Đề thi học kì 2 môn Tin học 3 năm 2022 - 2023 (Đề 4) | Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 2 môn Tin học 3 năm 2022 - 2023 (Đề 4) | Chân trời sáng tạo. Tài liệu giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo. Còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cho học sinh theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Chủ đề: Đề HK2 Tin học 3
Môn: Tin học 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHÒNG GD- ĐT …
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023
MÔN TIN HỌC – KHỐI 3 TRƯỜNG TH…
Bộ: Chân trời sáng tạo
Thời gian làm bài: 45 phút
(8 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1. Cho cây thư mục sau:
Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về thư mục Hinh hoc:
A. Thư mục Hinh hoc là thư mục con của thư mục So hoc.
B. Thư mục Hinh hoc là thư mục con của thư mục Toan.
C. Thư mục Hinh hoc là thư mục con của thư mục Nhac.
D. Thư mục Hinh hoc là thư mục con của thư mục Tin.
Câu 2. Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài
khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?
A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.
B. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.
C. Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.
D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.
Câu 3. Cho các thao tác sau:
(1) Chọn thư mục lưu bài trình chiếu.
(2) Gõ tên tệp vào ô File name.
(3) Nháy chuột vào nút lệnh .
(4) Nháy chuột vào nút lệnh Save để hoàn tất.
Em hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự thực hiện để lưu tệp trình chiếu?
A. (3) – (1) – (2) – (4).
B. (4) – (1) – (2) – (3).
C. (1) – (2) – (3) – (4).
D. (3) – (2) – (1) – (4).
Câu 4. Sau khi hoàn thành mức 5, để thoát khỏi Basic Mouse Skills cần làm gì? A. Nháy chuột vào Quit.
B. Nháy chuột vào Try Again. C. Gõ phím Q.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 5. Em hãy sắp xếp các hình dưới đây theo thứ tự các bước để thu
hoạch lúa của đồng bào vùng cao Tây Bắc. A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 4, 3, 1 C. 4, 3, 2, 1 D. 1, 4, 2, 3
Câu 6. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Một công việc không thể chia làm những công việc nhỏ hơn.
B. Một công việc có thể được chia làm những công việc nhỏ hơn.
C. Các bước thực hiện công việc cần sắp xếp theo đúng thứ tự.
D. Chia nhỏ công việc để dễ thực hiện.
Câu 7. Cách nói “Nếu … thì …” dùng để:
A. Thể hiện một việc chắc chắn thực hiện.
B. Thể hiện một việc chắc chắn không thực hiện.
C. Thể hiện hai việc khác nhau.
D. Thể hiện một việc được hay không được thực hiện phụ thuộc vào một điều kiện nào đó.
Câu 8. Em hãy xác định những gì đã có trước và việc cần làm trong tình
huống sau: “Em và mẹ sẽ làm bánh từ bột gạo”
A. Những gì đã có trước: em và mẹ, việc cần làm: bột gạo.
B. Những gì đã có trước: làm bánh, việc cần làm: em và mẹ.
C. Những gì đã có trước: bột gạo, việc cần làm: làm bánh.
D. Những gì đã có trước: làm bánh, việc cần làm: bột gạo.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1. (3 điểm) Một bạn sử dụng phần mềm Basic Mouse Skills để
luyện tập thao tác với chuột và màn hình của phần mềm đang như Hình 1. Em hãy cho biết:
a) Bạn vừa hoàn thành mức luyện tập nào?
b) Bạn gõ phím N thì phần mềm sẽ làm gì?
c) Bạn gõ phím Q thì điều gì xảy ra?
Câu 2. (1,5 điểm) Dựa vào thông tin trong bảng dưới đây, em hãy viết ba
câu nói dạng “Nếu … thì …” cho phù hợp. Điều kiện
Việc được hoặc không được thực hiện
1) Có giấy màu, kéo, hồ dán a) Tạo trang trình chiếu
2) Máy tính có phần mềm PowerPoint b) Không đi đá bóng
3) Chủ nhật tuần này trời mưa
c) Làm bài thủ công cắt dán
Câu 3. (1,5 điểm) Thầy giáo giao nhiệm cho Bình tìm hiểu Hệ Mặt Trời
bằng phần mềm SolarSystem và kể cho các bạn trong lớp về những điều
thú vị mà Bình biết được sau khi quan sát.
Em hãy điền vào chỗ chấm dưới đây để mô tả nhiệm vụ của Bình:
- Những gì đã có trước: ……………………………………………
- Việc cần làm: ……………………………………………………