-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 - 2023 - Đề 4
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 - 2023 - Đề 4 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Đề HK2 Ngữ Văn 8 14 tài liệu
Ngữ Văn 8 1.2 K tài liệu
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 - 2023 - Đề 4
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 - 2023 - Đề 4 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK2 Ngữ Văn 8 14 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 8 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 8
Preview text:
Ngày soạn:…./…./2022 Ngày dạy:…./…./2022 Tiết 137, 138
KIỂM TRA HỌC KÌ II ( Thi theo lịch của PGD)
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1 Kiến thức:
- Củng cố kiến thức của 3 phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Từ kết quả
của bài kiểm tra, học sinh biết được tình hình học tập bộ môn của bản thân từ đó
có hướng học tập và rèn luyện trong hè và năm học tới 2. Kĩ năng:
- Làm được bài kiểm tra vận dụng các kiến thức đã học của từng phân môn 3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tự chủ, độc lập trong thi cử.
4. Năng lực, phẩm chất:
+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
+ Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự giác B. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
C. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nội dung
Mức độ cần đạt Vận dụng Cộng Nguồn Chủ đề Nhận biết
Vận dụng Vận dụng ngữ liệu Thông hiểu thấp cao
Ngữ liệu: - Nhận biết Hiểu được
Đoạn trích được tác giả, nội dung Đức tính tác phẩm; của đoạn
giản dị của phương thức văn Bác Hồ biểu đạt chính I. ĐỌC – - Nêu dược HIỂU thành phần câu Số câu 3 1 4 Số điểm 2 điểm 3,0 1,0 điểm điểm Tỉ lệ 20 % 10 % 30 % Viết bài II. TẠO . Viết được văn nghị bài văn LẬP luận về nghị luận VĂN chứng BẢN nêu suy nghĩ về minh hiện tượng ăn quà của học sinh. Số câu 1 1 Số điểm 7,0 7,0 điểm điểm Tỉ lệ 70 % 70 % Tổng số Số câu 3 1 1 5 Số điểm 2,0 điểm 10,0 1,0 điểm 7,0 điểm điểm Tỉ lệ % 100 20 % 10 % 70 % % D.ĐỀ KIỂM TRA:
PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng
ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất
giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ
cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó,
chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và
kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài
ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà đó luôn
luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống
như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm
việc,từ việc rất lớn: việc cứu nước,cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong
vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi
thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong
đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên
bên cạnh Bác người người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay,
và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và
chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định,Thắng, Lợi!”
(Hướng dẫn học Ngữ văn 7, tập 2, trang 54)
Câu 1 ( 1,0 điểm) :Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn
bản chứa đoạn trích trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 3 (0,5 điểm): Câu “ Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì
không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể
đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt tên cho số đồng chí đó những cái tên mà
gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất,
Định, Thắng, Lợi!” thì cụm từ:” Trong đời sống của mình” là thành phần gì của câu?
Câu 4 (1,0 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích trên.
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Ăn quà là một thói quen xấu của học sinh trong học đường hiện nay. Em
hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên . HƯỚNG DẪN CHẤM
*Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) Câu
Yêu cầu cần đạt Điểm
Câu 1 -Văn bản : “Đức tính giản dị của Bác Hồ” 1.0
-Tác giả:Phạm Văn Đồng
Câu 2 -Phương thức biểu đạt:Nghị luận (chứng minh) 0.5
Câu 3 Cụm từ xác đinh:Trạng ngữ 0.5
Câu 4 -Nội dung chính của đoạn trích : 1.0
Sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống, việc làm.
*Phần II:Tạo lập văn bản: 7 điểm Câu
Yêu cầu cần đạt Điểm
1. Yêu cầu về hình thức: 0.5
- Đúng kiểu bài nghị luận về một hiện tượng xã hội .
- Bố cục mạch lạc , luận điểm rõ ràng , lập luận chặt chẽ .
- Chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả .
- Diễn đạt lưu loát , đúng ngôn ngữ văn nghị luận .
