










Preview text:
Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều 2024-2025
1. Ma trận Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 4 Cánh Diều
Ma trận Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 4 Cánh Diều số 1 PHÒNG GD& ĐT …
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH …
NĂM HỌC: 2024 - 2025
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4 ĐỀ CHÍNH THỨC
Mạch kiến Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng thức, kĩ và
số TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL năng điểm 1. Đọc Câu số 1, 2,3,4 5 6 4 2 hiểu văn bản Số điểm 2.0 1.0 1.0 2,0 2,0 2. Kiến Câu số 7,8 9,10 2 2
thức Tiếng Số điểm 1.0 2.0 1,0 2,0 Việt Tổng Số câu 6 3 1 6 4 điểm
phần đọc Số điểm 3.0 3.0 1.0 3,0 4,0 hiểu
Ma trận Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều số 2 TT Nội dung Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng câu và
TN TL TN TL TN TL TN TL số điể m 1
Đọc - Nhận biết các chi tiết, S ố 2 1 1 2 2
hiểu hình ảnh, nhân vật trong câu văn bản đọc.
- Nêu được nhận xét về Câu 1, 3 4
chi tiết, hình ảnh, nhân số 2 vật trong văn bản.
- Nêu được bài học rút ra Số 1 1 1 1 2 từ văn bản. điểm
- Nhận biết danh từ Số 1 1 1 2 1
- Xếp các danh từ vào hai câu
nhóm: danh từ chỉ người và danh từ chỉ vật. Câu 5 6 7
- Xác định tác dụng của số dấu gạch ngang. Số 0,5 1 0,5 1 1 điểm Số 3 1 1 1 1 4 3 câu Số 1,5 1 0,5 1 1 2 3 điể m 2 Viết Viết bài văn 5 tả cây cối TỔNG 10
2. Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều số 1 PHÒNG GD& ĐT …
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH …
NĂM HỌC: 2024 - 2025
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4 ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN ĐỌC
1/ ĐỌC TIẾNG/ (3 điểm)
* Học sinh bốc thăm phiếu rồi đọc thành tiếng một trong các đoạn văn sau và
trả lời câu hỏi tương ứng đoạn vừa đọc.
Bài 1: Cái răng khểnh. ( Sách TV lớp 4, tập 1, trang 9).
Đoạn: Từ đầu đến “tôi ít khi cười”.
Hỏi: Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?
Bài 2: Những vết đinh (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 14).
Đoạn: Từ đầu đến “đóng một cái đinh lên hàng rào”
Hỏi: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?
Bài 3: Cô giáo nhỏ. (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 26).
Đoạn: Từ đầu đến “em được đi học”.
Hỏi: Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt?
Bài 4: Một người chính trực (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 38).
Đoạn: Từ đầu “vua Lý Cao Tông”
Hỏi: Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào?
ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG
Bài 1: Cái răng khểnh.
Hỏi: Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?
Trả lời: Vì bạn nhỏ có một cái răng khểnh và bị bạn bè trêu là do không chịu đánh
răng. Bạn nhỏ nghĩ cái răng khểnh làm cho bạn xấu đi.
Bài 2: Những vết đinh
Hỏi: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?
Trả lời: Người cha khuyên con mỗi lần cáu kỉnh với ai đó thì đóng một chiếc đinh lên hàng rào gỗ.
Bài 3: Cô giáo nhỏ.
Hỏi: Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt?
Trả lời: Trường học của Giên ở một vùng quên hẻo lánh châu Phi. Gọi là trường
nhưng thực chất là một lớp dạy chữ miễn phí. HS là con cháu của những người
nông dân suốt ngày cặm cụi trên những cánh đồng ngô cháy nắng.
Bài 4: Một người chính trực
Hỏi: Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào?
Trả lời: Đỗ thái hậu và vua hỏi Tô Hiến Thành định tiến cử ai thay ông. Ông tiến cử
giá nghị đại phu Trần Trung Tá.
2.1. Hướng dẫn chấm thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Cánh Diều HƯỚNG DẪN CHẤM
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu (100 tiếng/phút), giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, đúng từ
(không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
(Tuỳ theo từng trường hợp học sinh đọc sai mà ghi điểm cho phù hợp)
* Lưu ý: Điểm đọc thành tiếng: Có thể cho điểm thập phân đến 0,25.
I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: (Khoảng 35 phút):
Đọc thầm bài văn sau: CHẬM VÀ NHANH
Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn cùng tiến. Dũng
nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen.
Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều.
Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh hưởng. Vì vậy,
Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè.
“Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm
để tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn tiến bộ
hơn chứ.” - Dũng thầm nghĩ.
Các bạn trong lớp đang nhao nhao chọn bạn cho mình. Dũng giơ tay:
- Em xin được học cùng với bạn Minh.
Không riêng gì Minh, cả lớp lẫn cô giáo đều nhìn Dũng. Dũng nói:
- Mẹ em nói em nhanh ẩu đoảng, làm gì cũng mau mau chóng chóng cho xong. Em
mong được bạn Minh giúp em chậm lại.
Cho đến lúc về, đôi lần Dũng thấy Minh đang lén nhìn mình. Đột nhiên cậu ta lên tiếng: - Cảm ơn cậu.
- Sao cậu lại cảm ơn tớ?
- Vì cậu đã chọn tớ. Tớ cứ nghĩ sẽ không ai chịu học với tớ. Dũng cười:
- Tớ phải cảm ơn cậu mới đúng. Vì cậu đã cho tớ cơ hội được giúp đỡ người bạn tớ yêu quý.
Theo Những hạt giống tâm hồn
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4 và 7) và làm các câu
còn lại vào giấy kiểm tra:
Câu 1: Cô giáo nói với lớp nên làm gì?
a. Lập ra những đôi bạn cùng tiến.
b. Lập ra những bạn học hành chăm chỉ.
c. Lập ra những học sinh giỏi.
Câu 2: Minh là một cậu bé như thế nào?
a. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành.
b. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế.
c. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh.
Câu 3: Vì lí do nào, Dũng xin được học cùng Minh?
a. Vì mẹ Dũng muốn Dũng giúp đỡ Minh.
b. Vì Dũng nghĩ giúp Minh sẽ được cô và các bạn khen.
c. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt.
Câu 4: Dũng giải thích với cô và các bạn vì sao mình chọn học cùng Minh?
a. Nhà của Minh và Dũng gần nhau.
b. Minh và Dũng rất thân nhau.
c. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại.
Câu 5: Nội dung bài văn em vừa đọc nói lên điều gì?
Câu 6: Qua bài văn em đã đọc. Theo em chúng ta cần phải đối xử với bạn bè như
thế nào? Câu 7: Từ nào dưới đây là từ láy: a. Đất đai b. Tóc tai c. Nhanh nhẹn
Câu 8: Nối câu có dùng dấu ngoặc kép ở cột bên trái với ô nêu đúng tác dụng của
dấu ngoặc kép ở cột bên phải: Câu
Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu
1. Dũng nghĩ: “Chậm đâu phải lúc
a. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nào cũng không tốt” nghĩa đặc biệt.
2 Bạn Dũng tự nhận mình là người “
b. Đánh dấu từ ngữ mượn của “ẩu đoảng”. người khác.
Câu 9: Tìm các danh từ riêng chỉ tên người có trong phần bài đọc?
Câu 10: Đặt một câu với có từ cố gắng. II. KIỂM TRA VIẾT:
Tập làm văn: (Thời gian 30 - 35 phút)
Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích.
2.2. Đáp án đề kiểm tra Tiếng Việt 4 Cánh Diều giữa kì 1 PHÒNG GD& ĐT …
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH …
NĂM HỌC: 2024 - 2025
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (7 điểm) Câu Đáp án Điểm Hướng dẫn chấm 1
A. Lập ra những đôi bạn cùng tiến. 0,5đ Chọn đúng như đáp án mỗi câu đạt 0,5 điểm 2
B. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn 0,5đ chế 3
C. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn 0,5đ là không tốt. 4
C. Dũng mong được Minh giúp Dũng 0,5đ chậm lại. 5
Nói về sự khó khăn của Minh và 1đ Diễn đạt như đáp án
được Dũng nhận lời giúp đỡ, hai bạn
hoặc có cách diễn đạt kết thân và cùng tiến.
khác đúng vẫn ghi điểm tối đa 6
Chúng ta cần đối xử tốt, đoàn kết yêu 1đ Diễn đạt như đáp án
thương giúp đỡ bạn bè cùng nhau
hoặc có cách diễn đạt
phấn đấu học tập tốt.
khác đúng vẫn ghi điểm tối đa. 7 C. Nhanh nhẹn 0,5 8 1 – b 2 –a 0,5 9
Danh từ riêng chỉ tên người: Dũng, 1
HS tìm đúng mỗi từ được Minh 0,5 điểm 10
VD: Em luôn cố gắng học tập tốt để 1
Đặt được câu có từ “cố cha mẹ vui lòng.
gắng”, đúng hình thức câu ghi điểm tối đa
II. PHẦN VIẾT: Tập làm văn: (10 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài viết. (2 điểm)
- Học sinh viết đủ bố cục, đúng thể loại, câu văn đúng cú pháp, tả cây mà em yêu
thích, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) (8 điểm)
+ Mở bài (1 điểm): Giới thiệu cây định tả.
