Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều - Đề 3
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều - Đề 3 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK1 GDCD 8
Môn: Giáo dục công dân 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 8
Nội dung/chủ đề/bài
Mức độ đánh giá Tổng học Mạch Nhận Thông Vận
Vận dụng Câ Câu Tổng nội TT biết hiểu dụng cao u TL điểm dung TN TN TN TN TN TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ Tôn trọng sự đa dạng của các dân 3 GIÁ tộc Lao động cần cù O 3 sáng tạo 1
DỤC Bảo vệ lẽ phải 2 1 ĐẠO ĐỨC Bảo vệ môi trườ ng và tài 2 1 nguyên thiên nhiên GIÁ O DỤC KĨ 2
Xác định mục tiêu 2 1 NĂN cá nhân G SỐN G Tổng câu 12 1 1 1 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% 100 ĐỀ BÀI
Trắc nghiệm: (3điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái và điền vào ô đáp án em cho là đúng. Mỗi câu đúng 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Câu 1: Những nét riêng có thể kể đến của các dân tộc là gì?
A. Ngôn ngữ, trang phục, tập quán.
B. Tập quán và trang phục.
C. Ngôn ngữ và trang phục.
D. Phong thái khi trò chuyện.
Câu 2: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây về việc tôn trọng và học hỏi văn hóa nước ngoài?
A. Văn hóa của nước ngoài đều rất tốt và đáng để học tập.
B. Chỉ học tập và tiếp thu văn hóa của các nước tiên tiến, giàu mạnh.
C. Cần học tập và tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chọn lọc.
D. Cần học tập tất cả những gì mới lạ của nước ngoài.
Câu 3: Biểu hiện của cần cù là làm việc như thế nào?
A. Thường xuyên, đều đặn, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách.
B. Phải suy nghĩ, tìm tòi và phát hiện ra cách làm mới.
C. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong học tập, lao động.
D. Cần say mê nghiên cứu và tìm tòi trong học tập, lao động.
Câu 4: Đất, nước, âm thanh, ánh sáng thuộc môi trường nào? A. Xã hội. B. Nhận tạo. C. Tự nhiên. D. Môi trường khác
Câu 5: Mục tiêu cá nhân có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
A. Đóng vai trò trong học tập và cuộc sống.
B. Đóng vai trò cho mục đích học tập.
C. Đóng vai trò cho hoạt động vui chơi.
D. Đóng vai trò định hướng cho hoạt động của con người.
Câu 6: Điền vào chỗ trống trong câu sau: “Lao động sáng tạo là say mê
nghiên cứu, … trong lao động. Biểu hiện sáng tạo là luôn … , tìm và phát
hiện ra cách làm mới hiệu quả để đem lại kết quả cao hơn trong công việc”.
A. Học hỏi, cải thiện.
B. Phát hiện, giảm thiểu. C. Tìm tòi, suy nghĩ. D. Tìm tòi, phát triển.
Câu 7: Người biết bảo vệ lẽ phải là người có việc làm nào sau đây?
A. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến riêng của cá nhân mình.
B. Không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
C. Phê phán gay gắt những người không cùng ý kiến với mình.
D. Gió chiều nào theo chiều ấy để không làm mất lòng ai.
Câu 8: Chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong công việc là nội
dung của khái niệm nào sau đây? A. Lao động cần cù. B. Lao động chân tay. C. Lao động trí óc. D. Lao động sáng tạo.
Câu 9: Học sinh có thể thực hiện bảo vệ lẽ phải bằng cách nào?
A. Lời nói, hành động cụ thể.
B. Khích lệ, động viên bạn bè.
C. Tuân theo điều đúng đắn.
D. Phê phán hành vi sai trái.
Câu 10: Theo em, hành động săn bắt các động vật hoang dã có tác động như
thế nào đến môi trường?
A. Mất đi sự cân bằng sinh thái.
B. Phá hủy sự đa dạng và mất đi sự cân bằng sinh thái.
C. Con vật không liên quan đến môi trường.
D. Phá hủy sự đa dạng sinh thái.
Câu 11: “Tiết kiệm được một khoản tiền tiêu vặt” thuộc loại mục tiêu cá nhân nào?
