Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn 2023 (cấu trúc đề TP Hà Nội) - Đề 2
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn 2023 (cấu trúc đề TP Hà Nội) - Đề 2 được biên soạn dưới dạng file PDF cho các em học sinh tham khảo, ôn tập kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn năm 2023-2024
Môn: Môn Ngữ Văn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT - CẤU TRÚC TP HÀ NỘI NĂM 2023 Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I (7.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
[...] “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong
thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc
khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại
chiếc khăn và quay vội đi.
- Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh
niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như
người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh -
những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. - Chào anh.
Lần đầu, chính là anh thanh niên quay mặt đi. Anh ấn cái làn vào tay bác già và nói vội vã:
- Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn
không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác,
chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.
Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy
người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó
hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó
đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình
rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già
nhìn chiếc đồng hồ nói một mình:
- Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ,
đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?
Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.”
(SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005)
Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh
sáng tác của văn bản đó.
Câu 2 (1.0 điểm): Cách đặt tên cho các nhân vật của tác giả trong văn bản có đoạn văn
trên có gì đặc biệt? Vì sao tác giả lại đặt tên cho các nhân vật của mình như vậy?
Câu 3 (0.5 điểm): Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn in đậm.
Câu 4 (4.0 điểm): Em hãy viết đoạn văn (10 - 12 câu) theo cách lập luận tổng - phân hợp
cảm nhận về vẻ đẹp của các nhân vật được thể hiện qua đoạn trích trên.
Câu 5 (0,5 điểm): Kể tên một tác phẩm khác viết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc trong những năm chống Mỹ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ghi rõ tên tác giả.
Phần II (3.0 điểm)
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Bất luận bạn thích hay không, sống chung với AI (trí tuệ nhân tạo) là điều chắc
chắn. Để sống chung thoải mái và nhàn nhã với nó, con người phải không ngừng học,
nâng cấp bản thân. Nhiều năm trước, người ta từng nghĩ "máy móc sao bằng con người".
Nay thì người ta đã biết, máy tính đã thắng đại kiện tướng khi chơi cờ, và tranh do AI vẽ đã đoạt giải.
Con bot có thể không bằng con người trong nhiều khía cạnh, nhưng coi thường nó,
không liên tục học hỏi, bạn sẽ rơi vào nguy cơ bị thay thế. Có thể bạn không bị thay thế
bởi AI, mà bởi những người biết dùng AI để làm nhanh và làm tốt công việc hơn bạn.”
(Hồ Quốc Tuấn, Sống chung với AI, báo điện tử VnExpress ngày 11/2/2022)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của trích đoạn trên.
Câu 2 (0.5 điểm): Theo tác giả, để sống chung với AI, con người cần phải có hành động như thế nào?
Câu 3 (2.0 điểm): Từ đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn
(khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo
trong đời sống ngày nay.