Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 - 2024 (Đề 2) | Cánh diều
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 - 2024 (Đề 2) | Cánh diều. Tài liệu giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo. Còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cho học sinh theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Chủ đề: Đề giữa HK2 Tiếng việt 3
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc.
Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Đọc đoạn văn sau: RỪNG CỌ QUÊ TÔI
Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
Thân cọ vút thẳng trời hai, ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã.
Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa
sát mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một
rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa ánh nắng như rừng Mặt trời mới mọc. Mùa
xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà
không thấy bóng chim đâu.
Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong
rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có
bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lớp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát
rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tiếc chổi cọ để quét
nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp, để
gieo cấy mùa sau. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt
những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi…
Người sông Thao đi đâu, rồi cùng nhớ về rừng cọ quê mình.
(Theo Nguyễn Thái Vận)
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
Câu 1. Dòng nào nêu đúng trình tự của phần thân bài (“Thân cọ…vừa béo vừa bùi…”)?
a. Vẻ đẹp của cây cọ - Thời thơ ấu của tác giả gắn với cây cọ - Ích lợi của cây cọ.
b. Vẻ đẹp của cây cọ - Ích lợi của cây cọ - Thời thơ ấu của tác giả gắn với cây cọ.
c. Ích lợi của cây cọ - Thời thơ ấu của tác giả gắn với cây cọ - Vẻ đẹp của cây cọ.
Câu 2. Bài đọc nhắc đến những bộ phận nào của cây cọ? a. Thân, búp, lá.
b. Thân, búp, cây non, lá. c. Thân, búp, lá, trái.
Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy rừng cọ rất rậm rạp?
a. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ.
b. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất.
c. Lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu.
Câu 4. Câu nào dưới đây không có hình ảnh so sánh?
a. Thân cọ vút thẳng trời hai, ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã.
b. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên.
c. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy.
Câu 5. Dòng nào nêu đúng 4 từ ngữ chỉ hoạt động trong 2 câu: “Mùa
xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà
không thấy bóng chim đâu”?
a. Kéo về, nghe, líu lo, thấy.
b. Kéo về, nghe, hót, thấy.
c. Từng đàn, nghe, hót, thấy.
Câu 6. Viết 1 – 2 câu nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong bài Rừng cọ quê tôi.
......................................................................................................................
......................................................................................................................
..Câu 7. Nối các từ có nghĩa giống nhau với từ chỉ màu sắc thích hợp: Đỏ tươi Đỏ thắm Xanh rì Đỏ ửng Đỏ Xanh Đỏ rực Xanh biếc Xanh lơ Xanh lam
Câu 8. Quan sát các hình ảnh sau, tự đặt câu hỏi Bằng gì?, Để làm gì?
theo gợi ý và trả lời các câu hỏi đó. Hỏi (Bằng
gì?)..................................................... (Người hát quan họ/ di
chuyển/ thuyền/ biểu diễn Trả hát quan họ)
lời:................................................................. Hỏi (Bằng
gì?)..................................................... Trả
lời:................................................................. Hỏi (Bằng
gì?)..................................................... (Lính cứu hỏa/ di
chuyển/xe cứu hỏa/ đi Trả chữa cháy)
lời:................................................................. Hỏi (Bằng
gì?)..................................................... Trả
lời:.................................................................
Câu 9. Đặt 1 câu cảm và 1 câu khiến.
......................................................................................................................
...................................................................................................................... ..
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Thăng Long, Hà Nội, đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năn văn vật bây giờ là đây.
2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm) Chọn 1 trong 2 đề sau:
a. Viết đoạn văn kể về một hoạt động tập thể trong năm học của lớp em
(trồng cây/ hoa, quét dọn vệ sinh/ trang trí lớp học, tham quan cảnh đẹp/ di tích lịch sử,…).
b. Viết đoạn văn tả một đồ vật (hoặc cây cối) thân quen ở mái trường thân yêu.