Đề thi học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều

Đề thi cuối học kì 1 GDKT&PL 11 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi học kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 năm 2023 - 2024

Môn:

Kinh tế và Pháp luật 11 96 tài liệu

Thông tin:
10 trang 10 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều

Đề thi cuối học kì 1 GDKT&PL 11 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi học kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 năm 2023 - 2024

97 49 lượt tải Tải xuống
1
SỞ GDĐT ………
TRƯỜNG ………………………
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM 2023 - 2024
MÔN: GDKT&PL LỚP 11
Thời gian làm bài ..phút
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: “Những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập
quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác
động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội” - đó là nội dung của khái niệm nào
sau đây?
A. Văn hóa tiêu dùng.
B. Đạo đức kinh doanh.
C. Cạnh tranh lành mạnh.
D. Cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 2: Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định
trong khoảng thời gian xác định được gọi là
A. cung.
B. cầu.
C. giá trị.
D. giá cả.
Câu 3: Quan hệ cung - cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Cụ thể: khi cung lớn hơn cầu, sẽ dẫn
đến
A. giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm.
B. giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng.
C. giá cả hàng hóa, dịch vụ ổn định.
D. giá cả lúc tăng, lúc giảm, không ổn định.
2
Câu 4: Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng cũng thường xuyên cạnh
tranh với nhau để
A. giành giật những điều kiện thuận lợi trong xản xuất.
B. mua được hàng hóa đắt hơn với chất lượng tốt hơn.
C. được lợi ích nhiều nhất từ hoạt động trao đổi trên thị trường.
D. giành giật những điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ hàng hóa.
Câu 5: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:
Trường hợp. Trong bối cảnh khan hiếm nguồn nguyên liệu, giá cả các yếu tố sản xuất tăng cao,
một số doanh nghiệp phải tăng chi phí để mua đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất. Một số doanh
nghiệp khác chấp nhận tình trạng sản xuất gián đoạn do không chuẩn bị đủ nguyên liệu đầu vào.
A. Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất.
B. Chính sách hỗ trợ của nhà nước.
C. Kỳ vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh.
D. Số lượng người tham gia cung ứng.
Câu 6: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã
(>1.000%) được gọi là tình trạng
A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát kinh niên.
C. siêu lạm phát.
D. lạm phát nghiêm trọng.
Câu 7: Tình trạng thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công
nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải
được gọi là
A. thất nghiệp tạm thời.
B. thất nghiệp cơ cấu.
C. thất nghiệp chu kì.
D. thất nghiệp tự nguyện.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của lạm phát tới đời sống kinh tế và
xã hội?
3
A. Giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
B. Giá cả hàng hóa cao làm cho mức sống của người dân giảm sút.
C. Đồng tiền mất giá nghiêm trọng, gây thiệt hại cho người đi vay vốn.
D. Lạm phát cao, kéo dài có thể gây khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội.
Câu 9: Trong trường hợp dưới đây, nhà nước đã thực hiện chính sách nào để kiểm soát và kiềm
chế thất nghiệp?
Trường hợp. Nền kinh tế thực hiện quá trình chuyển đổi số sẽ làm cho một bộ phận người lao động
không đáp ứng được yêu cầu của công việc mới, họ không có việc làm, không có thu nhập và gia
tăng tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người
lao động, khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp tự tạo việc làm, cải thiện dịch vụ thị trường lao
động.
A. Trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp/ người lao động đang tạm thời ngưng việc.
B. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
C. Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ.
D. Hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp.
Câu 10: Hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm được gọi là
A. lao động.
B. làm việc.
C. việc làm.
D. khởi nghiệp.
Câu 11: Nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền
lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động được gọi là
A. thị trường việc làm.
B. thị trường lao động.
C. trung tâm giới thiệu việc làm.
D. trung tâm môi giới việc làm.
Câu 12: Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng nào?
A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.
B. Thiếu hụt lực lượng lao động.
4
C. Cả hai phương án A, B đều đúng.
D. Cả hai phương án A, B đều sai.
Câu 13: Đoạn thông tin dưới đây cho biết điều gì về xu hướng tuyển dụng lao động tại Việt Nam
hiện nay?
Thông tin. Năm 2018, lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 37,7%, giảm 24,5% so
với năm 2000. Trong khi đó, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 13% tới 26,7% và khu vực
dịch vụ tăng từ 24,8% tới 35,6% so với cùng thời kì. Số liệu còn cho thấy đã có sự chuyển dịch của
lao động khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ;
đưa tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng lên 26,7%, khu vực dịch vụ lên 35,6%, ở
mức cao nhất kể từ năm 2000 đến nay.
A. Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.
B. Lao động chưa qua đào tạo tăng lên và chiếm ưu thế so với lao động được đào tạo.
C. Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm hơn khu vực sản xuất.
D. Lao động trong công nghiệp và dịch vụ giảm; lao động trong nông nghiệp tăng.
Câu 14: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……. là những suy
nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh”.
A. Ý tưởng kinh doanh.
B. Lợi thế nội tại.
C. Cơ hội kinh doanh.
D. Cơ hội bên ngoài.
Câu 15: Yếu tố nào dưới đây không thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt?
A. Hấp dẫn.
B. Ổn định.
C. Đúng thời điểm.
D. Lỗi thời.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý
tưởng kinh doanh?
A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.
B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
5
C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.
D. Đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.
Câu 17: Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị
M tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần.
Theo em, việc làm trên thể hiện năng lực gì của chị M?
A. Năng lực nắm bắt cơ hội.
B. Năng lực giao tiếp, hợp tác.
C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
D. Năng lực thiết lập quan hệ.
Câu 18: Sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải
quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh - đó là
biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực thiết lập quan hệ.
B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực cá nhân.
D. Năng lực phân tích và sáng tạo.
Câu 19: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “ ……… là tập hợp
các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có
tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh”.
A. Ý tưởng kinh doanh.
B. Cơ hội kinh doanh.
C. Mục tiêu kinh doanh.
D. Đạo đức kinh doanh.
Câu 20: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
A. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.
B. Đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao động.
C. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
D. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ.
6
Câu 21: Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?
A. Cửa hàng X thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
B. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.
C. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.
D. Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A.
Câu 22: Trong trường hợp dưới đây, hành động nào không phải là biểu hiện đạo đức kinh doanh
qua hoạt động của công ty B?
Trường hợp. Công ty B luôn đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu. Đồng thời, công
ty áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến trên thế giới đề vận hành phát triển và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, khẳng định vị thế, xứng đáng với sự tin yêu của người tiêu dùng. Đối với người lao
động, công ty thực hiện đảm bảo lợi ích chính đáng (tiền lương, điều kiện lao động, bảo hiểm, chế
độ chính sách,..) theo đúng cam kết. Chính những điều đó đã làm cho các nhân viên trong công ty
gắn bó lâu dài và luôn tận tâm, tận tụy trong công việc.
A. Đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu.
B. Phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.
C. Đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao động.
D. Không sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng.
Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của đạo đức kinh doanh?
A. Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh.
B. Xây dựng được lòng tin và uy tín với khách hàng.
C. Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận.
D. Kiềm chế sự phát triển của kinh tế quốc gia.
Câu 24: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “Văn hóa tiêu dùng
là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, ………. của cộng đồng và cả
dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người
trong tiêu dùng”.
A. phương thức lưu thông.
B. kĩ thuật sản xuất.
7
C. thói quen tiêu dùng.
D. thuần phong mĩ tục.
Câu 25: Một trong những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là
A. tính giá trị.
B. tính độc đáo.
C. tính lãng phí.
D. tính khôn vặt.
Câu 26: Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, người tiêu dùng cần phải
A. thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.
B. ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
C. ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
D. cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Câu 27: Đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa tiêu dùng có vai trò như thế nào?
A. Tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế.
B. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
C. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
D. Tiếp thu các giá trị tiêu dùng hiện đại, nâng cao đời sống tinh thần của người dân.
Câu 28: Thói quen tiêu dùng của anh A trong trường hợp dưới đây phản ánh về đặc điểm nào
trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?
Trường hợp. Thu nhập của anh A tăng nhanh trong những năm gần đây, tác động đến hành vi tiêu
dùng. Ngoài ra, giá cả cũng là yếu tố quan trọng trong những quyết định tiêu dùng của anh. Anh A
tiêu dùng ngày càng thông minh và kĩ tính hơn, quan tâm đến các thông tin về sản phẩm như
nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã, chất lượng.
A. Tính kế thừa.
B. Tính giá trị.
C. Tính thời đại.
D. Tính hợp lí.
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
8
Câu 1 (2,0 điểm): Ông chủ quán phở Y luôn phân tích những ưu thế của đối thủ cạnh tranh để tìm
ra ý tưởng kinh doanh mới.
Trường hợp a. Ông chủ quán phở Y luôn phân tích những ưu thế của đối thủ cạnh tranh để tìm ra ý
tưởng kinh doanh mới.
