-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2023 (đề số 1)
Trọn bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN - đề số 1. Đề thi được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 2 trang với 2 phần: đọc hiểu và làm văn giúp bạn tham khảo, ôn tập vfa đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Đề thi THPTQG môn Ngữ Văn năm 2023 45 tài liệu
Ngữ Văn 143 tài liệu
Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2023 (đề số 1)
Trọn bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN - đề số 1. Đề thi được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 2 trang với 2 phần: đọc hiểu và làm văn giúp bạn tham khảo, ôn tập vfa đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi THPTQG môn Ngữ Văn năm 2023 45 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 143 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ THI THỬ THPTGQ 2023 (đề số 1)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
“Em đã quên những bài ca bất tử
Cha ông ta đã bao lần chiến quân Nguyên
Em đã quên máu trào Điện Biên Phủ
Để Việt Nam trên thế giới có tên
Em đã quên triệu người trong lòng đất
Để hôm nay Tổ Quốc ngẩng cao đầu
Em đã quên bao linh hồn bất tử
Đang vật vờ đâu đó giữa biển sâu
Sao không hỏi mình làm gì đi nhỉ
Mà lại trao câu hỏi ấy cho người
Dân tộc này không bao giờ chết được
Nếu diệt vong chỉ có lũ sâu thôi
Những đứa con dù sống hay đã chết
Vẫn ngàn năm quấn quít trái tim này...”
(Trích “Đất nước mình kỳ diệu phải không em” - cố chủ tịch nước Trần Đại Quang)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của trích đoạn.
Câu 2 (0.5 điểm): Anh/chị hiểu hình ảnh “triệu người trong lòng đất” như thế nào?
Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ trong trích đoạn trên.
Câu 4 (1.0 điểm): Nêu thông điệp ý nghĩa nhất với anh/chị sau khi đọc trích đoạn thơ trên.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích trên, anh chị hãy viết đoạn văn nghị luận
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước. Câu 2 (5.0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô
Hoài. Từ đó, nhận xét quan niệm của ông: “…Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực
đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói
khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.” ( Tác phẩm văn học 1930-
1945, tập 2, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1990, trang 71)