cảm giác. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 22. Nhận biết về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng
tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi là hình thức học tập A. quen nhờn.
B. học nhận biết không gian. C. học liên hệ.
D. học giải quyết vấn đề.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.
B. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển.
C. Cây ra lá là một biểu hiện của sinh trưởng.
D. Con gà tăng từ 1,2 kg đến 3 kg là một biểu hiện của sự sinh trưởng.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây về sinh trưởng sơ cấp là không đúng?
A. Sinh trưởng sơ cấp có ở cây Hai lá mầm và Một lá mầm.
B. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của thân và rễ.
C. Sinh trưởng sơ cấp chỉ do mô phân sinh đỉnh tạo nên.
D. Sinh trưởng sơ cấp diễn ra suốt đời ở cây Hai lá mầm.
Câu 25. Có bao nhiêu phát biểu đúng về lí do sử dụng cây muồng đen làm trụ sống cho cây tiêu?
A. Cây muồng đen có khả năng vừa làm trụ, vừa chắn gió, vừa tạo bóng mát cho cây
hồ tiêu theo mô hình nông - lâm kết hợp.
B. Giúp giảm chi phí đầu tư.
C. Hạn chế tình trạng phá rừng, cải tạo đất vườn đồi.
D. Ngăn chặn được tất cả các dịch bệnh lây lan cho hồ tiêu. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26. Trong Luật phòng, chống ma túy, mỗi cá nhân, gia đình cần có trách nhiệm
Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma túy và
thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lí, ngăn chặn thành
viên trong gia đình vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy; phổ biến, giáo dục
pháp luật về phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lí chặt chẽ,
ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
Phối hợp với chính quyền các cấp, cơ quan có thẩm quyền vận động người nghiện ma
túy thực hiện biện pháp cai nghiện ma túy, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc thay thế; tham gia cảm hóa, giáo dục, dạy nghề, tìm việc làm và giúp đỡ
người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy.
Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức xét nghiệm chất ma túy
trong cơ thể khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên sử dụng trái phép chất ma túy.
Câu 27. Tập tính của những loài nào được người ta sử dụng làm thiên địch để phòng
trừ sâu hại trong sản xuất nông nghiệp?
1. Nhện nước. 2. Kiến ba khoang. 3. Rầy nâu.
4.Rệp. 5. Bọ rùa đỏ. 6. Kiến vàng. Số đáp án đúng là A.6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 28. Cho các ứng dụng sau đây, có bao nhiêu ứng dụng dựa trên kiến thức về sinh
trưởng và phát triển ở thực vật?
1. Dùng chất kích thích sinh trưởng để thúc đẩy tăng chiều cao ở cây đay.
2. Ngắt lá ở cây mai vào dịp Tết để hạn chế sinh trưởng, thúc đẩy phát triển ra hoa.
3. Trồng xen canh cây ngô và cây đậu xanh trong cùng một khu vườn.
4.Trồng cây cải xanh với mật độ dày để nâng cao năng suất cây trồng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm): Giải thích cơ chế truyền tin qua synapse hóa học. Tại sao mặc dù có
cả synapse điện lẫn synapse hóa học, nhưng đại bộ phận các synapse ở động vật lại là synapse hóa học?
Câu 2. (1 điểm): Có hai khóm lúa A và B (cùng một giống), khi chín người ta cắt hết
bông của khóm A. Sau hai tuần, người ta thấy ở khóm A các lá dưới bông vẫn xanh,
còn khóm B mặc dù không cắt bông nhưng các lá dưới bông đều vàng hết. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Đáp án đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 I. TỰ LUẬN Đang cập nhật
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. (2 điểm):
*Khi điện thế hoạt động truyền đến tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chùy
synapse sẽ làm thay đổi tính thấm đối với từ ngoài dịch mô tràn vào dịch bào ở chùy synapse.
- vào làm vỡ các bóng chứa chất trung gian hóa học axetincolin, giải phóng các chất này vào khe synapse.
- Axetincolin sẽ gắn vào các thụ thể trên màng sau synapse và làm xuất hiện điện thế
hoạt động ở tế bào sau synapse.
* Đại bộ phận là synapse hoá học vì synapse hóa học có các ưu điểm sau:
- Việc truyền thông tin qua synapse hóa học dễ được điều chỉnh hơn so với ở synapse
điện nhờ sự điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe synapse.
- Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều
- Chất trung gian hóa học khác nhau ở mỗi synapse gây ra các đáp ứng khác nhau. Câu 2. (1 điểm):
Hormone cytokinin có tác dụng ức chế sự phân giải chlorophyll - giữ được màu xanh
của lá. Ở khóm B, khi lúa chín (giai đoạn già hoá), lượng cytokinin được tổng hợp ít
→ cả bông và lá đều vàng. Ở khóm A, khi bị cắt hết bông, lượng cytokinin được tổng
hợp ở rễ và vận chuyển lên lá nhiều hơn → làm chậm sự phân giải chlorophyll → các lá dưới bông vẫn xanh.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)
MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU MỨC ĐỘ Tổng số Thông NỘI DUNG câu Nhận biết Vận dụng VD cao Điểm số hiểu TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Khái quát về cảm ứ 2 1 3 0,75 ng ở sinh vật 2. Cảm ứng ở 3 2 1 6 1,5 thực vật 3. Cảm ứng ở 3 2 1 ý 1 1 ý 6 1 3,5 động vật 4. Tập tính ở 3 1 1 5 1,25 động vật 5. Khái quát về sinh trưởng và phát 2 1 3 0,75 triển ở sinh vật 6. Sinh trưởng và phát triể 3 1 1 1 5 1 2,25 n ở thực vật Tổng số câu 16 0 8 1 4 0 0 1 28 2 10 TN/TL Điểm số 4,0 0 2,0 1,0 1,0 1,0 0 1,0 7,0 3,0 10 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm Tổng số điể 100% m 40 % 30 % 20 % 10 % 100 %
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)
MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU Số câu TL/
Nội dung Mức độ
Yêu cầu cần đạt Câu hỏi Số câu hỏi TN TL TN TL TN (số (số câu) câu)
CHỦ ĐỀ 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT 2 20
- Nhận biết được khái niệm cảm ứng ở sinh Khái vật. C1, Nhận biết 2 quát về C2
- Nhận biết được cơ chế cảm ứng ở cảm ứng ở sinh vật. sinh vật Chỉ ra được nội dung Thông
đúng về cảm ứng ở sinh 1 C17 hiểu vật.
- Nhận biết được khái C3, niệm cảm ứng ở thực Nhận biết 3 C4,
vật, hướng động, ứng C5 động.
- Chỉ ra được các ví dụ Cảm ứng
thuộc kiểu hướng động, ở thực Thông ứng động. C18, 2 vật hiểu C19
- Xác định cơ chế cảm ứng ở thực vật.
- Vận dụng được hiểu
Vận dụng biết về cảm ứng ở thực 1 C25 vật vào thực tiễn.
Cảm ứng Nhận biết - Nhận biết được các 3 C6, ở động hình thức cảm ứng ở C7, vật động vật. C8 - Nhận biết các dạng thụ thể trong cung phản xạ.
- Nhận biết đặc điểm
của phản xạ không điều kiện.
- Chỉ ra ví dụ về phản xạ có điều kiện. - Xác định các bệnh Thông liên quan đến hệ thần C20, ý 1 2 C1 hiểu kinh. C21
- Giải thích được cơ chế truyền tin qua synapse hóa học. - Liên hệ Luật phòng, chống ma túy.
Vận dụng - Vận dụng kiến thức về ý 2 1 C1 C26
synapse hóa học để giải thích hiện tượng thực tiễn.
- Nhận biết được khái Tập tính
niệm và vai trò của tập C9, ở động
Nhận biết tính ở động vật. 3 C10, vật C11
- Nhận biết các tập tính bẩm sinh, học được. - Nhận biết khái niệm một số hình thức học tập ở động vật. Thông
Chỉ ra một số hình thức 1 C22 hiểu
học tập ở động vật. Ứng dụng những hiểu
Vận dụng biết về tập tính vào đời 1 C27 sống.
CHỦ ĐỀ 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT 1 TRIỂN Ở SINH VẬT
- Nhận biết được mối quan hệ giữa sinh Khái trưởng và phát triển. quát về C12, Nhận biết 2 sinh C13 - Nhận biết khái niệm trưởng
vòng đời và tuổi thọ ở và phát sinh vật. triển ở Chỉ ra phát biểu không sinh vật Thông
đúng về sinh trưởng và 1 C23 hiểu phát triển ở sinh vật. - Nhận biết mô phân Sinh sinh. C14, trưởng C15, Nhận biết 3 và phát - Nhận biết hormone
thực vật (khái niệm, vai C16 triển ở trò, phân loại). thực vật Thông
Chỉ ra được phát biểu 1 C24 hiểu không đúng về sinh
trưởng sơ cấp ở thực vật. - Ứng dụng sinh trưởng
và phát triển ở thực vật vào trong thực tiễn. Vận dụng 1 1 C2 C28
- Giải thích vấn đề liên
quan đến sinh trưởng và
phát triển ở thực vật.