-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi (tham khảo) tiểu luận kết thúc học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học | Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Đề thi (tham khảo) tiểu luận kết thúc học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Trường: Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 37922327 Nguyễn Thị Kim Chi
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
Tầng 9 – Nhà A2 - Km10, Đường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội.
ĐỀ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
(Hình thức thi: Viết tiểu luận cuối khóa) Học phần:
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Mã/Nhóm:
Học kỳ I (năm học 2022 – 2023) Hệ đào tạo:
Đại học chính quy Đề 1
Câu 1 (3 điểm). Phân loại thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học, mô tả một thực
nghiệm khoa học (tại hiện trường) mà anh (chị) biết.
Câu 2 (4 điểm). Trình bày cấu trúc của bài báo khoa học, lấy một bài báo thuộc ngành
học (hoặc chuyên ngành) của bản thân làm ví dụ minh hoạ và chỉ ra cấu trúc bài báo khoa
học đó (bài báo phải được tính 0,5 điểm trở lên và có tên trong trong Danh mục tạp chí
khoa học được tính điểm năm 2022 theo Quyết định của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước).
Câu 3 (3 điểm). Sưu tầm các tài liệu viết về tư duy sáng tạo, trích dẫn trực tiếp một
số câu hoặc đoạn làm ví dụ, lập danh mục tài liệu tham khảo từ các tài liệu đó theo kiểu
trích dẫn IEEE, sau đó chuyển sang kiểu trích dẫn APA và kiểu SIST02. TRƯỞNG BỘ MÔN DUYỆT
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hà Nội, ngày tháng năm 2022 lOMoARcPSD| 37922327 Nguyễn Thị Kim Chi GIẢNG VIÊN RA ĐỀ
(Ký và ghi rõ họ tên) Đinh Thị Hương
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
Tầng 9 – Nhà A2 - Km10, Đường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội.
ĐỀ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
(Hình thức thi: Viết tiểu luận cuối khóa) Học phần:
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Mã/Nhóm:
Học kỳ I (năm học 2022 – 2023) Hệ đào tạo:
Đại học chính quy Đề 2
Câu 1 (3 điểm). Phân loại thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học, mô tả một thực
nghiệm (tại phòng thí nghiệm) trong nghiên cứu khoa học mà anh (chị) biết.
Câu 2 (4 điểm). Trình bày cấu trúc của bài báo khoa học, lấy một bài báo thuộc ngành
học (hoặc chuyên ngành) của bản thân làm ví dụ minh hoạ và chỉ ra cấu trúc bài báo khoa
học đó (bài báo phải được tính 0,5 điểm trở lên và có tên trong Danh mục tạp chí khoa học
được tính điểm năm 2022 theo Quyết định của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước).
Câu 3 (3 điểm). Sưu tầm các tài liệu viết về tư duy phản biện, trích dẫn trực tiếp một
số câu hoặc đoạn làm ví dụ, lập danh mục tài liệu tham khảo từ các tài liệu đó theo kiểu
trích dẫn IEEE, sau đó chuyển sang kiểu trích dẫn APA và kiểu SIST02 lOMoARcPSD| 37922327 Nguyễn Thị Kim Chi TRƯỞNG BỘ MÔN DUYỆT
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hà Nội, ngày tháng năm 2022 GIẢNG VIÊN RA ĐỀ
(Ký và ghi rõ họ tên) Đinh Thị Hương
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
Tầng 9 – Nhà A2 - Km10, Đường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội.
ĐỀ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
(Hình thức thi: Viết tiểu luận cuối khóa) Học phần:
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Mã/Nhóm:
Học kỳ I (năm học 2022 – 2023) Hệ đào tạo:
Đại học chính quy Đề 3
Câu 1 (3 điểm). Phân loại thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học, mô tả một thực
nghiệm trong nghiên cứu khoa học mà anh (chị) biết, chỉ ra mục đích của thực nghiệm đó. lOMoARcPSD| 37922327 Nguyễn Thị Kim Chi
Câu 2 (4 điểm). Trình bày cấu trúc của bài báo khoa học, lấy một bài báo thuộc ngành
học (hoặc chuyên ngành) của bản thân làm ví dụ minh hoạ và chỉ ra cấu trúc bài báo khoa
học đó (bài báo phải được tính 0,5 điểm trở lên và có tên trong Danh mục tạp chí khoa học
được tính điểm năm 2022 theo Quyết định của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước).