2. Yêu cầu về nội dung:
HS có thể trình bày theo nhiều cách , nhưng cần đạt
chuẩn kiến thức sau: 1.0 a-Mở bài:
-Dẫn dắt , giới thiệu vấn đề: Hiện tượng ăn quà vặt của học 4.5 sinh hiện nay. b-Thân bài:
* Thực trạng của việc ăn quà vặt ở học sinh :
+ Hiện tượng học sinh ăn quà diễn ra phổ biến ở các trường từ cấp 1,2,3.
+Học sinh ăn quà ở sân trường , trong lớp , hành lang…....
+Học sinh ăn quà lúc đầu giờ, ra chơi, tan học , trong giờ học ..
+Các quán bán hàng ở cổng trường mọc lên như nấm . * Tác hại :
+ Quà vặt không đảm bảo vệ sinh ATTP ảnh hưởng đến sức khỏe .
+ Ăn quà dẫn đến vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi
trường , mất mĩ quan trường học 1.0
+ Tốn tiền, nói dối , trộm cắp , ảnh hưởng đến đạo đức , lối sống
+ La cà hàng quán dễ bị kẻ xấu rủ rê mắc vào tệ nạn xã hội * Nguyên nhân :
+ Do hs chưa có ý thức thực hiện nội qui nhà trường ,
chưa hiểu hết tác hại của việc ăn quà vặt .
+Bị bạn bè xấu rủ rê.
+ Phụ huynh có thói quen cho con tiền ăn sáng , tiêu vặt,
+ Nhà trường chưa quản lí chặt chẽ ,chưa xử lí nghiêm
minh học sinh ăn quà vặt
+ Chính quyền địa phương chưa giải tán triệt để các quán
bán hàng ở cổng trường học . * Giải pháp
+ HS phải có ý thức chấp hành nghiêm nội qui nhà trường.
+Phụ huynh quản lí chặt tiền, cho con ăn sáng ở nhà , phân
tích cho con hiểu tác hại của việc ăn quà vặt …
+ Nhà trường quản lí hs chặt chẽ , xử lí nghiêm minh học sinh ăn quà.
+ Giải tán các quán bán hàng ở khu vực cổng trường . c-Kết bài:
-Khẳng định lại vấn đề: Khẳng định lại tác hại của việc hs ăn quà vặt.
-Rút ra bài học cho bản thân và các bạn.
Lưu ý: Trên đây là phần gợi ý, giáo viên có thể linh hoạt căn cứ vào bài làm cụ thể
để đánh giá và chấm điểm.
______________________________________
Ngày soạn:…./…./2022
Ngày kiểm tra:…./…../2022
Tiết:…..: KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NGỮ VĂN 9
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức:
Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong
chương trình Ngữ văn 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập
văn bản của học sinh. Phần kiến thức căn bản về đoạn văn nghị luận; bài văn nghị luận văn học.
2. Kĩ năng và năng lực: - Đọc - hiểu văn bản.
- Tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận và viết bài văn nghị luận văn học).
- Rèn luyện và phát huy năng lực cảm thụ văn học của HS. 3. Thái độ:
- Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.
- Biết trân trọng, yêu kính Bác.
B. HÌNH THỨC: Tự luận. C. MA TRẬN
Mức độ cần đạt Nội dung Tổng số Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Thấp Cao I. Đọc hiểu
- Nhận diện - Biện pháp tu
- Ngữ liệu: văn bản tác giả, tác từ và tác dụng nghệ thuật phẩm. - Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ Số câu 1 2 3 Số điểm 0.5 2,5 3,0 Tỉ lệ 5% 25% 30% II. Làm văn Viết một đoạn Viết một văn NLXH về bài văn trách nhiệm gìn NLVH về giữ hạnh phúc đoạn thơ.
Mức độ cần đạt Nội dung Tổng số Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Thấp Cao gia đình Số câu 1 1 2 Số điểm 2,0 5,0 7,0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng số câu 1 2 1 1 5 Tổng số điểm 0.5 2,5 2.0 5,0 10,0 Tỉ lệ 5% 25% 20% 50% 100% D.ĐỀ BÀI:
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”.
