Đề thi giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2024 - 2025 | Bộ sách Chân trời sáng tạo
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm. Đề 2: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu. Tìm hình ảnh so sánh mà em yêu thích nhất trong bài. Nêu lý do em chọn hình ảnh đó. Viết 1-2 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho cảnh đẹp của thác Y-a-li. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề giữa HK1 Tiếng Việt 4
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 LỚP 4
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Môn: Tiếng Việt - Mã đề: 01
Năm học: 20… -20… A. ĐỌC- HIỂU
Đọc bài và trả lời câu hỏi: Thác Y-a-li (trích)
Con sông Bô-cô chảy từ Kon Tum về tới đây, bị dãy núi Chư-pa
chắn ngang, tạo nên một hồ nước tuyệt đẹp ở lưng chừng trời. Ở phía
bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương. Những cây gỗ tếch xòe
tán rộng soi bóng xuống mặt nước. Nhưng về phía bờ tây, một khung
cảnh hùng vĩ diễn ra trước mắt. Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung
trắng xóa, nước réo ào ào. Cách xa nửa ngày đường, đã nghe tiếng
nước réo, tưởng như có trăm vạn tiếng quân reo giữa núi rừng trùng
điệp. Đó là nguồn nước Bô–cô thúc mạnh vào sườn núi Chư–pa bắt núi phải cắt đôi.
Nước ào ạt phóng qua núi rồi đổ xuống, tạo nên thác Y-a-li.
Thác nước thẳng đứng, chảy mòn đá, thành mười hai bậc từ trên đỉnh
núi xuống mặt nước. Nước trút từ trên trời xuống, trông như một
biển mù sương, đẹp tuyệt vời. Nhất là lúc sắp hoàng hôn, mặt trời xói
thẳng vào dòng nước lấp lánh trông như người ta dát một mẻ vàng vừa luyện xong. Theo Thiên Lương
Tìm ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
1. Hồ nước tuyệt đẹp ở lưng chừng trời được tạo nên bằng cách nào?
A. Con sông Bô-cô chảy từ Kon Tum về Tây Nguyên, bị dãy núi Chư-pa
chắn ngang, tạo nên hồ nước
B. Con sông Bô-cô chảy từ Kon Tum về Tây Nguyên, bị dãy núi Chư-pa
chia đôi, tạo nên hồ nước
C. Con sông Bô-cô chảy từ Kon Tum về Tây Nguyên, bị dãy núi Chư-pa
dồn lại, tạo nên hồ nước
D. Con sông Bô-cô chảy từ Kon Tum về Tây Nguyên, bị dãy núi Chư-
pa chia ba, tạo nên hồ nước
2. Mặt hồ ở phía bờ đông bắc có đặc điểm gì?
A. Phẳng lặng như gương B. Bình lặng như gương C. Ồn ào, náo nhiệt D. Sóng chồm dữ dội
3. Mặt hồ ở bờ phía tây có đặc điểm gì?
A. Mặt hồ phẳng lặng như gương
B. Có những cây gỗ tếch xòe tán rộng soi bóng xuống mặt nước
C. Có những con sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xóa, nước réo ào ào
D. Có mười hai bậc đá dẫn xuống mặt nước
4. Tiếng nước ở bờ hồ phía Tây được so sánh với hình ảnh nào?
A. Một biển mù sương, đẹp tuyệt vời
B. Một mẻ vàng vừa luyện xong
C. Trăm vạn tiếng quân reo giữa rừng núi trùng điệp
D. Phẳng lặng như mặt gương
5. Câu văn "Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xóa, nước réo ào
ào." đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Biện pháp tu từ nhân hóa
B. Biện pháp tu từ so sánh
C. Biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh
D. Không sử dụng biện pháp tu từ
6. Thác nước Y-a-li khi chảy thẳng từ trên cao xuống đã tạo nên kì quan gì?
A. Tạo nên mười hai bậc đá dẫn từ trên đỉnh núi xuống đáy hồ
B. Tạo nên mười hai bậc đá dẫn từ trên đỉnh núi xuống mặt nước
C. Tạo nên mười hai bậc đá đều tăm tắp như được thợ thủ công điêu khắc
D. Tạo nên mười hai ô đá lớn xếp thẳng hàng xuống mặt nước
Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:
7. Mặt hồ phía bờ đông bắc và phía tây của hồ nước trong bài khác nhau như thế nào?
8. Âm thanh nước réo ào ào được miêu tả trong bài được tạo ra như thế nào?