+ Thân bài (6 điểm): Tả được chi tiết về hình dáng, đặc điểm của cây được tả.
+ Kết bài (1 điểm): Nêu cảm nghĩ của mình về cây được tả theo cách kết bài đã học.
*Lưu ý: Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên cho điểm 8,7,6,5,4,3;
2,5; 2; 1,5; 1 điểm cho phù hợp. Tham khảo thêm:
3. Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều số 2
I. Đọc và trả lời câu hỏi (5 điểm - 35 phút) NGƯỜI ĂN XIN
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt
tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi
thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.
Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một
chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ
cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.
(Theo Tuốc-ghê- nhép)
Câu 1: (0,5đ) Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như thế nào? A. Đôi môi tái nhợt.
B. Đôi mắt đỏ đọc và giàn giụa nước mắt.
C. Người ăn xin già lọm khọm.
D. Áo quần tả tơi thảm hại.
Câu 2: (0,5đ) Khi gặp cậu bé, ông lão có hành động gì?
A. Chìa bàn tay sưng húp bẩn thỉu, rên rỉ cầu xin cứu giúp.
B. Nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm, nở nụ cười.
C. Cháu ơi, cháu có gì cho ông ăn với! Ông đói quá!
D. Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy cháu đã cho lão rồi.
Câu 3: (1đ) Ông lão nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi.", câu nói cho thấy điều gì?
Câu 4 : (1đ) Cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin?
Câu 5: (0,5đ) Đâu là danh từ? A. bàn tay B. nhìn C. rên rỉ D. tả tơi
Câu 6: (1đ) Xếp các danh từ chiếc khăn, con người, quần áo, đồng hồ vào hai nhóm thích hợp a) Danh từ chỉ người. b) Danh từ chỉ vật.
Câu 7: (0,5đ) Dấu gạch ngang trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì?
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
A. Đánh dấu lời nói của nhiều nhân vật.
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.
C. Đánh dấu các đoạn trong một bài văn.
D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
II. Viết (5 điểm - 35 phút)
Viết đoạn văn (10 - 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thi Ca trong câu
chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn” đã học ở Bài 1.
3.1. Đáp án, Hướng dẫn chấm thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Cánh Diều
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn Tiếng Việt - Lớp 4. Năm học 2023 - 2024
I. Đọc và trả lời câu hỏi (5 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm) C
Câu 2: (0,5 điểm) A
Câu 3: (1 điểm) Câu nói "Như vậy là cháu đã cho lão rồi." cho thấy ông lão đã
thấu hiểu tấm lòng chân thành của cậu bé.
Câu 4: (1 điểm) Cậu bé đã nhận được từ ông lão lòng biết ơn và sự đồng cảm.
Câu 5: (0,5 điểm) A
Câu 6: (1 điểm) Xếp đúng mỗi từ được 0,25 điểm
a) Danh từ chỉ người: con người
b) Danh từ chỉ vật: chiếc khăn , quần áo , đồng hồ
Câu 7 : (0,5 điểm) B II. Viết (5 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
- HS viết được đoạn văn (10 - 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thi Ca
trong câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn” đã học ở Bài 1.
- GV cho điểm thành phần như sau:
+ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về đặc điểm (ngoại hình, tính cách,…) của nhân vật Thi Ca: 3đ
+ Chữ viết, chính tả: 0,75đ
+ Dùng từ, đặt câu: 0,75đ
+ Sáng tạo, nhiều hơn 12 câu: 0,5đ
Document Outline
- Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều 2024-2025
- 1. Ma trận Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 4 Cánh Diều
- Ma trận Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 4 Cánh Diều số 1
- Ma trận Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều số 2
- 2. Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều số 1
- 2.1. Hướng dẫn chấm thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Cánh Diều
- 2.2. Đáp án đề kiểm tra Tiếng Việt 4 Cánh Diều giữa kì 1
- 3. Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều số 2
- 3.1. Đáp án, Hướng dẫn chấm thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Cánh Diều