-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi học kỳ 1 môn Công nghệ lớp 6 năm học 2024 - 2025 - Đề số 1 | Bộ sách Kết nối tri thức
Câu 7. Nhóm thực phẩm nào giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, cấu tạo hồng cầu? Câu 8: Phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn là phương pháp bảo quản nào? Câu 9.Các món ăn trong bữa ăn hằng ngày bao gồm các món nào? Câu 10.Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh được điều khiển từ xa bởi các thiết bị như? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề HK1 Công Nghệ 6
Môn: Công Nghệ 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KHUNG MA TRẬN VÀ ĐẶC TẢ ĐỀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN CÔNG NGHỆ 6 – BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT
- Thời điểm kiểm tra: Tuần 18
- Thời gian làm bài: 45 phút
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (Tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận) - Cấu trúc:
- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao
- Phần trắc nghiệm: 7 điểm (Gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm
- Phần tự luận: 3 điểm (Vận dụng: 2 điểm; Vận dụng cao: 1 điểm)
- Nội dung nửa đầu học kì 1: Từ tuần 1- tuần 7 (2.5 điểm) (25%)
- Nội dung nửa sau học kì 1: Từ tuần 9 - tuần 17 (7.5 điểm) (75%)
MA TRẬN ĐỀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: CÔNG NGHỆ, LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
Mức độ nhận thức Vận dụng Tổng Nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Đơn vị kiến cao TT dung Điểm thức Thời Thời Thời Thời Số CH Thời kiến Số Số Số Số số gian gian gian gian gian thức CH CH CH CH TN TL (phút) (phút) (phút) (phút) (phút) 1.1 Khái quát về nhà 3 2.25 2 3.0 5 5.25 1.25 ở (2 tiết) 1.2 Xây Nhà ở 1 dựng nhà ở 1 0.75 1 1.5 2 2.25 0.5 (7 tiết) (3 tiết) 1.3 Ngôi nhà thông minh 2 1.5 1 1.5 3 3.0 0.75 (2 tiết) 2.1 Thực Bảo phẩm và 4 3,0 2 3.0 1 5 6 1 11.0 3.5
quản và dinh dưỡng
chế biến (2 tiết) 2 thực 2.2 Phương phẩm pháp bảo 4 3.0 4 6.0 1 10 8 1 19.0 3.0 (7 tiết) quản và chế biến thực phẩm (3 tiết) 2.3 Dự án bữa ăn kết nối yêu 2 1.5 2 3.0 4 4.5 1.0 thương (2 tiết) Tổng 16C 12p 12C 18p 1C 10p 1C 5p 28C 2C 45p 10đ Tỉ lệ (%) 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung (%) 70% 30%
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ 1
MÔN: CÔNG NGHỆ - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Nội
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Đơn vị dung Vận TT kiến
Mức độ kiến thức kỹ năng cần kiểm tra, đánh giá Nhận Thông Vận kiến dụng thức biết hiểu dụng thức cao Nhận biết
- Nêu được vai trò của nhà ở
- Nêu được đặc điểm chung của nhà ở Việt Nam 3 TN
- Kể tên 1 số kiến trúc nhà ở Việt Nam 1.1.
- Kể tên 1 số vật liệu xây dựng nhà ở Khái
- Kể tên các bước xây dựng 1 ngôi nhà
quát về Thông hiểu nhà ở 2 TN
- Phân biệt 1 số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam
- Sắp xếp đúng trình tự các bước xây dựng ngôi nhà. I. Nhà ở Vận dụng 1 (7 tiết)
Xác định kiến trúc ngôi nhà em đang ở Nhận biết 1TN
Nhận biết được tên một số vật liệu phổ biến được sử
dụng trong xây dựng nhà ở.
1.2. Xây Thông hiểu 1 TN dựng
Lựa chọn được vật liệu trong xây dựng nhà ở. nhà ở Vận dụng:
Thiết kế được ngôi nhà với các phòng chức năng phù
hợp với các thành viên trong gia đình.
1.3. Ngôi Nhận biết 2 TN nhà
Nhận diện đặc điểm của ngôi nhà thông minh thông Thông hiểu 1TN minh
- Mô tả đặc điểm của ngôi nhà thông minh Nhận biết
- Nêu được 1 số nhóm thực phẩm chính 4 TN
- Nêu được giá trị dinh dưỡng nhóm thực phẩm chính.
