-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2023 (đề số 4)
Trọn bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN - đề số 4. Đề thi được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 2 trang với 2 phần: đọc hiểu và làm văn giúp bạn tham khảo, ôn tập vfa đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Đề thi THPTQG môn Ngữ Văn năm 2023 45 tài liệu
Ngữ Văn 144 tài liệu
Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2023 (đề số 4)
Trọn bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN - đề số 4. Đề thi được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 2 trang với 2 phần: đọc hiểu và làm văn giúp bạn tham khảo, ôn tập vfa đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi THPTQG môn Ngữ Văn năm 2023 45 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 144 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2023 Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Phần I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:
NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ GÁNH NƯỚC SÔNG
Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen tõe ra như móng chân gà mái
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu tròn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng
Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
Những người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con Cá Thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết nổi
Những người đàn ông giận giữ, và buồn bã và bỏ đi
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi lăm và nửa đời tôi thấy
Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng
Chạy theo mẹ và lớn lên
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Và Cá Thiêng lại quay mặt khóc
Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi.
(Nguyễn Quang Thiều)
Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2: Trong bài thơ, những người đàn bà gánh nước sông được tác giả miêu tả qua những hình ảnh nào?
Câu 3: Theo anh/chị, việc lặp lại câu thơ “Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và
nửa đời tôi thấy” có tác dụng gì?
Câu 4: Qua bài thơ trên, anh/chị có cảm nhận như thế nào về hình ảnh những người đàn bà gánh nước sông?
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về hình ảnh
người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới.
Câu 2: Cho trích đoạn sau:
“Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn
tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ
thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái
tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà
thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc
giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại:
Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương
bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để
tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn
có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi
vào việc làm cả đêm cả ngày.
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng
Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng
chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi
trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.”
(Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 6)
Phân tích đoạn trích trên; từ đó nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm “Vợ
chồng A Phủ” (Tô Hoài)