Câu 3 (3 điểm). Sưu tầm các tài liệu viết về các đặc điểm của tư duy, trích dẫn trực
tiếp một số câu hoặc đoạn làm ví dụ, lập danh mục tài liệu tham khảo từ các tài liệu đó theo
kiểu trích dẫn IEEE, sau đó chuyển sang kiểu trích dẫn MLA và kiểu SIST02 TRƯỞNG BỘ MÔN DUYỆT
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hà Nội, ngày tháng năm 2022 GIẢNG VIÊN RA ĐỀ
(Ký và ghi rõ họ tên) Đinh Thị Hương
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
Tầng 9 – Nhà A2 - Km10, Đường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội.
ĐỀ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
(Hình thức thi: Viết tiểu luận cuối khóa) Học phần:
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Mã/Nhóm:
Học kỳ I (năm học 2022 – 2023) lOMoARcPSD| 37922327 Nguyễn Thị Kim Chi Hệ đào tạo:
Đại học chính quy Đề 4
Câu 1 (3 điểm). Phân loại thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học, mô tả một thực
nghiệm khoa học (tại quần thể xã hội) mà anh (chị) biết. Phân loại thực nghiệm -
Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Đây là nơi ngườinghiên cứu được hoàn
toàn chủ động tạo dựng mô hình thực nghiệm và khống chế các tham số. Tuy
nhiên, mô hình thực nghiệm không thể tạo ra được đầy đủ những yếu tố của môi
trường thực. Vì vậy, hầu như không có bất cứ kết quả thực nghiệm nào thu được từ
trong phòng thí nghiệm có thể đưa áp dụng thẳng vào điều kiện thực -
Thực nghiệm tại hiện trường: Đây là nơi mà người nghiên cứu được tiếp cận lOMoARcPSD| 37922327
những điều kiện hoàn toàn thực, nhưng lại bị hạn chế về khả năng khống chế các
tham số và các điều kiện nghiên cứu. Chẳng hạn, một thí nghiệm sinh học ngoài
trời không thể tạo các điều kiện về nhiệt độ khác với tự nhiên. -
Thực nghiệm trong quần thể xã hội: Đây là dạng thực nghiệm được tiến hành
trên một cộng đồng người, trong những điều kiện sống của họ. Trong thực nghiệm
này, người nghiên cứu thay đổi các điều kiện sinh hoạt của họ, tác động vào đó
những yếu tố cần được kiểm chứng trong nghiên cứu. Loại thực nghiệm này được
sử dụng trong các nghiên cứu khoa học xã hội, trong y học, trong tổ chức và quản lí. -
Tùy mục đích quan sát thực nghiệm được phân loại thành:
+ Thực nghiệm thăm dò: được tiến hành để phát hiện bản chất của sự vật hoặc
hiện tượng. Loại thực nghiệm này được sử dụng nhận dạng vấn
đề và xây dựng giả thuyết.
+ Thực nghiệm kiểm tra: được tiến hành để kiểm chứng các giả thuyết
+ Thực nghiệm song hành: là những thực nghiệm trên các đối tượng khác nhau
trong những điều kiện được khống chế giống nhau, nhằm rút ra kết
luận về ảnh hưởng của thực nghiệm trên các đối tượng khác nhau. +
Thực nghiệm đối nghịch: được tiến hành trên 2 đối tượng giống nhau với các
điều kiện trái ngược nhau, nhằm quan sát kết quả của các phương thức tác động
của các điều kiện thí nghiệm trên các thông số của đối tượng nghiên cứu.
+ Thực nghiệm so sánh: là thực nghiệm được tiến hành trên 2 đối tượng khác lOMoARcPSD| 37922327
nhau, trong đó có một trong hai được chọn làm đối chứng nhằm tìm
chỗ khác biệt giữa các phương pháp, giữa các hậu quả so với đối chứng. -
Tùy diễn trình thực nghiệm được phân loại thành: + Thực
nghiệm cấp diễn để xác định tác động hoặc ảnh hưởng của các tác nhân
lên đối tượng nghiên cứu trong một thời gian ngắn + Thực nghiệm
trường diễn để xác định sự tác dụng của các giải pháp tác động
hoặc ảnh hưởng của các tác nhân lên đối tượng nghiên cứu lâu dài, liên tục.
+ Ngoài ra còn thực nghiệm bản cấp diễn như một mức độ trung gian
giữa 2 pp thực nghiệm nói trên
Trong thực nghiệm người nghiên cứu phải tuân thủ các nguyên tắc sau: -
Đề ra những chuẩn đánh giá và phương thức đánh giá- Giữ ổn
định các yếu tố không bị người nghiên cứu không chế -
Mẫu được lựa chọn trong thực nghiệm phải mang tính phổ biến
để cho kết quả thực nghiệm được khách quan. -
Đưa ra 1 số giả thiết thực nghiệm để loại bớt những yếu tố tác động phức tạp.
