-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi giữa học kỳ 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 năm học 2024 - 2025 - Đề số 1 | Bộ sách Kết nối tri thức
Câu 1:Cảm nhận của em về xây dựng “Lớp học hạnh phúc” ? (2 điểm) Câu 2:Giờ ra chơi, Thành đang mải đứng xem mấy bạn đá cầu thì bất ngờ bị hai em học sinh lớp 6 đang chơi đuổi nhau va mạnh vào từ phía sau khiến Thành loạng choạng suýt ngã và đổ cả cốc nước đang cầm trên tay. Nếu em là Thành thì em hãy cho biết cách giải quyết tình huống này? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Đề thi GK1 Hoạt động trải nghiệm 7 11 tài liệu
Hoạt động trải nghiệm 7 195 tài liệu
Đề thi giữa học kỳ 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 năm học 2024 - 2025 - Đề số 1 | Bộ sách Kết nối tri thức
Câu 1:Cảm nhận của em về xây dựng “Lớp học hạnh phúc” ? (2 điểm) Câu 2:Giờ ra chơi, Thành đang mải đứng xem mấy bạn đá cầu thì bất ngờ bị hai em học sinh lớp 6 đang chơi đuổi nhau va mạnh vào từ phía sau khiến Thành loạng choạng suýt ngã và đổ cả cốc nước đang cầm trên tay. Nếu em là Thành thì em hãy cho biết cách giải quyết tình huống này? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề thi GK1 Hoạt động trải nghiệm 7 11 tài liệu
Môn: Hoạt động trải nghiệm 7 195 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Hoạt động trải nghiệm 7
Preview text:
UBND ……….
ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I
TRƯỜNG THCS …………
MÔN: HĐTN, HN – Khối lớp : 7
Thời gian làm bài : 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM :(7 điểm)
Học sinh điền chữ cái của câu chọn đúng vào bảng bài làm( mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm)
Câu 1: Để giúp bạn hòa đồng với môi trường học tập mới, các em cần phải làm gì?
A. Tìm ra những nguyên nhân làm cho bạn chưa hòa đồng với môi trường học tập mới
B. Đề ra những giải pháp để bạn có thể khắc phục những nguyên nhân đó. C. Cả A, B đúng D. Cả A, B sai
Câu 2: Bạn Hà khi lên lớp 6 còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Hà em sẽ giúp
bạn như thế nào để bạn tự tin hơn?
A. Chê bai bạn, kể xấu bạn.
B. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình.
C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.
Câu 3. Để luôn tự tin trong học tập thì chúng ta cần:
A. Trên lớp tích cực quan sát, lắng nghe, học hỏi về nhà chịu khó học bài.
B. Chép hết vào vở về nhà học thuộc.
C. Đến lớp mượn vở bài tập của các bạn chép đầy đủ.
D. Xin cô cho ngồi cạnh bạn học giỏi để tiện nhìn bài bạn.
Câu 4: Khi em gặp chuyện buồn em cần:
A. Dấu kín trong lòng không cho ai biết.
B. Mạnh dạn chia sẻ nỗi buồn với bạn bè và những người thân yêu.
C. Chịu đựng một mình. D. Rủ bạn đi chơi game
Câu 5: Hiện nay ở trường THCS Mỹ Thạnh có bao nhiêu lớp ? A. 7 B. 8 C. 9 D. 10
Câu 6: Những việc làm nào sau đây phù hợp để phát triển bản thân?
A. Thường xuyên tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ hợp lí
B. Thường xuyên lướt zalo, facebook tán gẫu với bạn bè
C. Ngủ nhiều, ăn uống tùy thích theo bản thân, vận động ít.
D. Ăn kiêng, hạn chế ăn rau củ, ăn thịt là chủ yếu 1
Câu 7: Tính cách nào sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong cuộc sống?
A. Hay cáu gắt, to tiếng với người khác
B. Hòa đồng, vui vẻ thân thiện với mọi người
C. Ít nói, nhút nhát, thiếu tự tin
D. Kêu ngạo, đắc thắng trước mọi người
Câu 8. Khi đi học về, em thấy em trai lục tung sách vở của mình, em sẽ:
A. Tức giận, quát mắng em.
B. Nhẹ nhàng khuyên bảo em và sẽ cất đồ đạc cẩn thận hơn nữa.
C. Khóc toáng lên, nhờ bố mẹ giải quyết.
D. Lao vào lục tung đồ của em lên để trả thù em.
Câu 9. Em nghe thấy có bạn trong lớp nói bạn A hay nói xấu về em. Khi nghe thấy các bạn
trong lớp nói như vậy em sẽ giải quyết như thế nào?
A. Gặp bạn A, tâm sự với bạn để hai người hiểu nhau hơn.
B. Xa lánh và không chơi với A nữa
C. Tìm ra điểm xấu của A để nói xấu lại bạn.
D. Nhờ một anh lớp trên bắt nạt A cho bõ tức.
Câu 10: Gần đến kì thi, một số bạn tỏ ra rất lo lắng và căng thẳng.Vậy em sẽ làm gì để giúp đỡ các bạn ấy?