9. Tìm hình ảnh so sánh mà em yêu thích nhất trong bài. Nêu lý do em
chọn hình ảnh đó.
10. Viết 1-2 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho cảnh đẹp của thác Y-a-li. B. VIẾT I. Nghe - viết:
Thác Y- a -li là một thắng cảnh trên lưng chừng trời. Ở đây sẽ có
nhà máy thủy điện và sẽ là nơi nghỉ mát vô cùng hấp dẫn. Du khách
chẳng những sẽ được tắm mát, được ngắm cảnh đẹp, mà chiều chiều
còn được xem các chú tắc kè có cánh bay đi bắt muỗi trên bãi cỏ ven
hồ và những cô chuột túi địu con chuyền trên các cành cây hái quả. Theo Thiên Lương II. Viết
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm.
Đề 2: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng
trung thực hoặc lòng nhân hậu.
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
Mức độ hoàn thành ☆ ☆ ☆ ☆ ☆
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 LỚP 4
Năm học: 20… -20…
Môn: Tiếng Việt (Chân trời sáng tạo) - Đề 01 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Kĩ năng Nội dung TN TL TN TL TN TL điểm Đọc - hiểu Câu Câu3, Câu 2,25 văn bản 1, 2 4, 6 7, 8 Kiến thức tiếng Việt: Câu A. ĐỌC 0,25 biện pháp tu 5 HIỂU từ nhân hóa Kiến thức tiếng Việt: Câu 0,5 biện pháp tu 9 từ so sánh Vận dụng Câu hiểu biết vào 1 10 thực tiễn 1. Chính tả:
Nghe – viết đoạn văn 77 chữ/15 phút 2 2. Viết
bài Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: văn:
Đề 1: Viết bài văn thuật lại một việc B. VIẾT
tốt mà em hoặc bạn bè, người thân 4 đã làm.
Đề 2: Viết bài văn kể lại một câu
chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng
trung thực hoặc lòng nhân hậu. TỔNG 10
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 LỚP 4
Năm học: 20… - 20…
Môn: Tiếng Việt (Chân trời sáng tạo) - Đề 01 Kĩ năng Nội Yêu cầu Điểm dung A. Đọc Câu 1 - Chọn đáp án A 0,25 điểm hiểu văn Câu 2 - Chọn đáp án A 0,25 điểm bản Câu 3 - Chọn đáp án C 0,25 điểm Câu 4 - Chọn đáp án C 0,25 điểm
Câu 5 - Chọn đáp án A 0,25 điểm
Câu 6 - Chọn đáp án B 0,25 điểm
Câu 7 - Mặt hồ phía bờ đông bắc và phía 0,5 điểm
tây của hồ nước trong bài khác nhau như sau:
+ Mặt hồ phía bờ đông bắc: mặt
hồ phẳng lặng như gương
+ Mặt hồ phía tây: sóng chồm dữ
dội, bọt tung trắng xóa, nước réo ào ào
Câu 8 - Âm thanh nước réo ào ào được 0,5 điểm
miêu tả trong bài được tạo ra do:
nguồn nước Bô–cô thúc mạnh vào
sườn núi Chư–pa bắt núi phải cắt đôi.
Câu 9 Các hình ảnh so sánh có trong bài 0,5 điểm đọc:
- mặt hồ phẳng lặng như gương
- tiếng nước réo, tưởng như có
trăm vạn tiếng quân reo giữa núi rừng trùng điệp.
- Nước trút từ trên trời xuống,
trông như một biển mù sương, đẹp tuyệt vời
- mặt trời xói thẳng vào dòng nước
lấp lánh trông như người ta dát
một mẻ vàng vừa luyện xong.
(HS chọn 1 hình ảnh so sánh và nêu
lý do chọn hình ảnh so sánh đó)
Câu 10 Mẫu: Em rất ấn tượng và choáng 1 điểm
ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ của thác
Y-a-li. Vẻ đẹp vừa lãng mạn vừa oai
hùng ấy là món quà mà mẹ thiên
nhiên ban tặng cho mảnh đất Tây Nguyên. B. Viết
Câu 1 - Tốc độ viết đạt yêu cầu (hoàn 0,5 điểm
thành đoạn văn 65 chữ trong 15 phút)
- Chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, 0,5 điểm
trình bày đúng bố cục của đoạn văn
- Trình bày sạch đẹp, không có lỗi 1 điểm
gạch bỏ, viết nhầm từ - Trừ điểm:
+ Lỗi gạch bỏ thứ 5 trở lên trong
đoạn văn: mỗi lỗi trừ 0,25 điểm
+ Lỗi sai chính tả thứ 3 trở lên
trong đoạn văn: mỗi lỗi trừ 0,25 điểm
Câu 2 Đề 1: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em
hoặc bạn bè, người thân đã làm. - Hình thức: 0,25 điểm
+ Trình bày đúng bố cục, độ dài
của một bài văn (mở bài, thân bài, kết bài)
+ Thân bài chia thành các đoạn
văn phù hợp với diễn biến của sự
việc (theo trình tự thời gian) - Nội dung: 2 điểm
a) Mở bài: Giới thiệu việc tốt mà
em hoặc bạn bè, người thân đã làm.