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng” ( Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 1. Cho biết tên tác phẩm, tác giả của bài thơ có đoạn trên?
Câu 2. Chỉ ra biện pháp ẩn dụ trong khổ thơ và nêu tác dụng?
Câu 3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ trên?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vai trò của mỗi thành viên trong
gia đình trong việc gìn giữ hạnh phúc?
Câu 3 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương) HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát
bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
B. Đề và hướng dẫn chấm
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1
- Đoạn trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ “ 0,25 - Của Thanh Hải 0,25
Đoạn thơ trên sử dụng phép tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 0,5 2
Từng giọt long lanh rơi
- Tác dụng: Gợi tả âm thanh của tiếng chim chiền chiện - sứ 0,5
giả của mùa xuân lảnh lót vang trời. Âm thanh qua lăng kính
thẩm mỹ của nhà thơ trở lên có màu sắc ( long lanh), có hình
khối ( giọt). Tiếng chim không chỉ được cảm nhận bằng
thính giác mà chuyển sang thị giác. Có lẽ hơn tất cả là nhà
thơ cảm nhận bằng trái tim tha thiết tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. 3
- Bức tranh thiện nhiên xứ Huế vào xuân tươi tắn, sống 0,25
động và tràn đầy sức sống.
+ Bút pháp phác họa: không gian rộng lớn (dòng sông thơ
mộng, bầu trời...) hình ảnh đơn xơ mà đằm thắm ( sông/ 1
hoa/ chim) , màu sắc cân đối, hài hòa, tươi sáng ( xanh của 0.25
sông /tím của hoa), âm thanh trong trẻo, tươi vui ( chiền chiện hót vang trời)...
-Qua bức tranh xuân Huế, ta cảm nhận được nhà thơ đang
say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời...
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1 Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vai trò của mỗi thành viên 2,0
trong gia đình trong việc gìn giữ hạnh phúc?
a. Đảm bảo hình thức của một đoạn văn. Viết đúng chính tả, dùng từ, 0,5 viết câu.
c. Nội dung: Cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: 1,5
Để gìn giữ hạnh phúc mỗi thành viên trong gia đình cần:
- Sống yêu thương, tôn trọng và biết lắng nghe tâm tư của các thành viên khác.
- Có trách nhiệm gìn giữ, vun đắp hạnh phúc bằng sự tin tưởng, bao
dung và cùng phấn đấu xây dựng đời sống vật chất, tinh thần.
- Không giải quyết mâu muẫn gia đình bằng bạo lực.
- Đấu tranh với các hành vi gây tổn hại về tinh thần và thể xác người thân trong gia đình...
Câu 2 Cảm nhận của em về hai khổ thơ cuối trong bài “Viếng 5.0
lăng Bác” của Viễn Phương?
* Về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài văn nghị luận văn học; bố cục ba 0.5
phần rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp; văn
viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. MB- Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.bài thơ, đoạn 0,5đ thơ (khổ 3,4);
- Khái quát giá trị đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện niềm xúc động của
nhà thơ khi viếng Bác, vào viếng Bác và trước khi ra về... b. TB
- Khái quát ngắn gọn cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác. 0,25đ
*Khổ 3. Thể hiện niềm xúc động nghẹn ngào trào dâng khi tác giả
viếng Bác trong lăng.
- Cách nói giảm nói tránh: giấc ngủ bình yên để giảm nhẹ nỗi đau 1.5
trong lòng vừa thể hiện thái độ nâng niu của nhà thơ đối với giấc ngủ
của Bác. Ẩn dụ nói về sự ra đi thanh thản nhẹ nhàng của Bác.
- ẩn dụ: “vầng trăng sáng dịu hiền” ánh sáng dịu mát, không khí
thanh tĩnh trong lăng từ ánh đèn toả ra trong lăng Bác, vẻ đẹp tâm hồn thanh cao của Bác.