A. Cho các bạn mượn sách để học.
B. Khuyên bạn nên đọc truyện cười để bớt căng thẳng.
C. Chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình cho các bạn, khuyên các bạn phải có phương pháp
học tập phù hợp để chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
D. Rủ các bạn đi chơi đá bóng cho bớt căng thẳng.
Câu 11: Kiểm soát nóng giận bằng cách: A.Điều hòa hơi thở
B.Nghĩ về điểm tốt đẹp của người khác C.Cả A, B
D.Nghĩ về điểm xấu của người khác
Câu 12: Một số hoạt động tạo thư giãn là: A.Chơi thể thao
B.Đọc sách, xem phim C.Nghe nhạc D.Cả A, B, C
Câu 13: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô?
A. Không lắng nghe thầy cô.
B. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết. 2
C. Suy nghĩ tích cực về những điều góp ý thẳng thắn của thầy cô.
D. Tôn trọng, lễ phép với thầy cô.
Câu 14: Nếu em chưa hiểu những điều cô giáo vừa giảng, em nên làm gì? A. Tự tìm hiểu lại.
B. Không nói ra vì sợ các bạn chê cười.
C. Nói với các bạn rằng cô dạy chán nên không hiểu. D. Hỏi lại để cô giải thích.
B. TỰ LUẬN: (3 điểm)
Câu 1: Cảm nhận của em về xây dựng “Lớp học hạnh phúc” ? (2 điểm)
Câu 2: Giờ ra chơi, Thành đang mải đứng xem mấy bạn đá cầu thì bất ngờ bị hai em học sinh
lớp 6 đang chơi đuổi nhau va mạnh vào từ phía sau khiến Thành loạng choạng suýt ngã và đổ
cả cốc nước đang cầm trên tay. Nếu em là Thành thì em hãy cho biết cách giải quyết tình huống này? (1 điểm)
……………Hết……….. ĐÁP ÁN 3
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
( Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án C B A B D A B B A C C D A D
B.TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu Đáp án Điểm
1 ( 2điểm) - Xây dựng “Lớp học hạnh phúc” theo các tiêu chí sau:
+ Yêu thương: HS yêu thương, động viên, quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ
nhau, đặc biệt là giúp đỡ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn, (0,5 điểm)
khuyết tật về trí tuệ, thể lực,…; thành lập và duy trì các nhóm đôi
bạn cùng tiến giúp nhau tiến bộ trong học tập.
+ Tôn trọng: Mọi thành viên trong lớp đều được tôn trọng, đảm (0,5 điểm)
bảo an toàn, không phân biệt đối xử và kì thị; mọi hoạt động liên
quan đến kế hoạch của lớp đều được đưa ra bàn bạc, thảo luận,
lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực;
thầy cô phân công nhiệm vụ cho học sinh một cách công bằng, hợp (0,5 điểm)
lí, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.
+ Chia sẻ: Thầy cô và học sinh cùng nhau chia sẻ với những bạn có
hoàn cảnh khó khăn; chia sẻ khó khăn, tâm tư tình cảm với thầy cô, (0,5 điểm)
các bạn; lớp có hộp thư “Điều em muốn nói” tích cực tham gia các
hoạt động để thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ cùng nhau.
2 ( 1điểm) Trong tình huống này Thành sẽ rất tức giận nhưng bạn nên nén (0,5 điểm) giận
và nhắc nhở hai em học sinh lớp 6 lần sau chơi đùa phải cẩn thận (0,5 điểm)
hơn, đừng làm ảnh hưởng đến người khác.
(Học sinh xếp loại đạt (Đ) có số điểm từ 5,0 trở lên.
Học sinh xếp loại chưa đạt (CĐ) có số điểm dưới 5,0.) MA TRẬN ĐỀ 4 Vận d ng Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận d ng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề Em với nhà - Nhận biết -Hiểu Vận dụng trường được những được vào tình việc nên làm những huống, và không nên việc nên đưa ra làm đối với làm và được cách việc thiết lập không nên xử lí hợp mối quan hệ làm đối lí cho việc than thiện với việc thiết lập gần gũi, tôn thiết lập mối quan trọng với mối quan hệ vơi bạn thầy cô bạn hệ than bè. bè.. thiện gần gũi, tôn trọng với thầy cô bạn bè.. Số câu 4 3 1 Số điểm 2 1,5 2 Khám phá Nêu được Đánh giá Thể bản thân biểu hiện của được hành hiện việc thể hiện vi thể hiện kĩ ,khám phá bản thân năng bản thân đã lớn. kiểm Thực hiện soát được cảm những xúc việc làm vào thể hiện tình em đã lớn huống cụ thể Số câu 4 3 1 Số điểm 2,0 1,5 1,0 Tổng số 8 6 1 1 5 câu: Tổng số 4 3 2 1 điểm: 100% 40% 30% 20% 10% 6