Trường hợp b. Bà P có ý tưởng sẽ mở quán, kinh doanh những món ăn theo sở thích cá nhân để
phục vụ khách hàng.
Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những trường hợp sau:
- Trường hợp a) Bạn B đang học lớp 11. Từ nhỏ, bạn đã có niềm đam mê với công nghệ, mong
muốn trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin nhưng bố mẹ không ủng hộ vì muốn bạn theo học
đại học Y để trở thành bác sĩ.
- Trường hợp b) Anh H mới tốt nghiệp đại học nhưng khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ
thông tin cũng như kĩ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. Anh đã ba lần tham gia tuyển dụng nhưng
vẫn chưa tìm được việc làm.
9
Đáp án đề thi học môn GDKT&PL 11
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-D
2-B
3-A
4-C
5-A
6-C
7-B
8-C
9-D
10-C
11-B
12-A
13-A
14-A
15-D
16-D
17-A
18-A
19-D
20-B
21-D
22-D
23-D
24-C
25-A
26-A
27-A
28-D
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
Trường hợp a. Đây là việc làm cần thiết để ông chủ quán phở Y học hỏi được đối thủ cạnh tranh,
từ đó tìm ra những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, tối ưu hơn để phục vụ khách hàng, kinh doanh
phát triển hơn.
Trường hợp b. Đây là việc làm không phù hợp, vì kinh doanh cần làm ra sản phẩm để đáp ứng
nhu cầu, sở thích của khách hàng. Nếu sở thích cá nhân của người bán không có nhiều khách hàng
ưa thích thì việc kinh doanh có thể bị thất bại.
Câu 2 (1,0 điểm):
- Trường hợp a) Bạn B nên thẳng thắn trao đổi mơ ước và đam mê của mình với bố mẹ, học tập
chăm chỉ, kiên trì theo đuổi mục tiêu để chứng minh cho bố mẹ thấy lựa chọn của mình là đúng và
phù hợp với khả năng, nguyện vọng của bản thân.
- Trường hợp b) Anh H nên rèn luyện các kĩ năng như: kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, sử dụng
ngoại ngữ, công nghệ thông tin,..
10
Ma trận đề thi học kì 1 GDKT&PL 11
TT
Mức đô đánh giá
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận dụng
VD cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
3
2
1 câu
(2đ)
1 câu
(1đ)
2
2
2
3
2
2
4
3
2
5
3
2
6
3
2
Tổng số câu hỏi
16
12
1
1
Tỉ lệ %
40%
30%
20%
10%
Tỉ lệ chung
70%
30%
| 1/10

Preview text:

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM 2023 - 2024 SỞ GDĐT ………
MÔN: GDKT&PL LỚP 11
TRƯỜNG ………………………
Thời gian làm bài ..phút
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: “Những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập
quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác
động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Văn hóa tiêu dùng. B. Đạo đức kinh doanh. C. Cạnh tranh lành mạnh.
D. Cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 2: Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định
trong khoảng thời gian xác định được gọi là A. cung. B. cầu. C. giá trị. D. giá cả.
Câu 3: Quan hệ cung - cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Cụ thể: khi cung lớn hơn cầu, sẽ dẫn đến
A. giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm.
B. giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng.
C. giá cả hàng hóa, dịch vụ ổn định.
D. giá cả lúc tăng, lúc giảm, không ổn định. 1
Câu 4: Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng cũng thường xuyên cạnh tranh với nhau để
A. giành giật những điều kiện thuận lợi trong xản xuất.
B. mua được hàng hóa đắt hơn với chất lượng tốt hơn.
C. được lợi ích nhiều nhất từ hoạt động trao đổi trên thị trường.
D. giành giật những điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ hàng hóa.
Câu 5: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:
Trường hợp. Trong bối cảnh khan hiếm nguồn nguyên liệu, giá cả các yếu tố sản xuất tăng cao,
một số doanh nghiệp phải tăng chi phí để mua đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất. Một số doanh
nghiệp khác chấp nhận tình trạng sản xuất gián đoạn do không chuẩn bị đủ nguyên liệu đầu vào.
A. Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất.
B. Chính sách hỗ trợ của nhà nước.
C. Kỳ vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh.
D. Số lượng người tham gia cung ứng.
Câu 6: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã
(>1.000%) được gọi là tình trạng A. lạm phát vừa phải. B. lạm phát kinh niên. C. siêu lạm phát.