- Cặp từ “Vẫn biết- Mà sao”diễn tả ý đối lập:
+ Câu thơ thứ nhất là cái nhìn của lí trí. Ẩn dụ: “trời xanh” khẳng
định hình ảnh Bác trường tồn vĩnh hằng cùng với non sông đất nước.
+ Câu thơ thứ 2 lại là tình cảm nhói đau khi phải đối mặt với hiện
thực là Bác đã mất. Đau “ nhói” là nỗi đau quặn thắt trong tim...
- Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói ở
trong tim” diễn tả niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà
thơ rất chân thành sâu sắc trước sự ra đi của Bác.`
*Khổ 4. Tâm trạng lưu luyến, bịn rịn không muốn rời lăng. 1.5
- Bộc lộ cảm xúc trực tiếp: thương trào nước mắt - một cảm xúc
mãnh liệt, nhớ thương, lưu luyến ko muốn rời xa nảy sinh bao ước muốn.
- Điệp ngữ: muốn làm, liệt kê, ẩn dụ: đã thể hiện ước nguyện dâng
hiến (T/g muốn làm con chim, làm đoá hoa, làm cây tre trung hiếu )
- Nhịp thơ dồn dập thể hiện tình cảm lưu luyến của t/g muốn được ở
mãi bên người. Hình ảnh cây tre được lặp lại: bố cục đầu cuối tương
ứng làm cho bài thơ mang vẻ đẹp cân đối hài hoà, tạo nên sự phát triển của ý thơ.
+ Nhân hóa: cây tre trung hiếu: “trung hiếu” là từ chỉ phẩm chất
trung thành hiếu nghĩa của con người. Mặt khác nó còn là h/a ẩn dụ:
thể hiện lòng kính yêu và trung thành với Bác nguyện mãi mãi đi
theo con đường của Bác. * Đánh giá:
-NT: Giọng điệu: trang nghiêm, sâu lắng, thiết tha vừa đau xót, tự
hào. Sử dụng các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa… một
cách hiệu quả. Hình ảnh thơ kết hợp giữa thực và mang tính biểu 0, 25đ
tượng tạo giá trị biểu cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc…
-ND: Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà trước sự ra đi
của Bác. Ước nguyện tha thiết của nhà thơ mãi được ở bên Bác, dâng
lên Bác tất cả lòng kính yêu, thành kính, biết ơn....
c. Kết luận: Khẳng định giá trị đoạn thơ -Liên hệ, đánh giá, nêu suy 0,5đ nghĩ của bản thân.
Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, HS có thể viết theo nhiều cách khác
nhau, giám khảo chấm linh hoạt theo bài làm cụ thể của học sinh để cho
điểm từng phần cho phù hợp, tránh đếm ý cho điểm, trân trọng những bài
viết sáng tạo, có lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, diễn đạt tốt...
Ngày soạn:....../...../2022
Ngày dạy: ...../...../2022
Tiết 169,170: KIỂM TRA HỌC KỲ II
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức
- Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong
chương trình Ngữ văn THCS với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh.
2. Kĩ năng và năng lực
- Đọc hiểu văn bản
- Tạo lập văn bản (viết đoạn văn bản nghị luận xã hội) 3. Thái độ
- Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.
- Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới.
B. HÌNH THỨC ĐỀ : Tự luận C. MA TRẬN: Mức độ Vận dụng Nhận biết Cộng NLĐG
Thông hiểu Vận dụng cao I. Đọc hiểu
- Nhận diện - Hiểu được
Ngữ liệu: Văn bản được phương nội dung biểu cảm thức biểu đạt, chính của
- Tiêu chí chọn ngữ thể thơ1 của đoạn thơ, liệu: đoạn thơ, bài bài thơ
01 đoạn thơ/ bài thơ thơ. - Hiểu biện hoàn chỉnh,
dài - Nhận diện pháp tu từ,
khoảng 150- 200 được các biện tác dụng
chữ; tương đương pháp tu từ có của biện
với một đoạn thơ, trong câu thơ pháp tu từ bài thơ được học được sử chính thức trong văn dụng trong bản đoạn thơ - Số câu 2 4 2 - Số điểm 1.0 điểm 2.0 điểm 3.0
- Tỉ lệ % 10% điểm 20 % 30 %
II. Tạo lập văn bản Viết một Viết một bài đoạn văn NL văn NLVH ngắn (hạn về một tác định số phẩm thơ dòng), thể hiện đại hiện suy nghĩ trong của bản thân chương về một vấn trình đề được đặt ra trong đoạn trích - Số câu 1 1 2 - Số điểm 2.0 điểm 5.0 điểm 7 .0 đ
- Tỉ lệ % 20 % 50 % 70 % Tổng số câu 2 2 1 1 6
Số điểm toàn bài 1.0 điểm 1.0 điểm 2.0 điểm 5.0 điểm 10
Tỉ lệ % điểm toàn 10% 20 % 20 % 50 % điểm bài 100 %
IV. Biên soạn câu hỏi kiểm tra và hướng dẫn chấm
A.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm). Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời câu hỏi
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
( Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm).