VD: khi lập mô hình nghiên cứu quá trình tái sản suất mở rộng. Marx đã đặt giả
thiết là không có yếu tố ngoại thương. Khi nghiên cứu cơ học đá, các nhà cơ học
đã giả thiết là môi trường đồng nhất, khi làm thí nghiệm trên con vật người nghiên
cứu đặt giả thiết là con vật thực nghiệm và con vật đối chứng có
thể trạng hoàn toàn giống nhau.
3. Các loại thực nghiệm -
Có nhiều pp thực nghiệm, cả trong cả trong các nghiên cứu công nghệ và trong
nghiên cứu tự nhiên và xã hội. Từ các hướng tiếp cận thực nghiệm, các nhà nghiên
cứu thực nghiệm đã hình thành 1 lĩnh vực mới trong hệ thống khoa
học về pp: pp luận sáng tạo. lOMoARcPSD| 37922327 -
Xét trên quan điểm truyền thống của pp thực nghiệm trong khoa học, chúng ta
tạm phân chia ra làm 3 nhóm pp thực nghiệm: Thực
nghiệm “thử và sai”, thực nghiệm Hcuristic và thực nghiệm trên mô hình.
1. Thực nghiệm thử và sai
- Nội dung pp này giống như tên gọi: đó là ‘thử” nếu thấy
“sai” tiếp tục “thử”, lại sai thì lại thử cho đến khi đạt được kết quả cuối
cùng. VD: làm thí nghiệm hóa học có thể coi là 1 ví dụ điển hình về thử và sai:
+ Thử phản ứng thứ nhất không thành công trong việc tạo ra một
hợp chất như giả thuyết ban đầu
+ Thay đổi các chất các thành phần thấy không thành công lại thay đổi điều kiện
thí nghiệm như thay đổi nhiệt độ, áp suất, độ ẩm…. cho đến khi
khẳng định được thành công hoặc thất bại. 2. Thực nghiệm Heuristic (Ơristic)
- Phương pháp thử và sai thường tốn nhiều chi phí, thời gian và hiệu quả thấp. Vì
vậy, người ta tìm những pp hiệu quả hơn. Một trong số đó là pp Heuristic. Bản chất
Heuristic là 1 pp thực nghiệm theo chương trình, trong đó người ta tìm cách giảm
bớt các điều kiện ban đầu của thực nghiệm. Nội dung có thể tóm tắt như sau:
+ Chia thực nghiệm thành nhiều bước, mỗi bước chỉ đưa ra 1 điều kiện thực
nghiệm. Như vậy nhiệm vụ thực hiện ban đầu trở nên ít có điều kiện hơn.
+ Phát hiện thêm các điều kiện phụ cho mỗi bước thực nghiệm. Như
vậy, công việc thực nghiệm trở nên sáng tỏ hơn, giảm bớt mò mẫm.
VD: tập xe đạp, để có thể đi được xe đạp, người tập phải rèn luyện 3 kĩ
năng + B1 phải ngồi lên yên xe
+ B2 phải đạp được để cho xe chuyển động lOMoARcPSD| 37922327
+ B3 phải điều khiển được cho tay lái thật vững để xe
không đổ và di chuyển được trên đường
Cách luyện tập thông thường là cùng lúc thực hiện cả 3 kỹ năng này. Khi có 1
người trợ giúp cảm thấy người tập đã đi quen thì người giúp buông tay để cho
người tập tự điều khiển. Trong quá trình thực nghiệm người tập có thể phải ngã
nhiều lần. Đây là ví dụ điển hình của thực nghiệm thử và sai, trong đó
người tập xe phải thực hiện cùng lúc 3 điều kiện ban đầu.
Với phương pháp Heuristic thì đầu tiên phải phân tích được tính độc lập và tầm
quan trọng của từng điều kiện trong các điều kiện ban đầu. Trong 3 điều kiện trên
đây ta có thể thấy thứ tự quan trọng là (B1) cầm lái, (B2) đạp, (B3) ngồi lên yên
xe. Sau khi đã phân tích được như vậy, người tập sẽ thực hiện 3 bước thực nghiệm
riêng lẻ, mỗi bước chỉ cần rèn 1 kĩ năng nhưng phải phát hiện thêm những điều
kiện phụ để làm thuần thục kĩ năng này
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Khái niệm
Thực nghiện khoa học (Experiment) là phương pháp đặc biệt quan trọng, một
phương pháp chủ công trong nghiên cứu thực tiễn. Trong đó người nghiên cứu chủ
động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia,
để hướng dẫn sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình.
