Đề thi học kì 1 Lịch sử và địa lý lớp 7 | Đề 2 | Cánh diều
Đề thi học kì 1 Lịch sử và địa lý lớp 7 | Đề 2 | Cánh diều giúp các bạn học sinh sắp tham gia các kì thi môn Khoa học tự nhiên tham khảo, học tập và ôn tập kiến thức, bài tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK1 Lịch sử & Địa lí 7
Môn: Lịch sử & Địa lí 7
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 7 Chương/ Nội dung/đơn TT
Mức độ nhận thức vị kiến chủ đề thức Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ
TL TNKQ TL TNKQ TL Phân môn Địa lí Đặc điể Chương m 1 dân cư, xã 1 1 1
2. Châu Á hội châu Á Bản đồ chính trị châu Á. 1 1 1 Các khu vực của châu Á TH: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và 1 kinh tế mới nổi của châu Á Vị trí địa lí, Chương phạm vi và 2 3. Châu đặc điểm tự 1 1 1 Phi nhiên châu Phi Đặc điểm dân cư, xã 1 1 hội châu Phi Phương thức con 1 người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên Tổng số câu hỏi 6 4 2 1 Tỉ lệ 15% 10% 5% 20% Phân môn Lịch sử Chương 4. Đông Nam Á từ Bài 11. nửa sau Vương 1 2 1 thế kỉ X quốc Cam- đến nửa pu-chia đầu thế kỉ XVI Bài 12. Vương 2 1 quốc Lào Bài 13. Chương Công cuộc 5. Việt xây dựng Nam từ đất nước 1/2 1/2 2 2 4 thế kỉ X thời Ngô - câu câu đến đầu Đinh - Tiền thế kỉ XV Lê (939 - 1009) Tổng số câu hỏi 6 0 6 0 0
1/2 0 1/2 Tỉ lệ 15% 15% 10% 10% Tổng hợp chung 30% 25% 15% 30%
Đề thi Lịch sử Địa lí 7 học kì 1
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Các chủng tộc nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân cư châu Á?
A. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it.
B. Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it.
C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.
D. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it.
Câu 2. Ở giữa của Nam Á là miền địa hình nào sau đây?
A. Dãy Gác Đông, Gác Tây. B. Sơn nguyên Đê-can.
C. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a.
D. Đồng bằng Ấn - Hằng.
Câu 3. Nam Á có các kiểu cảnh quan nào sau đây? Quảng cáo
A. Rừng nhiệt đới ẩm, rừng thưa, xavan, cây bụi và cảnh quan núi cao.
B. Rừng nhiệt đới ẩm, rừng lá kim, xavan, cây bụi và cảnh quan núi cao.
C. Rừng cận nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, địa y, cảnh quan núi cao.
D. Rừng rừng lá rộng, xavan, hoang mạc, rừng thưa, cảnh quan núi cao.
Câu 4. Châu Phi có diện tích khoảng A. 20 triệu km2. B. 25 triệu km2. C. 27 triệu km2. D. 30 triệu km2.
Câu 5. Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở
A. vùng rừng rậm xích đạo. B. hoang mạc Xa-ha-ra. C. hoang mạc Ca-la-ha-ri. D. phân cực Nam châu Phi.
Câu 6. Cà phê được trồng nhiều ở các nước Quảng cáo
A. phía Tây và phía Đông châu Phi.
B. phía Tây và phía Nam châu Phi.
C. phía Nam và phía Đông châu Phi.
D. phía Nam và phía Bắc châu Phi.
Câu 7. Các tôn giáo nào sau đây ra đời ở khu vực Tây Nam Á?
A. Phật giáo và Ki-tô giáo.
B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
C. Ki-tô giáo và Hồi giáo.
D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Câu 8. Dạng địa hình chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á là
A. đồng bằng châu thổ. B. bán bình nguyên.
C. sơn nguyên, bồn địa. D. núi và cao nguyên.
Câu 9. Châu Phi không có khí hậu nào sau đây? A. Cận nhiệt. B. Nhiệt đới. C. Xích đạo. D. Cận cực.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư châu Phi?
A. Hầu hết sống ở thành thị.
B. Đa số sống ở nông thôn.
C. Phân bố đều khắp nơi.
D. Tập trung ở sơn nguyên.
Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về dân cư - xã hội ở châu Á?
A. Nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn.
B. Thành phần chủng tộc khá đa dạng.
C. Dân số đứng thứ hai trên thế giới.
D. Cái nôi nhiều nền văn minh lâu đời.
Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng về đường bờ biển ở châu Phi?
A. Nhiều vịnh biển, đảo và bán đảo; bờ biển dài, nhiều cửa sông.
B. Đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển và bán đảo.
C. Đường bờ biển có ít các vịnh biển lớn, đảo và nhiều quần đảo.
D. Bị cắt xẻ mạnh, có ít các vịnh biển và bán đảo; nhiều cửa biển.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Cư dân Cam-pu-chia sử dụng phổ biến các loại chữ nào?