Câu 1(0.5 điểm) : Bài thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2(0.5 điểm) : Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng thể thơ gì?
Câu 3(1.0 điểm) : Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau :
“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống ”
Câu 4(1.0 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ. B. TẠO LẬP VĂN BẢN:
Câu 1( 2.0 điểm) Từ nội dung của bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn nghị
luận ( Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử
Câu 2( 5.0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung
phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9,
Tập hai, NXB GDVN, 2016)
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI Phần Câu Nội dung Điểm
Đọc – hiểu văn bản 3.0 A 1
Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm 0,5 2
- Thể thơ: 7 chữ 0,5 3
- Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong 1,0
câu hai câu thơ: Nhân hóa ( bí và bầu cũng “lớn”),
đối lập ( Lớn lên , lớn xuống); hoán dụ (tay mẹ) 4
Nội dung chính của bài thơ: Thể hiện cảm động tình 1,0
mẫu tử thiêng liêng: tình mẹ dành cho con và tình
cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn chân thành của
người con đối với mẹ B Tạo lập văn bản 7.0 1
Từ nội dung của bài thơ trên, em hãy viết một đoạn 2.0
văn nghị luận( Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của em về tình mẫu tử
a. Đảm bảo hình thức một đoạn văn, lập luận chặt 0,25
chẽ, có sức thuyết phục
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của Tình 0,25
mẫu tử trong cuộc sống. c. Nội dung nghị luận 1,5 * Giải thích : 0,25 + Tình mẫu tử là gì
+Tình mẫu tử thể hiện như thế nào trong bài thơ
* Vai trò của tình mẫu tử: 1,0
– Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm
hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con.
– Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống.
– Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân
phẩm của con người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh
giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác.
– Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của
con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy.
- Phản đề :Phê phán những người mẹ vô tâm, bỏ rơi 0,25
con cái, phê phán những đứa con bất hiếu
*Bài học nhận thức và hành động: 2
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của những cô gái thanh
5.0đ niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa
xôi của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB 5,0 GDVN, 2016)
a. Kĩ năng: Tạo lập được một văn bản nghị luận văn
học, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn 0.5
trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng. Trình
bày đúng chính tả và ngữ pháp. b. Kiến thức:
Học sinh cần phải đảm bảo các nội dung:
- Phân tích vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung
phong trong tác phẩm: “ Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê.
2.1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
- Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.
Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh
Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở 0.5
tuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm
của nhà văn bám sát những chuyển biến của đời sống
xã hội và con người trên con đường đổi mới.
- Truyện “ Những ngôi sao xa xôi” là một trong số
những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm
1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
- Tiêu biểu là vẻ đẹp về tâm hồn, phẩm chất anh
hùng của ba nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm.
2.2.Vẻ đẹp chung của các cô gái thanh niên xung
phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- Đó là những cô gái tuổi đời còn trẻ. Vì nhiệm vụ
giải phóng miền Nam, họ đã không tiếc tuổi xuân 0.5
chiến đấu, cống hiến cho đất nước.
- Công việc của họ là trinh sát mặt đường gặp nhiều
khó khăn nguy hiểm. Họ phải làm việc dưới mưa
bom bão đạn, phải phá bom thông đường để những
đoàn quân tiến vào giải phóng miền Nam.
