-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi thử giữa kỳ học phần Sinh lý thực vật năm 2024 - 2025 | Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu đề thi thử giữa kỳ học phần Sinh lý thực vật năm 2024 - 2025 được sưu tầm và biên soạn dưới dạng PDF gồm 06 trang. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Sinh lý thực vật 3 tài liệu
Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 779 tài liệu
Đề thi thử giữa kỳ học phần Sinh lý thực vật năm 2024 - 2025 | Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu đề thi thử giữa kỳ học phần Sinh lý thực vật năm 2024 - 2025 được sưu tầm và biên soạn dưới dạng PDF gồm 06 trang. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Sinh lý thực vật 3 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 779 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
ĐỂ THI THỬ GIỮA KÌ SINH LÝ THỰC VẬT
Phần dinh dưỡng - Đề 1 Lớp 12SHH2
Họ và Tên: ……………………………..……………. MSSV: ……………….… A – TRẮC NGHIỆM
1. Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào? A. Khi cây ở ngoài sáng. B. Khi cây ở trong tối.
C. Khi lượng axit abxixic (ABA) giảm đi.
D. Khi cây ở ngoài sáng và thiếu nước.
2. Giả sử phải cần 112kcal/mol để cố định 1 mol carbonic thành đường. Biết 8 photon
ánh sáng đỏ (680nm) cần để cố định 1 phân tử carbonic. Và 1 mol NADPH=217 kJ ; 1
mol ATP=29 kJ mà để tạo 1 hexoz cần 12 NADPH và 18 ATP. Hãy tính hiệu suất sử
dụng ánh sáng mặt trời trong pha tối A. 40% B. 50% C. 90% D. Tất cả điều sai
3. Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:
A. Khử APG thành ALPG cố định CO2 tái sinh RiDP B. Cố định CO 2
tái sinh RiDP khử APG thành ALPG.
C. Khử APG thành ALPG tái sinh RiDP cố định CO2.
D. Cố định CO2 khử APG thành ALPG tái sinh RiDP cố định CO2.
4. Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất?
A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng
lượng trong các liên kết hoá học trong ATP.
B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng
lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.
C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng
lượng trong các liên kết hoá học trong NADPH.
D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong
các liên kết hoá học trong ATP.
5. Sản phẩm của pha sáng có sự tham gia của PSI và PSII gồm có: A. ATP, NADPH và O2 B. ATP, NADPH và CO2 C. ATP, NADP+ và O2 D. ATP, NADPH.
6. Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?
A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới.
B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. Sống ở vùng nhiệt đới. D. Sống ở vùng sa mạc.
7. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?
A. Tích luỹ năng lượng. C. Tạo chất hữu cơ.
B. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
D. Điều hoà nhiệt độ của không khí.
8. Nhóm thực vật C4 được phân bố như thế nào?
A. Sống ở vùng nhiệt đới.
B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. D. Sống ở vùng sa mạc.
9. Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là: Năng lượng ánh sáng
A. 6CO2 + 12 H2O C6H12O6 + 6 O2 + 6H2O Hệ sắc tố
B. 6CO2 + 12 H2O C6H12O6 + 6 O2 + 6H2O Hệ sắc tố
C. 6CO2 + 12 H2O ATP C6H12O6 + 6 O2 + 6H2O Hệ sắc tố
D. 6CO2 + 12 H2O C6H12O6 + 6 O2 + 6H2O Hệ sắc tố
10. Khẳng định nào sau đây là sai:
A. AIA được sinh tổng hợp từ Trytophan.
B. Cytokinin được sinh tổng hợp từ Porphyin.
C. GA được sinh tổng hợp từ Acetyl CoA.
D. Acid abcisic được sinh tổng hợp từ Acetyl CoA.
11. Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy. B. Quá trình khử CO2
C. Quá trình quang phân li nước.
D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục
12. Khẳng định nào sau đây không đúng:
A. Rễ nhánh có nguồn gốc nội sinh còn cành phụ có nguồn gốc ngoại sinh.
B. Sự phân hóa rễ và nhánh đều bắt đầu bằng sự khử phân hóa.
C. Ở lá đơn tử diệp sinh mô nằm ở rìa lá.
D. Ở lá song tử diệp sinh mô nằm ở ngọn lá.
13. Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? A. Ở màng ngoài. B. Ở màng trong. C. Ở chất nền. D. Ở tilacôit.
