-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2023 (đề số 2)
Trọn bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN - đề số 2. Đề thi được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 2 trang với 2 phần: đọc hiểu và làm văn giúp bạn tham khảo, ôn tập vfa đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Đề thi THPTQG môn Ngữ Văn năm 2023 45 tài liệu
Ngữ Văn 143 tài liệu
Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2023 (đề số 2)
Trọn bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN - đề số 2. Đề thi được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 2 trang với 2 phần: đọc hiểu và làm văn giúp bạn tham khảo, ôn tập vfa đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi THPTQG môn Ngữ Văn năm 2023 45 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 143 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ THI THỬ THPTGQ 2023 (đề số 2)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Con người không có ý thức về cái Tôi thì sẽ không có sự phát triển nhân cách, vì
sẽ không biết “mình là ai”, sẽ không thể sống như “chính mình”. Chỉ có việc “quá quan
trọng hóa cái Tôi” mới là xấu!
Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều biểu hiện của việc quá quan trọng hóa cái Tôi:
Chính vì quan trọng hóa cái Tôi nên trong mọi vấn đề chúng ta chỉ thấy là mình
đúng, tự cho mình là chân lý, còn những suy nghĩ, ý kiến của người khác thì ta mặc kệ, chẳng thèm nghe.
Chính vì quan trọng hóa cái Tôi nên chúng ta thường nghĩ mọi đau khổ, phức tạp
đều có nguyên do từ người khác, chứ không phải tại mình.
Chính vì quan trọng hóa cái Tôi, chúng ta thường chỉ nhìn thấy những lỗi lầm, xấu
xa của người khác, chứ ta không nhận biết bản thân mình thực sự ra sao?
Chính vì quan trọng hóa cái Tôi, chúng ta chỉ muốn thay đổi người khác theo ý
mình, chứ ít khi ta nghĩ rằng bản thân mình phải thay đổi trước…
(…) Một thái độ quá đề cao cái Tôi của bản thân nhất định là một thái độ sai lầm.
Nó có thể làm cho chúng ta ảo tưởng về bản thân, luôn tự cho mình là đúng, là hay, là
giỏi giang – trong khi thực chất mình không hề có. Nó khiến chúng ta khó suy nghĩ sáng
suốt và khó có được những hành động đúng đắn trong cuộc sống.
Để có được sự giản dị trong cõi lòng, trước hết, mỗi chúng ta phải biết quên cái
“Tôi” của mình đi. Một khi đã quyết tâm quên cái “Tôi” của mình đi, điều này sẽ thực sự
làm thay đổi thế giới của chúng ta, khiến cho nó trở thành tốt đẹp hơn.
(Lại Thế Luyện – Chìa khóa sống giản dị, NXB Thời đại, 2014, chương 1)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra những tác hại của thái độ quá đề cao cái Tôi được nêu trong đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm): Anh chị hiểu thế nào là “quá quan trọng hóa cái Tôi”?
Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra và phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong trích đoạn trên.
Câu 4 (1.0 điểm): Anh/chị có đồng tình với thông điệp của tác giả: “quên cái “Tôi” của
mình đi, điều này sẽ thực sự làm thay đổi thế giới của chúng ta, khiến cho nó trở thành
tốt đẹp hơn” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm):
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200
chữ) về thái độ sống của bản thân để thành công trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm):
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, NXBGD 2013, trang 89)