A. Sức khỏe của bản thân.
B. Học tập và nghề nghiệp. C. Tài chính cá nhân.
D. Trao tặng và cống hiến xã hội.
Câu 12: Tượng Nữ thần Tự do là một trong những biểu tượng của nước nào? A. Anh. B. Pháp. C. Nhật. D. Mĩ. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm ) Có ý kiến cho rằng “Bảo vệ lẽ phải là nhắc nhở, phản đối
khi thấy người khác làm sai”. Em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về ý kiến trên?
Câu 2: (3 điểm) 7 giờ sáng Chủ nhật, Linh, Hà và Hiền rủ nhau đi công
viên chơi. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn nhóm khác đang ngồi chơi
và ăn quà bánh ở hàng ghế đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo, giấy
bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, Linh gọi:
“Các bạn ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!”. Khi cả ba bạn dừng lại,
Linh đến bên nhẹ nhàng nói: “Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng
rác chứ ai lại vứt như thế!”. Một bạn trong nhóm bĩu môi: “Cậu có ý thức
nhỉ? Đây có phải nhà cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?”. Thấy vậy, hai
bạn trong nhóm kia ngăn lại: “Bạn Linh nói đúng đấy, bạn ạ! Tụi mình làm
ngay đây. Cảm ơn bạn đã nhắc nhở!”.
- Em có nhận xét gì về hành vi trách nhiệm của Linh và các bạn học
sinh trong tình huống trên?
Câu 3: (1 điểm ) Bản thân em đã lập các bước lập kế hoạch để thực hiện
mục tiêu cá nhân như thế nào? ĐÁP ÁN ĐỀ THI
Trắc nghiệm: (3điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A C A C D C B A A B C D Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm ) Có ý kiến cho rằng “Bảo vệ lẽ phải là nhắc nhở, phản đối
khi thấy người khác làm sai”. Em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về ý kiến trên?
- Việc nhắc nhở, phản đối, phê phán, đấu tranh chống lại những
việc làm sai trái cũng là một biểu hiện của bảo vệ lẽ phải. Tuy nhiên,
chúng ta nên có thái độ phù hợp, tế nhị khi nhắc nhở, góp ý về lỗi sai
của mọi người (nên tránh các thái độ quá khích, kích động,…).
Câu 2: (3 điểm) 7 giờ sáng Chủ nhật, Linh, Hà và Hiền rủ nhau đi công
viên chơi. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn nhóm khác đang ngồi chơi
và ăn quà bánh ở hàng ghế đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo, giấy
bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, Linh gọi:
“Các bạn ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!”. Khi cả ba bạn dừng lại,
Linh đến bên nhẹ nhàng nói: “Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng
rác chứ ai lại vứt như thế!”. Một bạn trong nhóm bĩu môi: “Cậu có ý thức
nhỉ? Đây có phải nhà cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?”. Thấy vậy, hai
bạn trong nhóm kia ngăn lại: “Bạn Linh nói đúng đấy, bạn ạ! Tụi mình làm
ngay đây. Cảm ơn bạn đã nhắc nhở!”.
- Em có nhận xét gì về hành vi trách nhiệm của Linh và các bạn học
sinh trong tình huống trên? Trả lời:
- Bạn Linh đã thực hiện tốt trách nhiệm của công dân trong việc bảo
vệ môi trường. Cụ thể là:
+ Nghiêm túc thực hiện và chấp hành các quy định pháp luật về việc bảo vệ môi trường.
+ Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường.
Câu 3: (1 điểm ) Bản thân em đã lập các bước lập kế hoạch để thực hiện
mục tiêu cá nhân như thế nào?
- Cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu gồm 6 bước:
+ Liệt kê các việc cần làm để đạt mục tiêu.
+ Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên.
+ Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết.
+ Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân.
+ Điều chỉnh cách thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi.
+ Cam kết thực hiện kế hoạch.
- Học sinh cần xác định cho mình mục tiêu cá nhân đúng đắn, phù hợp
và lập kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đề ra. Trong quá
trình thực hiện kế hoạch, cần tập trung, cố gắng vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu
Document Outline
- A. Ngôn ngữ, trang phục, tập quán. B. Tập quán và trang phục.
- C. Ngôn ngữ và trang phục. D. Phong thái khi trò chuyện.
- A. Sức khỏe của bản thân. B. Học tập và nghề nghiệp.