+ Việc tốt đó do ai thực hiện?
Nội dung của việc tốt đó là gì?
+ Việc tốt đó được thực hiện lúc nào? Ở đâu?
b) Thân bài: Kể lại diễn biến của sự việc đó: - Bắt đầu:
+ Tình huống, bối cảnh để em
hoặc bạn bè, người thân làm việc tốt (ai cần giúp đỡ)
+ Em hoặc bạn bè, người thân
nhận ra tình huống đó như thế
nào? Quyết định giúp đỡ như thế nào? - Diễn biến:
+ Em hoặc bạn bè, người thân
đã làm những gì? Quá trình đó gồm
các bước nào? Có lâu và khó khăn không?
+ Người (vật) được giúp đỡ có phản ứng như thế nào? - Kết thúc:
+ Sau quá trình giúp đỡ, kết quả
của việc em hoặc bạn bè, người thân làm là gì?
+ Cảm xúc của em hoặc bạn bè,
người thân sau khi làm một việc tốt như thế? c) Kết bài:
+ Ý nghĩa của việc tốt mà em
hoặc bạn bè, người thân đã làm
+ Suy nghĩ của em về bản thân
hoặc bạn bè, người thân sau khi đã làm một việc tốt - Nghệ thuật: 0,25 điểm
+ Viết mở bài gián tiếp, kết bài
mở rộng hay, ấn tượng
+ Có các hình ảnh so sánh, nhân hóa thú vị, đặc biệt Mẫu:
Bố của em là một thợ mộc giỏi có tiếng
trong làng. Tuy không được học hành nhiều,
nhưng bố vẫn là người thầy tuyệt vời của em.
Bởi điều bố dạy cho em là những bài học ý
nghĩa về đạo làm người, qua những hành động
nhỏ nhặt hàng ngày. Và tối qua, em đã được
nhận một bài học ý nghĩa như thế.
Tối ngày hôm qua, sau khi học bài xong, em
thấy bố vẫn đang loay hoay ở trước sân với
mấy thanh gỗ. Thấy lạ, em bèn chạy ra sân để
hỏi bố xem đó là đồ vật gì. Lại gần, em thấy bố
đang cẩn thận đóng các khúc gỗ lại với nhau,
tạo thành một cái chân hình lục giác cứng cáp.
Trông nó y hệt cái chân giữ chiếc dù to che
mưa ở chợ của cô, các dì. Khi thấy vẻ mặt tò mò
của em, bố mới bắt đầu kể. Thì ra, chiều nay lúc
đi qua quán bán nước chè của bà Tư đầu xóm,
bố thấy cái chân của chiếc dù đã cũ rồi, không
còn giúp chiếc dù đứng vững được nữa. Nên bà
Tư phải dùng một tảng đá để đằn lên. Nhưng
như vậy thì rất nặng nề khi di chuyển, và cũng
dễ bị lăn ra khỏi vị trí ban đầu. Thế là, bố đã
tranh thủ chạy qua xưởng, chọn mấy thanh gỗ
để mang về nhà, tranh thủ làm trong buổi tối.
Nhìn bố tỉ mẩn đóng từng khúc gỗ lại với nhau,
em cảm thấy ngực mình ấm áp lạ thường. Dưới
ánh đèn vàng, bố cao lớn đến lạ. Từng nhát búa
bố đóng xuống thật vững chãi và mạnh mẽ.
Không cần một lời nói hoa mĩ hay câu chuyện
cổ tích nào, bố vẫn dạy cho em những bài học thật ý nghĩa.