14. Acid Oxalic ( C2H2O4) có hệ số hô hấp là: A. 0,96 B.1,6 C.4 D.1,33
15. Trong các nhận định sau, nhận đinh nào sau đây là đúng:
A. Biểu hiện thiếu Lưu huỳnh đầu tiền ở lá non, lá vàng nhẹ hoặc vàng úa.
B. Biểu hiện thiếu Magie đầu tiền ở lá non, úa vàng giữa các gân lá.
C. Biểu hiện thiếu Canxi đầu tiên ở lá già, lá bị quăn vặn có màu lục sẫm.
D. Hai trong ba câu trên đúng.
16. Những cây thuộc nhóm C3 là:
A. Rau dền, kê, các loại rau. B. Mía, ngô, cỏ lồng vực,cỏ gấu.
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
D. Lúa, khoai, sắn, đậu.
17. Trong chu trình Crep, mỗi phân tử axetyl-CoA được oxi hoá hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2? A. 4 phân tử B. 2 phân tử C. 3 phân tử D. 1 phân tử
18. Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:
A. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+, CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP,
NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
B. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH,
đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
C. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH,
đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
D. Pha khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng
thời giải phóng O2 vào khí quyển.
19. Dấu hiệu đói Nitơ xuất hiện đầu tiên ở phần nào của cây A. Thân. B. Lá non. C.Lá già. D.Rễ.
20. Các tilacôit không chứa: A. Hệ các sắc tố.
B. Các trung tâm phản ứng.
C. Các chất chuyền điện tử. D. Enzim cácbôxi hoá.
21. Thực vật C4 khác với thực vật C3 ở điểm nào?
A. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng, điểm bù CO2 thấp.
B. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 thấp.
C. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 cao.
D. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO2 cao.
22. Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3?
A. Cường độ quang hợp cao hơn.
B. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn. C. Năng suất cao hơn.
D. Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường.
23. Chất được tách ra khỏi chu trình canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là: A. APG B. RiDP C. ALPG D. AM
24. Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào?
A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao, nồng độ CO2 thấp.
B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp.
C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O bình thườ 2 ng, nồng độ CO2 cao.
D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 O2 bình thường.
25. Chu trình calvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực vật nào?
A. Chỉ ở nhóm thực vật CAM.
B. Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
C. Ở nhóm thực vật C4 và CAM.
D. Chỉ ở nhóm thực vật C3.
26. Điểm bù ánh sáng là:
A. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
B. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
C. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.
D. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.
27. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của cây CAM là: A. APG B. ALPG C. AM D. AOA
28. Loài Lupinus albus sẽ phát triển ra rễ bên không bình thường khi sinh trưởng thiếu
một loại khoáng, các rễ bên này túm tụm lại thay vì phát triển thành rễ cọc dài. Theo
nghiên cứu mới đây, hàm lượng thấp của chất khoáng này gây ảnh hưởng đến sự điều tiết
các gen cảm ứng nên hình thành loại rễ như vậy. Hãy cho biết loại khoáng chất đó là : A. Lưu Huỳnh. B. Molipden. C.Mangan. D.Phospho.
29. Sự trao đổi nước ở thực vật C4 khác với thực vật C3 như thế nào?
A. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước nhiều hơn.
B. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước cao hơn.
C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn.
D. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước ít hơn.
30. Chu trình C3 diễn ra thuận lợi trong những điều kiện nào?
A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao.
B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường.
C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao.
D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp.
31. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì:
A. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
B. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
C. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
D. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.
32. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình canvin là: A. RiDP B. ALPG C. AM D. APG
33. Các tia sáng tím kích thích:
A. Sự tổng hợp cacbohiđrat. C. Sự tổng hợp lipit. B. Sự tổng hợp ADN.
D. Sự tổng hợp prôtêin.
34. Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:
A. Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây cản cho các cây con xuyên qua mặt đất.
B. Các ion khoáng là độc hại đối với cây.
C. Thế năng nước của đất là quá thấp.
D. Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.
35. Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu?
A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn
ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.
B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn
ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch, còn giai đoạn tái
cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, còn giai đoạn tái
cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.
36. Điểm bão hoà ánh sáng là:
A. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.
B. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực tiểu.
C. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
D. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt trên mức trung bình.
37. Ý nào không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 khi cố định CO2?
