Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học lớp 4 Cánh diều
Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học lớp 4 Cánh diều. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Đề giữa HK2 Khoa học 4
Môn: Khoa học 4
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học lớp 4 Cánh diều
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Nấm mốc thường sống ở đâu?
A. Trên da của động vật. B.Trong dạ dày.
C. Trên bề mặt trái cây, quả mọng.
D. Trên thức ăn, hoa quả để lâu ngày.
Câu 2. Bộ phận nào là bộ phận của nấm đùi gà?
A. Thân nấm màu vàng giống hình đùi gà.
B. Thân nấm màu nâu giống hình đùi gà.
C. Thân nấm màu xám trắng giống hình đùi gà.
D. Thân nấm màu trắng giống hình đùi gà.
Câu 3. Khi làm bánh mì người ta cho loại nấm nào vào bột bánh để giúp bột nở
ra làm cho bánh phồng, xốp? A. Nấm hương. B. Nấm sò. C. Nấm men. D. Nấm mỡ.
Câu 4. Câu nào đúng nhất?
A. Nên dự trữ thức ăn tươi sống một thời gian dài trong tủ lạnh.
B. Không nên dự trữ thức ăn tươi sống một thời gian dài trong tủ lạnh vì chúng
vẫn có thể bị nhiểm nấm mốc.
C. Thực phẩm bị nhiễm nấm mốc rửa sạch là ăn được.
D. Thực phẩm bị nhiễm nấm mốc cắt bỏ hoặc nấu chín là ăn được.
Câu 5. Những loại nấm nào được dùng làm thức ăn? A. Nấm đùi gà. B. Nấm mèo (mộc nhĩ). C. Nấm mốc. D. Nấm kim châm.
Câu 6. Chất nào là thành phần cấu tạo xây dựng cơ thể và tham gia hầu hết vào các hoạt động sống ? A. Chất đạm . B. Chất béo. C. Chất bột đường. D. Chất khoáng.
Câu 7. Loại quả nào chứa nhiều chất béo? A. Xoài. B. Cam. C. Bơ. D. Táo.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)
Câu 8 (1 điểm). Nấm có thể sống ở những nơi nào?
Câu 9 (1 điểm). Gia đình em thường bảo quản thực phẩm như thế nào để tránh
bị nhiễm nấm mốc? Nêu ví dụ.
Câu 10 (1 điểm). Chất béo có vai trò gì? Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 D D C B A, B, D A C II. Phần tự luận
Câu 8 (1 điểm). Nấm có thể sống ở nhiều nơi khác nhau như:
- Gỗ, rơm, rạ , lá cây mục.
- Đất ẩm, xác động vật nói chung.
- Chân tường ẩm, quần áo ẩm, thức ăn mốc ….
Câu 9 (1 điểm). Không dự trữ thức ăn tươi sống trong tủ lạnh ở thời gian dài vì
chúng vẫn có thể bị nhiễm nấm mốc. Vệ sinh các dụng cụ chứa thực phẩm hoặc
chế biến thực phẩm nhằm tránh lây nhiễm nấm mốc. Có thể bảo quản thức ăn
tránh nhiễm nấm mốc là làm lạnh, phơi, sấy khô, ướp muối. Câu 10 (1 điểm).
Vai trò của chất béo trong cơ thể như sau:
Dự trữ, cung cấp năng lượng
Tác dụng đầu tiên của chất béo đó chính là dự trữ, cung cấp năng lượng
cho hoạt động của cơ thể, đặc biệt là cơ bắp. Hay nói cách khác, chất béo là
hợp chất vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể và cả tế bào.
Nghiên cứu cho thấy, trong 1g chất béo có thể chứa đến 9 calo, trong khi
protein và carbohydrate chỉ mang lại có 4 calo. Chất béo có khả năng dự trữ,
điều tiết năng lượng, bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của nhiệt độ.
Hỗ trợ hấp thụ vitamin
Chất béo có khả năng giúp vận chuyển, hấp thụ những loại vitamin như:
A, E, D, K,... bổ sung cho cơ thể.
Chúng ta đều biết, vitamin và khoáng chất vô cùng cần thiết đối với sức
khỏe, bảo vệ sức khỏe thị giác, tăng khả năng miễn dịch, chống lão hóa,...
Cung cấp axit cần thiết
Các loại axit béo thiết yếu như Acid α Linoleic (Omega-3), Acid
Linoleic (Omega-6) cơ thể chúng ta thường không thể tự tổng hợp được.
Chúng đều là những hợp chất do chất béo tổng hợp cung cấp cho cơ thể.
Omega-6 có nhiều trong những loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu
cải, dầu mè, dầu phộng… Trong khi đó, Omega-3 có nhiều trong những
loại dầu cá, dầu động vật…