- Nắm được chế độ ăn uống khoa học
- Xác định được nhu cầu dinh dưỡng của con người. Thông hiểu
- Phân loại được thực phẩm theo nhóm thực phẩm chính. 2TN II. Bảo
- Giải thích ý nghĩa của nhóm thực phẩm chính đối với 2.1. quản và sức khỏe con người. Thực chế biến
- Phân tích được bữa ăn trong gia đình. 2
phẩm và Vận dụng 1 TL thực dinh
- Đề xuất được 1 số loại thực phẩm cần thiết có trong phẩm
dưỡng bữa ăn gia đình (7 tiết)
- Thực hiện được 1 số việc làm để hình thành thói quen ăn uống khoa học
- Tính toán sơ bộ được dinh dưỡng, chi phí tài chính
cho một bữa ăn gia đình. Vận dụng cao
Đề xuất được một bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng cho gia
đình, phân tích được thành phần dinh dưỡng của bữa ăn đó. Nhận biết
- Trình bày được 1 số vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm.
- Nêu được 1 số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ 4 TN 2.2. Các biến.
phương - Chỉ ra được 1 số phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt. pháp
- Chỉ ra được 1 số phương pháp chế biến thực phẩm bảo không sử dụng nhiệt.
quản và Thông hiểu
chế biến - Mô tả được 1 số phương pháp bảo quản thực phẩm. 4 TN thực
- Mô tả được 1 số phương pháp chế thực phẩm. phẩm
- Trình bày được ưu, nhược điểm của một số phương
pháp bảo quản thực phẩm phổ biến. Vận dụng 1 TL
Vận dụng kiến thức chế biến thực phẩm vào thực tiễn trong gia đình 2.3 Dự Nhận biết 2TN án bữa
- Nhận biết được quá trình tính toán sơ bộ được dinh ăn kết
dưỡng, chi phí tài chính và lên được thực đơn cho nối yêu một bữa ăn gia đình. thương
- Nhận biết được quy trình hế biến được một món ăn
có trong thực đơn gia đình. Thông hiểu 2TN
Sử dụng công nghệ: Tính toán sơ bộ được dinh
dưỡng, chi phí tài chính và lên được thực đơn cho một bữa ăn gia đình. Vận dụng
Chế biến được một món ăn có trong thực đơn gia đình Tổng 16C 12C 1C 1C ĐỀ RA
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I CÔNG NGHỆ 6
A. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Chọn đáp án đúng.
Câu 1. Nhà ở gồm các phần chính nào?
A. Móng nhà, thân nhà, mái nhà .
B. Sàn nhà, khung nhà, móng nhà.
C. Thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ .
D. Móng nhà, sàn nhà, khung nhà, mái nhà.
Câu 2. Để kết dính các viên gạch với nhau, người ta sử dụng hỗn hợp: A. Vữa xi măng - cát. B. Vữa xi măng - thép. C. Vữa xi măng - sắt. D. Vữa xi măng - đồng.
Câu 3. Nhà ở có đặc điểm chung nào?
A. Kiến trúc và màu sắc.
B. Cấu tạo và phân chia các khu vực chức năng.
C. Vật liệu xây dựng và cấu tạo.
D. Kiến trúc và phân chia các khu vực chức năng.
Câu 4. Quy trình xây dựng nhà ở gồm:
A. Thi công → Chuẩn bị → Hoàn thiện
B. Thiết kế → Thi công thô → Hoàn thiện.
C. Hoàn thiện → Thi công → Chuẩn bị
D. Thi công → Hoàn thiện → Chuẩn bị.
Câu 5. Hình ảnh nhà sau đây thuộc kiến trúc gì? A. Nhà sàn. B. Nhà chung cư. C. Nhà nổi. D. Nhà biệt thự.
Câu 6. Nhóm thực phẩm nào cung cấp năng lượng cho cơ thể, tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ để bảo vệ cơ thể và giúp
chuyển hóa một số loại vitamin?
A. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng.
B. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.