D. lạm phát nghiêm trọng.
Câu 7: Tình trạng thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công
nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải được gọi là
A. thất nghiệp tạm thời. B. thất nghiệp cơ cấu. C. thất nghiệp chu kì.
D. thất nghiệp tự nguyện.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của lạm phát tới đời sống kinh tế và xã hội? 2
A. Giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
B. Giá cả hàng hóa cao làm cho mức sống của người dân giảm sút.
C. Đồng tiền mất giá nghiêm trọng, gây thiệt hại cho người đi vay vốn.
D. Lạm phát cao, kéo dài có thể gây khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội.
Câu 9: Trong trường hợp dưới đây, nhà nước đã thực hiện chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Trường hợp. Nền kinh tế thực hiện quá trình chuyển đổi số sẽ làm cho một bộ phận người lao động
không đáp ứng được yêu cầu của công việc mới, họ không có việc làm, không có thu nhập và gia
tăng tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người
lao động, khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp tự tạo việc làm, cải thiện dịch vụ thị trường lao động.
A. Trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp/ người lao động đang tạm thời ngưng việc.
B. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
C. Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ.
D. Hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp.
Câu 10: Hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm được gọi là A. lao động. B. làm việc. C. việc làm. D. khởi nghiệp.
Câu 11: Nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền
lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động được gọi là
A. thị trường việc làm.
B. thị trường lao động.
C. trung tâm giới thiệu việc làm.
D. trung tâm môi giới việc làm.
Câu 12: Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng nào?
A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.
B. Thiếu hụt lực lượng lao động. 3
C. Cả hai phương án A, B đều đúng.
D. Cả hai phương án A, B đều sai.
Câu 13: Đoạn thông tin dưới đây cho biết điều gì về xu hướng tuyển dụng lao động tại Việt Nam hiện nay?
Thông tin. Năm 2018, lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 37,7%, giảm 24,5% so
với năm 2000. Trong khi đó, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 13% tới 26,7% và khu vực
dịch vụ tăng từ 24,8% tới 35,6% so với cùng thời kì. Số liệu còn cho thấy đã có sự chuyển dịch của
lao động khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ;
đưa tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng lên 26,7%, khu vực dịch vụ lên 35,6%, ở
mức cao nhất kể từ năm 2000 đến nay.
A. Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.
B. Lao động chưa qua đào tạo tăng lên và chiếm ưu thế so với lao động được đào tạo.
C. Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm hơn khu vực sản xuất.
D. Lao động trong công nghiệp và dịch vụ giảm; lao động trong nông nghiệp tăng.
Câu 14: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……. là những suy
nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh”. A. Ý tưởng kinh doanh. B. Lợi thế nội tại. C. Cơ hội kinh doanh. D. Cơ hội bên ngoài.
Câu 15: Yếu tố nào dưới đây không thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt? A. Hấp dẫn. B. Ổn định. C. Đúng thời điểm. D. Lỗi thời.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?
A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.
B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường. 4
C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.
D. Đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.
Câu 17: Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị
M tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần.
Theo em, việc làm trên thể hiện năng lực gì của chị M?
A. Năng lực nắm bắt cơ hội.
B. Năng lực giao tiếp, hợp tác.
C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
D. Năng lực thiết lập quan hệ.
Câu 18: Sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải
quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh - đó là
biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực thiết lập quan hệ.
B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo. C. Năng lực cá nhân.
D. Năng lực phân tích và sáng tạo.
Câu 19: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “ ……… là tập hợp
các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có
tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh”. A. Ý tưởng kinh doanh. B. Cơ hội kinh doanh. C. Mục tiêu kinh doanh. D. Đạo đức kinh doanh.
Câu 20: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
A. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.
B. Đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao động.
C. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
D. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ. 5
Câu 21: Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?
A. Cửa hàng X thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
B. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.
C. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.
D. Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A.
Câu 22: Trong trường hợp dưới đây, hành động nào không phải là biểu hiện đạo đức kinh doanh
qua hoạt động của công ty B?
Trường hợp. Công ty B luôn đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu. Đồng thời, công
ty áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến trên thế giới đề vận hành phát triển và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, khẳng định vị thế, xứng đáng với sự tin yêu của người tiêu dùng. Đối với người lao
động, công ty thực hiện đảm bảo lợi ích chính đáng (tiền lương, điều kiện lao động, bảo hiểm, chế
độ chính sách,..) theo đúng cam kết. Chính những điều đó đã làm cho các nhân viên trong công ty
gắn bó lâu dài và luôn tận tâm, tận tụy trong công việc.
A. Đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu.
B. Phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.
C. Đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao động.
D. Không sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng.
Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của đạo đức kinh doanh?
A. Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh.
B. Xây dựng được lòng tin và uy tín với khách hàng.
C. Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận.