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng
và chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do người
nghiên cứu tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và đã được kiểm
tra. Thực nghiệm sư phạm được dùng khi đã có kết quả điều tra, quan sát các hiện
tượng giáo dục, cần khẳng định lại cho chắc chắn các kết luận đã được rút ra. Thực
nghiệm sư phạm cũng là phương pháp được dùng để kiểm nghiệm khi nhà khoa lOMoARcPSD| 37922327
học sư phạm, nhà nghiên cứu, đề ra một giải pháp về phương pháp giáo dục, một
phương pháp dạy học mới, một nội dung giáo dục hay dạy học mới, một cách tổ
chức dạy học mới, một phương tiện dạy học mới....
Thực nghiệm sư phạm là so sánh kết quả tác động của nhà khoa học lên một nhóm
lớp - gọi là nhóm thực nghiệm - với một nhóm lớp tương đương không được tác
động - gọi là nhóm đối chứng. Ðể có kết quả thuyết phục hơn, sau một đợt nghiên
cứu, nhà nghiên cứu có thể đổi vai trò của hai nhóm lớp cho nhau, nghĩa là, các
nhóm thực nghiệm trở thành các nhóm đối chứng và ngược lại.
Vì là thực nghiệm trên con người nên từ việc tổ chức đến cách thực hiện phương
pháp và lấy kết quả đều mang tính phức tạp của nó.
4.2. Đặc điểm của phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm khoa học được tiến hành xuất phát từ một giả thuyết (từ thực tế) hay
một phán đoán (bằng tư duy) về một hiện tượng giáo dục để khẳng định hoặc bác
bỏ chúng.. Thực nghiệm được tiến hành để kiểm tra, để chứng minh tính chân thực
của giả thuyết vừa nêu. Như vậy, thực nghiệm thành công sẽ góp phần tạo nên một
lý thuyết mới, qui luật mới hoặc một sự phát triển mới trong giáo dục
Kế hoạch thực nghiệm đòi hỏi phải miêu tả hệ thống các biến số quy định diễn biến
của hiện tượng giáo dục theo một chương trình. Đây là những biến số độc lập, có
thể điều khiển được và kiểm tra được. Biến số độc lập là những nhân tố thực
nghiệm, nhờ có chúng mà những sự kiện diễn ra khác trước. Sự diễn biến khác
trước do các biến số độc lập quy định gọi là biến số phụ thuộc, đó là hệ quả sau tác động thực nghiệm.
Theo mục đích kiểm tra giả thiết, các nghiệm thể được chia làm hai nhóm: nhóm
thực nghiệm và nhóm kiểm chứng (đối chứng). Nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng được lựa chọn ngẫu nhiên có số lượng, trình độ ngang nhau và được kiểm
tra chất lượng ban đầu để khẳng định điều đó. Nhóm thực nghiệm sẽ được tổ chức
thực nghiệm bằng tác động của những biến số độc lập hay gọi là nhân tố thực
nghiệm, để xem xét sự diễn biến của hiện tượng có theo đúng giả thuyết hay
không? Nhóm đối chứng là nhóm không thay đổi bất cứ một điều gì khác thường,
nó là cơ sở để so sánh kiểm chứng hiệu quả những thay đổi ở nhóm bên. Nhờ có nó
mà ta có cơ sở để khẳng định hay phủ định giả thuyết của thực nghiệm.
4.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
a. Các nội dung thực nghiệm sư phạm lOMoARcPSD| 37922327 •
Thực nghiệm các kết luận của quan sát sư phạm.Ví dụ: (Khi quan sát một
lớp học, nhà khoa học có nhận định rằng: học sinh lớp này có nhiều vấn đề
chưa tốt như mất đoàn kết khó tổ chức sinh hoạt tập thể, không chăm học....