A. Chữ Phạn và chữ Khơ-me.
B. Chữ tượng hình và chữ Nôm.
C. Chữ La-tinh và chữ Hán.
D. Chữ Phạn và Chữ Pa-li.
Câu 2. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là A. đền Ăng-co Vát. B. Thạt Luổng. C. thánh địa Mỹ Sơn.
D. Đại bảo tháp San-chi.
Câu 3. Vương quốc Cam-pu-chia ra đời gắn liền với sự kiện nào sau đây?
A. Sự liên minh giữa các bản làng và mường cổ.
B. Vua Giay-a-vắc-man II lãnh đạo người Khơ-me giành lại độc lập.
C. Thủ lĩnh Pha Ngừm lãnh đạo người Khơ-me giành lại độc lập.
D. Người Gia-va hợp nhất Thuỷ Chân Lạp và Lục Chân Lạp.
Câu 4. Công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Vương quốc Lào là
A. đền tháp Bô-rô-bu-đua. B. Thạt Luổng. C. chùa Vàng. D. đô thị cổ Pa-gan.
Câu 5. Ai là người có công thống nhất các mường Lào, lập ra Vương quốc Lan Xang vào năm 1353? A. Chậu A Nụ. B. Xu-li-nha Vông-xa. C. Pha Ngừm. D. Giay-a-vác-man II.
Câu 6. Ý nào sau đây đúng về sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang?
A. Lào là một vương quốc lớn mạnh ở lưu vực sông Hồng.
B. Người Lảo chủ yếu canh tác lúa nương, lúa nước, săn bắn, đánh cá.
C. Giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của Lào là thế kỉ XV - XVIII.
D. Thực hiện nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm các nước láng giềng.
Câu 7. Năm 968, sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là A. Đại Việt. B. Văn Lang. C. Đại Cồ Việt. D. Âu Lạc.
Câu 8. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tổng của nhà Tiền Lê (981)
gắn liền với địa danh lịch sử nào sau đây? A. Sông Mê Công. B. Lạng Sơn. C. Cổ Loa. D. Sông Bạch Đằng.
Câu 9. Nhà Đinh được thành lập trong bối cảnh nào sau đây?
A. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống.
B. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh xoá bỏ “cục diện 12 sứ quân”.
C. Được Dương Tam Kha ủng hộ và nhường ngôi.
D. Nhận được sự ủng hộ của Ngô Quyền và Lê Hoàng.
Câu 10. Việc xưng vương của Ngô Quyền và những chính sách của nhà Ngô đã mở ra thời kì
A. đấu tranh chống Bắc thuộc.
B. cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. C. độc lập, tự chủ.
D. đấu tranh giành độc lập, tự chủ.
Câu 11. Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Đất nước rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.
B. Nhà Tống đang lăm le xâm phạm bờ cõi.
C. Đất nước thái bình, nhân dân ấm no.
D. Đại Cồ Việt bị nhà Tống đô hộ.
Câu 12. Trong cuộc kháng chiến chống Tỗng (981), quân dân Tiền Lê đã học
tập kế sách đánh giặc nào của Ngô Quyền? A. Tiên phát chế nhân.
B. Đánh nhanh thắng nhanh.
C. Vườn không nhà trống.
D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng. II. Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến
chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)
b. Hãy cho biết những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong Công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở thế kỉ X.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lí
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm 1-B 2-D 3-A 4-D 5-D 6-A 7-C 8-D 9-D 10-B 11-C 12-B II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm):
- Địa hình Đông Á gồm hai bộ phận là lục địa và hải đảo.
+ Phần đất liền: ở phía tây bộ phận lục địa là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở
xen kẽ bồn địa, hoang mạc; ở phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng
bằng rộng, bằng phẳng.
+ Hải đảo có những dãy núi uốn nếp trẻ, xen kẽ các cao nguyên, thường xuyên
xảy ra động đất và núi lửa.
- Khí hậu Đông Á phân hoá từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Khu vực phía
tây và phía bắc có khí hậu khắc nghiệt hơn khu vực phía đông và phía nam.
- Cảnh quan: đa dạng. Rừng lá kim ở phía bắc, sâu trong nội địa là vùng thảo
nguyên rộng lớn, phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.
- Sông ngòi: Đông Á có nhiều sông lớn như: Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang...
- Khoáng sản phong phú, một số loại tiêu biểu như: than, sắt, dầu mỏ, mun- gan....
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM) I. Trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm 1-A 2-A 3-B 4-B 5-C 6-B 7-C 8-D 9-B 10-C 11-B 12-D II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm): Yêu cầu a)
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của quân dân nhà Tiền Lê
+ Đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
+ Có sự lãnh đạo của nhiều tướng lĩnh tài ba. - Ý nghĩa:
+ Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc.
+ Chứng tỏ bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc
của quân dân Đại Cồ Việt.
Yêu cầu b) Những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn:
+ Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ,
thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh, khẳng định ở mức độ cao hơn nền độc
lập của Đại Cồ Việt.
+ Lê Hoàn là người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Tống (năm 981) thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, lập
ra nhà Tiền Lê, tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước.