Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 - 2024 sách KNTT - Đề 3
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 - 2024 sách KNTT - Đề 3 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK1 GDCD 8
Môn: Giáo dục công dân 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 8
Mức độ nhận thức Tổng Mạc Vận Tổ T h nội Nhận Thông Vận Nội dung dụng Tỉ lệ ng T dun biết hiểu dụng cao điể g T T m TN TL TL
TL TN TL TN TL N N
Tự hào về truyền thống dân 2 2 1 tộc Việt Nam 0,5 câu câu
Giá Tôn trọng sự đa dạng của các 1 1 2 o 0,25 dân tộc câu câu
dục Lao động cần cù, sáng tạo 1 1 3 đạo 0,25 đứ câu câu
c Bảo vệ lẽ phải 2 ½ ½ 2 1 4 2,5 câu câu câu câu câu
GD Bảo vệ môi trường và tài 4 1 4 1 5 4
KN nguyên thiên nhiên câu câu câu câu
S Xác định mục tiêu cá nhân 2 1 2 1 6 2,5 câu câu câu câu Tổng 12 ½ 1 1 ½ 12 3 10 Tỉ lệ % 40% 30 20 10% 30 70 điể % % % % m Tỉ lệ chung 70% 30% 100%
BẢN ĐẶC TẢ GIỮA HỌC KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8
Số câu hỏi theo mứ c Mạ đô ̣nhâṇ thức ch T nội Nội dung
Mức đô ̣đánh giá Thô Vâ Vâṇ T Nhậ ṇ dun ṇ ng dụn g hiể dụ g biết u ng cao Nhận biết: 2 TN
- Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Kể được một số biểu hiện của lòng
tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. Thông hiểu:
- Nhận diện được giá trị của các
truyền thống dân tộc Việt Nam.
Tự hào về truyền
- Đánh giá được hành vi, việc làm 1
thống dân tộc Việt của bản thân và những người xung Nam
quanh trong việc thể hiện lòng tự hào
về truyền thống dân tộc Việt Nam. Vận dụng:
Xác định được những việc làm cụ
thể để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc. Vận dụng cao: Giá
Thực hiện được những việc làm cụ o
thể để giữ gìn, phát huy truyền thống dục của dân tộc. đạo Nhận biết: 1 TN đức
Nêu được một số biểu hiện sự đa
dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. Thông hiểu:
Giải thích được ý nghĩa của việc tôn
trọng sự đa dạng của các dân tộc và
các nền văn hoá trên thế giới. Tôn trọng sự đa Vận dụng: dạng của các dân
- Phê phán những hành vi kì thị,
phân biệt chủng tộc và văn hoá. 2 tộc
- Xác định được những lời nói, việc
làm thể hiện thái độ tôn trọng sự đa
dạng của các dân tộc và các nền văn
hoá trên thế giới phù hợp với bản thân. Vận dụng cao:
Thực hiện được những lời nói, việc
làm thể hiện thái độ tôn trọng sự đa
dạng của các dân tộc và các nền văn
hoá trên thế giới phù hợp với bản thân. Nhận biết: 1 TN
- Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Nêu được một số biểu hiện của cần
cù, sáng tạo trong lao động. Thông hiểu:
Giải thích được ý nghĩa của cần cù,
sáng tạo trong lao động. Lao động cần cù, Vận dụng: 3 sáng tạo
- Trân trọng những thành quả lao
động; quý trọng và học hỏi những
tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Phê phán những biểu hiện chây
lười, thụ động trong lao động. Vận dụng cao:
Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo
trong lao động của bản thân. Nhận biết: 2 TN
Nếu được lẽ phải là gì? Thế nào ½ là lẽ phải. TL 4 Bảo vệ lẽ phải ½
Vận dụng cao: Thực hiện được
việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và TL
hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Nhận biết: 4 TN
- Nêu được một số quy định cơ
bản của pháp luật về bảo vệ môi
trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được một số biện pháp cần
thiết để bảo vệ môi trường và tài
Bảo vệ môi trường 5 nguyên thiên nhiên. và tài nguyên Giá thiên nhiên
- Nêu được trách nhiệm của học 1 o
sinh trong việc bảo vệ môi trường TL dục
và tài nguyên thiên nhiên. kĩ Thông hiểu: năn
Giải thích được sự cần thiết phải
bảo vệ môi trường và tài nguyên g thiên nhiên. sốn Nhận biết: 2 TN g
- Nêu được thế nào là mục tiêu cá nhân. Xác đị
- Liệt kê được các loại mục tiêu nh mục tiêu cá nhân. 1 cá nhân Vận dụng TL
- Xây dựng được mục tiêu cá nhân của bản thân.
- Lập được kế hoạch hành động
nhằm đạt được mục tiêu của bản thân. 12 Tổng TN 1 1 ½ ½ TL TL TL TL Tỉ lệ % 40% 30 20 10 % % % Tỉ lệ chung 70% 30% ĐỀ BÀI
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Lựa chọn phương án đứng trước câu trả lời đúng (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
Câu 1: Đối với mỗi cá nhân, việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc giúp ta
A. không ngừng hoàn thiện và phát triển. B. nhận được nhiều
tiền bạc từ mọi người.
C. nhận được nhiều đơn hàng từ mọi người. D. có thêm địa vị để
thăng tiến trong công việc.
Câu 2: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác thể hiện ở việc tôn trọng chủ
quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc, luôn tìm hiểu, tiếp thu những
điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc, đồng thời thể hiện
A. giúp đỡ các dân tộc nhằm vụ lợi.
B. việc kỳ thị, chia rẽ, phân biệt chủng tộc.
C. lợi dụng dân tộc để làm giàu bản thân.
D. lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
Câu 3: Một trong những ý nghĩa to lớn của lao động cần cù, sáng tạo mang lại
là làm cho người lao động
A. không ngừng hoàn thiện kỹ năng.
B. ngày càng trở nên lười biếng.
C. ngày càng bị mọi người căm ghét.
D. bị suy giảm kết quả lao động.
Câu 4: Hành động nào dưới đây thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương?
A. Bạn M xấu hổ về nghề làm gốm của địa phương vì cho rằng nghề này lạc hậu
B. Bà P tăng giá cả hàng hóa gấp nhiều lần khi bán cho khách du lịch nước ngoài
C. Bạn K lập nhóm tìm hiểu truyền thống yêu nước của thành phố nơi mình sống
D. Chị G tuyên truyền những thông tin sai lệch về văn hóa quê hương trên Fakebook
Câu 5: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều
chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm
những việc sai trái được gọi là
A. hoàn thiện bản thân.
B. tôn trọng lẽ phải.
C. tự nhận thức bản thân.
D. lao động cần cù, sáng tạo
Câu 6: Việc bảo vệ lẽ phải sẽ góp phần củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng và A. tôn giáo. B. pháp luật. C. tội phạm. D. may rủi.
Câu 7: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế
biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là nội dung của khái niệm A. môi trường.
B. môi trường thiên nhiên. C. tự nhiên.
D. tài nguyên thiên nhiên.
Câu 8: Thực trạng về tài nguyên ở nước ta hiện nay là
A. khoáng sản nhiều vô tận.
B. khoáng sản bị khai thác cạn kiệt.
C. khoáng sản rất nhiều về trữ lượng.
D. khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt.
Câu 9: Cách xử lí rác nào sau đây có thể giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường?
A. Phân loại và tái chế.
B. Đổ tập trung vào bãi rác
C. Đốt và xả khí lên cao
D. Chôn trực tiếp xuống đất.
Câu 10: Ngày Trái đất là ngày nào? A. 5/6 B. 30/4 C. 22/4 D. 28/6
Câu 11: Việc cá nhân đưa ra những kết quả cụ thể mà mình mong muốn đạt
được trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là
A. biện pháp thực thi cá nhân.
B. mục tiêu cá nhân.
C. giải pháp cá nhân.
D. hoàn cảnh cá nhân.
Câu 12: Phân loại theo thời gian, mục tiêu cá nhân được phân chia thành mục tiêu ngắn hạn và
A. mục tiêu trung hạn.
B. mục tiêu cụ thể.
C. mục tiêu dài hạn.
D. mục tiêu vô hạn
Phần II: Tự luận (7,0 điểm)
Câu 13 (3 điểm): Căn cứ vào các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên
và môi trường ở nước ta, em đồng tình hay không đồng tình với những nhận
định nào dưới đây? Vì sao?
a) Sử dụng túi vải, giấy, một số loại lá,... để gói, đựng sản phẩm thay cho
túi ni-lông là góp phần bảo vệ môi trường.
b) Bảo vệ môi trường không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn góp phần bảo
vệ cho thế hệ tương lai.
c) Tài nguyên thiên nhiên là vô tận nên không nhất thiết phải tiết kiệm. Câu 14 (2 điểm):
Vào kì nghỉ hè năm lớp 8, bạn T có rất nhiều ý tưởng cho những ngày
này. Ban T dự định sẽ đăng kí học đàn ghi-ta và tự học vẽ tranh trên mạng
Internet. Nghĩ là làm, bạn T đăng kí tham gia học đàn và tự học vẽ. Nhưng khi
học được một thời gian ngắn, bạn T cảm thấy chán và cũng không biết mình
học để làm gì. Thế là, bạn T chuyển qua xem trước nội dung bài học lớp 9.
Được mấy hôm, bạn T lại lơ là rồi bỏ dở. Cứ thế, kỉ nghỉ hè trôi qua mà bạn T
chưa làm được điều gì.
Em hãy xác định mục tiêu cá nhân mà bạn T đặt ra. Nhận xét về mục
tiêu và kết quả thực hiện mục tiêu mà bạn T đặt ra.
Câu 15 (2 điểm):
Biết bạn thân của mình dạo gần đây bỏ bê học tập, có lần còn bỏ tiết đi
chơi nhưng H vẫn coi như không biết gì. Khi cô giáo chủ nhiệm hỏi về tình
hình của bạn, H đã trả lời: “Em không biết ạ!". ?
a) Em hãy nhận xét cách ứng xử của các bạn học sinh trong mỗi trường
hợp và tình huống trên.
b) Theo em, học sinh cần làm gì để bảo vệ lẽ phải? ĐÁP ÁN ĐỀ THI
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A D A C B B D D A C B C
* Lưu ý: Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 đ
Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu Nội dung Điểm hỏi a) Đồng ý. 0,5
Vì: khi xả thải ra môi trường, phải mất thời gian rất lâu thì túi ni-lông mới 0,5
có thể phân hủy, do đó, việc thường xuyên sử dụng túi ni-lông, đồ nhựa
dùng một lần (ống hút, thìa, đĩa nhựa,…) góp phần làm trầm trọng tình trạng ô nhiễm. b) Đồng tình. 0,5
Vì: ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng và hậu quả lớn và lâu dài, phức 0,5
Câu 13 tạp. Do đó, việc bảo vệ môi trường không chỉ là bảo vệ cuộc sống của (3đ)
chính chúng ta ở hiện tại mà còn có giá trị đảm bảo sự phát triển bền vững
cho các thế hệ tương lai.
c) Không đồng tình. 0,5
Vì: tải nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, mà rất có thể bị suy kiệt 0,5
nếu chúng ta không biết cách khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm.
(Chú ý: HS giải thích cách khác có ý đúng, đảm bảo kiến thức đã học vẫn cho điểm)
- Mục tiêu cá nhân mà bạn T đặt ra là: Ban T dự định sẽ đăng kí học đàn 0,5
ghi-ta và tự học vẽ tranh trên mạng Internet và xem trước bài học lớp 9
- Nhận xét: Bạn T đã đặt ra cho mình quá nhiều mục tiêu cá nhân, trong
khi bạn không quyết tâm thực hiện một mục tiêu nào 0,5
Câu 14 - Kết quả: Bạn T không đạt được những kế hoạch đã đề ra, vì: T chưa (2đ)
xác định được mục tiêu chính của mình là gì, mặt khác, trong quá trình 1,0
thực hiện, T chưa có sự quyết tâm, thiếu tính kiên trì, nhẫn nại và thiếu sự cố gắng.
(Chú ý: HS giải thích cách khác có ý đúng, đảm bảo kiến thức đã học vẫn cho điểm) a) Nhận xét: 1,0
- H biết bạn thân của mình bỏ bê học tập, trốn học đi chơi, nhưng bạn H 0,5
vẫn bao che, che giấu những khuyết điểm ấy. Đây là hành vi sai trái.
- Hành vi này cho thấy, H chưa biết tôn trọng và bảo vệ sự thật. Chúng ta 0,5
không nên học theo hành động của H.
Câu 15 b) Để bảo vệ lẽ phải học sinh cần: 1,0 (2đ)
- HS cần thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ 0,5
thể, phù hợp với lứa tuổi;
- Kích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán 0,5
thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.
(Chú ý: HS giải thích cách khác có ý đúng, đảm bảo kiến thức đã học vẫn cho điểm)
Document Outline
- KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
- BẢN ĐẶC TẢ GIỮA HỌC KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8