A. Đều diễn ra vào ban ngày.
B. Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình).
C. Sản phẩm quang hợp đầu tiên. D. Chất nhận CO2
38. Chu trình cố định CO2 Ở thực vật CAM diễn ra như thế nào?
A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin
đều diễn ra vào ban ngày.
B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin
đều diễn ra vào ban đêm.
C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban đêm còn giai đoạn tái cố định CO2 theo
chu trình canvin đều diễn ra vào ban ngày
D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban ngày còn giai đoạn tái cố định CO2
theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban đêm.
39. Sự hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM có tác dụng chủ yếu là:
A. Tăng cường khái niệm quang hợp.
B. Hạn chế sự mất nước.
C. Tăng cường sự hấp thụ nước của rễ.
D. Tăng cường CO2 vào lá.
40. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sau đây là sai:
A. Giai đoạn đầu chu trình Calvin, CO2 bị khử hình thành sản phẩm đầu tiên của quang
hợp là Acid Photphoglixeric.
B. Ở thực vật C4, quá trình Cacbonxyl hóa sơ cấp diễn ra ở tế bào mô giậu.
C. RiDP ở điều kiện nồng độ O2 và CO2 cao chuyển hóa thành Gly và glycolic.
D. Hai trong ba câu trên sai.
41. Trong quá trình quang hợp, cây lấy nước chủ yếu từ:
A. Nước thoát ra ngoài theo lỗ khí được hấp thụ lại.
B. Nước được rễ cây hút từ đất đưa lên lá qua mạch gỗ của thân và gân lá.
C. Nước được tưới lên lá thẩm thấu qua lớp tế bào biểu bì vào lá.
D. Hơi nước trong không khí được hấp thụ vào lá qua lỗ khí.
42. Điểm bão hoà CO2 là thời điểm:
A. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.
B. Nồng độ CO2 đạt tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
C. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
D. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
43. Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng?
A. Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất của cây trồng.
B. Quang hợp quyết định 80 – 85% năng suất của cây trồng.
C. Quang hợp quyết định 60 – 65% năng suất của cây trồng.
D. Quang hợp quyết định 70 – 75% năng suất của cây trồng.
44. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình: A. Tổng hợp ADN. B. Tổng hợp lipit. C. Tổng hợp cacbôhđrat. D. Tổng hợp prôtêin.
45. Nồng độ CO2 trong không khí là bao nhiêu để thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp? A. 0,01%. B. 0,02%. C. 0,04% D. 0,03%.
46. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp như thế nào?
A. Cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
B. Cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
C. Cường cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
D. Cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
47. Dưới ánh sáng khi có sự chuyển e thì pH của stroma: A. Tăng B.Giảm C. pH=7 D. Không đổi
48. Trong sự quang phosphoryl hóa, H+ qua ATP synthaz theo hướng:
A. Từ stoma vào khoảng trong thylakoit
B. Từ khoảng trong thylakoit vào stoma
C. Từ khoảng giữa 2 màng vào stoma
D. Từ stoma vào khoảng khoảng giữa các màng diệp lạp 49. Tìm câu sai:
A. Sacaroz là dạng đường chủ yếu được chuyển giữa các tế bào thực vật
B. Năng lượng cần thiết để vận hành chuỗi vận chuyển e quang hợp có nguồn gốc từ sự oxi hóa glucoz
C. Hệ thống quang hợp thu ánh sáng, chuỗi vận chuyển e và ATP synthaz nằm trong màng thylakoit
D. Sự cố định carbondioxid được xúc tác bởi Rubisco enzyme được xem như loại
protein phong phú nhất của trái đất
50. Trong các nhóm sắc tố sau đây, sắc tố nào đặc biệt quan trọng đối với tảo: A. Antoxyan. B. Carotenoic C. Cloropyl. D. Phicopilyl. B – TỰ LUẬN
Câu 1 (4 điểm) : Hệ thống enzyme hoạt động như thế nào trong “pha tối” của quá trình
quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM ?
Câu 2 (3 điểm) : Cơ chế và vai trò của chu trình TCA ?
Câu 3 (2 điểm) : Qúa trình lên men ở thực vật diễn ra như thế nào và có vai trò gì ?
Câu 4 (1 điểm) : Tại sao trong dịch đất khi có sự có mặt của Ca2+ và Mg2+ thực vật lại khó hấp thụ ?