Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Bến Tre năm 2024 - 2025
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bến Tre được tổ chức trong 2 ngày (05 và 06/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Bến Tre theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi sáng ngày 5/6. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn năm 2024-2025
Môn: Môn Ngữ Văn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bến Tre năm 2024 - 2025 Câu 1.
a. Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do
b. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ đã thể hiện một quy luật tình
cảm bền vững và thiêng liêng của tình mẫu tử: tình cảm yêu thương vô bờ
bến của người mẹ với đứa con thân yêu. Dù cho con có ở đâu, bên mẹ
hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn thì mẹ vẫn đồng hành
bên con, hết lòng thương yêu che chở. c.
* Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Tình mẹ con.
* Suy nghĩ về tình mẹ con. 1. Giải thích:
- Tình mẹ con là tình ruột thịt nồng nàn giữa người mẹ và đứa con của mình.
- Nó còn là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ dành cho con.
- Là sự yêu thương tôn kính của đứa con với người mẹ của mình.
2. Vai trò của tình mẹ con:
- Giúp đời sống tinh thần của ta đầy đủ, phong phú và ý nghĩa.
- Giúp ta tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống.
- Là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho ta sức mạnh trước mỗi khó khăn.
- Là niềm tin, là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát khao sống của cá nhân.
3. Để giữ gìn tình mẹ con:
- Biết tôn trọng và khắc ghi công ơn mẹ.
- Biết sống sao cho xứng đáng với tình mẹ.
- Cần biết đón nhận, cởi mở với mẹ của mình để tạo điều kiện cho sự thấu hiểu của hai người.
*Kết thúc vấn đề: Khẳng định vai trò tình mẹ con. Câu 2.
a) Người kể chuyện trong đoạn trích là nhân vật Phương Định.
Kể về một lần đi phá bom. b) 1. Giới thiệu chung
- Thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Tác giả
tham gia thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác vào đầu những năm 70.
- Lê Minh Khuê thành công ở thể loại truyện ngắn:
+ Trong chiến tranh, hầu hết sáng tác tập trung viết về cuộc sống, chiến
đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.
+ Sau 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những chuyển biến của
đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
- Sáng tác của Lê Minh Khuê cuốn hút người đọc nhờ lối viết giản dị, tự
nhiên, lối kể chuyện sinh động, khả năng phân tích tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế.
- Tác phẩm được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
- Đoạn trích nói về khung cảnh và công việc phá bom của Phương Định
cùng hai nữ đồng đội ở một cao điểm trên đường mòn Trường Sơn.
Khung cảnh đó đã được nhà văn tái hiện một cách chân thực và sinh động
qua đoạn trích trên. Nhân vật Phương Định trong đoạn trích đã để lại ấn
tượng sâu đậm trong lòng người đọc bởi lòng quả cảm, không sợ hi sinh. 2. Phân tích.
- Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong ra mặt trận,
nguyện dâng hiến cả tuổi thanh xuân cho đất nước.
- Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và
cái chết đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm
lí Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế
đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. - Lúc đến gần quả bom:
+ Mặc dù đã quen thuộc với công việc này, nhưng lần nào tới gần quả
bom cô cũng thấy hồi hộp, căng thẳng “thần kinh căng như chão”. Bởi
khung cảnh ẩn chứa sự nguy hiểm “im lặng đến phát sợ”, cây xơ xác, đất
nóng, khói đen vật vờ, không khí ngột ngạt báo hiệu điềm chẳng lành, sự
sống trở nên mong manh. Nhưng khi nghĩ đến ánh mắt của những chiến
sĩ đang dõi theo từng cử chỉ của mình Phương Định không thấy sợ nữa,
cô quyết định đi thẳng thay vì đi khom lưng.
=> Lòng dũng cảm của cô được kích thích bởi sự tự trọng khiến cô bình tĩnh và can đảm. - Lúc đặt mìn, phá bom:
+ Ở bên cạnh quả bom, kề sát với cái chết im lìm, bất ngờ cảm giác của
cô trở nên sắc nhọn để bình tĩnh, quyết đoán thực hiện các thao tác phá
bom “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom…thỉnh thoảng lưỡi xẻng
chạm vào quả bom. Một tiếng sắc nhọn đến gai người cứa vào da thịt tôi.
Tôi rùng mình”. Cái rùng mình ấy của Phương Định chính là thử thách
đối với mỗi con người.
+ Nhưng ngay sau đó cô đã nhận định “Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu
chẳng lành”. Suy nghĩ ấy đã cho ta thấy sự can đảm, bản lĩnh, dũng cảm
của Phương Định khi đối mặt với cái chết. Để sau đó cô chạy đua với thời
gian thực hiện chính xác từng thao tác phá bom.
- Lúc chờ bom nổ và cảnh bom nổ:
+ Toàn bộ tâm trí hướng vào quả bom, Phương Định hồi hộp đến mức tim đập không rõ.
+ Cảm giác căng thẳng, lo lắng khi nhìn kim đồng hồ chạy “một cách
bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung”, khi thấy “lửa đang chui vào cái dây mìn”.
+ Nhưng ngay cả cảm giấc ấy cũng trở nên quá quen thuộc bởi công việc
nguy hiểm đến khủng khiếp này như bóp nghẹt trái tim Phương Định
không chỉ một lần trong đời mà là hàng ngày “Quen rồi. Một ngày chúng
tôi phá bom đến 5 lần. Ngày nào ít, 3 lần”.
+ Lúc này Phương Định nghĩ về cái chết nhưng nó chỉ là một khái niệm
mờ nhạt. Bởi trong tâm trí cô chỉ băn khoăn một câu hỏi duy nhất: “Liệu
bom có nổ không? Nếu không thì làm thế nào để châm lần thứ hai”.
Phương Định hiện lên là một người có tinh thần trách nhiệm cao.
- Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn
được những phương thức trần thuật hợp lí khi nhà văn đặt điểm nhìn vào
nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Nhờ vậy, nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật – tâm lí Phương Định đạt đến độ tinh tế nhất.
Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng điệu,
ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính… 3. Tổng kết
Phương Định, một hình tượng đẹp, có ý nghĩa tiêu biểu về người thanh
niên Việt Nam trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cùng với những
hình tượng nghệ thuật khác như hình tượng anh thanh niên trong Lặng lẽ
SaPa, người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính… thì
nhân vật Phương Định đã góp phần phong phú hóa hình tượng cao đẹp
của con người Việt Nam trong chiến đấu.