- Họ mang lí tưởng chiến đấu để thống nhất Tổ Quốc
nên đều giàu tinh thần trách nhiệm, coi thường gian
khổ. Mỗi nhân vật có nét tính cách riêng nhưng họ
yêu thương, lạc quan, có niềm tin vào tình yêu đất nước.
2.3.Vẻ đẹp riêng của các cô gái thanh niên xung phong
a) Nhân vật Phương Định.
- Đây là cô gái Hà Nội trẻ trung yêu đời. Phương
Định thích ngắm mình trong gương, là người có ý 1.5
thức về nhan sắc của mình. Cô có hai bím tóc dày,
tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài
hoa loa kèn. Đôi mắt màu nâu, dài dài, hay nheo
nheo như chói nắng...
- Phương Định là nhân vật kể chuyện xưng tôi đầy
nữ tính. Cô đẹp nhưng không kiêu căng mà có sự
thông cảm, hoà nhập. Cô thích hát dân ca quan họ
Bắc Ninh, dân ca ý, đặc biệt hát bài Ca Chiu Sa. Cô
có tài bịa lời cho những bài hát. Những bài hát về
cuộc đời, về tình yêu và sự sống cất lên giữa cuộc
chiến tranh ác liệt tôn thêm vẻ đẹp của những cô
thanh niên xung phong có niềm tin vào cuộc chiến
tranh chính nghĩa của dân tộc.
- Phương Định là cô gái dễ thương, hay xúc động.
Chứng kiến cảnh trận mưa đá cô nhớ về Hà Nội, nhớ
mẹ, nhớ cái cửa sổ, nhớ những ngôi sao, nhớ quảng
trường lung linh... Những hoài niệm; kí ức dội lên
sâu thẳm càng chứng tỏ sự nhạy cảm trong tâm hồn
cô gái Hà Nội mơ mộng, lãng mạn, thật đáng yêu. b) Nhân vật Thao
- Đây là cô gái lớn tuổi nhất trong nhóm, là đội
trưởng tổ trinh sát mặt đường. ở chị có những nét dễ
nhớ ấn tượng. Chị cũng tỉa tót lông mày nhỏ như cái
tăm, cương quyết, mạnh mẽ, táo bạo. Chị không sợ 0.75
bom đạn, chỉ đạo công việc dứt khoát nhưng lại rất sợ máu và vắt.
- Chị yêu thương đồng đội đúng vai trò của người chị
cả. Khi Nho bị thương, chị rất lo lắng, săn sóc tận
tình từng hớp nước, cốc sữa. Tình đồng đội sưởi ấm
tâm hồn những cô gái lúc khó khăn nhất.
- Chị Thao cũng thích hát dù hát sai lời và sai nhạc.
Tiếng hát yêu đời, cất lên từ cuộc chiến tranh để
khẳng định bản lĩnh, sức mạnh, niềm tin vào lí tưởng
của thanh niên thời đại những năm chống Mĩ.
c) Nhân vật Nho.
Nho xuất hiện trong thời điểm quan trọng của câu
chuyện. Đó là lúc phá bom, khi ranh giới của sự sống
và cái chết gần kề gang tấc. Nho nhỏ nhẹ, dịu dàng, 0.75
duyên dáng “ Trông nó nhẹ mát mẻ như một que kem trắng”
2.4. Đánh giá, khái quát vấn đề.
Khẳng định tâm hồn trong sáng sự hồn nhiên và
phẩm chất anh hùng dũng cảm, lạc quan của ba nữ thanh niên xung phong.
Liên hệ so sánh trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay 0.5 trong việc bảo vệ Tổ quốc
* Lưu ý: Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, không dập khuôn
máy móc. Cần trân trọng, khuyến khích những sáng tạo của học sinh.
Document Outline
- Tiết 137, 138
- KIỂM TRA HỌC KÌ II
- ( Thi theo lịch của PGD)
- 1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- + Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự giác
- B. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- C. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
- ______________________________________