Tuy nhiên ông cũng nhận thấy đa số học sinh rất hiếu động, một số học sinh
có khả năng về một số môn thể thao. Nhà nghiên cứu nhận định: nếu tổ chức
cho các em chơi thể thao ngoài giờ (hoặc cả trong giờ giải lao), có chú ý vận
động những em giỏi từng môn thể thao làm người phụ trách thì có thể tập
hợp học sinh lớp này dễ hơn để giáo dục. (Ðó cũng là một giả thuyết). •
Thực nghiệm các giải pháp sư phạmCác ý đồ vận dụng phương pháp mới,
phương tiện dạy học mới, chương trinh mới, sách giáo khoa mới, các hình
thức tổ chức học tập mới...Ví dụ:Một thầy giáo sáng chế ra một dụng cụ thí
nghiệm mới, muốn khẳng định rằng dùng nó thì có thể nâng cao chất lượng
học các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng dụng cụ ấy. •
Nhà phương pháp muốn thực nghiệm vận dụng một phương pháp dạy học mới. •
Nhà nghiên cứu muốn khẳng định một nội dung dạy học mới. b. Qui trình thực nghiệm (1)
Một thực nghiệm sư phạm các nhà khoa học phát hiện racác mâu thuẫn giáo
dục nhưng chưa có biện pháp khắc phục. Từ mâu thuẩn này, đề xuất các giả thuyết
khoa học và các biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục. (2)
Trên cơ sở giả thuyết, phân tích các biến số độc lập và chọn các nhóm thực
nghiệm và đối chứng tương đương nhau về mọi phương diện. (3)
Tiến hành thực nghiệm trong điều kiện hoàn toàn giống nhau cho cả hai
nhóm và quan sát thật tỉ mỉ diễn biến và kết quả của hai nhóm một cách thật sự
khách quan theo từng giai đoạn. (4)
Xử lí tài liệu thực nghiệm là giai đoạn phân tích các kết quả khảo sát, theo
dõi sự diễn biến của nhóm thực nghiệm, các tài liệu được phân tích, sắp xếp, phân
loại và xử lí theo các công thức toán học, đánh giá trên cơ sở so sánh với kết quả của nhóm đối chứng.
Nhờ sự thuần nhất trong tiến hành thực nghiệm, sử dụng một cách thích hợp các
phương pháp phân tích, thống kê kết quả thực nghiệm, ta có thể khẳng định mối
liên hệ của các biến số trong nghiên cứu không phải là ngẫu nhiên mà là mối liên
hệ nhân quả, xét theo tính chất của nó. lOMoARcPSD| 37922327
Kết quả xử lí tài liệu cho chúng ta những cơ sở để khẳng định giả thuyết, rút ra
những bài học cần thiết và đề xuất những ứng dụng vào thực tế. Để đảm bảo tính
phổ biến của kết quả thực nghiệm, điều cần chú ý là phải chọn đối tượng tiêu biểu
để nghiên cứu, cần tiến hành ở nhiều địa bàn, trên các đối tượng khác nhau, và cần
thiết hơn nữa là tiến hành thực nghiệm lặp lại nhiều lần trên cùng một đối tượng ở các thời điểm.
Kết quả thực nghiệm sư phạm là khách quan nhất so với các kết quả nghiên cứu
bằng các phương pháp khác nhau.
Câu 2 (4 điểm). Trình bày cấu trúc của bài báo khoa học, lấy một bài báo thuộc ngành
học (hoặc chuyên ngành) của bản thân làm ví dụ minh hoạ và chỉ ra cấu trúc bài báo khoa
học đó (bài báo phải được tính 0,5 điểm trở lên và có tên trong Danh mục tạp chí khoa học
được tính điểm năm 2022 theo Quyết định của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước).
Cấu trúc của một bài báo khoa học thông thường bao gồm:
1. Tiêu đề bài báo (Title): Chỉ tên bài báo, số lượng từ trong tiêu đề bài báo tùy
theo quy định từng tạp chí, thông thường từ 10-18 từ phản ánh nội dung đề cập
trong bài báo. Dưới tiêu đề bài báo thường là tên tác giả, tập thể tác giả, email,
cơ quan công tác, ngày nhận bài báo và ngày chấp nhận đăng bài báo.
2. Tóm tắt (Abstract): Số lượng từ phần này tùy theo quy định của từng tạp chí,
thông thường là 100-250 từ. Tóm tắt bài báo thường phải thể hiện vấn đề/mục
tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thời gian, số liệu dùng cho nghiên
cứu, kết quả tác giả mới tìm ra, và kết luận. Tất cả được trình bày hết sức ngắn
gọn, cô đọng. Dưới tóm tắt là từ khóa (Key words) gồm 3 – 5 từ quan trọng có
tần suất lặp lại nhiều.