D. Kiềm chế sự phát triển của kinh tế quốc gia.
Câu 24: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “Văn hóa tiêu dùng
là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, ………. của cộng đồng và cả
dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng”.
A. phương thức lưu thông. B. kĩ thuật sản xuất. 6 C. thói quen tiêu dùng. D. thuần phong mĩ tục.
Câu 25: Một trong những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là A. tính giá trị. B. tính độc đáo. C. tính lãng phí. D. tính khôn vặt.
Câu 26: Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, người tiêu dùng cần phải
A. thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.
B. ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
C. ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
D. cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Câu 27: Đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa tiêu dùng có vai trò như thế nào?
A. Tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế.
B. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
C. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
D. Tiếp thu các giá trị tiêu dùng hiện đại, nâng cao đời sống tinh thần của người dân.
Câu 28: Thói quen tiêu dùng của anh A trong trường hợp dưới đây phản ánh về đặc điểm nào
trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?
Trường hợp. Thu nhập của anh A tăng nhanh trong những năm gần đây, tác động đến hành vi tiêu
dùng. Ngoài ra, giá cả cũng là yếu tố quan trọng trong những quyết định tiêu dùng của anh. Anh A
tiêu dùng ngày càng thông minh và kĩ tính hơn, quan tâm đến các thông tin về sản phẩm như
nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã, chất lượng. A. Tính kế thừa. B. Tính giá trị. C. Tính thời đại. D. Tính hợp lí.
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) 7
Câu 1 (2,0 điểm): Ông chủ quán phở Y luôn phân tích những ưu thế của đối thủ cạnh tranh để tìm
ra ý tưởng kinh doanh mới.
Trường hợp a. Ông chủ quán phở Y luôn phân tích những ưu thế của đối thủ cạnh tranh để tìm ra ý tưởng kinh doanh mới.
Trường hợp b. Bà P có ý tưởng sẽ mở quán, kinh doanh những món ăn theo sở thích cá nhân để phục vụ khách hàng.
Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những trường hợp sau:
- Trường hợp a) Bạn B đang học lớp 11. Từ nhỏ, bạn đã có niềm đam mê với công nghệ, mong
muốn trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin nhưng bố mẹ không ủng hộ vì muốn bạn theo học
đại học Y để trở thành bác sĩ.
- Trường hợp b) Anh H mới tốt nghiệp đại học nhưng khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ
thông tin cũng như kĩ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. Anh đã ba lần tham gia tuyển dụng nhưng
vẫn chưa tìm được việc làm. 8
Đáp án đề thi học môn GDKT&PL 11
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-D 2-B 3-A 4-C 5-A 6-C 7-B 8-C 9-D 10-C 11-B 12-A 13-A 14-A 15-D 16-D 17-A 18-A 19-D 20-B 21-D 22-D 23-D 24-C 25-A 26-A 27-A 28-D
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm):
Trường hợp a. Đây là việc làm cần thiết để ông chủ quán phở Y học hỏi được đối thủ cạnh tranh,
từ đó tìm ra những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, tối ưu hơn để phục vụ khách hàng, kinh doanh phát triển hơn.
Trường hợp b. Đây là việc làm không phù hợp, vì kinh doanh cần làm ra sản phẩm để đáp ứng
nhu cầu, sở thích của khách hàng. Nếu sở thích cá nhân của người bán không có nhiều khách hàng
ưa thích thì việc kinh doanh có thể bị thất bại. Câu 2 (1,0 điểm):
- Trường hợp a) Bạn B nên thẳng thắn trao đổi mơ ước và đam mê của mình với bố mẹ, học tập
chăm chỉ, kiên trì theo đuổi mục tiêu để chứng minh cho bố mẹ thấy lựa chọn của mình là đúng và
phù hợp với khả năng, nguyện vọng của bản thân.
- Trường hợp b) Anh H nên rèn luyện các kĩ năng như: kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, sử dụng
ngoại ngữ, công nghệ thông tin,.. 9
Ma trận đề thi học kì 1 GDKT&PL 11 Mức đô đánh giá Nhận Thông TT Chủ đề
Vận dụng VD cao biết hiểu
TN TL TN TL TN TL TN TL
1 Cạnh tranh, cung - cầu trong kinh tế thị trường 3 2
2 Lạm phát, thất nghiệp 2 2
3 Thị trường lao động và việc làm 2 2 1 câu 1 câu
Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cơ (2đ) (1đ) 4 3
bản của người kinh doanh 2 5 Đạo đức kinh doanh 3 2 6 Văn hóa tiêu dùng 3 2 Tổng số câu hỏi 16 12 1 1 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% 10