C. Nhóm thực phẩm giàu chất béo.
D. Nhóm thực phẩm giàu vitamin.
Câu 7. Nhóm thực phẩm nào giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, cấu tạo hồng cầu?
A. Nhóm thực phẩm giàu chất béo.
B. Nhóm thực phẩm giàu chất vitamin.
C. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.
D. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng.
Câu 8: Phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn là phương pháp bảo quản nào? A. Ướp đá B. Làm khô C. Ngâm đường D. Hút chân không
Câu 9. Các món ăn trong bữa ăn hằng ngày bao gồm các món nào? A. Canh, dưa chua.
B. Món canh, món mặn, món rau. C. Món xào. D. Món mặn.
Câu 10. Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh được điều khiển từ xa bởi các thiết bị như:
A. Điện thoại đời cũ, máy tính bảng có kết nối internet.
B. Điện thoại, máy tính bảng không có kết nối internet.
C. Điều khiển, máy tính không có kết nối internet.
D. Điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối internet.
Câu 11. Các hình thức cảnh báo các tình huống gây mất an ninh, an toàn như:
A. Chuông báo, tin nhắn, đèn báo, hình ảnh, camera.
B. Chuông báo, tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
C. Tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
D. Chuông báo, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
Câu 12. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống trong ngôi nhà thông minh?
A. Xử lý - Chấp hành - Nhận lệnh - Hoạt động.
B. Hoạt động - Xử lý - Chấp hành - Nhận lệnh
C. Nhận lệnh - Xử lý - Chấp hành
D. Nhận lệnh - Chấp hành - Xử lý - Hoạt động.
Câu 13: Tìm phát biểu sai về các biện pháp bảo quản thực phẩm:
A. Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn
B. Rửa thịt sau khi đã cắt thành từng lát.
D. Không để ruồi bọ đậu vào thịt cá.
D. Giữ thịt cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài.
Câu 14. Loại thực phẩm nào cần ăn hạn chế nhất trong tháp dinh dưỡng cân đối? A. Muối. B. Đường. C. Dầu mỡ. D. Thịt.
Câu 15. Bảo quản thực phẩm có vai trò gì?
A. Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng.
B. Đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm trong thời gian dài.
C. Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn được đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm.
D. Ngăn chặn việc thực phẩm bị hư hỏng.
Câu 16. Chế biến thực phẩm có vai trò gì?
A. Xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn.
B. Xử lí thực phẩm để bảo quản thực phẩm.
C. Tạo ra các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và hấp dẫn.
D. Xử lí thực phẩm để tạo ra món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn.
Câu 17. Phương pháp nào sau đây là phương pháp bảo quản thực phẩm? A. Làm khô.
B. Luộc và trộn hỗn hợp. C. Làm chín thực phẩm. D. Nướng và muối chua.
Câu 18. Em hãy cho biết yêu cầu dinh dưỡng sau đây phù hợp với nhóm người nào? “Đang trong giai đoạn phát triển
nên cần được cung cấp nhiều chất đạm hơn so với người lớn.” A. Người cao tuổi. B. Trẻ em đang lớn. C. Trẻ sơ sinh.
D. Người lao động nặng nhọc.
Câu 19. Trong các bữa ăn dưới đây, em hãy cho biết bữa ăn nào có thành phần các nhóm thực phẩm hợp lí ? A. Bữa ăn số 1. B. Bữa ăn số 2. C. Bữa ăn số 3.
D. Không có bữa ăn nào hợp lí.
Câu 20. Nêu quy trình chế biến món salad hoa quả?
A. Chế biến thực phẩm → Sơ chế món ăn → Trình bày món ăn
B. Sơ chế thực phẩm → Trình bày món ăn
C. Sơ chế thực phẩm → Trộn → Trình bày món ăn
D. Sơ chế thực phẩm → Lựa chọn thực phẩm → Chế biến món ăn
Câu 21. Nêu những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm?
A. Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh
B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng
C. Tránh để lẫn lộn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 22. Biện pháp bảo quản thực phẩm nào sau đây là không đúng?