3. Giới thiệu (Introduction): phần dẫn nhập này thường nói về cơ sở, lý do, tầm
quan trọng của vấn đề tác giả muốn nghiên cứu và cấu trúc của bài báo. Quan
trọng nhất là tác giả phải nêu rõ câu hỏi nghiên cứu của mình (research question).
4. Lược sử về nghiên cứu trước đây (Literature review): Một số bài báo khoa học
gộp mục này với mục giới thiệu (introduction) bên trên, tùy vào ý đồ tác giả,
cũng có nhiều trường hợp tách riêng. Phần này tác giả phải nêu những nghiên
cứu quan trọng trước đây trên thế giới đã làm liên quan đến vấn đề mình nghiên lOMoARcPSD| 37922327
cứu. Tác giả phải chỉ ra các nghiên cứu trước đã đi tới đâu, đạt kết quả gì?
Những gì còn thiếu, chưa hoàn chỉnh, hoặc bị sai lệch? kể cả về mặt lý thuyết
(theoretically) và thực nghiệm (empirically), từ đó tìm cách bổ sung, hoàn
chỉnh, điều chỉnh thể hiện sự đóng góp mới của tác giả cho sự phát triển khoa học.
Nếu nghiên cứu của tác giả đề cập đến một vấn đề lý thuyết hoặc thực nghiệm hoàn
toàn mới chưa ai nghiên cứu thì phần này chỉ cần nói đến vấn đề riêng tác giả cũng
có thể gộp vào phần giới thiệu. Trong thực tế, có rất ít các nghiên cứu như vậy, phần
lớn được phát triển từ các nghiên cứu trước đó.
5. Phương pháp và số liệu dùng cho nghiên cứu (Methodologies and Data): Phần
này đề cập nghiên cứu sử dụng phương pháp gì. Chẳng hạn như phân tích định
tính (qualitative analysis), phân tích định lượng (quantitative analysis), mô tả
(descriptive), thực nghiệm (empirical study)… tùy từng công trình, mục tiêu,
lĩnh vực nghiên cứu để chọn cho phù hợp và số liệu/dữ liệu nào. Đây là công
cụ giúp tác giả trả lời câu hỏi nghiên cứu của bản thân đưa ra.
5. Kết quả và thảo luận (Results and Discussion): Phần này tác giả chỉ ra, giải thích
và thảo luận về các kết quả mình mới tìm thấy mà nghiên cứu trước chưa tìm ra
hoặc phản bác lại kết quả của các nghiên cứu trước, hoặc bổ sung thêm để hoàn
thiện về lý thuyết hoặc thực nghiệm cho các nghiên cứu trước đây đã đề cập ở
mục lược sử (Literature review). Nói cách khác, đây chính là câu trả lời cho câu
hỏi nghiên cứu ở mục Giới thiệu – Introduction.
5. Kết luận (Conclusion): Phần kết luận tổng lược kết quả nghiên cứu, nêu bật ý
nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu, ứng dụng của chúng vào thực tế cuộc
sống, hoặc giúp cho việc hoạch định chính sách ra sao (đóng góp (contribution)
của nghiên cứu), ưu nhược điểm của nghiên cứu như thế nào, và những định
hướng cho các nghiên cứu liên quan trong tương lai.
5. Tài liệu tham khảo (References): Mục này gồm các tài liệu có trích dẫn hoặc là
cơ sở quan trọng cho việc phân tích logic của nghiên cứu đề cập trong bài báo.
Xin lưu ý, phần này cần trình bày theo tiêu chuẩn các tạp chí đưa ra.
5. Lời cám ơn (Acknowledgements) nếu có: Là lời cám ơn tới các cơ quan, tổ chức
tài trợ, các cá nhân có đóng góp, giúp đỡ cho việc viết và hoàn thiện bài báo. lOMoARcPSD| 37922327 lOMoARcPSD| 37922327 lOMoARcPSD| 37922327 lOMoARcPSD| 37922327
Câu 3 (3 điểm). Sưu tầm các tài liệu viết về vấn đề đạo văn, trích dẫn trực tiếp một
số câu hoặc đoạn làm ví dụ, lập danh mục tài liệu tham khảo từ các tài liệu đó theo kiểu
trích dẫn IEEE, sau đó chuyển sang kiểu trích dẫn APA và kiểu SIST02 lOMoARcPSD| 37922327 TRƯỞNG BỘ MÔN DUYỆT
(Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Kim Chi
Hà Nội, ngày tháng năm 2022 GIẢNG VIÊN RA ĐỀ
(Ký và ghi rõ họ tên) Đinh Thị Hương