Sáng hôm nay, khi chở em đến trường, bố
đã dừng lại, đưa cho bà Tư chiếc chân đỡ cây
dù. Bà bảo muốn gửi bố tiền, nhưng bố không
nhận. Chỉ kịp bảo “Vậy nha bà” rồi chạy xe vụt
nhanh đưa em đi học. Chắc bố sợ đứng ở đấy
lâu, bà lại đòi trả tiền hoặc cho quà. Tính bố là
vậy, giúp người khác chẳng bao giờ kể công hay
nhận lấy vật gì. Bố cũng chẳng xởi lởi hay ăn
nói khéo léo. Nhưng bố đối xử tốt với mọi
người bằng những hành động thực tế. Có lẽ
chính vì vậy, mà bà con trong xóm trong làng ai
cũng quý và tôn trọng bố.
Trong tiết Viết bài ở lớp chiều nay, khi nhận
đề văn “Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà
em hoặc bạn bè, người thân đã làm” em đã nghĩ
ngay về hành động của bố. Việc làm tốt ấy thật
ý nghĩa và tốt đẹp biết bao. Ánh mắt cảm ơn và
nụ cười vui sướng của bà Tư chính là món quà
chân thành nhất mà bố em nhận được. Và đó
cũng là bài học ý nghĩa nhất mà bố tặng cho em.
Đề 2: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc,
đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu. - Hình thức: 0,25 điểm
+ Trình bày đúng bố cục, độ dài
của một bài văn (mở bài, thân bài, kết bài)
+ Thân bài chia thành các đoạn
văn phù hợp với diễn biến của sự
việc (theo trình tự thời gian) - Nghệ thuật: 0,25 điểm
+ Viết mở bài gián tiếp, kết bài
mở rộng hay, ấn tượng
+ Có các hình ảnh so sánh, nhân hóa thú vị, đặc biệt - Nội dung: 2 điểm
a) Mở bài: Giới thiệu câu chuyện về
lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu mà em muốn kể. Gợi ý:
- Câu chuyện đó tên là gì? Em đọc
được nó ở đâu? Hoặc nghe ai kể lại?
- Câu chuyện đó kể về ai? Nhân vật
đó là người có lòng trung thực hay
lòng nhân hậu? (hoặc có cả hai phẩm chất này?
- Ấn tượng ban đầu của em về nhân vật và câu chuyện đó?
b) Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện. Chú ý:
- Kể lại đầy đủ các sự kiện, diễn
biến chính của câu chuyện theo trình tự thời gian
- Kết hợp kể với các lời đánh giá,
nhận xét về tình huống truyện, về
hành động của nhân vật
- Chú ý nhấn mạnh các hành động,
lời nói của nhân vật cho thấy phẩm
chất trung thực và lòng nhân hậu của nhân vật đó c) Kết bài:
- Suy nghĩ, tình cảm của em về
nhân vật và câu chuyện vừa kể
- Cảm nhận của em về ý nghĩa của
câu chuyện đối với người đọc Mẫu
Tô Hiến Thành là một nhân vật lịch sử vô
cùng nổi tiếng về lòng trung thực. Câu chuyện
“Một người chính trực” chính là câu chuyện nói
về phẩm chất cao quý ấy của của ông.
Theo chuyện kể, năm đó khi vua Lý Anh
Tông qua đời đã để lại di chiếu yêu cầu Tô Hiến
Thành phò tá Thái tử Long Càn lên ngôi vua.
Tuy nhiên mẹ của hoàng tử Long Xưởng là
Chiêu Linh thái hậu đã đem rất nhiều vàng bạc,
châu báu đến hối lộ Tô Hiến Thành, nhằm
mong muốn ông thay đổi khẩu dụ. Tuy nhiên,
Tô Hiến Thành hoàn toàn không lung lay, vẫn
nhất quyết làm theo lời vua dặn dò.
Bốn năm sau đó, Tô Hiến Thành lâm bệnh
nặng. Hằng ngày có một viên quan là Vũ Tán
Đường ngày ngày ra vào chăm sóc ông chu đáo.
Còn Trần Trung Tá thì do bận việc triều chính
nên ít đến thăm nom. Tuy nhiên dù như vậy, thì
khi Đỗ thái hậu hỏi về người sẽ thay thế cho Tô
Hiến Thành sau khi ông mất, thì ông lại tiến cử
Trần Trung Tá. Bởi với ông, người tài giỏi hơn,
có thể giúp nước giúp dân mới xứng đáng với
vị trí đó. Chứ không phải là một người giỏi chăm sóc người bệnh.
Qua hai mẩu chuyện đó, em rất hiểu và
khâm phục tấm gương trung thực, thẳng thắn
của Tô Hiến Thành. Ông chính là tấm gương
sáng cho con cháu đời sau học tập và noi gương.