A. Khoai tây để nơi khô, thoáng, tránh ánh nắng
B. Cá ướp muối hoặc cất trong tủ lạnh Cá ướp muối hoặc cất trong tủ lạnh
C. Đậu, đỗ, lạc phơi khô cất trong lọ thủy tinh đậy kín
D. Rau mua về rửa sạch ngay
Câu 23. Món ăn nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp không sử dụng nhiệt? A. Canh cua mồng tơi. C. Rau muống luộc. B. Trứng tráng. D. Dưa chua.
Câu 24. Hỗn hợp nước trộn trong món trộn dầu giấm gồm những nguyên liệu nào dưới đây?
A. Giấm, đường, nước mắm, ớt, tỏi, chanh.
B. Nước mắm, đường, tỏi, ớt, chanh.
C. Giấm, đường, dầu ăn, chanh, tỏi phi.
D. Chanh, dầu ăn, đường, nước mắm.
Câu 25. Vitamin nào sau đây giúp làm sáng mắt, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể? A. Vitamin B B. Vitamin D C. Vitamin A D. Vitamin C
Câu 26. Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự các bước chính xác trong quy trình chung chế biến thực phẩm?
A. Chế biến thực phẩm → Sơ chế món ăn → Trình bày món ăn.
B. Lựa chọn thực phẩm → Sơ chế món ăn → Chế biến món ăn.
C. Sơ chế thực phẩm → Chế biến món ăn → Trình bày món ăn.
D. Sơ chế thực phẩm → Lựa chọn thực phẩm → Chế biến món ăn.
Câu 27. Chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị hư tổn nhiều trong quá trình chế biến? A. Chất béo. C. Vitamin. B. Tinh bột. D. Chất đạm.
Câu 28: Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?
A. Không ăn những thức ăn nhiễm độc tố
B. Dùng thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng
C. Sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng D. Ăn khoai tây mọc mầm
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm).
Câu 29.(2,0 điểm): Kể tên các món ăn thường ngày mà gia đình em thường dùng và sắp xếp chúng vào từng nhóm phương
pháp chế biến phù hợp.
Câu 30.(1,0 điểm): Em hãy phân loại những thực phẩm dưới đây theo các nhóm thực phẩm chính: Thịt lợn, cà rốt, cua, dầu
ăn, bánh mì, bơ, tôm, đậu cô ve, gạo, khoai lang, mở heo, rau muống. ------------HẾT-----------
THANG ĐIỂM ĐÁP ÁN ĐỀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án D A D B A C D A B D B C B A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án C D A B C C D B D A C B C A
Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0.25 điểm
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu Nội dung Thang điểm
(Hs trình bày hợp lý đúng các bước là được tính điểm)
- Các món ăn mà gia đình em thường dùng là: Canh chua cá lóc, canh rau củ hầm xương, 1,0 điểm
trứng rán, cá rán, cá lóc nướng, thịt heo kho tiêu, đậu xào tôm, mực hấp rừng… (Hs kể đượ
c từ 4 món ăn trở lên không trùng nhau được 1đ).
- Sắp xếp chúng vào từng nhóm phương pháp chế biến phù hợp: Câu
(HS sắp xếp đúng từng nhóm phương pháp được 0,25đ/ 1 nhóm)
29 ( 2 + Làm chín thực phẩm trong môi trường nước: Canh chua cá lóc, canh rau củ hầm xương, 0,25 điểm
điểm) thịt kho tiêu.
+ Làm chín thực phẩm trong môi trường chất béo: Cá rán, trứng rán, đậu xào tôm 0,25 điểm
+ Làm chín thực phẩm trong nguồn nhiệt trực tiếp: Cá lóc nướng 0,25 điểm
+ Làm chín thực phẩm bằng hơi nước: Mực hấp gừng 0,25 điểm
(HS sắp xếp đúng từng nhóm thực phẩm được 0,25đ / 1 nhóm) Câu
Nhóm thực phẩm giàu chất đạm: Thịt lợn, tôm, cua. 0,25 điểm 30( 1
Nhóm thực phẩm giàu chất đường bột: Bánh mì, gạo, khoai lang. 0,25 điểm
điểm) Nhóm thực phẩm giàu chất béo: Bơ, mở heo, dầu ăn. 0,25 điểm
Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin: Cà rốt, đậu cô ve, rau muống, cua, tôm. 0,25 điểm